Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

NGUYÊN NHÂN TẤT YẾU,KẾT CUỘC TẤT YẾU 14

(ĐC sưu tầm trên NET)


Cuộc đấu trí căng thẳng Lê Đức Thọ - Kissinger

(Kienthuc.net.vn) - Trên mặt trận ngoại giao, hai đấu thủ Lê Đức Thọ và Kissinger đại diện cho Việt Nam và Mỹ đã có những cuộc đấu trí ngoạn mục.
Cuộc đàm phán để ký Hiệp định Paris là cuộc đàm phán dài nhất lịch sử thế giới (từ 5/1968 đến 1/1973). Trong đó, từ tháng 2/1970 đến 1/1973, Lê Đức Thọ và Kissinger đã tiếp xúc với nhau nhiều lần và mỗi lần là tranh luận cả ngày trời. Trong khuôn khổ bài viết này, xin giới thiệu một vài cuộc đối thoại thể hiện cho cuộc đấu tranh trí tuệ của hai nhân vật trên bàn đàm phán. 

Màn “nắn gân” đầu tiên

Trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng (vốn là một phụ tá của Nguyễn Văn Thiệu) đã nhận xét về Kissinger: “Ngoài tài ba về chính trị, ông Kissinger lại có tài hùng biện, rất khéo chơi chữ để nói quanh co”. Ông Hưng cũng trích dẫn thêm nhiều ví dụ để đi đến kết luận rằng tài nói quanh co và kỹ thuật “không nói sự thật mà không phải là nói dối” là một điều đáng sợ ở con người Kissinger.

 Cố vấn Lê Đức Thọ đến Paris ngày 3/6/1968 để dự hội nghị Paris về Việt Nam. Ảnh chụp lại từ cuốn sách "Kể chuyện sự kiện lịch sử bằng ảnh tư liệu".

Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với Lê Đức Thọ, tài năng “lắt léo” của ông tiến sĩ Kissinger lại không có đất hữu dụng khi liên tục bị ông Thọ “bắt bài”.

Theo cuốn Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ và Kissinger tại Paris, vào hồi 10h ngày 21/2/1970, lần đầu tiên Kissinger gặp Lê Đức Thọ tại số nhà 11, phố Darthé, Choisy-le – roi. Kissinger phát biểu rất dài và kết thúc bằng lời xin lỗi về sự dài dòng nhưng lại chêm vào một câu giải thích ẩn ý khoe mẽ. Ông ta nói “Tôi xin lỗi đã nói dài nhưng là một giáo sư của trường Đại học Harvard thì bao giờ cũng nói trong 55 phút”.
Nhân dịp kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2013), Kiến Thức xin giới thiệu tới độc giả loạt bài "Lật lại hồ sơ chiến tranh Việt Nam" với những thông tin đầy đủ, sinh động và giàu giá trị tham khảo. Loạt bài sẽ được đăng tải liên tục từ 26/4 - 1/5/2013. Kính mời độc giả theo dõi, đón đọc. 

Để “nắn gân” đối phương, Kissinger nói: “Tình hình nước Mỹ có lợi hơn cho Nixon, tình hình miền Nam hiện nay khó khăn cho Việt Nam hơn năm ngoái, trên thế giới vấn đề Việt Nam không còn là vấn đề trung tâm mà mọi người nhất trí chú ý. Phía Việt Nam không còn sự ủng hộ như trước nữa, kể cả một số nước vẫn ủng hộ Việt Nam”. Hàm ý của Kissinger là các ông đang ở trong thế yếu, không thể đòi hỏi nhiều được.

Lê Đức Thọ lập tức trả đòn. Đầu tiên nhắc lại những lần Mỹ phán đoán sai tình hình dẫn đến thất bại. Đó là lần dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm để phá hoại Giơ-ne-vơ, lần dựng lên hệ thống ấp chiến lược hi vọng kìm kẹp được dân Việt Nam, đưa quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam năm 1965 tưởng có thể ngay lập tức đè bẹp được quân Việt Nam và mới nhất là từ sau Mậu Thân đến giờ Mỹ tưởng kế hoạch Việt Nam hóa đang thắng lợi nhưng thực ra nó đang thất bại. Tiếp đó, ông Thọ dẫn chứng: “Các ông định mở thêm một chiến trường ở Lào để phối hợp với chiến trường miền Nam, nhưng bây giờ Cánh đồng Chum đã bị mất về tay Pathet Lào”.

 Trung tâm hội nghị quốc tế ở Paris, tên cũ là Hotel Marjestic – địa điểm chính thức của Hội nghị Paris về Việt Nam. Ảnh chụp lại từ cuốn sách "Kể chuyện sự kiện lịch sử bằng ảnh tư liệu".

Và đột ngột, ông Thọ nói thẳng ra những tính toán của Mỹ: “Có phải các ông định dùng Việt Nam hóa chiến tranh để làm sức ép ở bàn Hội nghị không? Các ông định rút quân từng bước, rút quân chiến đấu đến mức nào đó mà nhân dân Mỹ có thể chịu đựng được về người và của. Sau đó các ông để lại một lực lượng hỗ trợ yểm trợ cho ngụy quân, ngụy quyền để kéo dài chiến tranh. Khi ngụy quân, ngụy quyền đã mạnh lên, các ông để lại một lực lượng cố vấn và tiếp tục trang bị thêm cho ngụy quân. Nhưng thử hỏi ngụy quân, ngụy quyền có đảm nhận được gánh nặng chiến tranh không và bao giờ thì đảm nhận được việc đó? Trước đây hơn 1 triệu quân Mỹ và quân ngụy mà các ông đã thất bại. Bây giờ các ông làm sao mà thắng nếu chỉ để cho quân đội bù nhìn một mình tiến hành chiến tranh và chỉ có sự yểm trợ của Mỹ không thôi làm sao các ông có thể thắng được?”. 

Sau này viết trong hồi ký Ở Nhà Trắng, Kissinger phải thừa nhận rằng câu hỏi “Làm sao ngụy quân có thể thắng nếu chỉ có sự yểm trợ của quân đội Mỹ không thôi?” của Lê Đức Thọ là một trong những câu hỏi khiến ông ta day dứt nhất trong thời gian đó. 

Cũng trong hồi ký Ở Nhà Trắng, Kissinger thẳng thắn thừa nhận đã thất bại ngay lần đầu tiên: “Hiệp đầu đàm phán với Lê Đức Thọ thất bại vì ngoại giao bao giờ cũng phản ánh một so sánh lực lượng nào đó và Lê Đức Thọ không lầm lắm đâu”.

Những đòn tâm lý của Lê Đức Thọ

Ngày 16/3/1970, Kissinger lại gặp Lê Đức Thọ. Lần này, đại diện Mỹ nêu 2 vấn đề là rút quân Mỹ và thời gian rút. Lộ trình rút quân Mỹ diễn ra trong 16 tháng nhưng Kissinger quả quyết: “Thực tế đòi hỏi phải có đi có lại chừng nào đó, và chính vì thế mà chúng ta có mặt ở đây để đàm phán”. Rõ ràng, Kissinger không hề đặt điều kiện quân Giải phóng phải rút đi cùng với Mỹ nhưng lại đưa ra yêu cầu đó như một sự đổi trác. Đó chính là một chỗ lắt léo trong sở trường sử dụng câu chữ của ông ta – Điều mà giới báo chí Mỹ rất e sợ ở Kissinger.

 Tiến sĩ Kissinger, đại diện Chính phủ Mỹ đang ký tắt Hiệp định Paris về Việt Nam. Ảnh chụp lại từ cuốn sách "Kể chuyện sự kiện lịch sử bằng ảnh tư liệu".

Nhưng Lê Đức Thọ rất tỉnh táo. Ông nói ngay vào mấu chốt vấn đề: “Theo ông trình bày thì việc rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ là một nguyên tắc pháp lý. Còn việc rút quân mà các ông cho là của miền Bắc như ông nói thì không phải là một nguyên tắc pháp lý mà là một vấn đề thực tế và kỹ thuật. Nhưng khi ông trình bày về vấn đề rút quân mà các ông gọi là của miền Bắc cũng phải hoàn thành trong cùng một thời gian, như vậy thì thực chất cũng là đòi hai bên cùng rút quân và rút hết toàn bộ. Thế mà ông nói chỉ là vấn đề kỹ thuật. Chính cách trình bày của ông mới là kỹ thuật. 

Trong nhiều cuộc tiếp xúc, Lê Đức Thọ thường khoét sâu sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ để tấn công tâm lý Kissinger. Đó là một đòn tâm lý lợi hại của ông Thọ. Cuộc gặp 2/5/1972 là một ví dụ. Ông Thọ nói: “Chính các ông đã dùng áp lực quân sự trong quá trình đàm phán để buộc chúng tôi phải chấp nhận điều kiện của các ông. Cho nên nhân dân miền Nam Việt Nam phải chống lại các cuộc tấn công đó. Đó là lẽ đương nhiên. Ngay thượng nghị sĩ Fulbright cũng phải thừa nhận sự thật đó".  Không kìm chế được, Kissinger bực bội ngắt lời: “Tôi không muốn bàn về tình hình nội bộ Hoa Kỳ”. Nhưng ông Thọ nói: “Tôi muốn nhắc câu đó để thấy sự thật như vậy. Ngay người Mỹ cũng nói chứ không phải chúng tôi”. Cố gắng để ông Thọ không nói điều đó nữa, Kissinger trả lời: “Việc bàn bạc công việc nước Hoa Kỳ là việc của chúng tôi”. Dường như không để ý, ông Thọ xoáy thêm: “Tôi nêu một dẫn chứng để nói rằng không phải chỉ chúng tôi mà cả người Mỹ cũng nói”, và nhắc lại: “Ngày 8 tháng 4, ông Fulbright đã nói: Việc các lực lượng vũ trang yêu nước tăng cường hoạt động quân sự này là một đòn giáng trả tự nhiên vào chính sách của Hoa Kỳ phá hoại Hiệp định Genève năm 1954”.
Bực bội và chán nản, Kissinger nói: “Tôi biết rồi, ngài không phải nói”. Lê Đức Thọ: “Tôi cũng chỉ nói qua cho ông biết thôi”. Kissinger: “Tôi đã nghe rồi”. Nhưng ông Thọ vẫn chưa thôi và ông dẫn chứng những tài liệu mật của Lầu Năm Góc lúc đó mới công bố để vạch rõ quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Đến nước này, Kissinger đành im lặng. Trong hồi ký sau này Kissinger cho biết những lần phải đối diện với Lê Đức Thọ về sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ là điều khiến ông ta đau lòng nhất. 

Sau những cuộc đấu trí, đấu sức căng thẳng trên bàm đàm phán và trên chiến trường, cuối cùng Hiệp định Paris cũng được ký kết vào ngày 27/1/1973. Người Mỹ rút được ra trong danh dự, giữ được chính quyền Sài Gòn để khỏi mang tiếng bỏ rơi đồng minh và mang được tù binh về. Họ cảm thấy trút được gánh nặng. Đổi lại, Việt Nam được việc Mỹ rút quân trong khi quân Giải phóng ở đâu vẫn ở nguyên đó không phải rút. Như vậy, so sánh tương quan lực lượng sẽ thay đổi có lợi cho Cách Mạng. Và sau khi quân Mỹ đã rút ra sẽ không thể trở lại được nữa. Những nhân tố đó tạo điều kiện thuận lợi để có cuộc thống nhất đất nước vào tháng 4/1975.
                                        

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng..."
Đoạn văn trích trong bài " Báo cáo chính trị" của chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam - tháng 2 năm 1951

 

Chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng"

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chính sách tố cộng và diệt cộng là chính sách của Quốc gia Việt Nam dưới quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm rồi tiếp tục triển khai dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1955 với mục đích truy tìm và tiêu diệt những người tham gia hoặc có liên quan đến Việt Minh (chính quyền Ngô Đình Diệm gọi là Việt Cộng) trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam.

Lịch sử

Chính phủ bắt đầu mở những cuộc tuần hành, in truyền đơnbích chương từ giữa năm 1955 để phản đối việc hiệp thương và tổng tuyển cử với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiếu theo Hiệp định Genève.
Sang thời Đệ nhất Cộng hòa, chính sách này được thực hiện thông qua Luật 10/59, một đạo luật "trị an", nhằm "trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, tính mạng và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt".. Chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản.
Trong công chúng chính phủ cho truyền những khẩu hiệu "diệt cán trừ cộng" hoặc "dĩ dân diệt cán" để khuyến khích người dân tố giác người cộng sản nằm vùng.
Luật 10/59, được Quốc hội Việt Nam Cộng hòa thảo luận và phê chuẩn và Tổng thống Ngô Đình Diệm ký ban hành vào ngày 6 tháng 5 năm 1959, tăng mức hình phạt cho những ai liên hệ đến chủ nghĩa cộng sản và mở những tòa án quân sự lưu động để xét xử bị cáo.
Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1960 thì có 48.250 người bị bắt giam vì tội danh "cộng sản".
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 03:33, ngày 23 tháng 1 năm 2014.

