Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 544

(ĐC sưu tầm trên NET)

                              Lý Do Nga Và Syria Vội Chấp Nhận Ngừng Bắn Sau Chiến Thắng Ở Aleppo

                                                                        Tình hình Biển Đông 

                                                                        Tin tức Đông Tây

 



...3,  2, 1, 0... Chúc mừng năm mới 2017!

01/01/2017 00:01 GMT+7
    TTO - Hàng ngàn người trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) và xung quanh hồ Gươm đã hào hứng hòa giọng cùng chương trình đếm ngược trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ 2016 và năm mới 2017. 
    ...3,  2, 1, 0... Chúc mừng năm mới 2017!
    Hàng ngàn người đã tập trung xung quanh bảng đếm ngược trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) để hòa giọng đón chào năm mới 2017 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
    ... Sài Gòn bước sang năm mới 2017 trong tiết trời se se, 25-26 độ. Hà Nội lạnh hơn nhưng cũng chỉ 17, 18 độ.
    Những bước chân và tâm hồn Việt Nam ở hai thành phố lớn hai miền Nam Bắc đã đón chào năm mới 2017 trong tiếng nhạc rộn rã trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM), quanh hồ Gươm (Hà Nội) như vậy, trong ánh sáng đủ sắc màu rực rỡ đêm giao thừa.
    Và không chỉ Hà Nội, TP.HCM, đêm nay trên mảnh đất hình chữ S này còn là muôn vàn ánh mắt chứa chan niềm tin yêu, chia sẻ thời khắc chuyển giao; từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.
    Chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng những gì chúng ta đã làm được trong năm 2016 sẽ khiến trái tim mỗi chúng ta ngập tràn hy vọng cùng đất nước, quê hương trong năm mới 2017.
    Yêu thương vô cùng những tấm lòng Việt Nam hôm nay, biết yêu thương, chia sẻ và gắn kết muôn lòng. Cho một quê hương đẹp hơn, giàu mạnh hơn và chan chứa tình người Việt Nam mình với nhau hơn.
    Chúc những bước chân, tấm lòng chào đón năm mới 2017 đêm nay hạnh phúc hơn trong ngày mới  này - ngày đầu tiên của năm mới 2017!
    M.D