Luật 10-59

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Luật 10-59 là một đạo luật do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959, quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Máy chém từng được sử dụng làm công cụ hành quyết phạm nhân bị kết án theo luật này. Tuy nhiên dưới chế độ của ông Ngô Đình Diệm, duy nhất có một lần dùng máy chém để chém đầu ông Hoàng Lệ Kha, một nhân sỹ yêu nước ở Tây Ninh Về sau, thấy dã man, ông Ngô Đình Diệm yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình này nữa.

Hoàn cảnh

Năm 1958, cách mạng miền Nam trong thời điểm thoái trào, chế độ Việt Nam Cộng hoà được củng cố. Tuy chiếm ưu thế nhưng Việt Nam Cộng hoà đang gặp thách thức nghiêm trọng. Trên chiến trường, các nhóm vũ trang của lực lượng cộng sản không chỉ hoạt động để tự vệ hay diệt ác ôn (thủ tiêu các viên chức chính phủ) ở ấp, xã, mà nhiều nhóm có quy mô tiểu đội, trung đội, đại đội thuộc sự lãnh đạo của các Tỉnh uỷ hoặc Xứ uỷ Nam Bộ. Những nhóm này thực hiện những cuộc tấn công vào lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hoà tại nhiều nơi. Tuy lực lượng chưa lớn, chưa nhiều, nhưng đã là dấu hiệu báo trước con đường phát triển tất yếu: chiến tranh cách mạng. Điều này giải thích vì sao đầu năm 1959 trong khi lớn tiếng hô hào "Bắc tiến", chính quyền Việt Nam Cộng hoà lại tuyên bố đặt "miền Nam trong tình trạng chiến tranh" (tháng 3 năm 1959).

Nội dung

Tháng 4 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên "luật 10-59" về thành lập các "tòa án quân sự đặc biệt". Theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay.... Luật này áp dụng cho tất cả mọi người bị quy là phạm tội ác chiến tranh chống lại nhà nước Việt Nam Cộng Hòa.

Thi hành


Máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm. Hiện máy đang được trưng bày tại Bảo tàng TP. Cần Thơ, Việt Nam.
Việc hành quyết những người bị kết tội ban đầu được thực hiện bằng máy chém với mục đích răn đe, gây khiếp sợ cho lực lượng cộng sản. Cũng với mục đích này, chính quyền đặt máy chém giữa các chợ Trung Hòa, Tân An Hội (Củ Chi), kèm theo lời đe dọa: "Ai liên quan đến cộng sản sẽ mất đầu".
Chính quyền tổ chức những đội vũ trang có nhiệm vụ chống cộng đưa về các địa phương. Các đội này hoạt động rất tích cực và dùng nhiều biện pháp giết người bị lên án. Cho đến năm 1959, ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo trên đường đá.... Toàn bộ số cán bộ ở Củ Chi bị bắt, bị giết lên đến 75%.
                                         

Phản ứng của những người cộng sản

Những cán bộ cộng sản tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại các địa phương chống lại việc thực thi luật 10-59 như biểu tình phản đối việc hành quyết Từ Văn Sến, Trương Văn Ba tại Bình Dương.
Có những cuộc biểu tình, người biểu tình mang xác người bị hành quyết đến trụ sở tỉnh để phản đối. Chính quyền Sài Gòn buộc phải đối thoại với đoàn biểu tình sau đó chấp nhận xin lỗi, bồi thường và thuyên chuyển công tác những nhân viên chính phủ có liên quan.
Những cuộc đấu tranh chống lại Luật 10/59 được tổ chức khá chặt chẽ : phụ nữ tổ chức thành đội ra giáp mặt với địch; thiếu nhi, phụ lão ở nhà lo việc hậu cần và lo tang lễ cho gia đình người bị hại. Thanh niên không ra mặt để tránh bị bắt thi hành nghĩa vụ quân sự và lo đảm đương các công việc nặng khác. Ngoài đội đấu tranh trực diện, còn có đội dự bị sẵn sàng thay thế hoặc tiếp viện
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:13, ngày 2 tháng 3 năm 2014.

Chiến dịch Phụng Hoàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Chiến dịch/Kế hoạch/Chương trình Phụng Hoàng/Phượng Hoàng (tiếng Anh: Phoenix Program) (1968-1975) là chiến dịch tình báo, ám sát bí mật trong Chiến tranh Việt Nam được tiến hành bởi Tình báo Việt Nam Cộng hòa với sự phối hợp của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA). Chương trình này được hoạch định với mục đích phát hiện và "vô hiệu hóa" – bắt giam, chiêu hàng, giết, hoặc kiềm chế – các cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nằm vùng, những người tuyển dụng và đào tạo cơ sở cộng sản tại các xã ấp Miền Nam Việt Nam, cũng đồng thời là những người hỗ trợ các nỗ lực đấu tranh vũ trang. Đầu tiên, chương trình được chỉ đạo bởi Evan J. Parker, sau đó bởi Ted Shackley cùng các cấp phó Thomas Clines, Donald Gregg và Richard Secord.
Tuy ban đầu chương trình được CIA khởi xướng, nhưng sau đó nó được chuyển giao cho Quân đội MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa. Khi trở thành một phần của chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh", chiến dịch này được chuyển thành một chương trình của Quân lực Việt Nam Cộng hòa với sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ. Chiến dịch Phụng Hoàng được chính thức phê chuẩn ngày 1 tháng 7 năm 1968 bởi sắc lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, mặc dù trước đó nó đã tồn tại không chính thức.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã công bố chính thức về sự tồn tại của nó vào tháng 10 năm 1969, nhằm mục đích giành được sự chấp thuận và hợp tác rộng hơn của người dân Miền Nam, sau khi những hoạt động dưới quyền Gary Leroy và Karl Sherrick gây ra cái chết của 23 người chỉ trong tháng 3 năm 1969.
Chương trình gây ra cái chết của rất nhiều dân thường và đánh mất một phần sự ủng hộ của những người trước đó có thiện cảm với phe tham chiến chống những người cộng sản.
 

Bối cảnh


Tờ bướm tuyên truyền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa về chiến dịch
Tại miền Nam Việt Nam những năm trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, mạng lưới chính quyền cách mạng bí mật phát triển, có ảnh hưởng rộng rãi đối với quần chúng nhân dân. Mạng lưới này là cơ sở Việt Cộng (VCI – Viet Cong infrastructure, theo cách gọi của người Mỹ), hay mạng lưới cơ sở cách mạng chỉ đạo đấu tranh chính trị tại các làng xóm miền Nam Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở cách mạng cung cấp lương thực và vật dụng cho các lực lượng vũ trang địa phương hoặc các lực lượng từ các căn cứ gần biên giới; cung cấp thông tin tình báo, dẫn đường cho quân đội quân Giải phóng; động viên nhân lực cho du kích và bộ đội chủ lực vùng; huy động đóng góp của quần chúng, duy trì một dạng chính quyền thô sơ ở địa phương.
Hệ thống kể trên đã hoạt động ở miền Nam Việt Nam từ nhiều năm và thành thạo trong các phương pháp hoạt động bí mật. Chương trình Phụng Hoàng được chính phủ Việt Nam Cộng hòa phát triển nhằm đương đầu với hệ thống cơ sở cách mạng kể trên. Khác với các nỗ lực quân sự, Phụng Hoàng là hoạt động mang tính chiến dịch của Cảnh sát quốc gia và được chỉ đạo bởi các ủy ban Phượng Hoàng bao gồm đại diện phía dân sự và các tổ chức quân sự bao gồm cứu tế xã hội, các cơ quan tình báo và tuyên truyền. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực thi những điều luật riêng biệt áp dụng cho tội xúi giục chống đối và yêu cầu các công dân ủng hộ bằng cách cung cấp thông tin.
Chương trình Phụng hoàng bắt đầu hoạt động từ cuối năm 1966. Ngày 20 tháng 12, 1967 Hoa Kỳ mới chính thức hỗ trợ với phương thức, thu thập tin tức, và trắc nghiệm.

Mục đích và hoạt động

Số liệu viên chức địa phương VNCH bị ám sát
1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 Tổng cộng 8 năm
1.900 1.732 3.706 5.389 6.202 5.947 3.771 4.405 33.052
Ở những vùng chính quyền Việt Nam Cộng hòa không kiểm soát được chặt chẽ thì lực lượng chủ lực hoặc du kích quân Giải phóng hoạt động mạnh. Lực lượng cộng sản tiến hành ám sát, xử bắn các công chức địa phương, những người trung thành với chính phủ Việt Nam Cộng hòa, và những người có liên quan với Mỹ.
Riêng năm 1969, hơn 6.000 người bị giết, hơn 1.200 người bị ám sát, và 15.000 người bị thương. Trong số những người thiệt mạng có 90 viên chức xã và xã trưởng, 240 viên chức ấp và ấp trưởng, 229 người tản cư và 4.350 thường dân.
Với hệ thống Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nằm vùng là một đối thủ có kinh nghiệm và tổ chức chặt chẽ, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cần phải có các chuyên gia chiến tranh chính trị (political warfare) để đối phó. Trong hai năm 1967 và 1968, nỗ lực phối hợp tình báo (dựa chủ yếu vào các hoạt động của CIA) chống lại các cơ sở cách mạng được chủ trì bởi Tư lệnh quân đội viễn chinh Mỹ - tướng William Westmoreland. Đây là chương trình hợp tác quân sự và dân sự mang tên "Phối hợp và Khai thác tình báo" (Intelligence Coordination and Exploitation – ICEX) với nhiệm vụ là giúp đỡ và hỗ trợ chính phủ Miền Nam đương đầu với các mạng lưới cơ sở cộng sản này. Lúc đầu, chương trình này (ICEX) nhận được rất ít chú ý và ủng hộ của chính quyền Nam Việt Nam. Chỉ khoảng vài chục đối tượng của Mặt trận Dân tộc nằm vùng bị bắt giữ mỗi tháng bởi các hành động đột kích và bắt bớ chủ yếu do các đơn vị CIA.
Số liệu kết quả của Chiến dịch Phụng Hoàng
Năm Hồi chánh bị bắt bị giết Tổng cộng
1968 2.229 11.288 2.259 15.776
1969 4.832 8.515 6.187 11.019
1970 7.745 6.405 8.191 22.341
1971 5.621 5.012 7.057 17.690
1972 (tính đến tháng 7) 1.586 2.138 2.675 6.399
Tổng cộng 22.013 24.843 26.369 73.225
Đến khi hàng ngàn cơ sở cách mạng tự lộ mình để tham gia Cuộc tổng tấn công Mậu thân 1968, chương trình Phụng Hoàng bắt đầu thu được kết quả cao. Sự hỗ trợ và quan tâm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng lên cao, chương trình này được chính thức phê chuẩn và mở rộng. Từ đó, các thành phần cảnh sát, quân đội và các tổ chức chính quyền cộng tác để đóng góp thông tin và hành động chống lại hạ tầng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Thành phần tham gia là các viên chức hội đồng xã, trưởng xóm, cảnh sát địa phương và lực lượng dân vệ. Khi có tin từ địa phương chỉ điểm thì quân đội được báo cáo để đối phó. Riêng năm 1968 sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, hơn 13.000 cán bộ nằm vùng bị bắt hoặc giết qua chiến dịch Phụng hoàng.
Chương trình Phụng Hoàng là nỗ lực sử dụng các nguồn tin tình báo, tiêu diệt các cá nhân trong mạng lưới Việt Cộng nằm vùng. Một biện pháp của quân đội Mỹ nhằm vào mạng lưới Việt Cộng cơ sở là bố ráp và truy lùng. Theo biện pháp này, quân đội bao vây một làng nghi vấn có Mặt trận Dân tộc hoạt động, sau đó tra hỏi rồi dời dân chúng đi nơi khác. Một số chiến dịch của chương trình Phụng Hoàng cũng dùng các biện pháp quân sự ví dụ như phục kích quân Giải phóng ở khoảng trống giữa các thôn ấp.
Trên giấy tờ, những cán bộ Mặt trận Dân tộc bị bắt giữ, đối xử như tội phạm hình sự, bị xử án và tù đày (hoặc hành hình), hoặc bị thuyết phục để ly khai hàng ngũ những người cộng sản và quy hàng chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người bị giết trong các cuộc đọ súng, đột kích hoặc bị hành hình tức khắc.
Tới năm 1969, khi chương trình Phụng Hoàng mất đi tính bí mật và thu hút sự chú ý của báo chí, CIA dần rút khỏi chương trình này. Các tổ chức bí mật của Mỹ được thế chân bởi các cố vấn tình báo quân sự Mỹ (quá trình này phát triển cùng tiến trình "Việt Nam hóa chiến tranh") và chú trọng vào huấn luyện, tổ chức nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng hòa để duy trì áp lực với hệ thống cơ sở của Mặt trận Dân tộc. Các lực lượng chủ yếu được giao phó là Bảo an và Cảnh sát đặc biệt. Tháng 1 năm 1970, có khoảng 450 cố vấn quân sự Mỹ hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong khuôn khổ chương trình Phụng Hoàng. Sang năm 1972 thì Chiến dịch Phụng Hoàng được giao cho Cảnh sát Quốc gia điều hành. Cũng năm đó, cố vấn Mỹ rút khỏi vị trí trong Kế hoạch Phụng Hoàng. Một số rời sang các chương trình bình định nông thôn. Cho đến thời điểm quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1973, kết quả của chương trình Phụng Hoàng không đều khắp thậm chí khá khiêm tốn. Điều này là do hoàn cảnh nhiều hơn là do không còn thích hợp: hình thái chiến tranh đã thay đổi và mạng lưới cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không còn phổ biến nữa. Phần lớn cán bộ nằm vùng được đưa ra vùng giải phóng.
Theo phân tích khác thì Chiến dịch Phụng Hoàng là một phương cách hữu hiệu để diệt trừ ổ cán bộ nằm vùng, nên khi lực lượng cộng sản mở Chiến dịch Xuân - Hè 1972 và ba năm sau, năm 1975 thì nguồn nhân lực không còn là cư dân địa phương nữa mà Miền Bắc phải đưa người vào chiến trường miền Nam tham chiến vì đơn vị cộng sản nằm vùng trong Nam đã bị vô hiệu hóa.

Chỉ trích

Trong thời gian diễn ra chiến dịch Phượng Hoàng, CIA bị tố cáo là đã sử dụng các hình thức tra tấn một cách có hệ thống. Theo lời K. Barton Osborn, một sĩ quan tình báo quân đội tham gia chiến dịch thì đã có nhiều hình thức tra tấn dã man như đóng đinh vào tai người bị hỏi cung cho tới chết, trích điện vào chỗ kín của đàn ông và đàn bà... Trong suốt 18 tháng viên sĩ quan này tham gia chiến dịch, anh ta không thấy bất cứ người nào còn có thể sống sót sau quá trình hỏi cung. Để lấy lại thể diện, CIA cũng đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về những khai nhận của Osborn và bác bỏ một số chi tiết nhỏ trong lời nói của sĩ quan này nhưng về toàn cục sự tàn bạo của cả chương trình là không thể chối bỏ.
Không chỉ đích thân thực hiện, các viên chức CIA còn huấn luyện cho các đơn vị địa phương của Việt Nam Cộng hòa những hình thức khủng bố (bao gồm ám sát, tra tấn, tống tiền và các "kỹ thuật" khác) để đối phó với cán bộ nằm vùng, việc này giúp các viên chức Mỹ đẩy những phần việc họ không thể làm một cách hợp pháp cho các lực lượng nước ngoài.
Có ý kiến thậm chí còn cho rằng mục tiêu chính của các quan chức Sài Gòn trong chiến dịch Phượng Hoàng là tiền bởi CIA treo thưởng 11.000 USD cho mỗi cán bộ nằm vùng bị bắt sống, với những người bị giết chết số tiền này bị giảm một nửa. Tham gia chiến dịch ám sát này còn có những người từng là tội phạm hoặc những cựu Việt Cộng được CIA chiêu hàng và trả tiền, theo lời một người trong số này thì chỉ cần thu thập vài xác chết để lấy tiền là họ có thể sống thoải mái. Một số sĩ quan địa phương thậm chí còn bắt những người vô tội để hoàn thành "chỉ tiêu" (quota) của CIA hoặc nhận hối lộ của những người bị bắt để thả họ.

Đánh giá thành công và thất bại

Chương trình Phụng Hoàng gây hậu quả xấu đối với tình trạng dân cư và sự bất mãn trong dân chúng. Chương trình này nguy hiểm ở chỗ nó bị sử dụng để đàn áp những người bất đồng quan điểm với chính quyền bất kể họ là Việt Cộng hay không. Nó cũng góp phần đáng kể cho sự nhũng loạn của hệ thống hành chính. Nhiều quan chức địa phương đe dọa người dân địa phương hoặc tha bổng người bị bắt vì tiền. Thậm chí một số chuyên viên quân sự cho rằng chương trình Phụng Hoàng mang lại tác động tích cực cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng hơn là gây tác hại. Việc tù đày, tra tấn rất nhiều người mà phần nhiều là những người chỉ hoạt động ở tầng thấp (thậm chí có thể chỉ là dân thường bị oan) - khiến dân chúng nhiều khi quay sang hợp tác với Mặt trận Giải phóng nếu họ sống trong vùng do Mặt trận kiểm soát – chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở nên ngày càng bị một bộ phận lớn dân chúng xa lánh.
Có ý kiến còn cho rằng, chương trình này gây mất lòng dân chúng hơn bất kỳ hành động nào khác của quân đội viễn chinh Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Chương trình Phụng Hoàng thường được gọi bằng cái tên "chiến dịch ám sát", và bị chỉ trích là một ví dụ tiêu biểu của những hành động tàn bạo xâm phạm nhân quyền mà CIA và các tổ chức của nó đã tiến hành. Theo thống kê của Mỹ, trong năm 1969, 19.534 người bị coi là Việt Cộng đã bị "vô hiệu hóa" (từ sử dụng trong chương trình Phụng Hoàng): 6.187 người bị giết, 8.515 bị bắt, 4.832 người về theo chương trình chiêu hồi. Tới năm 1971, William Colby đưa ra con số người bị giết trong chương trình này là 20.857. Con số của chính quyền Sài Gòn còn cao hơn rất nhiều: 40.994. Cá biệt, một nhóm dưới sự chỉ đạo của Karl Sherrick và Gary Leroy giết tới 23 người trong một tháng. Các đơn vị của hai người này chịu trách nhiệm về 200 cái chết trong các đợt hành động của họ. Tuy nhiên, chỉ có dưới 10% số nạn nhân của chương trình Phượng Hoàng đã thực sự là mục tiêu của chương trình này. Phần còn lại bị gán là cơ sở của Mặt trận Dân tộc sau khi họ đã bị giết hại. Các nỗ lực của các tỉnh trưởng nhằm đạt chỉ tiêu giao phó cũng dẫn đến sự phóng đại con số thống kê bằng cách tính cả các vụ bắt giữ người không theo Mặt trận Dân tộc, bắt giữ nhiều lần một đối tượng, và đưa cả số người chết từ các hoạt động quân sự vào kết quả chương trình Phụng Hoàng.
Theo báo cáo của Hoa Kỳ, tổng kết thời gian 1968-1972, có 26.000 quân đối phương bị giết, 34.000 bị bắt, trong số đó 22.000 quy hàng.
Ngoài ra, cơ sở để định đoạt một đối tượng có phải là du kích nằm vùng hay không cũng rất thiếu cụ thể. Trong nhiều trường hợp, người này vu khống người kia là Việt Cộng để mượn tay quân đội Mỹ giết kẻ mình thù oán.
Dù còn nhiều tranh cãi, chương trình này cũng đạt được một số hiệu quả. Nguyễn Cơ Thạch, người sau này là Phó thủ tướng nước Việt Nam thống nhất, phát biểu sau chiến tranh rằng chương trình Phụng Hoàng đã làm suy yếu hệ thống cơ sở cách mạng, góp phần tiêu diệt và phá hoại đến 95% cơ sở cách mạng ở một số khu vực tại miền Nam Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng kết quả của chương trình Phụng Hoàng đã giúp an ninh nội bộ của Miền Nam ít nghiêm trọng – chế độ Việt Nam Cộng hòa sau này sụp đổ do sự tấn công của bộ đội chủ lực chứ không phải do nổi dậy giành chính quyền. Tuy nhiên điều này cần được xem xét kỹ lại vì thực tế quân Giải phóng thay đổi hình thái đấu tranh từ nổi dậy sang hoạt động quân sự thuần túy là quyết định rút ra từ kết quả của Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, cùng với cán cân lực lượng đang thay đổi rõ rệt. Khi chủ lực của quân Giải phóng ngày càng lớn mạnh, trang bị tốt hơn thì việc đánh du kích không còn là ưu tiên hàng đầu nữa.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 18:45, ngày 21 tháng 3 năm 2014.

Thêm hàng loạt tội ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bị phơi bày

Trong chiến dịch Speedy Express, hàng nghìn dân thường Việt Nam đã bị giết hại chỉ để các chỉ huy quân đội Mỹ báo cáo chiến tích và được thăng chức.


Nhà báo, sử gia về cuộc chiến tranh Việt Nam Nick Turse vừa công bố thêm nhiều chứng cứ mới về tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam trong cuốn sách có tiêu đề “Giết chết mọi thứ chuyển động: Sự thật về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam” (Kill Anything that Moves: The Real American War in Vietnam). Dưới đây là bài viết giới thiệu về cuốn sách được đăng tải trên tờ Washington Post của Mỹ.
Hơn bất kỳ cuộc xung đột nào khác của Mỹ, chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm qua đã được sử dụng như một lời cảnh báo về tham vọng thái quá và ảo tưởng của chủ nghĩa đế quốc, nhưng chi tiết của cuộc chiến tranh đã mờ dần theo thời gian. Vì vậy, nhà báo Nick Turse đã tung ra những chứng cứ mới tập trung vào các tội ác chiến tranh có thể đã xảy ra trong cuộc phiêu lưu sai trái của nước Mỹ.
Với cuốn sách có tiêu đề “Giết chết mọi thứ chuyển động: Sự thật về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam”, Turse đã lao vào vùng nước đen tối của nước Mỹ trong chiến tranh. Đó là một biến cố lịch sử đẫm máu, dù các ước tính về thương vong của người Việt Nam là rất khác nhau, nhưng con số này có thể vượt quá 2 triệu - một số lượng lớn đối với một đất nước chỉ có 19 triệu dân vào thời điểm đó.
Một chính sách hủy diệt làng mạc, ném bom rải thám, bắn giết vô tội vạ, "tái định cư" nông dân và các tầng lớp dân cư khác đã khiến hàng triệu hàng triệu người phải tha hương, kèm theo đó là tổn thương do chiến tranh. và hàng triệu người bị thương. Cuộc tắm máu vô ích này sẽ lặp lại nếu chúng ta không chịu hiểu ra, dù chỉ mơ hồ, bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Với phong cách khẩn thiết nhưng rất dễ đọc của mình, Turse đưa độc giả đi qua bối cảnh lịch sử của các chính sách thất bại, sự dối trá của chính quyền và nỗi đau khổ của người Việt Nam, những thảm trạng quen thuộc đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Đó chính là điều giá trị nhất mà Nick Turse nêu bật ra khi đề cập đến thất bại của Mỹ trong thời gian từ 1964-1975.
Nhưng Turse còn làm nhiều hơn thế: Ông đào sâu vào những tội ác lịch sử bị giấu kín của chính quyền Mỹ. Ông đã mang lại cho cuốn sách của mình một cả một kho thông tin mới đầy ấn tượng – với những các tư liệu mới được hé mở và những phỏng vấn các nhân chứng tại Mỹ và Việt Nam. Với kỹ năng tường thuật tuyệt vời, ông nhấn mạnh vào một câu hỏi rắc rối: Tại sao với tất cả các bằng chứng thu thập bởi quân đội vào thời điểm của cuộc chiến tranh, những hành động tàn bạo đó không bị truy tố?

Những tội ác thảm sát dân thường ở miền Nam Việt Nam đã được nhiều tướng tá của Lầu Năm Góc như Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và Tổng tham mưu trưởng Stanley Resor nắm rõ. Nhiều lá thư trần tình về sự phi lý của cuộc chiến đã được các binh sĩ và Thủy quân lục chiến viết, dẫn đến việc tiến hành điều tra và đưa ra các báo cáo về tội ác của lính Mỹ.
Nhưng hầu hết các vụ việc đã bị ém nhẹm trước công chúng. Vụ thảm sát Mỹ Lai chỉ là một trường hợp ngoại lệ vì quy mô quá lớn của tội ác (400 người bị giết hại). Turse đã vạch trần thêm nhiều tội ác lớn nhỏ và cho thấy chúng là một khối u ác tính phát triển bên trong các lực lượng quân sự Mỹ.
Vụ đặc biệt nổi bật là chiến dịch Speedy Express, được Sư đoàn bộ binh thứ 9 dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Julian Ewell thực hiện ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tư liệu của Turse đã cho thấy sự dã man của chiến dịch này, khi hàng nghìn dân thường đã bị giết hại một cách vô cớ chỉ để các chỉ huy quân đội báo cáo chiến tích và được thăng chức.
Theo tuyên bố của tướng Ewell và thuộc cấp, hàng nghìn người Việt Nam đó đều là Việt Cộng. Nhưng trên thực tế, chỉ có rất ít vũ khí được tìm thấy với các tử thi. Quân đội Mỹ nhận thức được đầy đủ tội ác mà Ewell đã gây ra, và tặng cho ông ta thêm một sao trên quân hàm cùng một vị trí có uy tín tại các cuộc đàm phán hòa bình Paris.
Turse đặt ra câu hỏi nhức nhối: "Tất cả các tội ác chiến tranh đã về đâu?" Ông đã đưa ra câu trả lời thích đáng bằng công trình nghiên cứu của mình.
Ông đã dành nhiều trang cho trường hợp của Kevin Buckley và Alexander Shimkin, các phóng viên tờ Newsweek, những người đã nêu ra tội ác của Ewell trước các biên tập viên hèn nhát ở New York. Nếu các điều tra của Buckley và Shimskin được công bố đầy đủ vào tháng 1 hoặc tháng 2/1972, nó có thể tạo ra một cơn địa chấn dư luận mới trong lòng nước Mỹ, dẫn đến những áp lực không thể cưỡng lại của công chúng về việc minh bạch hóa thông tin về cuộc chiến.
Turse mạnh mẽ truy vấn về chuyện chính phủ Mỹ đã bất lực như thế nào trong việc truy tố các tội ác ở Việt Nam hay Campuchia (ngoài trường hợp của quân nhân Calley, người đã bị quản thúc tại gia cho vụ thảm sát ở Mỹ Lai). Ông cung cấp thông tin chi tiết về nỗ lực bao che tội ác của Lầu Năm Góc trong nhiều năm, chẳng hạn như việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Ban điều tra hình sự quân đội, cho phép các quan chức Bộ Quốc phòng chủ chốt có một vai trò lớn hơn trong những trường hợp tội phạm chiến tranh. Những động thái này dẫn đến việc các cuộc điều tra bây giờ có thể bị dập tắt ở cấp cao nhất, và sự thật đã chứng minh điều này.
Trong khi đọc cuốn sách của Turse, tôi không thể không tự hỏi, liệu 30 năm sau chúng ta có thấy một cuốn sách tương tự tiết lộ về các tội ác trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan hay không. Vụ thảm sát năm 2005 tại Haditha, Iraq, trong đó 24 dân thường không vũ trang đã bị giết bởi lính thủy đánh bộ Mỹ, mang nhiều điểm tương đồng với những gì Turse viết về Việt Nam - một sự bao che của quân đội cho đến khi một phóng viên phát hiện ra vụ việc. Không có một binh sĩ thủy quân lục chiến nào bị trừng phạt cho tội ác này. Điều này có thể nào gọi là công lý trong quân đội?
Turse viết về tội ác có hệ thống của lính Mỹ như sau: "Việc giết hại bừa bãi thường dân ở Nam Việt Nam – một cuộc tàn sát không có giới hạn, kéo dài ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam – đó hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên và không lường trước được”.
Đến bao giờ chúng ta mới nhận thức được khía cạnh đáng xấu hổ của những cuộc chiến tranh như vậy? Ít nhất, Turse đã giúp chúng ta tiến một bước về phía trước.
HOÀNG PHƯƠNG (KIẾN THỨC)