    Làm việc lệch giờ, lệch ca… gây nhiều lo ngại ở TPHCM

    Thứ Bảy, ngày 31/12/2016 09:30 AM (GMT+7)
    Sự kiện: Thời sự
    Nhiều ý kiến cho rằng phương án bố trí thời gian làm việc lệch giờ, lệch ca mà TPHCM vừa khởi động lại tuy có thể kéo giảm lưu lượng phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm nhưng sẽ tác động đến kinh tế xã hội, gây đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của nhiều gia đình.
    Làm việc lệch giờ, lệch ca… gây nhiều lo ngại ở TPHCM - 1
    Tình trạng kẹt xe ở TPHCM xảy ra ngoài giờ cao điểm
    Ngày 30/12, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017, ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết trong năm tới, TPHCM sẽ nghiên cứu thực hiện nhiều giải pháp chống kẹt xe, trong đó có phương án làm việc lệch giờ, lệch ca.
    Phương án này đã được Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, báo cáo UBND thành phố quyết định sau Tết Đinh Dậu 2017.
    Đảo lộn cuộc sống
    Bà Dung (40 tuổi, ngụ phường 6, quận 3) cho rằng bố trí làm việc lệch giờ, lệch ca sẽ gây xáo trộn giờ giấc và lịch trình làm việc trong ngày của người dân. “Ông xã làm việc ở Bình Dương, ngày nào cũng đi sớm. Bình thường tôi có thể làm hai ba việc cùng lúc. 6 giờ 30 rời khỏi nhà, chở hai đứa nhỏ đi học. Thằng lớn học cấp 2, vào lớp lúc 6 giờ 45. Con bé học tiểu học, vào học lúc 7 giờ.
     Đưa con đến trường xong, tranh thủ trên đường đi làm, tôi tạt qua chợ mua vài thứ, đến cơ quan vừa kịp giờ làm việc (8 giờ). Nếu giờ giấc làm việc sớm hơn, tôi lo không kịp đưa con đi học buổi sáng, buổi chiều chạy lòng vòng chờ đến giờ rước con. Còn bố trí trễ hơn thì sau khi con vào lớp, mẹ phải chạy lòng vòng ngoài đường một lúc mới đến giờ làm và buổi chiều các con phải ngồi chờ cả tiếng mẹ mới tan sở… Phụ huynh thuê xe ôm đưa đón con có khi càng làm cho xe đông hơn, ùn tắc càng trầm trọng hơn”, bà Dung nói.
    “Triển khai giải pháp đi làm lệch ca, lệch giờ sẽ đụng chạm nhưng vì cái chung thì vẫn phải làm”.
    Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TPHCM
    Một số chuyên gia cho rằng hệ thống xe buýt học đường ở TPHCM còn hạn chế và chưa phủ kín thì việc áp dụng làm việc lệch giờ, lệch ca cần hết sức cân nhắc vì không chỉ gây phiền hà cho hàng vạn gia đình mà các trường học cũng gặp khó khăn phải bố trí người quản lý học sinh trong thời gian cha mẹ chưa kịp đến đón.
    TS Nguyễn Hữu Trí, chuyên gia đô thị cho rằng việc bố trí làm việc lệch giờ, lệch ca có thể dẫn đến tình trạng cán bộ công chức, người lao động “đi trễ, về sớm” để kịp đưa đón con, hoặc lo lắng, không tập trung làm việc sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ công.
    “Có rất nhiều giải pháp giảm ùn tắc như tổ chức lại giao thông, xử lý tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hạn chế đỗ xe trên đường, di dời bến xe, trường đại học, cao đẳng ra ngoại ô, thu phí ô tô vào trung tâm,… Nếu làm tốt rồi mà kẹt xe vẫn không giảm thì mới tính đến việc bố trí làm việc lệch giờ, lệch ca vì giải pháp này tác động trực tiếp đến đời sống người dân”, TS Trí nói.
    Hai lần bị “thẻ đỏ”
    Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa, thực hiện làm việc lệch giờ, lệch ca tác động đến một bộ phận người dân là khó tránh khỏi nhưng không vì thế mà bàn lùi. Trong quá trình triển khai, những vấn đề phát sinh sẽ được tiếp tục xem xét, điều chỉnh phù hợp. Trước mắt, có thể nghiên cứu, áp dụng thí điểm cho một khu vực hoặc một nhóm đối tượng để rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng.
    “Tôi đi công tác nước ngoài thấy công chức hành chính đi làm trễ về trễ, khối nhà máy sản xuất đi làm sớm về sớm…, thời gian lệch nhau một tiếng. Thế giới đã làm rồi và mang lại hiệu quả. Nếu mình cứ bàn lui thì muôn đời không làm được”, ông Khoa nói.
    Đề án học lệch giờ, làm lệch ca được UBND TPHCM chỉ đạo nghiên cứu từ năm 2001. Năm 2007, UBND TPHCM chính thức đưa giải pháp này vào kế hoạch số 6650 về giảm ùn tắc giao thông. Theo đề xuất của UBND TPHCM lúc đó, cán bộ công chức viên chức người lao động thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, hành chính công, các tổ chức chính trị, xã hội của địa phương làm việc trong khoảng thời gian 7 giờ - 16 giờ hoặc 8 giờ - 17 giờ. Tuy nhiên, đề xuất này đã không được HĐND TPHCM thông qua.
    Sau đó, UBND TPHCM quyết định thí điểm một phần đề án bằng cách bố trí lại giờ học các trường, các bậc học với thời gian lệch nhau khoảng 15 phút, đồng thời điều chỉnh giờ làm tại một số khu chế xuất - khu công nghiệp.
    Năm 2009, theo chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội lại đề xuất thực hiện đề án làm việc lệch ca, lệch giờ đối với các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp. Cụ thể: Thời gian làm việc từ 8 giờ hoặc 8 giờ 30; kết thúc vào lúc 16 giờ 30 đến 17 giờ (nghỉ trưa từ 30 đến 60 phút). Các doanh nghiệp nhà nước làm việc lúc 7 giờ, kết thúc lúc 15 giờ 30 (nghỉ trưa 60 phút). Riêng các phòng công chứng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính bắt đầu làm việc lúc 9 giờ. Một lần nữa, HĐND TPHCM lại phủ quyết.
    Trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 9 (đề nghị không nêu tên) cho rằng việc bố trí lệch giờ vào học, giờ tan trường giữa các trường, các cấp học trên địa bàn quận đã góp phần giảm ùn tắc giao thông.
    “Trường tiểu học và THCS Phước Bình cạnh nhau và gần chợ, thời gian vào học, tan trường lệch nhau khoảng 15 - 30 phút, phụ huynh trường này tập trung đưa rước con xong mới đến trường kia. Vì vậy, tình trạng ùn tắc không còn xảy ra thường xuyên dù cả hai trường nằm gần chợ Phước Bình”, ông nói.
    Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)