Ba vụ thảm sát không thể lãng quên (Kỳ 1)

(Petrotimes) - Nếu vụ thảm sát hàng trăm dân thường ở Mỹ Lai - Quảng Ngãi (3/1968) do quân đội Mỹ thực hiện có phóng viên chiến trường ghi lại, trở thành một trong những vết nhơ tội ác của quân đội Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam thì những vụ giết dân thường vô tội của lính đánh thuê Đại Hàn ở các tỉnh Trung Trung Bộ trước năm 1975, đặc biệt là 3 vụ thảm sát ở xã Hòa Hiệp, Phú Yên trong năm 1966 không có bất cứ một bức hình nào lưu giữ.
Điều còn đọng lại có lẽ là những ký ức kinh hoàng của bao thường dân vô tội và sự dằn vặt ăn năn của các cựu chiến binh Hàn Quốc.
“Tìm và diệt”
Giờ đây khi xem những bộ phim Hàn Quốc, nhiều người lớn tuổi ở Hòa Hiệp vẫn thắc mắc sao lính Đại Hàn hồi qua xứ mình nó đen thủi đen thui mà giờ người nào cũng trắng trẻo, đẹp đẽ vậy. Vì 47 năm trước, những người Đại Hàn đặt chân lên xứ này không để lại một ấn tượng gì tốt đẹp, mà chỉ có tội ác chất chồng tội ác. Trước đó, trong quy định của quân đội Đại Hàn khi sang miền Nam Việt Nam làm lính đánh thuê cho Mỹ là “bình định, hành quân càn quét, bảo vệ các căn cứ quân sự của Mỹ và các đường giao thông chiến lược”; hoạt động chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng duyên hải Trung Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Chiến lược quân sự mà quân đội Mỹ áp dụng ở Việt Nam lúc đó là “tìm và diệt”. Để phối hợp thực hiện chiến lược này, rút kinh nghiệm đối phó từ cuộc chiến tranh du kích với Bắc Hàn, quân đội Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược quân sự “Căn cứ chiến thuật đại đội” - một hệ thống căn cứ phòng thủ tứ phương. Do đó, quân đội Hàn Quốc đã chiến lũy hóa căn cứ cấp đại đội của mình nhằm ngăn chặn sự công kích của đối phương, đồng thời cũng áp dụng chiến thuật tác chiến “xâm nhập ban đêm” để chống lại tình trạng “ban ngày quốc gia, ban đêm cộng sản” trong thế trận “chiến tranh nhân dân” ở nước ta.
Để đáp ứng nhu cầu vật chất cho lính Mỹ và chư hầu tại chiến trường Phú Yên, Mỹ gấp rút xây dựng khu căn cứ hậu cần Vũng Rô - Đông Tác. Lính đánh thuê Hàn Quốc được Mỹ dùng làm lực lượng mũi nhọn trong nhiệm vụ tìm, diệt và bình định.
Những viên đạn còn sót lại trong mộ được các gia đình tìm thấy khi di dời
Nằm trong chiến lược “tìm và diệt”, kể từ khi đến Việt Nam cho đến năm 1969, quân đội Hàn Quốc đã thực hiện 474 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên và 264.335 cuộc hành quân thông thường. Cùng với những cuộc hành quân, càn quét là những vụ thảm sát dân thường Việt Nam của binh lính Hàn Quốc mà chủ yếu tập trung vào năm 1966-1967, khi chúng thực hiện càn quét, dồn dân nhằm lập vành đai trắng khủng bố tâm lý đối với Việt cộng vì hoạt động của họ mà thường dân bị sát hại; còn đối với dân thường, nếu chứa chấp Việt cộng thì bị trừng phạt nặng nề.
Tôi quay lại Vũng Tàu thuộc xã Hòa Hiệp Nam, nơi còn “Bia căm thù” cao sừng sững. Cách đây 47 năm, ngày 2/1/1966, khi quân Đại Hàn vừa đặt chân đến đây, nghi có cộng sản nằm vùng, chúng đã dồn dân vào một khu đất và xả súng giết chết 37 người, trong đó có một cụ già tên là Đào Khánh, còn lại là phụ nữ và trẻ em. Chị Lương Thị Phơi bụng mang dạ chửa, bị bắn gãy chân. Vết thương hành hạ cùng nỗi hoảng sợ, chị đã sinh con ngay trên vũng máu.
Anh Nguyễn Kỳ Tuấn (Phó chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội của xã Hòa Hiệp Nam) cho biết, trong 4 người còn sống sót sau vụ thảm sát này có Nguyễn Thị Trưng, hiện đang định cư tại Mỹ, bà Lê Thị Hạnh (dì ruột của anh Tuấn) hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, còn anh và chị Nguyễn Thị Liền đều cư ngụ tại địa phương.
Anh còn nhớ cảnh nằm lẫn lộn giữa người chết và người bị thương. Chiều xuống khi lính Đại Hàn rút đi hết, du kích xã về tìm người còn sống và bị thương đưa đi trốn ở hang Xã, núi Cấm, Vũng Tàu (hang được đào từ nửa quả núi dưới thời chống Pháp, giờ đang chờ đợi để xây dựng thành khu di tích lịch sử - PV) còn người chết thì tiến hành chôn cất. Sau này, phát hiện dân cư ngụ trong hang Xã, lính Đại Hàn xịt hơi cay vào, mọi người bị ngộp chui ra và chúng đưa đi.
Tiếp sau đó, quân đội Hàn Quốc thảm sát 42 dân thường vô tội ở núi Một, xóm Soi, thôn Thọ Lâm vào ngày 14/5/1966, trong số đó gia đình ông Phạm Trung chịu đau thương nhất. Giờ đây đã 86 tuổi nhưng trí óc vẫn còn minh mẫn, ông kể mà ánh mắt như đầy lửa. Hôm đó, tên phiên dịch Ngô Tải dẫn một tiểu đội Đại Hàn ra núi Một để tìm cộng sản. Chúng bắt vợ của một chiến sĩ cộng sản nằm vùng (bà Lê Thị Thỡi) ra chỉ hầm bí mật: “Hầm bí mật của chồng mày nằm là hầm nào”. Viên phiên dịch Ngô Tải hỏi. Bà Thỡi nói không biết, chúng vả liên tiếp vào mặt bà, máu miệng chảy ra.
Chúng đe dọa: “Nếu hôm nay mày không chỉ thì mày chết”, bà Thỡi sợ quá chỉ hầm bí mật rồi dẫn con đi. Vừa chỉ xong tên phiên dịch Ngô Tải đến kéo nắp hầm lên thì ăn phải quả lựu đạn của hai chiến sĩ cộng sản bên dưới và chết tại chỗ, một tên lính Đại Hàn đứng gần bị đứt mất bộ phận sinh dục. Ngay sau đó, chúng gọi trực thăng đến chở người bị nạn đi băng bó rồi cho rải quân bắt hết dân trong làng không phân biệt già - trẻ, trai - gái dồn vào một đám đất vuông khoảng 150m2.
"Bia căm thù” được đặt tại xóm Vũng Tàu, thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, nơi ghi dấu tội ác thảm sát của lính Hàn Quốc
Hai chiến sĩ cộng sản thì bung nắp hầm bỏ chạy nhưng không thể trốn chạy trước một tiểu đội lính Hàn Quốc được trang bị đầy đủ súng ống. Nên sau một hồi rượt đuổi, hai chiến sĩ cộng sản đã bị chúng xả đạn giết chết. Không dừng lại ở đó, trong cơn tức giận, chúng quay ra xả đạn giết hết dân trong làng. Sau trận xả đạn đầu tiên vẫn còn một số đàn bà, trẻ em bị thương bò lết ra xung quanh nhưng chúng quay lại lần nữa và xả đạn giết sạch.
Cuộc thảm sát đó, gia đình ông Phạm Trung mất tất cả 10 người gồm cha, mẹ, vợ, 4 đứa con, hai đứa em ruột, một đứa cháu. Lúc tiếng đạn bắn nghe rát mặt thì ông đang ở bên kia sông, cách nơi xảy ra vụ thảm sát khoảng 4 cây số. “Sáng đó tôi còn ra đồng cuốc đất, cuốc bờ làm ruộng, tát nước và khi mặt trời lên được hai cây sào thì về nhà uống nước. Gần đến nhà thì thấy tụi Đại Hàn tràn xuống, tôi lánh ra đồng trốn luôn. Ai có ngờ”. Nói đến đây, giọng ông nghẹn lại. “Cứ ngỡ chúng đi tìm cộng sản thôi chứ ai ngờ đâu chúng dồn hết dân thường và giết sạch, trong đó có 10 người thân trong gia đình tôi. Thật quá nhẫn tâm”.
Được sống và kể lại
Chiến tranh, trong sự tang thương chết chóc vẫn có những điều kỳ diệu, anh Nguyễn Kỳ Tuấn sống sót qua vụ thảm sát ở Vũng Tàu là nhờ tình mẫu tử. Mẹ ông lấy thân mình che đứa con trai 7 tuổi để hứng làn đạn oan nghiệt và chết trước mắt con mình. Anh còn nghe các chú du kích kể lại, chiều hôm đó còn có bé Liền vẫn ngậm vú mẹ trong khi mẹ đã chết và thật kỳ diệu em vẫn sống sót.
“Hồi nhỏ tôi hay đội mũ tai bèo, trước khi mất, mẹ tôi xé cái mũ ra và bỏ 800 đồng vào và nói khi nào con gặp người quen thì hãy đưa còn gặp người lạ thì đừng đưa. Rồi mẹ tôi chết. Tôi đi lang thang sau đó du kích xã về, đưa tôi xuống hang Xã ẩn náu, tay tôi vẫn ôm khư khư cái mũ cho đến khi gặp được cậu tôi. Hôm sau, chúng bắt trẻ em đưa lên Đông Tác - Phú Lâm giam vì cho rằng, chúng tôi là con của cộng sản. Một ngày sau được thả về, mặt mày, tay chân tôi vẫn còn dính máu”, anh Tuấn như đang sống trong những ngày tháng tuổi thơ dữ dội đó. Trong gia đình anh, ngoài mẹ, còn có mợ và con của cậu trạc tuổi anh đều bị giết, còn lại là hơn 30 gia đình, mỗi nhà mất 1 đến 2 người.
Ông Phạm Trung (86 tuổi) có 10 người thân bị giết trong vụ lính Đại Hàn thảm sát dân thường ở xóm Soi làm 42 người chết
Còn vụ thảm sát ở núi Một, xóm Soi, Thọ Lâm, Hòa Hiệp Nam thì có 42 người bị giết hại, cũng đa số là phụ nữ và trẻ em. Nhà ông Phạm Trung có 10 người bị sát hại nhưng may mắn là ông còn đứa con trai tròn 6 tuổi, nhờ núp sau lùm tre dày mà sống sót, ngày đó anh Phạm Thảo sợ hãi khóc đến không còn nước mắt. “Chúng bắn xong rồi đến khi mặt trời lặn thì rút đi, tôi quay về làng để tìm người thân nhưng không còn ai. Tranh thủ chôn trong đêm rồi sáng mai rút đi chứ đâu dám ở lại làng, mà làng có còn gì đâu, chúng đốt sạch rồi”, ông Phạm Trung nhớ lại.
Dường như tội ác thấu cả trời xanh nên khoảng 10 giờ trưa hôm ấy, trời đổ cơn mưa giông rất to giữa trưa hè oi bức. Nước mưa quyện với máu của bao thường dân vô tội chảy tràn cả mặt ruộng. Tanh không thể tả nổi. Ông còn nhớ: “May mà sau khi chúng giết mọi người, 3 ngày sau tự nhiên làng tôi không một tiếng súng nên bọn tôi mới về chôn hết tất cả mọi người. Hồi đó, vợ tôi mới sinh con được 4 tháng, bắn rồi, con tôi leo lên bụng mẹ tìm vú bú chứ nó nhỏ quá có biết gì đâu, thế mà chúng lại xả súng bắn lần hai làm con tôi chết mà miệng còn ngậm vú mẹ. Chúng ác lắm”. Cứ thế ông lẩm bẩm. “Ác lắm. Chúng ác lắm”.
Giữa tháng 3, đất đồng khô nẻ mà đào 44 huyệt mộ chôn cất trong trạng thái lo lắng là lính Đại Hàn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Cứ thế, từng huyệt mộ được đào một cách vội vã thì từng ấy con người còn trong trạng thái bê bết máu nằm xuống mãi mãi ở núi Một, xóm Soi, Thọ Lâm, Hòa Hiệp.
Anh Nguyễn Kỳ Tuấn là 1 trong 4 đứa trẻ sống sót sau vụ thảm sát ở Vũng Tàu làm 37 người chết
Ngoài đứa con trai Phạm Thảo của ông Phạm Trung may mắn sống sót thì có hai mẹ con bà Nồng, nhờ nhanh trí mà ngã xuống trước khi chúng xả súng nên hai mẹ con bà đều sống. Nhưng mẹ bà Nồng đã mất cách đây mấy năm, còn cô gái ngày ấy 2 tuổi được mẹ lấy máu trét lên đầy người để đánh lừa tụi lính đánh thuê Đại Hàn tôi không có may mắn gặp trong dịp này.
Hỏi ra mới biết, ông Phạm Trung là một chiến sĩ cộng sản kiên trung nằm vùng tại cơ sở nhưng đến tháng 2/1971 thì bị lộ và bị bắt đưa đi đày ở Côn Đảo, mãi sau khi hòa bình lập lại mới được trở về quê hương. Tôi lặng người trước câu chuyện của gia đình ông. Một câu chuyện chưa có hồi kết. Nó còn dai dẳng và ám ảnh nhiều cuộc đời, nhiều số phận sau chiến tranh mà ông là một trong những nhân chứng sống còn lại.
Tiếp sau đó là vụ thảm sát đẫm máu tại Cồn Rẫy, thôn Đa Ngư, gần 40 đồng bào đang đi làm ăn trên sông Bàn Thạch bị chúng xả đạn giết hết. Nguyên nhân của các vụ thảm sát đẫm máu này, theo ông Trần Văn Ngãi, một du kích địa phương thời chống Mỹ cho rằng: “Hồi đó chủ trương của mình là làm cách mạng thì bám vào dân. Phải có dân ở lại làng để giấu cán bộ cách mạng nên khi bị lính Đại Hàn phát hiện thì lực lượng du kích địa phương nổ súng chống lại chúng. Rồi chúng kết luận là dân ở đây chứa chấp cộng sản nên chúng tập trung dân lại, đánh đập, giết hại…”.
Khi gặp ông Đào Duy Ngừa, bộ đội thoát ly ra Bắc năm 1954, năm 1963 bí mật về Nam hoạt động cách mạng thì biết thêm nguyên do đưa đến những vụ thảm sát dân thường đẫm máu ở Hòa Hiệp liên tục trong năm 1966 vì cách đó không xa, khoảng 10km là khu vực núi Đá Bia. Đây là cơ sở cách mạng, trong đó có lực lượng vũ trang, lực lượng bán vũ trang, lực lượng chính trị, tiếp đến là khu Bãi Xép, rồi qua một con sông (giờ có cây cầu Đà Nông bắc qua con sông này, nối liền tuyến đường từ sân bay Đông Tác xuống khu di tích Vũng Rô. Nơi đây, trước năm 1975 là bến đậu của các con tàu không số của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển) là đến các thôn Phú Lạc, Đa Ngư, Thọ Lâm nên người dân ở vùng này luôn nằm trong tình trạng bị nghi ngờ là cộng sản nằm vùng hay che chở cho Việt cộng.
Anh Phạm Thảo - đứa con duy nhất còn sống sót của ông Phạm Trung (thương binh 4/4)
Hằng năm, khi tiết trời bắt đầu oi ả, những cánh đồng đã gặt xong, chỉ còn trơ lại rạ khô, người dân ở hai thôn Thọ Lâm, Đa Ngư nhớ lại những thảm cảnh ngày xưa trong các đám giỗ tập thể. Ngày 24/3 âm lịch, ông Phạm Trung giỗ cha, mẹ và vợ, còn người con trai duy nhất của ông thì giỗ chị gái và ba đứa em. Anh Thảo còn nói: “Thương nhất là cả nhà bà dì tôi đều bị giết hết nên giờ mỗi lần giỗ chị và các em đều mời cả dì và 6 người con của dì về cùng”.
Nói về cảm xúc những ngày ấy, anh Thảo cũng như bao người dân ở Hòa Hiệp đều cho rằng: “Chiến tranh qua rồi. Giờ có thù ghét, có trả thù cũng đâu có được gì. Sau chiến tranh, có lần tụi Hàn Quốc về làng, rồi chính quyền địa phương xin tiền để xây bức tường xung quanh núi Một, xóm Soi, ghi lại ngày tháng, tên tuổi những người bị thảm sát. Tụi nó gật đầu xong rồi đi luôn đến giờ”. Anh còn cho biết thêm là, trước đó có Bí thư xã Ngô Văn Sơn nói để làm khu di tích chiến tranh nhưng rồi sau chẳng thấy ai nói gì nữa cả. Cũng đáng tiếc, giờ thì đất đai quanh khu này được ủi làm các đìa tôm hết rồi. Mồ mả người thân cũng dời ra nghĩa trang.
Anh Nguyễn Kỳ Tuấn cũng cho rằng: “Chiến tranh thì phải chấp nhận thôi chứ có ai muốn vậy đâu. Có đòi hỏi quyền lợi thì có được gì. Thế hệ cha anh nó làm chứ tụi nó có làm đâu mà đòi tụi nó. Hàn Quốc thì đánh thuê cho Mỹ”. Anh Tuấn còn nhớ năm 2003, khi tổ chức khánh thành Công viên Hòa Bình Hàn - Việt, họ có nhờ ông cung cấp danh sách và mời tất cả những gia đình có thân nhân bị giết trong 3 vụ thảm sát đến dự lễ. Thế hệ sau hối lỗi và tạ tội thay cho thế hệ trước vì những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Nghiên cứu thuộc Tổng cục Chính trị (Quân đội Nhân dân Việt Nam), có hơn 5.000 thường dân Việt Nam đã bị lính Đại Hàn thảm sát. Còn theo phát biểu của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris năm 1973 thì tổng số vụ thảm sát đó lên đến 3.000 vụ. Tuy nhiên, căn cứ trên cơ sở thực tế khi đi điền dã và các nguồn tư liệu khác, tác giả cuốn luận án tiến sĩ "Mối quan hệ Việt - Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005)" Ku Su-jeong thống kê được khoảng 9.000 dân thường bị giết hại trong tổng số 80 vụ thảm sát do binh lính Hàn Quốc gây ra. Chính Ku Ju-jeong viết: "Số lượng cũng như tính chất tàn bạo của các vụ thảm sát này thực sự là một vết hoen ố trong quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Hàn".