    Khẩn trương truy bắt hai đối tượng sát hại cô gái trẻ để cướp điện thoại ở Sài Gòn

    Thứ Bảy, 31/12/2016 11:41
    |
    (CAO) Qua trích xuất hình ảnh từ camera an ninh, cơ quan công an tình nghi cô gái trẻ bị hai đối tượng giết chết trong hẻm 237 đường Phạm Văn Chiêu (P.14, Q. Gò Vấp) nhằm cướp tài sản.
      Chiều ngày 31-12, cơ quan CSĐT Công an Q. Gò Vấp đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của công an TP.HCM khẩn trương xác minh lai lịch và truy bắt hai nghi can đâm chết chị Nguyễn Thị Băng (SN 1995, quê tỉnh Nghệ An) trong hẻm 237 đường Phạm Văn Chiêu (P.14, Q. Gò Vấp) để cướp tài sản.

      Cơ quan công an đang khám nghiện hiện trường vụ án mạng
      Trước đó như báo công an TP.HCM đã đưa tin, khoảng 22 giờ 30 phút ngày 29-12, người dân sống gần hẻm 237 đường Phạm Văn Chiêu (P.14, Q. Gò Vấp) phát hiện một cô gái trẻ nằm gục bên lề đường nên chạy tới kiểm tra thì thấy cô gái đang thoi thóp với nhiều vết thương trên người nghi bị ai đó sát hại.
      Dù được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong. Ngay sau khi vụ án xảy ra, công an Q. Gò Vấp cùng các đội nghiệp vụ của công an TP.HCM nhanh chóng vào cuộc khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng để điều tra làm rõ vụ án.
      Theo kết quả điều tra ban đầu, trước khi bị sát hại chị Băng được xác định đi chơi cùng người yêu là anh Lê Văn Nghĩa (cùng SN 1995, quê tỉnh Nghệ An). Tiến hành lấy lời khai của nam thanh niên này, Nghĩa khai vào khoảng 21 giờ ngày 29-12, Nghĩa đi cùng chị Băng ra khu vực vắng vẻ gần cổng sau trường tiểu học Lê Quý Đôn để tâm sự.
      Sau đó, Nghĩa để người yêu ngồi lại một mình để chạy đi mua nước uống. Tuy nhiên khi quay lại không thấy chị Băng ở đó nữa nên Nghĩa tưởng người yêu bỏ về trước nên anh ta cũng chạy về nhà. Khi vừa về đến nơi, Nghĩa nhận được điện thoại của người dân thông báo người yêu bị sát hại nên vội chạy ra cùng mọi người đưa nạn nhân đi bệnh viện 175 cấp cứu. Tuy nhiên, chị Băng đã tử vong do vết thương quá nặng.
      Trích xuất dữ liệu từ camera an ninh gần đó ghi lại, cơ quan công an được biết khi chị Băng đang ở một mình thì bị 2 đối tượng dùng dao khống chế. Bị chị Băng phản ứng lại, hai đối tượng này dùng dao đâm nhiều nhát vào người khiến nạn nhân gục tại chỗ và cướp chiếc ĐTDĐ của nạn nhân rồi bỏ đi.
      Hiện vụ án đang được điều tra làm rõ.