                                                                                 

Ba vụ thảm sát không thể lãng quên (Kỳ 2)

(Petrotimes) - Sự tàn bạo của lính Mỹ với dân thường Việt Nam đã từng trở thành đề tài tranh cãi nóng hổi ở Hoa Kỳ, thế nhưng, những hành động tương tự của lính Hàn Quốc đánh thuê cho Mỹ ở Việt Nam thì ít được phương Tây nhắc đến. Sau nhiều thập niên bắt phải im tiếng thì từ mùa xuân năm 2000, những trang sử đen tối trong lịch sử quân đội Hàn Quốc đã gây ra cho thường dân Việt Nam được lần giở. Những tiết lộ đó đã gây ra nhiều tranh cãi ở Hàn Quốc, nhưng sau đó một phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” đã dấy lên ở Hàn Quốc.
Những lời xin lỗi muộn mằn
Tháng 2/2012, tôi có dịp gặp nhà nghiên cứu về Nhật Bản và Hàn Quốc, GS.TS Mun Woong-lee, Đại học Khoa học xã hội, Đại học Quốc gia Seoul tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM trong lần đầu tiên đến Việt Nam. Ông rất tự hào khi nói rằng, chính “văn hóa cơm trộn” đã tạo nên sự thần kỳ của Hàn Quốc trong thời đại mới nhưng ông cũng không quên “xin lỗi” dân tộc Việt Nam. Và ông cũng thừa nhận một điều chua xót rằng, chính nhờ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mà Hàn Quốc được hưởng rất nhiều lợi ích về kinh tế.
Sự xin lỗi của GS.TS Mun Woong-lee chỉ là một trong hàng trăm nghìn lời xin lỗi trong phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” mà nhân dân Hàn Quốc muốn nói. Sau nhiều thập niên bị bắt phải im lặng bởi các nhà cầm quyền thì mãi đến năm 2000, những bằng chứng trên truyền thông - báo chí Hàn Quốc, đặc biệt là trong loạt bài phóng sự của nhà báo Ku Su-jeong về cuộc thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam trên tờ Hankyoreh 21 - một tờ báo cấp tiến có uy tín ở Hàn Quốc, cùng bài viết “Nhớ lại các oan hồn Việt Nam” đã gây chấn động cả nước Hàn Quốc. Và phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” đã kéo theo nhiều công dân trẻ của đất nước Hàn Quốc hằng năm đến Việt Nam để xin hàn gắn vết thương xưa.
Nhà báo Ku Su-jeong (đầu tiên, bên trái) và các thành viên Tổ chức "Tôi và chúng ta" tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Bình An, Tây Sơn, Bình Định
Khi làm luận án thạc sĩ và bảo vệ năm 2000 với đề tài “Hàn Quốc và sự can dự trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam”, nhà báo Ku Su-jeong đã đi điền dã khắp các tỉnh Duyên hải miền Trung, đến nơi những gia đình có nạn nhân bị thảm sát. 45 ngày đêm, cô vác balô đi một mình để tìm ra sự thực về những cuộc thảm sát mà cô đã đọc qua sách báo, tài liệu. Bước chân Ku Su-jeong trải qua từng thôn Đa Ngư, Thọ Lâm ở Hòa Hiệp Nam (Phú Yên), trải dài qua Bình An, Tây Sơn, Tây Vinh, Diên An (Bình Định) và đến Diên Niên, Hà Tây, Phước Bình, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi)…
Sự thật đã được phơi bày và chính Ku Su-jeong phải hứng chịu nhiều búa rìu dư luận của các cựu chiến binh Hàn Quốc. Vì thế năm 2000, khi cô bảo vệ luận văn thạc sĩ cũng là năm cô phải ra hầu tòa vì một số cựu chiến binh Hàn Quốc kiện cô đã vu cáo và phỉ báng họ. Tòa soạn Báo Hankyoreh 21 bị cựu chiến binh Hàn Quốc đập phá. Nhà cha mẹ nhà báo Ku Su-jeong bị ném đá phải xin tá túc một ngôi chùa trên núi…
Gần 10 năm sau (năm 2008), nhà báo Ku Su-jeong tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP HCM với đề tài “Mối quan hệ Việt - Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam” (1955-2005) và đạt điểm tuyệt đối. Trong những kết quả mới của luận án đã nhấn mạnh đến quá trình can dự quân sự của Hàn Quốc vào miền Nam Việt Nam trước năm 1975, chứng minh Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ gửi quân tham chiến đông nhất, tác chiến quyết liệt nhất, gây nhiều vụ thảm sát nhất, trú đóng tại Việt Nam lâu nhất.
Trở lại câu chuyện ông Phạm Trung, một người bị mất mát quá nhiều trong cuộc thảm sát của lính Đại Hàn ở xóm Soi năm 1966. Sau khi chịu đựng bao nỗi mất mát, 4 năm bị đày đi Côn Đảo, hòa bình ông quay về làng, đi tiếp bước nữa với người phụ nữ cùng quê, làm ruộng, mưu sinh và sống cuộc đời bình dị đến hôm nay. Nhưng tâm hồn không hề bình an vì mỗi khi đến ngày giỗ tập thể của cha mẹ, vợ con, các em của ông thì ký ức lại trở về. Nỗi buồn rồi cũng qua đi vì đã hơn 40 năm trôi qua kể từ vụ thảm sát ấy, nhưng đối với ông chưa bao giờ nguôi ngoai.
Còn ông Nguyễn Hữu Cơ, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh thôn Thọ Lâm cũng có người thân mất trong trận thảm sát ấy. Năm 2012, gia đình ông tiến hành lấy hài cốt người thân và di mộ ra nghĩa trang địa phương. Khi khai quật 7 ngôi mộ thì dưới 7 ngôi mộ đó đều không còn gì ngoài 5 viên đạn và 1,6 lượng vàng còn sót lại. “Nhờ 1,6 lượng vàng mà gia đình chúng tôi bán và đem xây mộ cho các cô, các em”, ông cho biết thêm. Như vậy, qua bao thời gian, những lần mưa lũ đầy vơi, thân xác các nạn nhân đều phân hủy.
Khi hỏi về những bù đắp cho sự mất mát của gia đình, ông Phạm Trung chân thật: “Vụ Đại Hàn thảm sát là chúng tôi không nhận bất cứ một cái gì hết. Nhưng cách đây trên dưới 10 năm, tụi lính Hàn Quốc có hai thằng, một cô phiên dịch người Việt Nam và cán bộ của mình nhờ tôi dẫn ra sát trận địa xem bắn làm sao, lính Hàn Quốc tập trung chỗ nào... Lúc đó tôi nói với họ rằng, quân đội Hàn Quốc sang Việt Nam đánh cộng sản. Diệt được cộng sản thì giỏi mà không diệt được thì dở chứ thảm sát người già, đàn bà, trẻ em để làm gì. Tui đề nghị với cô phiên dịch nói với ông Hàn Quốc là cho một số tiền để di mộ về rừng chứ để giữa đồng thế này, mùa mưa ngập nước tội quá. Tôi xin 20 triệu để dời đi, nó lặng thinh rồi bỏ đi đến bây giờ”. 20 ngôi mộ chôn cùng một khu đất, còn lại thì được chôn rải rác trong vườn nhà người thân nhưng giờ đa số người dân đã có tiền và di dời hài cốt đưa về nghĩa trang địa phương an táng.
Khi cả gia đình ông bị thảm sát, con trai duy nhất của ông còn sống sót khi đó mới 6 tuổi. Khi lớn lên, quá căm phẫn trước tội ác của giặc, anh Phạm Thảo thoát ly năm 1971 khi mà cha anh cũng đang bị tù chính trị ở Côn Đảo. Trong một lần đi công tác anh Thảo bị trúng mìn và bị thương, giờ là thương binh hạng 4/4.
Một gia đình có quá nhiều người bị thảm sát như thế, chỉ hai người còn sống đều đi theo cách mạng, người bị tù đày, người là thương binh. Thiết nghĩ, gia đình ông Phạm Trung xứng đáng được phong anh hùng và hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Có thể nói, gia đình ông Phạm Trung cũng như nhiều gia đình khác trên đất nước này, mất mát hy sinh quá nhiều, đau thương quá lớn cho cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Để rồi, hòa bình lập lại, không danh xưng, không truy tặng, họ quay về làng sống với nghề nông mưu sinh chân chất.
Ông Nguyễn Kỳ Tuấn cũng cho rằng, cách đây trên dưới 10 năm, mấy đoàn người Đại Hàn về đây phỏng vấn ông mấy lần. Ông có hỏi, những người thân còn sống ở đây đa số đều khổ thì có gì bù đắp cho họ không. Bọn chúng chỉ lắc đầu nói là sinh viên đi thực tế viết bài thôi chứ không dám hứa đền bù gì.
Ông Nguyễn Hữu Cơ là một trong những người may mắn thoát chết trong trận lính Đại Hàn thảm sát dân thường ngày 14/5/1966 tại xóm Soi, thôn Thọ Lâm, Hòa Hiệp Nam
Vùng đất này, những người dân vô tội bị thảm sát không phải là những chiến sĩ cộng sản nhưng họ là những lá chắn che chở cách mạng, nhưng đến hôm nay, người thân của họ cũng không nhận được bất cứ một sự trợ giúp nào của Nhà nước. Đó là điều làm cho chính người viết bài này cũng rất trăn trở.
Tôi gặp ông Phạm Công - Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hòa Hiệp Nam - nơi có 3 vụ thảm sát ở thôn Đa Ngư và Thọ Lâm để biết thêm về chế độ, chính sách dành cho thân nhân các gia đình bị nạn nhưng buồn thay, câu trả lời là không. Họ không nhận được bất cứ một chế độ, chính sách nào vì đơn giản, họ không thuộc diện thương binh, liệt sĩ. Bản thân ông cũng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, nghe các cụ lớn tuổi trong xã kể về 3 vụ thảm sát trên, thấy rất đau lòng nhưng ngân sách địa phương có hạn. Trong khi địa phương là căn cứ cách mạng trước giải phóng nên lực lượng thoát ly rất đông. Hòa bình lập lại, hầu như gia đình nào cũng có ít nhất một người hoặc là thương binh, hoặc là liệt sĩ…, đau lòng nhất là có gia đình bị giết sạch trong các vụ thảm sát. Ông cũng cho biết thêm là cách đây 10 năm, phía Hàn Quốc đến địa phương đặt vấn đề. Đích thân ông dẫn đi gặp các nhân chứng còn sống và có đề nghị họ hỗ trợ một số tiền để xây dựng bia tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát trong năm 1966 nhưng chưa thực hiện được.
Lật lại cuốn “Lịch sử 30 năm đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Hòa Hiệp”, riêng phần phụ lục ghi gần 1.000 liệt sĩ, đó là chưa kể hàng ngàn thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng khác. Điều đó cho thấy, quá nhiều, quá nhiều sự hy sinh, mất mát, đau thương của người dân đã đổ xuống để giữ từng tấc đất quê hương.
Hàn gắn phần nào nỗi đau thương
Hòa bình lập lại, để bù đắp cho những mất mát mà thế hệ cha chú đã gây ra cho bao người dân vô tội ở miền Nam Việt Nam, Chính phủ Hàn Quốc và một số tổ chức phi chính phủ ở Hàn Quốc có những chương trình hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội ở Hòa Hiệp. Trong đó có Trường tiểu học số 2 ở xã Hòa Hiệp Nam, Bệnh viện Hàn - Việt (nay là Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hòa) và Công viên Hòa bình Hàn - Việt ở xã Hòa Hiệp Trung.
Tôi đến thăm Trường tiểu học số 2 ở xã Hòa Hiệp Nam được xây dựng cách không xa “Bia căm thù” (được dựng lên cách đây mấy chục năm sau vụ thảm sát dân thường của lính Đại Hàn ở Vũng Tàu). Chiều tà, cổng trường im vắng, từng hàng phi lao vi vút thổi, gió mát, phía xa xa sóng biển vỗ bờ. Trẻ con ở đây giờ bình an cắp sách đến trường chứ không phải nơm nớp lo sợ có thể bị bắt đi bất cứ lúc nào, bị giết bất kể khi nào như cách đây 47 năm.
Công viên Hòa bình Hàn - Việt do bạn đọc Tạp chí Hankyoreh 21 (Hàn Quốc) đóng góp, xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 3/2003 nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của cư dân địa phương. Ấn tượng nhất có lẽ là tác phẩm mỹ thuật hoành tráng có bán kính 3,5m, với phần khung bằng bêtông cốt thép và phần tranh hình vuông được lắp ở mỗi mặt 264 bức do các em thiếu nhi dùng vữa màu, gốm màu, những miếng sứ, sành nhỏ, đá cuội… vẽ trên viên gạch nung đất sét. Đây là tác phẩm do các họa sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc, Việt Nam cùng 50 em thiếu nhi có năng khiếu hội họa của Nhà thiếu nhi Phú Yên thực hiện. Tác phẩm “Em vẽ tranh hòa bình” cũng là sáng kiến của Báo Hankyoreh 21 Hàn Quốc nhằm thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, hòa bình giữa hai dân tộc Việt - Hàn. Tuy nhiên, do xây cách xa khu dân cư và ít được sử dụng, cùng với sự ăn mòn của muối biển nên nhiều hạng mục nhanh chóng xuống cấp.
Trường tiểu học số 2 Hòa Hiệp Nam được xây dựng cách đây 10 năm, kinh phí do Hàn Quốc tài trợ
Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hòa nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi là Bệnh viện Hàn Quốc được xây dựng để phục vụ cho nhân dân vùng bị trực tiếp ảnh hưởng của chiến tranh. Công trình có tổng kinh phí đầu tư trên 15,4 tỉ đồng, trong đó Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 600.000USD cùng một số trang thiết bị y tế, phần còn lại do tỉnh đầu tư. Giờ người dân ở Hòa Hiệp có bệnh tật, ốm đau không phải mất hơn 20km ra bệnh viện tỉnh.
Theo ông Nguyễn Mười - Bí thư xã Hòa Hiệp Trung thì công viên có quy mô nhỏ, trò chơi thì cũng không có gì. Nó được xây chủ yếu như một biểu tượng của tình đoàn kết Việt - Hàn, trong công viên có ba quả trứng bằng đá mà theo quan niệm của dân tộc Hàn Quốc là biểu tượng của sự đoàn kết, hàn gắn. Còn bệnh viện hoạt động hiệu quả, rất khang trang, phục vụ cho 110.000 dân của huyện Đông Hòa, nhưng hiện nay đội ngũ y, bác sĩ trong bệnh viện còn thiếu, chưa tương xứng với một bệnh viện có quy mô như vậy.
Ngoài ra, ông Mười còn cho biết thêm là, kể từ sau khi hai công trình an sinh xã hội này được xây dựng thì cứ 1 đến 2 năm là có một đoàn người Hàn Quốc ghé đến tham quan, chụp ảnh, tặng quà lưu niệm. Người Hàn Quốc hôm nay đến để gặp nhân chứng, nhìn lại mảnh đất mà thế hệ cha ông họ một thời đến và gây nên nhiều tội lỗi. Sự tạ lỗi dù có muộn mằn thì cũng rất đáng trân trọng.
Liệu rằng, những hỗ trợ kinh phí để xây dựng trường học, công viên, bệnh viện có bù đắp được những mất mát mà lính Đại Hàn đã gây nên trên mảnh đất này? Chắc chắn là không. Nó chỉ là bù đắp phần nào và góp phần hữu hảo, hàn gắn, đoàn kết mà thôi. Giờ đây người dân Hòa Hiệp hằng ngày đều xem phim Hàn. Giới trẻ thì mê các chàng trai, cô gái Hàn sành điệu, đẹp lạ kỳ nhưng các cụ lớn tuổi xem mà vẫn cứ nhắc, hồi chiến tranh, tụi lính Đại Hàn nó xấu chứ có đẹp như bây giờ đâu. Nghe mà lòng thấy cay cay. Nói quên mà có quên được đâu, ký ức vẫn rõ mồn một đấy chứ.
Ngày nay, có lẽ nhiều bạn trẻ ở địa phương sẽ không hề biết về một quá khứ đau thương mà thế hệ ông bà, cha mẹ từng gánh chịu. Những cuộc thảm sát, vây bắt, lập vành đai trắng. Máu và máu đổ tràn bờ ruộng. Nước mắt đổ quá nhiều đến nỗi không thể khóc được nữa. Nó khô quánh. Nỗi đau thân xác có thể lành lặn theo thời gian nhưng nỗi đau trong tim, trong óc thì vẫn âm ỉ.
Giờ đây, nhiều người dân nơi này không muốn nhắc lại hai chữ “Đại Hàn”, vì nó quá kinh hoàng, quá khủng khiếp trong tiếng súng vang rền, bom mìn nổ inh tai, những khẩu đại liên độc ác đã giết đi bao sinh mệnh người thân của họ. Nhưng người ta vẫn xem phim Hàn, gọi Bệnh viện Hàn Quốc, Công viên Hàn Quốc, Trường học Hàn Quốc… để thấy rằng, dân tộc mình có lòng vị tha vô bờ bến. Chính điều này đã làm cho nhà báo Ku Su-joeng cảm thấy vô cùng an ủi. Dù rằng, hơn 40 năm qua, nỗi đau còn đó nhưng khi nhà báo Ku Su-jeong gặp lại các nhân chứng thì cô không thấy bất cứ sự hận thù, hằn học nào mà còn vỗ về, an ủi khi thấy cô khóc.
Hòa bình lập lại năm 1975 nhưng mãi đến ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc mới thiết lập quan hệ ngoại giao trở lại. Từ đó đến nay, mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Hiện nay, đã có hàng trăm nghìn cô gái Việt Nam đang làm dâu tại Hàn Quốc. Ở Hòa Hiệp cũng có những cô gái xinh đẹp đi lấy chồng Hàn, có người sống hạnh phúc, có người vất vả nhưng qua đó thấy rằng, sự hận thù đã nguôi ngoai theo thời gian.
Chiến tranh, sự tàn sát đã tạo nên những hố ngăn cách trong lòng người nhưng hòa bình, hàn gắn sẽ dần làm mờ các vết thương cho bao người dân vô tội. Dân tộc Hàn Quốc đang hàn gắn mối quan hệ Việt - Hàn, mỗi năm đều có những đoàn người Hàn Quốc quay lại mảnh đất này và khóc. Họ khóc vì lòng vị tha, đôn hậu của dân tộc này trước những tội ác mà cha ông họ đã gây ra.
Phóng sự của Thiên Thanh

                                     
Phanh phui thêm những tội ác của lính Mỹ trong chiến tranh VN
Minh Hiển/Xã Luận

20 tháng 6, 2010
LTS: Bài viết sau đây chỉ nói đến tội ác của Mỹ, nhưng trong số những hình ảnh trong đó không thiếu chi những người lính VNCH (miền Nam). Lẽ dĩ nhiên, trước mắt thế giới, Mỹ là quân đội xâm lược Việt Nam, và VNCH chỉ là tay sai nên không đáng nói đến. Chỉ có nhóm "chống Cộng" là không biết như thế. Không hiểu chính nghĩa của những ngừoi lính VNCH là gì? Khi thế giới và người Mỹ tỉnh ngộ đã lên án việc làm phi nhân trong quá khứ của họ như kể dưới đây, thì một số những người cựu quân nhân VNCH vẫn ung dung tiếp tục dạy con cháu rằng Việt Cộng là "vô nhân", và luôn tự hào về "lòng nhân ái" của những người ở "phía tự do" (SH)

Sau những công bố mới đây về tội ác của lính Mỹ tàn sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam, tiếp tục khai thác hồ sơ mật của quân đội Mỹ, các phóng viên của Thời báo Los Angeles lại đưa ra ánh sáng nhiều hành động tra tấn dã man những người bị lính Mỹ bắt giữ trong quá trình hỏi cung.
http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361#ixzz0rQuakHVJ
Những bằng chứng bị che giấu
Đầu năm 1973, Chủ tịch Hội đồng tham mưu Liên quân Mỹ, tướng Creighton Abrams nhận được một báo cáo đặc biệt từ bộ phận điều tra về các tội ác của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Báo cáo cho biết, một cuộc điều tra trong nội bộ lực lượng viễn chinh Mỹ đã tìm được nhiều bằng chứng xác thực khẳng định cáo buộc của một sỹ quan chỉ huy về những vụ tra tấn dã man do lực lượng của Lữ đoàn không vận 173 tiến hành đối với những người bị họ bắt giữ tại miền Nam Việt Nam.
Quả là một sự khó xử đối với giới lãnh đạo quân đội Mỹ, bởi vì nếu xử lý những kẻ tội phạm, lực lượng viễn chinh Mỹ sẽ bị mất uy tín không chỉ đối với người Việt Nam mà còn làm dấy lên làn sóng phản đối chiến tranh trong nước, nhưng nếu làm ngơ, tình hình thậm chí còn có thể diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn.
Trong sự bối rối như vậy, các tướng lĩnh Mỹ đã bất ngờ tìm thấy tia hy vọng. Họ phát hiện ra trong hồ sơ dày 53 trang tài liệu tố cáo tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam do trung tá về hưu Anthony B. Herbert công bố trước dư luận có nhiều điểm mập mờ, thiếu nhất quán. "Hồ sơ … chứa nhiều chi tiết quan trọng [mà chúng ta có thể] dựa vào đó để hạ thấp uy tín của con người này [Anthony B. Herbert]; nếu điều đó là cần thiết, tôi xin tình nguyện nhận nhiệm vụ đó", chỉ huy trưởng Cơ quan điều tra tội phạm của Lục quân Mỹ, đại tá Henry H. Tufts viết trong báo cáo gửi cấp trên.
Source http://forum.uncoverreality.com/ (SH - tài liệu minh họa)
Mức độ tra tấn tù nhân vượt xa miêu tả của Herbert
Tới nay, các hồ sơ mới được giải mật cho thấy trong khi Lục quân Mỹ đã tìm mọi biện pháp để bôi nhọ trung tá Herbert, người đứng ra tố cáo các tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam, thì các nhà điều tra quân sự đã phát hiện ra rằng hành động tra tấn, ngược đãi của các đơn vị lính Mỹ đã quá phổ biến và có mức độ hơn cả những gì ông đã mô tả. Hầu hết các tội ác đó đều không được đưa ra công luận và trong số các thủ phạm gây ra chúng, chỉ có rất ít kẻ bị trừng phạt.
Nhân viên dưới quyền đại tá Tuft đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy những binh lính làm nhiệm vụ hỏi cung thường xuyên đánh đập, tra tấn tù binh bằng sốc điện và bơm nước vào cổ họng để mô phỏng cảm giác chết đuối giả trong khi lấy lời khai. Trong một số trường hợp, những người bị bắt đã bị chấn động mạnh về thần kinh, mất ý thức và sau đó chết trong phòng giam. Nhóm điều tra cũng xác định được 29 thành viên của Lữ đoàn 179 đã có các hành vi tra tấn tù nhân, trong đó 15 tên đã nhận tội, nhưng chỉ 3 tên bị xử lý bằng hình thức bồi thường tiền mặt hoặc giáng cấp. Không có đối tượng nào bị kết án tù.
Tài liệu về các hành động bôi nhọ người đứng ra tố cáo tội ác của lính Mỹ được xếp trong hồ sơ tuyệt mật của Lầu Năm Góc, dày hơn 9.000 trang, do một bộ phận chuyên trách điều tra về các tội ác chiến tranh của Lục quân thu thập từ đầu những năm 1970. Chúng cũng chứa đựng nhiều báo cáo chi tiết về 140 trường hợp tra tấn, ngược đãi tù nhân tại Việt Nam, trong đó 127 vụ liên quan đến Lữ đoàn không vận 173.
Bộ phận chuyên trách này được thành lập sau khi nhà báo Mỹ Seymour Hersh vạch trần tội ác của lính Mỹ trong vụ thảm sát dân thường tại Mỹ Lai. Phóng sự điều tra của Seymour Hersh được coi như tiếng chuông cảnh tỉnh Nhà Trắng về những tiết lộ có thể làm cho họ "khó chịu" về sau.
Nhưng trên thực tế, hồ sơ của cơ quan điều tra không thống kê được hết các vụ tra tấn của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mà chỉ liên quan tới những trường hợp đã được báo cáo lên chỉ huy cấp cao hoặc thu hút được sự chú ý đặc biệt của văn phòng Bộ tham mưu Lục quân, hoặc do Tuft đưa về nhà riêng nghiên cứu. Tuy vậy cho tới nay đó cũng là những tư liệu lớn nhất về khía cạnh này của cuộc chiến được công bố.
Thiếu tướng về hưu John H. Johns, một cựu chiến binh Việt Nam từng làm việc trong bộ phận điều tra, cho biết các hồ sơ này cung cấp nhiều bài học quan trọng trong việc xử lý các hành động ngược đãi tù nhân tại Iraq. "Nếu chúng ta chỉ coi đó là những hành động cá biệt, như chúng ta từng làm trong chiến tranh Việt Nam, như chúng ta đang làm với Abu Ghraib và các hành động tội ác khác, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được tình hình", tướng John, năm nay đã 79 tuổi, phát biểu.
Kẻ điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai từng gây tội ác chiến tranh
Người đứng ra tố cáo các tội ác của lính thuộc Lữ đoàn không vận 173, trung tá Anthony Herbert, là một trong những sỹ quan được tặng thưởng nhiều huân chương nhất của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, ông gia nhập lực lượng đặc nhiệm Mỹ và trở thành giáo viên huấn luyện. Đầu năm 1969, ông được giao chỉ huy một tiểu đoàn trong Lữ đoàn không vận số 173. Lữ đoàn này đóng căn cứ tại Bình Định. Trong vòng 2 tháng đầu tiên chỉ huy, tiểu đoàn của ông đã chạm trán với quân giải phóng nhiều hơn tất cả các đơn vị khác.
Thế nhưng ngày 4/4/1969, Herbert đột nhiên bị cách chức với lý do không hoàn thành nhiệm vụ. Sau này ông báo cáo với các nhân viên của Cơ quan điều tra tội phạm rằng trước đó ông đã thông báo lên cấp trên về những tội ác mà mình từng chứng kiến.
Theo lời khai của Herbert, tháng 2/1969, quân đội miền Nam đã xử tử nhiều người bị chúng bắt giữ trước sự thờ ơ của cố vấn Mỹ. Một trong những nạn nhân đó đã bị cắt cổ, trong khi con trai của chị vẫn bắm chặt lấy ống quần của mẹ. Các nhân viên điều tra sau này đã xác định được rằng trong vụ thảm sát đó có ít nhất 8 người bị giết hại.
Mấy tháng sau, Herbert chứng kiến lính Mỹ và miền Nam tra tấn một thiếu nữ bằng sốc điện và một người đàn ông bằng cách bơm nước vào cổ họng. Herbert cũng kể lại ông từng có mặt khi các nhân viên hỏi cung đánh đập dã man hai phụ nữ Việt Nam bị chúng giam giữ trong các container bằng kim loại. Hầu hết các vụ việc trên đều đã được ông báo cáo lên đại tá Ross Franklin, Lữ đoàn phó. Khi được báo cáo về các hành động này, tướng William C. Westmoreland, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã ra lệnh cho Tuft thành lập gấp một lực lượng chuyên trách để điều tra, nhưng không dẫn đến kết quả nào hết. Không có ai bị đưa ra toà xét xử.
Người hùng của công luận
Bất bình, tháng 3/1971, Herbert tố cáo Franklin và cấp trên của ông ta, thiếu tướng John W. Barnes, về việc thiếu trách nhiệm trong việc điều tra các tội ác chiến tranh. Sự kiện này đã gây kinh động giới lãnh đạo quân đội Mỹ, đe doạ sẽ bùng lên thành một xì căng đan lớn, do Herbert có một quá khứ tương đối oanh liệt và Barnes là sỹ quan cao cấp. Hơn nữa, đại tá Franklin còn có chân trong uỷ ban đặc biệt điều tra về vụ thảm sát Mỹ Lai.
Nhờ sự kiện này, Herbert tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận và trở thành một người nổi tiếng. Ông là khách mời chương trình truyền hình ăn khách "The Dick Cavett Show", trả lời phỏng vấn trên tạp chí Playboy và được tôn vinh trong số đặc biệt ngày chủ nhật của Thời báo New York với nhan đề: "Một sỹ quan nhiều công trạng đã bị cách chức như thế nào ?". Tuy nhiên, Barnes và Franklin không thừa nhận họ đã được Herbert báo cáo về các tội ác chiến tranh của thuộc cấp. Theo một phóng sự thực hiện vào thời gian đó, Barnes cho biết ông ta ra lệnh cách chức Herbert khỏi chức tiểu đoàn trưởng vì ông ta là một "thùng thuốc nổ" sẵn sàng bắn giết một cách tàn nhẫn.
Lục quân Mỹ bác bỏ các cáo buộc chống lại Barnes và Franklin, nhưng cũng đồng thời bác bỏ luôn những đánh giá tiêu cực về Herbert. Nhưng ông không dừng lại mà tiếp tục tố cáo giới chỉ huy cao cấp quân đội che giấu sự thật. Lục quân Mỹ phản ứng lại bằng cách công bố hồ sơ điều tra về 21 trường hợp bị Herbert tố cáo và tuyên bố không tìm thấy chứng cứ chứng tỏ cấp trên biết về các vụ thảm sát hoặc trả đũa lại Herbert. Tháng 2/1972, tạp chí riêng của Lục quân thêm một lần nữa bôi xấu Herbert bằng cách nói ông không xứng đáng với những phần thưởng đã giành được. Ông buộc phải về hưu do không chịu được sức ép đối với bản thân và gia đình.
Những thủ đoạn hỏi cung dã man tại Phân đội 172 MI
Một cảnh lính nguỵ tra tấn tù nhân.
Một cảnh lính VNCH
tra tấn tù nhân
.
Không chỉ có Lữ đoàn không vận số 173, những hành động tra tấn, ngược đãi của lĩnh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam còn phổ biến ở nhiều đơn vị khác.
Một tâm điểm đã được các nhà điều tra Mỹ tập trung là phân đội tình báo quân sự 172, thường gọi là phân đội 172MI. Báo cáo về lạm dụng bạo lực ở đơn vị này đã được biết đến trước khi trung tá Hernert lên tiếng từ vài năm trước.
Một trong những người đầu tiên nói lên sự thật là Peter N. Martinsen, chuyên gia thẩm vấn, từng có thời gian cộng tác cùng các thành viên của phân đội 172 MI. Ra làm chứng trước Toà án xét xử tội phạm chiến tranh, một diễn đàn không chính thức tại Stockholm vào năm 1967, Martinsen cho biết anh ta thừng chứng kiến nhiều hành động đánh đập, tra tấn tù nhân bằng sốc điện.
Cùng thời gian này, Robert Stemme Jr phục vụ trong bộ phận phản gián của phân đội 172MI. Nhiệm vụ của anh ta là thu thập tin tức về đối phương từ các nguồn tin tại chỗ, như ấp trưởng, xã trưởng. Mặc dù không trực tiếp tham gia thẩm vấn, nhưng Robert Stemme nghe thấy và quan sát thấy hết những gì diễn ra, vì chúng chỉ cách căn lều của anh gần chục mét. "Tôi thườg xuyên nghe thấy tiếng người bị đánh bằng các vật cứng hoặc bị chĩa súng vào người. Dụng cụ gây sốc điện thường xuyên được sử dụng", Robert Stemme kể lại.
Stemme trở về Mỹ vào tháng 6/1969 và rời quân ngũ năm 1970. Tháng 4 năm đó, anh mở một cuộc họp báo đặc biệt tại Câu lạc bộ báo chí Los Angeles, với sự có mặt của Martinsen và Frederick Brown, một cựu nhân viên thẩm vấn của phân đội 172 MI để công bố về các tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam.
Stemme đã cho các nhà điều tra của Lục quân Mỹ biết, thượng sỹ David Carmon là một trong những nhân viên thường xuyên tra tấn những người bị bắt bằng thủ đoạn bơm nước vào cổ họng. Phương pháp tra tấn này, thường gọi là "nút giẻ nước", tạo nên cảm giác chết đuối giả và đã bị luật pháp quốc tế cấm thực hiện. Gần đây, chính quyền Bush dưới sức ép của dư luận cũng đã phải công khai lên tiếng tố cáo phương pháp tra tấn này. Tháng 5/2006, Lầu Năm Góc đã thông báo cho Uỷ ban chống tra tấn của LHQ về việc điều lệnh tác chiến mới của quân đội Mỹ sẽ cấm hoàn toàn phương pháp bơm nước vào cổ họng trong thẩm vấn tù nhân. Cách đây không lâu, người phát ngôn Lục quân Mỹ cũng khẳng định họ chưa từng sử dụng phương pháp này trong các cuộc chiến tranh để thu thập tin tức tình báo.
Lời tự thú của một tội phạm chiến tranh
Khi các nhà điều tra thẩm vấn thượng sỹ David Carmon, y thú nhận đã nhiều lần sử dụng "nút giẻ nước" trong tra tấn tù nhân. "Tôi quật ngã tù nhân xuống, đặt một miếng giẻ lên mặt anh ta và bơm nước qua tấm giẻ đó vào trong miệng họ. Tù nhân, sau khi bị sốc vì ngạt nước, buộc phải thú nhận anh ta là Việt Cộng", Carmon kể lại và được ghi trong tài liệu mới được giải mật.
   