      TPHCM: Thu ngân sách trên 300.000 tỷ đồng

      TPHCM: Thu ngân sách trên 300.000 tỷ đồng
      Ảnh minh họa

      Tính đến ngày 30/12/2016, số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TPHCM là 300.700 tỷ đồng, đạt 100,8% dự toán và tăng 10% so cùng kỳ.

        Đây là số liệu được Sở Tài chính TPHCM công bố chiều ngày 30/12 tại Hội nghị báo cáo kết quả thu - chi ngân sách nhà nước năm 2016 của Thành phố.
        Nếu không tính số thu từ dầu thô, thu ngân sách Nhà nước thành phố là 286.740 tỷ đồng, đạt 102,37% dự toán.
        Riêng thu nội địa là 186.339 tỷ đồng, đạt 104,92% dự toán và tăng 19,08% so cùng kỳ. Cụ thể, thu từ khu vực kinh tế là 125.055 tỷ đồng, đạt 103,76% dự toán và tăng 18,98% so cùng kỳ. Thu từ khu vực khác là 61.285 tỷ đồng, đạt 107,37% dự toán và tăng 19,29% so cùng.
        Trong khi đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 100.400 tỷ đồng, tăng 6,92% so với cùng kỳ.
        TPHCM đạt được số thu ngân sách vượt dự toán nêu trên là do năm 2016 tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung, TPHCM nói riêng tiếp tục chuyển biến tích cực, một số ngành lĩnh vực có sự phục hồi và phát triển tốt.
        Chủ tịch UBND TPHCM đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết, năm 2016, kinh tế Thành phố tiếp tục vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn thành phố tăng 8,05% so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,76% thấp hơn cả nước ( 2,47%), góp phần cùng cả nước ổn định vĩ mô, kìm chế lạm phát.
        Năm 2017, dự toán thu ngân sách của Thành phố được giao là 347.882 tỷ đồng, tăng 15,79% so với dự toán năm 2016. Để hoàn thành nhiệm vụ này, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị ngành tài chính Thành phố tăng cường các biện pháp để đảm bảo nguồn thu; tích cực giải đáp những vướng mắc về thuế, đẩy mạnh tuyên truyền giúp các cơ sở kinh doanh, người dân, hiểu rõ các nghĩa vụ về thuế.
        Tăng cường công tác thanh kiểm tra; cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các DN và người dân thực hiện nghĩa vụ thuế. nâng cao năng lực cán bộ, loại bỏ những cán bộ những nhiễu DN.
        UBND các quận, huyện, tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác thu tại địa phương; đồng thời chú ý tăng cường đối thoại DN, kết nối ngân hàng – DN trên địa bàn, đẩy mạnh khai thác thu từ chuyển quyền sử dụng đất.
        Theo Lê Anh
        Chinhphu.vn

        Ông Mai Tiến Dũng: Chính phủ kiến tạo chuyển mạnh từ quản lý sang phục vụ

        Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, với Chính phủ kiến tạo, "những gì liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp thì đều là việc to".

        ong-mai-tien-dung-thu-tuong-dan-chung-toi
        Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Người phát ngôn Chính phủ).
        Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp năm mới.
        - Thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nhấn mạnh thông điệp xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động phục vụ nhân dân. Chính phủ kiến tạo được hiểu như thế nào?
        - Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, Thủ tướng đã đưa ra thông điệp này. Chính phủ kiến tạo trước hết phải tập trung hoàn thiện thể chế; rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, hành lang pháp lý theo hướng cắt giảm rào cản, tháo gỡ khó khăn cho người dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
        Các phiên họp Chính phủ sau đó luôn đặt nhiệm vụ xây dựng thể chế lên đầu tiên, rồi mới bàn cụ thể các vấn đề kinh tế-xã hội. Cùng với đó, Chính phủ kiến tạo phải chuyển mạnh hơn từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng thường nhắc chúng tôi rằng, cán bộ làm gì người dân đều biết, do vậy phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm dù trong bất cứ trường hợp nào. 
        Tôi đơn cử một chuyện, đó là Thủ tướng chỉ đạo trong dịp năm mới, các địa phương không được lên Trung ương chúc Tết thành viên Chính phủ, không phong bao, phong vì và ở các địa phương cũng tương tự như vậy. Thủ tướng nói điều này rất rõ ràng và dứt khoát. Làm được như vậy, sâu xa chính là góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính.
        - Quyết tâm của Chính phủ như vậy, nhưng làm sao để cả bộ máy hành chính chuyển mạnh hơn theo hướng phục vụ người dân, thưa ông?
        - Việc này đòi hỏi phải làm đồng bộ nhiều giải pháp, có lộ trình, tuy nhiên không có nghĩa chờ đợi. Điều đầu tiên là phải "xông vào việc" một cách chủ động, sáng tạo. Trong chỉ đạo, điều hành chiến lược, vĩ mô thì phải có trọng tâm, trọng điểm, nghĩa là xác định ưu tiên. Còn đối với những việc cụ thể thì không phân biệt to, nhỏ. Tinh thần là những gì liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp thì đều là việc to. 
        Khi dư luận “nổi sóng” với vụ quán cà phê Xin Chào ở TP HCM. Thủ tướng đã có ngay chỉ đạo xử lý chứ không chờ cơ quan chức năng tham mưu. Hoặc trong vụ thanh tra giao thông hành hung nhân viên hàng không, Thủ tướng cũng có ý kiến. Nhiều người điện cho tôi nói “việc nhỏ thế này mà Thủ tướng cũng chỉ đạo”. Tôi trả lời ngay “đừng nói như vậy, nếu đó là người nhà của anh thì việc này là nhỏ hay to?”. Muốn phục vụ người dân thật tốt thì phải đặt mình vào vị trí của dân, nếu anh đứng trên hay đứng ngoài thì không được.
        nguoi-phat-ngon-chinh-phu-viec-cua-dan-deu-la-quan-trong-1
        Ông Mai Tiến Dũng kiểm tra chất lượng hải sản tại tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Hoàng Táo
        "Kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gì là minh bạch"
        - Ông là Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng. Tổ này có vai trò như thế nào trong việc đưa thông điệp nêu trên của lãnh đạo Chính phủ vào cuộc sống?
        - Mục đích chính của Tổ công tác là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng giao cho các bộ ngành địa phương. Khi chúng tôi đến các bộ ngành, địa phương làm việc, đều rất công khai, mời báo chí tham dự đầy đủ. Chính tôi chịu sức ép rất lớn về điều này. Một số Bộ trưởng nói "sao có nhiều báo chí thế", tôi trả lời "tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, kiểm tra mà đóng cửa bảo nhau thì còn gì là minh bạch". Mới đầu anh em chưa quen với viêc này, cũng không đơn giản.
        Trong 5 tháng qua, cùng với việc kiểm tra tại 13 bộ ngành, địa phương, Tổ công tác đã tiến hành một số cuộc làm việc chuyên đề do Thủ tướng trực tiếp yêu cầu. Qua đó, kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao có chuyển biến rõ nét. Từ tháng 8 đến tháng 12/2016, số nhiệm vụ quá hạn giảm 16,2% so với thời điểm 31/7 - thời điểm trước khi Tổ công tác được thành lập.
        - Ngoài chuyện "mời nhiều báo chí", ông còn chịu sức ép nào khác?
        Chúng tôi đến làm việc với các bộ ngành, địa phương thì không phải cấp trên xuống. Tổ trưởng Tổ công tác và lãnh đạo các bộ đều có vị trí như nhau, do vậy trong công việc phải đúng vị thế, đúng mực, làm sao để các bộ ngành, địa phương chia sẻ rằng đây là vì công việc chung. 
        Ban đầu, anh em trong Tổ công tác cũng có những ngại ngần. Tôi quán triệt cứ nghiêm túc làm việc, công tâm, trung thực. Không phải đi kiểm tra trước mặt thì nịnh, ra ngoài gặp cơ quan báo chí lại né tránh. Kiểm tra mà làm thế, không ai tin cả.
        "Không đánh võng" với báo chí
        - Một nhiệm vụ khác ông đang đảm nhiệm - Người phát ngôn Chính phủ, cũng được cho là chịu nhiều sức ép khi phải trả lời những câu hỏi nóng từ dư luận và báo giới. Ông nghĩ sao?
        - Tôi có nghe nói ở vị trí Người phát ngôn Chính phủ thì "sợ" nhất là phải làm việc thường xuyên với báo chí. Nhưng tôi quan niệm là cởi mở, thông tin thẳng thắn, không biết thì nói không biết, nếu nói sai xin lỗi, tuyệt đối không "đánh võng".
        Trước đây họp báo Chính phủ hàng tháng không trực tuyến, nhưng bây giờ đưa lên mạng xã hội, người dân có thể tiếp cận được ngay. Mục tiêu của Chính phủ là làm sao để thông tin đến người dân nhanh nhất, đúng nhất. 
        Khi vừa nhậm chức, có người khuyên tôi “ông phải xây dựng hình ảnh”, tôi gạt đi ngay. Mình không thể làm thế, mà phải luôn là mình chứ. 
        - Trong thời gian tới, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh.Ông tự tin như thế nào với những nỗ lực của mình?
        - Làm việc mà chỉ nghĩ nay mai bỏ phiếu thì không thể làm được. Sống và làm việc bằng cái tâm là tốt nhất. Khi nhận nhiệm vụ từ địa phương lên, tôi lo lắm chứ. Nhưng đã vào vị trí thì phải đúng chức năng, đúng vai, không né tránh. Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu não tham mưu cho Thủ tướng, kết nối các bộ, ngành, địa phương mà không rõ quan điểm, đường lối, không có bản lĩnh thì sẽ tạo ra sự trì trệ. Trong công việc không tránh khỏi va chạm, nhưng mình vì cái chung thì mọi người sẽ hiểu và chia sẻ.
        Anh Minh

        Thế giới chào đón Năm Mới 2017

        • 4 giờ trước
        Xem tiếp...

        CỨU SINH KỲ DIỆU 8

        (ĐC sưu tầm trên NET)

                                                               10 tác dụng không ngờ của rau muống

                                                Những cấm kỵ khi ăn rau muống - Sức khỏe & đời sống


        Rau muống kết hợp với thực phẩm này sẽ trở thành thuốc quý chữa 3 bệnh nguy hiểm

        Vân Hồng |
        Rau muống kết hợp với thực phẩm này sẽ trở thành thuốc quý chữa 3 bệnh nguy hiểm

        Đông y cho rằng, nếu chỉ luộc, xào hay nấu canh thì chúng ta vô tình đã bỏ lỡ 3 bài thuốc tuyệt vời để chữa các bệnh về huyết áp, mỡ máu và lượng đường trong máu cao.



        Chuyên gia gọi rau muống là "khắc tinh" của bệnh "tam cao".
        Rau muống là món ăn phổ biến của người Việt bởi đây là thực vật dễ trồng, phổ biến ở hầu hết các địa phương. Trước đây rau chỉ được trồng theo mùa, nhưng giờ có thể tìm mua được quanh năm, kể cả khi trái vụ.
        Theo nghiên cứu của Đông y, rau muống không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn được xem là một vị thuốc nếu biết chế biến đúng cách.
        Công dụng của rau muống
        Rau muống kết hợp với thực phẩm này sẽ trở thành thuốc quý chữa 3 bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.
        Theo Đông y, rau muống có tác dụng giải cảm nắn, bù nước, thanh nhiệt, giải độc, cầm máu nhanh, làm mát máu, nhuận tràng, thông tiện. Trong sách "Nam phương thảo bản trạng" (Trung Quốc) còn ghi rằng đây là loại rau "kỳ lạ" vì có thể thích ứng với khẩu vị của nhiều người, chữa bệnh không kém gì dược liệu.
        Cụ thể, rau muống có tác dụng chữa bệnh trĩ, đi ngoài có máu trong phân, bị rắn cắn, nhiễm trùng, khô dịch tiết âm đạo, ngộ độc thực phẩm.
        Thông thường, người bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ em chảy máu cam, nên ăn canh rau muống nhiều hơn để tăng cường hiệu quả điều trị.
        Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, rau muống giàu chất cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin có thể thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể hữu hiệu. Trong khi lignin có thể giúp cải thiện sức sống của vi khuẩn tốt, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.
        Ngoài ra, rau muống có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư ruột một cách rõ ràng. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật.
        Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho người bị tiểu đường.
        3 cách chế biến món rau muống thành vị thuốc
        1. Rau muống + Trứng gà = Hạ huyết áp
        Những người bị bệnh huyết áp cao nên nấu rau muống cùng với trứng gà. Cách làm như sau:
        Rau muống nhặt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.
        Rau muống kết hợp với thực phẩm này sẽ trở thành thuốc quý chữa 3 bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.
        (Ảnh: Mạnh Quân)
        2. Rau muống + Thịt gà = Giảm hấp thụ Cholesterol
        Người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn nhiều hơn món này. Cách làm như sau:
        Rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.
        Rau muống kết hợp với thực phẩm này sẽ trở thành thuốc quý chữa 3 bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.
        (Ảnh: Mạnh Quân)
        3. Rau muống + Râu ngô = Giảm lượng đường trong máu
        Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp bạn cải thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản. Cách làm như sau:
        Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.
        Rau muống kết hợp với thực phẩm này sẽ trở thành thuốc quý chữa 3 bệnh nguy hiểm - Ảnh 4.
        (Ảnh: Mạnh Quân)
        *Theo Tạp chí Dưỡng sinh (TQ)
        theo Trí Thức Trẻ

        10 tác dụng không ngờ của rau muống

        Phương Mai |
        10 tác dụng không ngờ của rau muống

        Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, điều trị thiếu máu hay tăng cường hệ miễn dịch là những lợi ích của rau muống có thể bạn chưa biết.


        1. Giảm cholesterol
        Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu) .
        2. Điều trị vàng da và các vấn đề về gan
        Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan.
        Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.
        3. Điều trị thiếu máu
        Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.
        4. Điều trị chứng khó tiêu và táo bón
        Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón.
        Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
        5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
        Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.
        6. Bảo vệ tim
        Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.
        Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ.
        Khoáng chất magiê trong rau muống giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.
        7. Ngăn ngừa ung thư
        Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da).
        Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.
        8. Có lợi cho mắt
        Rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
        9. Tăng cường miễn dịch
        Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.
        10. Lợi ích sức khỏe khác
        Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi…
        Nó cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ, thúc đẩy nôn trong trường hợp bị ngộ độc. Bên cạnh đó, bạn có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh.
        theo zing.vn

        Cách ăn rau muống đúng cách để loại bỏ độc tố

        Nguyên Hạnh |
        Cách ăn rau muống đúng cách để loại bỏ độc tố

        Rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng ăn sai cách có thể gây bệnh nghiêm trọng.



        Theo y học cổ truyền rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, chế biến thành nhiều món.
        Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.
        Theo Tây y, rau muống có nhiều chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin...
        Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
        
Ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai
        Ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai
        Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
        Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.
        Tuy nhiên, để rau muống tốt cho sức khỏe, cần biết cách làm sạch và ăn đúng cách.
        Trước hết, cũng như những loại rau khác, nên rửa sạch rau muống để bằng cách rửa sạch từng ngọn dưới vòi nước chảy.
        Ngâm rau với nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
        
Rau muống tốt cho sức khỏe nếu biết loại bỏ độc tố (ảnh minh họa)
        Rau muống tốt cho sức khỏe nếu biết loại bỏ độc tố (ảnh minh họa)
        Theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống.
        Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. 
        Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.
        Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...
        Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
        Ngoài ra, người có vết thương hở chưa lành cũng không nên ăn vì rau muống để lại sẹo lồi. Khi đang điều trị cá bệnh nội- ngoại khoa nên kiêng rau muống.
        theo Gia đình và xã hội

        Những bệnh tối kỵ ăn rau muống

        Những bệnh tối kỵ ăn rau muống

        Đối với những người bị viêm, đau nhức khớp hay huyết áp cao thì nên kiêng ăn rau muống để đảm bảo sức khỏe.


        Rau muống vốn là một loại thực phẩm phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình Việt.
        Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.
        Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2…Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Thực phẩm này còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
        Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.
        Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
        Ngoài ra, một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
        Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
        Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
        Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật -  Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
        Ông Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM, rau muống nước có nhiều khả năng nhiễm thuốc trừ sâu hơn rau muống cạn do quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.
        Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được xịt vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn
        theo Sức khỏe Đời sống

        Xem tiếp...