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/10/04/AR2006100402005.html,
http://www.downtheroad.org/Asia/Photo/3Vietnam_Pictures/3War_Remnants_Museum.htm (SH -minh họa)

Source http://forum.uncoverreality.com/ (SH - tài liệu minh họa)
 
Y cũng cho biết trong cuộc hỏi cung cuối năm 1968, một tù nhân đã bị chết vì phương pháp này. Tài liệu lưu trữ của phân đội 172 MI cho biết anh ta bị đấm đá, bất tỉnh và co giật. Một bác sỹ đã được đưa tới khám nghiệm và sau này xác định nạn nhân có tên là Nguyen Cong (Nguyễn Công ?). Theo lời kể của Carmon, mỗi lần như vậy nạn nhân thường bị bơm khoảng 5 galông (gần 20 lít) nước vào miệng. Nhưng trong báo cáo điều tra của bộ phận chuyên trách lên Hội đồng Tham mưu liên quân năm 1973, đại tá Tuft lại không công nhận nguyên nhân gây nên cái chết của Nguyen Cong là do tra tấn.
Theo kể lại của thượng sỹ Carmon, tình trạng tra tấn tù nhân tại Việt Nam rất phổ biến và được cấp trên khuyến khích. "Tra tấn không bao giờ bị trừng phạt và cũng không giới hạn ở mức độ nào", Carmon trao đổi với phóng viên quan thư điện tử. Trong một bức thư khác, anh ta mô tả về kỹ thuật gây sốc điện: "Tôi thấy có một vài điện cực gắn chặt vào chân của một chiếc ghế xếp bằng kim loại. Phương pháp này thường được sử dụng đối với những người ở nông thôn hoặc miền núi, không quen với điện. Những kẻ tra tấn nói với nạn nhân rằng điện sẽ làm cho họ bị vô sinh hoặc gần như vậy. Khi quay điện, sẽ có một dòng điện nhỏ phát ra và làm gây nạn nhân cảm giác buồn buồn, cho tới khi họ buộc phải khai".
Carmon nói thêm: "Tôi chẳng việc gì phải xấu hổ về những việc đã làm. Nếu đặt vào tình huống như ở Việt Nam một lần nữa, tôi cũng sẽ làm như vậy".
Lời bao biện của những kẻ gây tội ác
Các nhà điều tra tiếp xúc với 31 thành viên của phân đội 172 MI trước khi trình báo cáo lên Hội đồng tham mưu Liên quân về những tội ác ciến tranh diễn ra từ tháng 3/1968 đến tháng 10/1969. Báo cáo cho thấy có nhiều bằng chứng dẫn tới buộc tội hình sự 22 nhân viên thẩm vấn, trong đó có nhiều người vẫn đang tại ngũ. Báo cáo cũng cho thấy chỉ huy của phân đội, đại uý Norman L. Bowers thường xuyên có mặt khi diễn ra các vụ tra tấn. Nhưng cũng như các lần trước, không có đối tượng nào, kể cả Bowers, bị trừng phạt.
Cho tới nay, đại uý Bowers vẫn phủ nhận về việc đã chứng kiến những hành động tội ác của đơn vị ông ta. "Cũng có thể nó đã xảy ra nhưng tôi không thể nói về điều này được. Ngược đãi tù nhân là một vấn đề nghiêm trọng và không có chuyện có ai đó đã để tôi chứng kiến", ông ta trả lời phỏng vấn Thời báo Los Angeles qua thư điện tử.
J. Ross Franklin, một trong hai cấp trên mà Herbert đã tố cáo che giấu tội ác chiến tranh, là Lữ đoàn phó Lư đoàn không vận 173 trong thời gian từ tháng 12/1968 tới tháng 6/1969. Trong một lần phỏng vấn gần đây, Franklin cho biết ông ta không biết các nhà điều tra đã phát hiện ra điều gì và không ai thông báo về tình trạng ngược đãi tù nhân cho ông ta. "Tôi thậm chí còn không biết việc tra tấn tù nhân bằng nút giẻ nước là như thế nào", Franklin nói. "Những người thẩm vấn thường xuyênchịu sức ép và khuyến khích phải lấy được tin tức, trong đó có những kẻ có ác tâm. Tôi không thể đánh cược rằng có điều gì đó không xảy ra đối với Lữ đoàn 173. Nếu các nhà điều tra quân đội phát hiện được điều gì, tôi cho rằng cũng có thể nó đã xảy ra", Franklin nói thêm.
   

 
Nguồn đọc thêm:
- DROP BY DROP: FORGETTING THE HISTORY OF WATER TORTURE IN U.S. COURTS http://en.wikipedia.org/wiki/User:Jmcneill2
- http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361#ixzz0rR51rK6m
- http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361#ixzz0rQvX4nf9
- http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361#ixzz0rQvPY4E2
- http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361#ixzz0rQv6ccmq
- http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361#ixzz0rQutiacp
- http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361#ixzz0rQu1Enmg

Minh Hiển (từ Washington) 

Chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Mỹ

                                        
TTCN - Chiến tranh Việt Nam (1954- 1975) là một trong khoảng 11 cuộc chiến tranh lớn trên thế giới thời hiện đại (đã, đang và sẽ được nhân loại nhìn nhận, đánh giá từ những góc nhìn).
Đối với Mỹ, những cái “nhất” trước hết và dĩ nhiên phải được biểu thị bằng những gam màu tối bởi chính Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc chiến đẫm máu và cũng là kẻ chiến bại nhục nhã.
Còn những gam màu sáng, phải chăng là những bài học cho hiện tại và tương lai được đúc rút từ kinh nghiệm đau lòng của quá khứ (mà trên thực tế người Mỹ đã làm được một số điều...)?
1. Cuộc chiến tranh qui mô lớn nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ
Trước hết, về mặt thời gian, cuộc chiến này kéo dài ngày nhất với hơn hai mươi năm (từ tháng 7-1954 đến 4-1975) so với một năm bảy tháng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (do Mỹ tham chiến muộn, từ tháng 4-1917), ba năm tám tháng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (tính từ khi Mỹ tuyên chiến với phe phát xít và chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ), ba năm một tháng của cuộc chiến tranh Triều Tiên (tính từ khi Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp)...
Thứ đến, cuộc chiến này huy động sức mạnh trí tuệ và sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ.
Năm đời tổng thống Mỹ, từ D. D. Eisenhower, John K. Kennedy đến Lyndon Johnson, Richard Nixon rồi Gerald Ford đã nối chân nhau điều hành bốn chiến lược chiến tranh thực dân mới ở chiến trường VN, từ chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt đến chiến tranh cục bộ, (và chiến tranh phá hoại miền Bắc VN lần thứ nhất) rồi VN hóa chiến tranh (và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai). Bên cạnh đó là những “bộ óc nước Mỹ” luôn luôn sát cánh cùng những người đứng đầu Nhà nước Mỹ để “bày binh, bố trận” như Henry Kissinger, người được xem là “cây đại vĩ cầm về địa-chính trị” của Mỹ, Z. Bigniew Brzezinski, một chiến lược gia chống cộng nổi tiếng thế giới...
Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiên và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh VN. Chừng như chưa đủ, Mỹ còn lôi kéo năm nước phụ thuộc Mỹ bao gồm Úc, New Zealand (châu Đại Dương), Hàn Quốc (Đông Bắc Á) và Thái Lan, Philippines (Đông Nam Á) với số quân lúc cao nhất hơn 70.000 cùng tham chiến với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD (VN, con số và sự kiện (1945-1989), 1990-Sức mạnh VN, 1976). Những chi phí khổng lồ này tính theo thời giá hiện nay đủ sức vực cả các nước thế giới thứ ba vượt qua đói nghèo, lạc hậu để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước thuộc “câu lạc bộ nhà giàu” như các nhóm G7, OECD... (!).
Hơn hai thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập, và người Mỹ có quyền tự hào về những vinh quang mà nước Mỹ gặt hái được trên mọi phương diện trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước mình.
Nhưng chiến tranh VN đã là vết thương hằn sâu trong lòng nước Mỹ, bởi chính nơi đây, niềm kiêu hãnh của đế quốc Hoa Kỳ đã bị dập tắt bởi dân tộc bé nhỏ mang tên VN.
Kế đến chiến tranh VN là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất mà Mỹ trực tiếp tham chiến trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông-Tây (từ năm 1945 đến thời điểm 1989-1991), một cuộc đụng đầu lịch sử không chỉ giữa hai nước Mỹ - VN mà còn giữa hai hệ thống chính trị-xã hội đối lập là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh VN vì vậy được quốc tế hóa cao độ.
2. Cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt nhất của Mỹ, đã để lại những di chứng đầy tội ác ở VN.
Để thực hiện mục đích “hủy diệt và nô dịch” dân tộc VN, Mỹ đã giội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc VN của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với một số nước bị thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là: Đức: 1 người/27 kg, 1km2/5,4 tấn; Nhật Bản: 1 người/1,6 kg, 1km2/0,43 tấn. Những con số thật khủng khiếp (!).
Chien tranh Viet Nam nhin tu phia My
Chỉ trong mười năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã phun hơn 20 triệu gallon (1gallon = 3,78 lít) chất độc da cam cũng như nhiều thuốc “diệt cỏ” chứa hóa chất chết người dioxin đã làm cho hàng triệu người VN mắc bệnh, vô số thai nhi biến dạng và di chứng kéo dài cho đến tận ngày nay.
Loài người có lương tri không thể không đau xót, căm phẫn khi phải chứng kiến hàng ngàn, hàng vạn người dân VN vô tội, nhất là trẻ em, hôm nay mang trong mình dị tật quái ác do hậu quả dioxin dù rằng chiến tranh đã qua đi 30 năm. Vì không ai khác hơn, chính các công ty hóa chất Mỹ và những người điều hành cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác này phải là những kẻ chịu trách nhiệm chủ yếu và đầu tiên trước công lý.
3. Cuộc chiến tranh mà Mỹ phải chịu thất bại lớn và nặng nề nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ
Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 58.000 quân Mỹ, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. (So với hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq vừa qua, Mỹ chỉ tổn thất 1.102 binh sĩ tính đến ngày 19-10-2004). Điều đáng nói là trong số đó có không ít người bị bắt lính và họ không biết mình chiến đấu trên đất Việt xa xôi này để làm gì (!).
Thất bại của Mỹ trong cuộc chiến VN vào mùa xuân năm 1975 đã làm phá sản sự phản kích lớn nhất của Mỹ vào các lực lượng cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quan trọng ở Đông Nam Á mà Mỹ đã đổ nhiều công sức tạo dựng, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn về nhiều mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Và nói như tướng Taylor - một nhà chiến lược quân sự Mỹ: “Trong suốt cả cuộc chiến tranh này, chúng ta (người Mỹ) không có một anh hùng nào cả, chúng ta chỉ là những lũ ngốc... Giá như người Mỹ sớm nhận thức ra vấn đề này thì...”.
4. Cuộc chiến tranh để lại vết thương lòng lớn nhất nước Mỹ: “Hội chứng VN”
Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng 15% cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh VN trở về, nghĩa là khoảng 50.000 người vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân của căn bệnh này là do họ đã tham chiến ở VN và tất nhiên đã từng gây tội ác dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Ngày càng có nhiều hồi ký chiến tranh về “người thật, việc thật”, ghi chép lại cuộc chiến và những cơn ác mộng khủng khiếp từng ám ảnh những người lính viễn chinh Mỹ. Các nhà xã hội học Mỹ đã khẳng định bình quân mỗi ngày có ba cựu chiến binh Mỹ tự sát bằng những cách thức ghê rợn, có lẽ để xóa đi mặc cảm tội lỗi.
Điều đáng lưu ý là hiện tượng nói trên chưa hề xảy ra trước đó, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cả sau cuộc chiến tranh Triều Tiên.
HOÀNG NGUYỄN (ĐH Khoa học Huế)
Việt Báo (Theo_TuoiTre) 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét