Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

BUỐN ƠI, VỀ ĐẬY VỚI CÔ HỒN! 47

(Đ C sưu tầm trên NET)

Quá khứ không phải là thứ có thể chối bỏ, và nỗi buồn là thứ khó có thể quên đi...

Guu.vn - Tôi biết ở phía trước con đường tôi đi luôn sẽ có một ai đó đứng chờ, một trạm dừng để tôi nghỉ lại. Nhưng khoảnh khắc đó, khi con người đã nắm giữ bình yên trong tay, tôi tin là, không mấy ai sẽ biết cách trân trọng.

Ngồi trước thềm cửa, gió hiu hiu lùa qua từng ngóc ngách của tâm hồn, khẽ lay nhẹ những tâm thức cũ kỹ đã ngủ quên vào những ngày mưa gió đã đi trước. Bàn tay khẳng khiu vươn mình ra trước gió, ôm lấy một khoảng trời bé nhỏ cho riêng mình, cầm, nắm và rồi là bám víu đến mức khô cằn và kiệt quệ. Gió trót lòng làm xót làn da mỏng manh dễ vỡ đó, hằn lại trên tay những vết xước trầy dù bé nhỏ nhưng lại đau đớn đến tột cùng. Không phải vì gió mạnh làm rát tay, mà là vì cũng vào một ngày có gió, đã có ai đó nỡ lòng làm rát buốt trái tim tôi. Để rồi in sâu, để rồi thành sẹo. Và để dấu xước đó trên đôi tay mãi mãi in dấu vào tâm hồn, vào trái tim và vào cả một cuộc đời còn đang mở rộng hướng về phía trước.
Những ngày mắt miên mải tìm cho mình một điểm tựa. Gió kia lại nổi, và mắt tôi lại buốt. Buốt đến nỗi cay nghẹn hóa thành nước, nhạt nhòa chảy xuống thành từng dòng, đơn có, đôi có. Không nhiều nhưng cũng đủ làm ướt nhầy cả một trang giấy trắng tôi đang cầm trên tay. Có khi nỗi đau chất chồng chẳng còn thực sự là một nỗi đau đúng nghĩa nữa. Mà chỉ là những vết sẹo in dấu qua ngang đời, để rồi những ngày quay về không lời hẹn khiến tôi chợt nhận ra cái gai trong lòng dường như đã ghim quá sâu, quá chặt vào trái tim. Thương tích sẽ lại lành, nhưng cái gai đó vĩnh viễn cũng không gỡ ra được.
Tôi biết ở phía trước con đường tôi đi luôn sẽ có một ai đó đứng chờ, một trạm dừng để tôi nghỉ lại. Nhưng khoảnh khắc đó, khi con người đã nắm giữ bình yên trong tay, tôi tin là, không mấy ai sẽ biết cách trân trọng. Bởi quá khứ không phải là thứ có thể chối bỏ, và nỗi buồn là khó có thể quên đi.
Cuộc đời ồn ào với nhiều sự tranh chấp và cấu xé giữa những con người, trắc trở với lắm thứ muộn phiền và dối trá. Nhớ nhớ-quên quên, chúng chẳng còn là những khái niệm thật rõ ràng. Tôi chỉ biết dù quên hay nhớ, sau những đêm thao thức một mình, mắt vô hồn ngước nhìn qua cửa sổ, tâm hồn chỉ còn giống như một cái thùng rỗng, thỉnh thoảng như bị cốc vài ba tiếng động đậy, đau đớn, rỗng tuếch và nhệch nhạt làm sao.
Tôi không biết cuộc đời mình mai này sẽ sáng chói hay tối tăm, nhưng những lúc như thế này, điều duy nhất tôi cần và nghĩ đến là một bàn tay, một bờ vai và một ai đó để dựa dẫm. Tôi không phải là kẻ yếu đuối, chỉ là tôi cần chúng để lấp đầy những khoảng hổng cô đơn trong lòng. Tôi vẫn có những con người thương yêu mình đấy chứ. Nhưng giữa những con người có tình, đâu phải rồi cũng có người sẽ hiểu? Và giữa những con người đã hiểu, nào có mấy ai chấp nhận dừng chân và bước đi cùng tôi?
Giữa trời gió mênh mang, một cái nhìn mộc mạc hướng về chân trời màu đỏ thẫm. Trời lại sẽ sắp mưa, và con người rồi lại sẽ trốn ru rú trong căn phòng ấm áp của mình. Chiếc đồng hồ trôi lặng lẽ qua từng giờ với tiếng tích tắc quen thuộc. Không gian đó vẫn bất động, vẫn một mình bộn bề cùng mớ công việc còn bỏ dở chưa xong. Và thời gian trôi...
...Cho đến khi mưa rơi xuống.
Mộc Yên Linh - Guu.vn

Tuyển tập những câu nói đáng nhớ về nỗi buồn 

Tình yêu là 1 chủ đề muôn thuở trong cuộc sống, nó rất đẹp, rất vui..., nhưng đôi khi cũng có nỗi buồn. Nhưng đôi khi bạn không nhận ra, chính trong cái buồn đó cũng có những cái hay mà bạn không nghĩ ra. Cùng xem những câu nói hay về nỗi buồn để cảm nhận nó thế nào nhé.

1. Laughing faces do not mean that there is absence of sorrow! But it means that they have the ability to deal with it.
Những gương mặt tươi cười không có nghĩa là nỗi buồn không tồn tại! Điều đó nghĩa là họ có thể chế ngự nó. ( William Shakespeare)

Giữa tình yêu sâu sắc cuộc đời và bóng tối trong trái tim là nỗi u uẩn trong suốt nhưng cũng lạnh buốt như sương đêm. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, thản nhiên như thế, vô tình như thế...

2. The tears fall, they're so easy to wipe off onto my sleeve, but how do I erase the stain from my heart?
Lệ rơi, thật dễ để dùng ống tay áo lau chúng đi, nhưng tôi phải làm thế nào để xóa vệt nước mắt khỏi trái tim mình?
3. And the stars just sit there and glimmer like they don't notice how we're dying inside, and the rain still pours and mocks us in our death, and the world goes on when all the hearts are broken.
Và những ngôi sao chỉ ở đó và lấp lánh như thể chúng không biết chúng ta đang chết dần bên trong, và mưa vẫn rơi nhạo báng cái chết của chúng ta, và thế giới cứ tiếp tục quay ngay cả khi tất cả trái tim đều tan vỡ.
Nhung cau noi hay va y nghia ve noi buon
nhung cau noi hay ve noi buon
4. One of the sweet things about pain and sorrow is that they show us how well we are loved, how much kindness there is in the world, and how easily we can make others happy in the same way when they need help and sympathy.
Một trong những điều ngọt ngào về đau khổ và u sầu là chúng cho ta thấy chúng ta được yêu nhiều như thế nào, sự tử tế tồn tại trên đời nhiều như thế nào, và dễ dàng như thế nào để giúp người khác hạnh phúc theo cách họ đã giúp ta khi họ cần tới sự trợ giúp và thấu hiểu.

5 Sadness flies away on the wings of time.
Nỗi buồn bay đi trên đôi cánh của thời gian.( La Fontaine)

6 Sadness is always the legacy of the past; regrets are pains of the memory.
Nỗi buồn là di sản của quá khứ; sự nuối tiếc là nỗi đau của ký ức.

7. Somewhere there's someone who dreams of your smile, somewhere there's someone who finds your presence worthwhile, so when you are lonely, sad and blue, remember there is someone, somewhere thinking of you.
Ở đâu đó có người đang mơ về nụ cười của bạn, ở đâu đó có người cảm thấy sự có mặt của bạn là đáng giá, vì vậy khi bạn đang cô đơn, buồn rầu và ủ rũ, hãy nhớ ràng có ai đó, ở đâu đó đang nghĩ về bạn.

8. Strange how laughter looks like crying with no sound and how raindrops look like tears without pain.
Thật lạ lùng cách mà tiếng cười trông giống như khóc than trong câm lặng và cách mà những giọt mưa trông giống như nước mắt mà không có nỗi đau.
9. Tears are the silent language of grief.
Nước mắt là ngôn ngữ câm lặng của đau buồn.( Voltaire)

10. Smile, even if it's a sad smile, because sadder than a sad smile is the sadness of not knowing how to smile.
Hãy cười, thậm chí dù đó là nụ cười buồn bã, bởi còn đáng buồn hơn nụ cười buồn bã là sự bi thảm vì không biết phải cười thế nào.
11. The only sadnesses that are dangerous and unhealthy are the ones that we carry around in public in order to drown them out with the noise; like diseases that are treated superficially and foolishly, they just withdraw and after a short interval break out again all the more terribly; and gather inside us and are life, are life that is unlived, rejected, lost, life that we can die of.
Thứ nỗi buồn duy nhất nguy hiểm và không lành mạnh là thứ nỗi buồn chúng ta mang theo ra bên ngoài để dùng âm thanh nhấn chìm nó; như bệnh dịch được chữa trị một cách thiển cận và ngu dốt, chúng chỉ thu mình lại và sau thời gian ngắn lại bùng lên khủng khiếp hơn nhiều; và dồn lại trong chúng ta và là sự sống, sự sống không được sống, bị phủ nhận và đánh mất, sự sống có thể khiến ta chết.( Rainer Maria Rilke)

12. If you haven't cried, your eyes can't be beautiful.
Nếu bạn chưa từng khóc, đôi mắt bạn không thể đẹp.( Sophia Loren)

13. Silence is the uttrinate eloquence of sorrow.
Im lặng là sự hùng biện cuối cùng của nỗi buồn.( William Wrinter)

14. Given a choice between grief and nothing, I'd choose grief.
Cho chọn giữa đau đớn và trống rỗng, tôi sẽ chọn đau đớn.
18 cau noi hay ve noi buon
nỗi buồn sâu đậm trong tim
15. What is the source of sadness, but feebleness of the mind? What giveth it power but the want of reason? Rouse thyself to the combat, and she quitteth the field before thou strikest.
Nguồn gốc của nỗi buồn còn gì hơn là sự yếu đuối của tâm hồn? Cái gì cho nỗi buồn sức mạnh nếu không phải là mong muốn tìm lời giải thích? Hãy tranh đấu đi, và nỗi buồn biến mất khi ngươi tấn công.( Akhenaton)
16. Con trai chọn cách im lặng cho những nỗi buồn, họ không khóc òa lên như con gái, cũng không dễ dàng bày tỏ tâm sự với ai. Khi bạn muốn lắng nghe, đừng cố gắng hỏi hết câu này đến câu khác, hãy im lặng ngồi cạnh, siết chặt bàn tay đang run rẩy trong niềm đau ấy, và chờ họ sẻ chia.

17. Bạn có thể che đôi mắt của mình khỏi những thứ mà bạn không muốn nhìn. Nhưng thực sự bạn không để che trái tim của mình khỏi những thứ mà bạn không muốn cảm nhận.

18. Trong cuộc sống, buồn vui là điều tất yếu, quan trọng là bạn biết cách tự an ủi và vượt qua.

Sức mạnh của nỗi buồn

TS Nguyễn Thị Từ HuyTia Sáng
06:03' CH - Thứ tư, 22/01/2014
Bảo Ninh, trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, đã nhìn nhận nỗi buồn như một cảm giác người căn bản nhất. Nỗi buồn chính là sức mạnh giúp con người chiến đấu và chiến thắng cả sự tàn khốc của chiến tranh lẫn sự phi nhân trong đời sống hòa bình. Với tác phẩm, nỗi buồn quy định cơ chế vận hành của văn bản. Với nhân vật chính, Kiên, nỗi buồn vừa có tính di truyền, vừa là sức mạnh kích hoạt hành động viết và duy trì khát vọng sống...

Nỗi buồn đã có lúc bị xem là cảm giác tiêu cực. Trong giai đoạnchiến tranh, nó bị cho là đáng sợ đến mức mà đã có những chủ trương cấm không được ủy mị, khôngđược buồn. Hậu quả của những chủ trương đó, các nhà thơ như Hữu Loan, Quang Dũng phải gánhchịu1. Nhưng nỗi buồn là một cảm giác người, một cảm giác mà thiếu nó, con người sẽkhông là con người. Các nhà văn nhà thơ Việt Nam thấu hiểu điều đó nên đã dùng nỗi buồn để đối lậplại sự phi nhân của chiến tranh. Chiến tranh có thể hủy diệt mọi thứ, nhưng nó không ngăn đượcngười ta cảm thấy buồn, cảm thấy đau khổ. Chiến tranh có thể giết chết người, nhưng không thể giếtchết được tính người. Nỗi buồn bị cấm đoán, người ta sợ nó làm mất dũng khí. Nhưng thực ra chínhnỗi buồn làm nên sức mạnh cho những người lính chiến đấu và chiến thắng. Không phải sự thù hận, màlà nỗi buồn. Yêu nước trước hết là đau buồn vì đất nước bị xâm lăng, bị nô lệ. Nỗi đau buồn đó làmột trong những cảm xúc khởi thủy của những trạng thái cảm xúc khác trong chiến tranh, là sức mạnhnguồn cội từ đó hình thành nên mọi sức mạnh khác mà người Việt Nam đã có trong chiến tranh.

Thế nên, bất chấp mọi cấm đoán, những câu thơ như "Đôi mắt người Sơn Tây/ u uẩn chiều lưu lạc /buồn viễn xứ khôn khuây", những bài thơ như Màu tím hoa sim trong thời chiến vẫn được lưu truyềnrộng rãi dù là không công khai và chúng gìn giữ phẩm chất người cho cả một dân tộc. Không một sựcấm đoán nào có thể khiến con người nơi đây từ bỏ phẩm tính người. Họ đã gìn giữ những câu thơ,những tác phẩm diễn tả tâm hồn, diễn tả đời sống tinh thần của họ. Những câu thơ như vậy, hay nỗibuồn chiến tranh là những dấu hiệu cho thấy dân tộc này là dân tộc của những con người chứ khôngphải là những cỗ máy chỉ biết phục vụ chiến tranh hay phục vụ thể chế một cách vô điều kiện. Gìngiữ và truyền bá những tác phẩm văn chương nghệ thuật thể hiện nỗi buồn trong một hoàn cảnh như vậychứng tỏ cộng đồng này đã tìm cách bảo vệ quyền tự do làm người, bảo vệ nhân tính của mình.

Chính trong tinh thần này mà cần đọc lại tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.

Ngay từ trang đầu tiên ta đã nghe thấy giọng của nỗi buồn cất lên. Chính nó, dù tác giả chưa gọitên. Chưa gọi tên nhưng đã cấp cho nó một diện mạo. Nỗi buồn tạc dáng vẻ của nó vào không gian,khắc sự hiện diện của nó vào thời tiết, triệu về kẻ đồng hành chết chóc của nó: chiến tranh. Nỗibuồn chảy ra từ mưa, bốc lên từ những gói hài cốt, nỗi buồn phả ra từ không khí ướtát.2

Âm hưởng của nỗi buồn lan tỏa suốt từ đầu đến cuối tiểu thuyết. Nó là âm thanh chủ đạo. Âm thanhcủa nỗi buồn vượt lên trên mọi âm thanh khác ở thời chiến. Nó trở thành một thứ âm thanh cứu rỗi.Chính nỗi buồn giữ cho con người vẫn còn là con người trong cái cỗ máy xay thịt của chiến tranh; nókhiến con người, dù bị hủy diệt bởi bom đạn sắt thép, vẫn đứng cao hơn bom đạn, sắt thép. Vì nỗibuồn không phải là âm thanh gào rú của máy bay, không phải là tiếng gầm của bom, tiếng nổ của pháo,tiếng rít của đạn. Nỗi buồn là âm thanh "của tâm hồn con người trong cuộc xung đột với chính nó,điều duy nhất có thể tạo ra tác phẩm hay, bởi đấy là điều duy nhất đáng để viết, đáng để thống khổvà nhọc nhằn"3. Tôi trích ý của Faulkner trong diễn từ nhận giải Nobel để nói như vậy.Gìn giữ nỗi buồn trong cảnh tàn sát và chém giết diễn ra hằng ngày của chiến tranh cũng có nghĩa làchống lại sự tàn lụi của tính người, chống lại sự hủy diệt con người. Faulkner còn nói rõ ông từchối điều gì: "Tôi từ chối chấp nhận sự tàn lụi của con người. […] Tôi tin tưởng rằng, con người sẽchiến thắng. Nó bất tử không phải vì giữa muôn loài nó có một tiếng nói không mệt mỏi, mà là vì nócó một linh hồn, một tinh thần có khả năng trắc ẩn, hy sinh và nhẫn nại. Bổn phận của nhà thơ vànhà văn là viết về những điều ấy. Đó là đặc quyền của hắn để giúp con người chịu đựng bằng cáchnâng cao tâm hồn mình, bằng cách nhắc nhở con người về sự can đảm, danh dự, hy vọng, kiêu hãnh,trắc ẩn, tình thương và sự hy sinh, những gì đã từng là vinh quang trong quá khứ củahọ."4 Faulkner được biết đến như một nhà cách tân quan trọng của tiểu thuyết thế kỷ XX,và như ta thấy, trong diễn từ nhận giải Nobel này, ông đã không nói về kỹ thuật văn chương. Đối vớiông, sáng tạo kỹ thuật là gì? Là "sáng tạo ra từ những chất liệu của tinh thần con người một cái gìtrước đây chưa từng có". Và nếu văn chương quan trọng thì bởi vì nó "là những điểm tựa, những trụcột giúp con người chịu đựng và chiến thắng"5. Bảo Ninh đã viết trong tinh thần này, ông cho chúngta thấy rằng nỗi buồn chính là một chất liệu của tinh thần con người, là điểm tựa nhân tính giúpcon người chịu đựng và chiến thắng.

Cái đẹp được bảo tồn trong nỗi buồn. Nỗi buồn là hiện thân của cái đẹp. Nỗi buồn nâng cao tâm hồn con người. Do vậy, nỗi buồn ở đây không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, ủy mị, mà trái lại chính là sức mạnh của nhân tính, sức mạnh của cái đẹp.
Nỗi buồn giúp con người tồn tại trong chiến tranh với tư cách là con người, nó giúp con người rakhỏi chiến tranh mà vẫn còn là người. Ở cuốn tiểu thuyết này, mọi cảm giác tiêu cực: sợ hãi, bấtlực, cảm giác nhục nhã, tàn bạo, cảm giác chiến bại, tuyệt vọng, niềm vui sống sót mang tính phinhân (niềm vui không cưỡng lại được khi người khác chết mà mình thì còn may mắn được sống), cảmgiác căm thù… tất cả đều được thanh lọc trong nỗi buồn, tất cả đều được thanh tẩy trong ánh sángcủa nỗi buồn. "Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu,như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát." (90) Các hồi ứcthời hậu chiến cũng được kết thúc trong sự cứu rỗi của nỗi buồn: "Tuy nhiên bao nhiêu sợ hãi và đauđớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anhkhi ấy trước tình cảnh kinh khủng quá sức chịu đựng ấy, không còn có thể trỗi dậy cùng với hồitưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiếntranh - tràn phủ tâm hồn anh" (206)


Tranh: Lê Thiết Cương

Cũng vậy, sẽ rất sai lầm trong việc tiếp nhận tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, nếu chỉ nhấn mạnhkhía cạnh "con quỷ" trong Chí Phèo, nếu chỉ nhấn mạnh khía cạnh nạn nhân của nhân vật, mà khôngthấy hết giá trị cái chết của Chí. Đó là một cái chết có ý nghĩa7. Cái chết của một con người cókhả năng từ chối sự tồn tại vật lý để bảo vệ các giá trị người của mình, để bảo vệ các giá trị tinhthần của mình. Chí Phèo thực ra ý thức rất rõ về hành động cuối cùng, về lựa chọn cuối cùng, dù nhàvăn đã cố tình "đánh lừa" độc giả bằng cách đặt Chí vào tình trạng say. Trước khi đi tìm giết BáKiến, Chí Phèo đã uống rất nhiều . Nhưng "càng uống càng tỉnh. Tỉnh ra, chao ơi buồn". Buồn đến mức"hắn ôm mặt khóc rưng rức". Chí Phèo đã hành động, đã chết với một ý thức hoàn toàn tỉnh táo, vớisự "kiêu ngạo" và "dõng dạc" cất tiếng đòi làm người lương thiện. Điều đáng nói ở đây là : cái cảmgiác mà Chí có trước khi chết là cảm giác buồn. Và cảm giác mà Chí có sau khi tỉnh dậy vào buổisáng hạnh phúc đầu tiên cũng là cảm giác buồn. Tính người trong Chí hồi sinh cùng với quátrình trỗi dậy càng ngày càng mãnh liệt của cảm giác buồn: từ "mơ hồ buồn", đến "chao ôi là buồn",rồi "hắn nôn nao buồn", "trong quan niệm của nhiều nhà văn Việt Nam, nỗi buồn chính là cảm giácngười căn bản nhất. Nỗi buồn là phần sâu thẳm của đời sống tinh thần. Chí nói rõ với Bá Kiến: "Chỉcòn một cách... biết không ?" Chỉ còn một cách là chết đi để có thể làm người. Chí phải chết để bảovệ phần người đã phục sinh trong Chí. Nam Cao cũng nói chính điều đó: con người có thể chết nhưngnhân tính không thể bị hủy diệt. Chí Phèo là một con người chân chính, con người đã dám lựa chọncái chết để bảo tồn tính người thay vì kéo lê một sự tồn tại có tính thú vật. Nam Cao cũng diễn đạtcái điều mà Faulkner tin tưởng: "con người sẽ chiến thắng". Cái chết của Chí Phèo chính là sự chiếnthắng của con người.


Mọi trạng thái kinh khủng, tàn bạo, chết chóc của chiến tranh cũng được hòa vào trong nỗi buồn.Chiến tranh để lại, trên những vùng đất mà nó tàn sát, không chỉ là sự hủy diệt, mà còn là cái nỗibuồn đã trở thành đặc trưng của mọi sự tồn tại trên mảnh đất đó: "đi đêm ở vùng này có thể nghethấy chim chóc khóc than như người", "các loại măng lại nhuốm một màu đỏ dễ sợ đến vậy, đỏ au nhưnhững tảng thịt ròng ròng máu". Có thể nhìn nhận những miêu tả này như là dấu hiệu của phong cáchkinh dị, ma quái. Nhưng cũng có thể nhìn thấy ở đó sự hiện diện của nỗi buồn, những đau đớn củachiến tranh vẫn còn tiếp diễn nơi những sinh vật sống.

Tại sao nỗi buồn có khả năng cứu rỗi? Vì nỗi buồn chính là tâm hồn, là một phương diện của tâm hồncon người. TÂM HỒN. Từ này vang lên nhiều lần trong tác phẩm. ["Giấc mơ lay thức tâm hồn Kiên"(29), "Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy" (43), "ở ngoài tầm với củatâm hồn anh" (47), "theo dần năm tháng tâm hồn anh càng ngày càng chín muồi hơn cái khát vọng thểhiện thiên chức thiêng liêng của đời mình" (49), "cũng như Kiên, hầu hết anh em ở đội hài cốt đã rakhỏi chiến tranh với một tâm hồn tràn ngập bóng tối tang thương" (88). "Dường như bóng tối của giờiđất khẳng định bóng tối trong tâm hồn anh" (115), "mặc cảm về sự què quặt hiển nhiên của tâm hồnmình" (123); "Tâm hồn anh trong đau khổ dường như đã biến hình" (183)…] Song hành với từ "tâm hồn"là một từ khác: TRÁI TIM. ["trái tim của anh, trái tim thực thụ của người lính chiến không đời nàocho phép anh ra tay hành động như vậy" (28), "và trái tim tôi run rẩy nhói đau" (44)…] Nghịch lýcủa chiến tranh là như vậy, giữa bạo lực tàn khốc, giữa sự hủy hoại mù quáng, giữa một thế giới phinhân thì những gì sâu sắc nhất thuộc về nhân tính, tâm hồn, trái tim, lại hiện ra một cách lồnglộng. Kiên hoàn toàn chắc chắn là anh có một tâm hồn. Anh dùng từ đó, "tâm hồn tôi", một cách tựnhiên, anh biết rất rõ nó tồn tại, anh biết rõ nó là gì.

Nỗi buồn không chỉ đưa con người siêu vượt guồng máy chiến tranh. Nhờ nó Kiên mới có thể tồn tạitrong hòa bình. Không có nỗi buồn, có lẽ cuộc sống sẽ chỉ còn là một sự chịu đựng dai dẳng. Nhờ nỗibuồn mà Kiên vẫn thực sự sống. Nhờ nó mà Kiên biết thế nào là cái đẹp và giá trị. Nỗi buồn đã giúpKiên hồi sinh trong hành động viết. Nỗi buồn là sức mạnh kích hoạt hành động viết. Với Kiên thờihậu chiến, sống có nghĩa là viết, hành động có nghĩa là viết. Và viết là để tìm lại nỗi buồn chiếntranh, tìm lại cội nguồn của nhân tính. Thật nghịch lý, đối với Kiên, chiến tranh mang lại sức mạnhcho tâm hồn con người, còn những tấn thảm kịch của đời sống thường nhật đã làm tàn lụi những sứcmạnh đó, đã hủy diệt tâm hồn. Bảo Ninh, vào thời điểm viết cuốn tiểu thuyết, đã nhận thấy điều này:tâm hồn dường như trở thành một thứ xa xỉ phẩm trong đời sống hiện tại. Đời sống không chiến tranhnày đã hủy hoại nhân tính với một tốc độ mà ta không lường trước được. Nỗi buồn chiến tranh, đóchính là cái đẹp mà đời sống thời bình đã đánh mất. Đối với Kiên, nỗi buồn đó gắn với hai thứ đẹpnhất: tình yêu và tự do. Hai thứ đó phải chăng giờ đây đã là quá khứ ? Đấy là lý do vì sao Kiên cứđuổi theo mãi những hồi ức về thời đã qua: "Từ chân trời dĩ vãng ngọn gió buồn vô hạn của tình yêuvà tự do như là niềm tiếc nuối không nguôi cứ mãi thổi hoài qua thành phố, qua làng mạc, và trongđời tôi…" (46).

Hồi ức khiến quá khứ trở thành hiện tại. Hồi ức khiến hiện tại bị xâm chiếm, bị thay thế bởi quákhứ. Thế nên, Kiên suốt đời phải sống trong cuộc chiến đó. "Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bâygiờ, tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu nàythấu đêm thâu kia thử hỏi đã bao năm ròng?" (44). "Thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào conthuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng. Đối với tôi tương lai đã nằm lại ởphía sau xa kia rồi. […] những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinhthần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay" (45). Quá khứ chiến tranh, oái ăm thay,lại là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, lại là nguồn sức mạnh tinh thần, lại là thứ mà Kiên không muốnquên, không thể quên khi đối diện với tấn trò đời của thời bình. Kiên nhiều lần nhấn mạnh điều này: "Chút lòng tin và lòng ham sống còn lại trong tôi không phải do những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnhcủa hồi tưởng" (45). Hồi ức về chiến tranh có sức mạnh cứu rỗi, có khả năng duy trì niềm tin. Hồiức đó gắn liền với nỗi buồn và tình người. Máu, sự chết chóc được hóa giải trong nỗi buồn đó. Trongchiến tranh người ta ý thức được mình là một con người, người ta biết hành động như thế nào cho racon người. Đó là ý nghĩa của sự hy sinh, của lòng can đảm, vị tha… khi đối diện với toàn bộ tínhphi nhân của cuộc chiến. Còn đời sống thời hậu chiến diễn ra theo chiều hướng nào? Người ta khôngcòn dám đối mặt với sự phi nhân được ngụy trang nhân danh tồn tại. Và nhân tính dần dần bị đánh mấtnhân danh quyền được sống. Cuốn sách do vậy không chỉ có giá trị phản chiến, nó còn có ý nghĩa cảnhtỉnh, nó cảnh báo về sự hủy diệt nhân phẩm của những thảm kịch xã hội trong đời sống không chiếntranh.

Xã hội hòa bình mà trong đó Kiên đang sống là một xã hội như thế nào để đến nỗi một người cựu chiếnbinh phải đi tìm niềm tin và sức mạnh trong hồi ức về cuộc chiến tranh mà anh đã vui mừng thoátkhỏi nó? Cách đặt vấn đề này của tác phẩm khiến ta có thể xếp Bảo Ninh không chỉ vào hàng ngũ củacác nhà văn viết về chiến tranh, mà còn có thể xếp ông vào hàng ngũ những nhà văn viết để cảnh tỉnhvà bảo vệ các giá trị người theo nghĩa phổ quát. Tác phẩm của Bảo Ninh là một tác phẩm nghệ thuật.Bởi nó được viết ra trong mục đích tìm kiếm, bảo vệ, và duy trì cái đẹp. Ở đây chúng tôi nhấn mạnhkhía cạnh này: cái đẹp được bảo tồn trong nỗi buồn. Nỗi buồn là hiện thân của cái đẹp. Nỗi buồnnâng cao tâm hồn con người. Do vậy, nỗi buồn ở đây không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, ủy mị,mà trái lại, chính là sức mạnh của nhân tính, sức mạnh của cái đẹp. Xã hội có thể bất công, có thểthối nát, có thể tàn bạo, nhưng nếu các cá nhân trong xã hội đó còn nỗ lực đi sâu giải mã nội tâm,tìm hiểu về sự thật của chính mình, còn theo đuổi, tìm kiếm, gìn giữ phẩm giá người, gìn giữ cáiđẹp, thì vẫn còn hy vọng, vẫn còn có khả năng thay đổi.

***

Ở Kiên, sống đồng nghĩa với viết, và viết đồng nghĩa với hồi tưởng. Hồi ức trả lại cho Kiên sứcmạnh. Hồi ức đòi được hiện hữu, đòi có một hình hài, đòi được vật chất hóa, nghĩa là đòi Kiên phảighi lại, phải viết. Tác phẩm của Kiên được phát động từ một sức mạnh buồn bã. Nhờ nó mà Kiên có thểsống sót. Nhờ nó mà Kiên hồi sinh. Kiên hồi sinh vào quá khứ, chứ không phải là hồi sinh từ quákhứ6. Ngòi bút của anh chỉ có một con đường: lần trở lại dĩ vãng, làm sống lại sức mạnh được hunđúc từ dĩ vãng, được cất giấu trong quá khứ. Sứ mệnh của Kiên là phải trở thành nhà tiên tri củathời quá khứ. "Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứurỗi của đời anh. Bằng sự trầm mình sâu xa trong hồi tưởng, trong nỗi đau buồn chiến tranh không baogiờ nguôi mà anh sẽ tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hy sinh,là nhà tiên tri những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ" (208). Tại sao lại báotrước thời quá khứ? Thật kỳ lạ. Cứ như thể tương lai sẽ được làm bằng quá khứ, hay quá khứ chính lànội dung của tương lai. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, sẽ thấy sự sâu sắc của ngòi bút Bảo Ninh khi xâydựng nên nhân vật - người tiên báo quá khứ - này. Đến một ngày người ta sẽ phải quay lại để nhìnnhận cái quá khứ chiến tranh ấy như nó vốn tồn tại trong thực tế, với tất cả mọi sự thật của nó;chứ không phải chỉ trình bày nó ở những khía cạnh người ta muốn trình bày, chỉ nhìn nó ở những khíacạnh mà người ta muốn nhìn. Chừng nào các sự thật về cuộc chiến còn chưa được hiển lộ, chừng nàoquá khứ còn chưa hiện diện trong toàn bộ tính chân thực của nó, chừng đó vẫn còn chưa có ký ức lịchsử (hoặc chỉ có một thứ ký ức lịch sử giả mạo) và chừng đó quá khứ vẫn chưa phải là quá khứ. Trongý nghĩa này Kiên là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua.


TS. Nguyễn Thị Từ Huy

Xã hội có thể bất công, có thể thối nát, có thể tàn bạo, nhưng nếu các cá nhân trong xã hội đó còn nỗ lực đi sâu giải mã nội tâm, tìm hiểu về sự thật của chính mình, còn theo đuổi, tìm kiếm, gìn giữ phẩm giá người, gìn giữ cái đẹp, thì vẫn còn hy vọng, vẫn còn có khả năng thay đổi.
Có hai dòng hồi ức chính: hồi ức về chiến tranh và về tình yêu. Bắt đầu bởi hồi ức về chiến tranhvà kết thúc bởi hồi ức về tình yêu, ở đoạn khốc liệt nhất, đau đớn nhất, chết chóc nhất của mốitình không tàn phai ấy.

Cuốn sách đề cập đến những chủ đề lớn: chiến tranh, hòa bình, cái chết, cuộc sống và tình yêu. Nóđặt câu hỏi: sống là gì? và đâu là khả năng tồn tại của tình yêu ? Có những lúc Kiên thực sự phânvân giữa cuộc chiến và Phương, giữa lý tưởng và tình yêu. Kiên đã có ý nghĩ ở lại bên Phương, vĩnhviễn, nhưng rồi "chiến tranh tình yêu của tôi" (189). Kiên đã lựa chọn như nhân vật Le Cid củaCorneil. Đúng hơn Kiên đã lựa chọn điều mà các thanh niên Việt Nam đã lựa chọn vào thời điểm đó,nói cách khác là Kiên không có lựa chọn. Cuộc chiến đó là ý nghĩa của cuộc sống, là giá trị làmngười. Rồi Phương bị cưỡng hiếp trên con tàu đưa Kiên vào chiến trận, bị cưỡng hiếp bởi những kẻcùng chiến tuyến với Kiên. Thú tính. Vậy ra thú tính không chỉ trỗi dậy khi người ta buộc phải bắngiết, khi người ta bị buộc phải đứng về những phe đối lập nhau. Nó có thể hiện diện khắp nơi, cóthể trỗi dậy khắp nơi. Mối tình bất thành của Kiên là nạn nhân của thú tính nơi con người, một thứthú tính ở tầm phổ quát, chứ không chỉ là nạn nhân của chiến tranh, khi mà thú tính trở thành mộtphản ứng có điều kiện.

Mối tình của Kiên và Phương không bao giờ tàn phai, nhưng bất thành. Đây là lời giải thích đau đớncủa Phương về việc tại sao hai người sống cạnh nhau trong cùng một hành lang mà không thể đến đượcvới nhau, không thể trọn vẹn thuộc về nhau : "Ký ức chẳng buông tha. Chúng mình đã lầm tưởng rằngcó thể vượt qua được một hạt sạn. - Phương nói với anh khi bỏ ra đi - Không phải là hạt sạn mà làmột quả núi. Lẽ ra lần ấy em nên chết đi… Như thế thì chí ít em vẫn là cái gì tốt đẹp trong trắngđối với anh. Còn bây giờ em sống, sống cạnh anh nhưng em là vực thẳm xấu xa và đen tối của đời anh.Phải không Kiên?" (80) Kiên đã làm Phương cảm thấy nhơ bẩn bằng những phản ứng tức thời trên contàu khi biết rằng Phương bị làm nhục, khi bỏ đi không một lời từ biệt để Phương phải tìm kiếm mộtcách tuyệt vọng ở thị xã Thanh Hóa. Kiên tiếp tục khiến cho Phương cảm thấy mình nhơ bẩn khi trở vềsau chiến tranh, khi hai người đã thử cùng chung sống. Kết cục là Phương phải thốt lên: "Đôi khi emcảm thấy mình như một con vật" (146). Phương ra đi cùng người họa sĩ già, như một giải pháp duynhất để giải thoát cho cả hai người, để cô còn có thể cảm thấy mình là một con người. Kiên đã khôngbiết làm thế nào để giúp Phương thoát khỏi ám ảnh về sự nhơ bẩn, nhục nhã. Kiên không biết làm cáchnào để vượt qua cái hạt sạn đã trở thành quả núi ấy, không còn biết hành động như một người bìnhthường, không còn biết yêu, biết quên như một người bình thường. Kiên không bằng cả người đàn ôngtrong câu ca dao: "Giữa đường nhặt cánh hoa rơi / Hai tay nâng lấy cũ người mới ta". Kiên khôngbằng cả cái anh chàng nho sinh họ Thúc, người đã biết nâng niu giá trị của một cô gái lầu xanh nhưKiều. Chiến tranh đóng vai trò gì trong việc tình yêu của anh bị hủy hoại như vậy bởi chính anh?Chính ở sự bất lực này của Kiên, sự yếu đuối này của Kiên mà cuốn tiểu thuyết giúp ta nhận thấytoàn bộ tính chất phức tạp của tâm hồn con người. Kiên đau buồn mắc kẹt trong tấn bi kịch mà khôngai ngoài anh có thể hóa giải nổi. Cả cái bi kịch này nữa cũng tắm trong ánh sáng của nỗi buồn, mộtthứ ánh sáng lạnh, sâu, nhức nhối, sưởi ấm cuộc đấu tranh nội tâm của con người.

Không phải ngẫu nhiên mà Kiên có biệt hiệu là "Thần Sầu". Kiên là hiện thân của nỗi buồn. Kiên mangtrong mình một nỗi buồn truyền kiếp, được cha anh trao lại trong lời trối cuối cùng của ông: "khôngcòn những bất hạnh lớn lao nữa… Nhưng nỗi buồn thì không nguôi… vẫn sẽ còn lại nỗi buồn… nỗi buồntruyền kiếp. Cha chẳng để lại gì được cho con ngoài nó, nỗi buồn ấy." (126) Hẳn ông biết rằng đó làmột gia tài quý giá mà không một tài sản vật chất nào có thể so sánh nổi. Cuộc đời Kiên là một nỗibuồn dài dằng dặc; mọi nỗi buồn đều biến thái từ nỗi buồn nguyên thủy ấy. Nó giúp anh không chỉnâng cao tâm hồn mà còn kết nối anh với những người khác. "Chúng tôi còn có chung một nỗi buồn, nỗibuồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ. Chính nhờ nỗibuồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh."(257-258). Nhờ nỗi buồn mà Kiên chống lại sự tàn lụicủa tâm hồn, chống lại sự suy tàn của con người. Nỗi buồn cũng là tài sản duy nhất mà anh để lạitrên mớ giấy tờ lộn xộn và trên những dòng chữ rối loạn. Kiên bỏ đi, có thể là đã chết. Nhưng nỗibuồn của Kiên tiếp tục sống cùng với người đàn bà câm, và tiếp tục sống với tất cả mọi người khibản thảo của anh được công bố. Cùng với nỗi buồn mà anh sẽ tiếp tục tồn tại.

Sẽ như thế nào nếu nỗi buồn chết đi mà con người vẫn sống ?

--------------
1
Vấn đề này cần được đào sâu và xem xét trong toàn bộ lịch sử của nó thì mới có thể cắtnghĩa được hiện tượng: buồn từng là điệu hồn của các nhà thơ mới rồi sau đó bị coi là tiêu cực, bịcấm đoán (rất nên nghiên cứu về sự cấm đoán cảm giác người này để hiểu thêm những chuyện khác)trong một thời gian dài, thậm chí kể cả sau khi chiến tranh kết thúc, cảm giác buồn vẫn cứ bị cấmđoán, cứ như thể nó là tội lỗi. Bằng chứng là cuốn sách của Bảo Ninh phải đổi nhan đề ở lần xuấtbản đầu tiên: "Nỗi buồn chiến tranh" bị biến thành "Thân phận tình yêu".
2 "Nửa đêm mưa xuống. Một màn mờ mỏng, dịu như sương, êm lặng rơi hầu như không thànhtiếng. Tấm bạt xe cũ nát lấm tấm dột. Nước mưa rỉ xuống thong thả rỏ giọt lên những bọc ni lông góihài cốt tử sĩ xếp lát trên sàn xe. Không khí ẩm sánh lại, quánh ướt, từ từ lùa những ngón tay dàingoằng lạnh toát vào bên trong bọc võng. Chảy rào rào buồn buồn, miên man như là dòng thời giantrôi thành tiếng, nghe nửa tỉnh nửa mơ. Cả trong lẫn ngoài giấc ngủ đều một đêm tối như bưng và mịtmùng hơi ẩm. Gió ướt rượi thở dài. Tự nhiên có cảm giác tuồng như chiếc xe bỗng dưng rời chỗ, imlìm lăn bánh, chạy êm ru, không cần động cơ, không người cầm lái, một mình mộng du trên con đườngrừng cô quạnh. Và âm thầm lẫn trong tiếng suối là tiếng thở dài của rừng sâu nghe vời vợi xa xôi vàtuyệt mù hư ảo như là âm vang vọng lại từ một thời nào đó, như là tiếng của lán lá vàng rơi trênthảm cỏ từ lâu lắm rồi." (Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, bản in năm 2009, tr. 5-6. Kể từ đâycác trích đoạn của tác phẩm sẽ được chú thích số trang đặt trong ngoặc đơn).
3 Diễn từ nhận giải Nobel Văn học của William Faulkner, năm 1950. Trích theo bản dịchcủa Phan Đan và Phan Linh trong cuốn Âm thanh và cuồng nộ, NXB Hội Nhà văn, 1992, tr. 391.
4 Âm thanh và cuồng nộ, sđd, tr. 392.
5 Âm thanh và cuồng nộ, sđd, tr. 392.
6 "Kiên tin rằng anh đã phục sinh, nhưng là một sự phục sinh lùi về sâu xa. Sẽ mỗi ngàymột lùi xa hơn, sẽ không ngừng phục sinh trong chuỗi dài tái hiện. Có vẻ như anh đã tìm ra cuộc đờimới của mình: đấy chính là cuộc đời đã qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh"(83).
7 Dù rằng từ một góc độ khác, cái chết đó bộc lộ sự yếu đuối của con người cá nhân bịkhuất phục trước ý thức cộng đồng. Chúng tôi đã phân tích điều này trong bài viết "Ý thức cộng độngvà số phận cá nhân".
Tia Sáng
Xem tiếp...

NHÂN TÍNH 43

(ĐC sưu tấm trên NET)

“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại. (Ảnh: internet)
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại. (Ảnh: internet)
Ngày 9/9/2015 là tròn 39 năm ngày mất của cựu thủ lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông. Truyền thông của ĐCSTQ đã có bài xã luận: “Khách quan và công bằng mà nói, ông Mao là người vĩ đại, chứ không phải là thần vĩ đại”. Có người chế nhạo trên mạng rằng, đối với các bình luận của truyền thông ĐCSTQ, chúng ta phải hiểu ngược lại mới đúng.
Ngày 10/9, “Thời báo Hoàn Cầu” – cơ quan truyền thông của ĐCSTQ có bài xã luận rằng: Chính quyền ĐCSTQ biểu thị sự tán dương và tôn trọng “hết sức khách quan” đối với “cống hiến” của Mao Chủ tịch đồng thời cũng “xác nhận” những “sai lầm” của ông. Sau khi chụp lên ông những danh hiệu khác nhau, bài viết đi đến kết luận rằng: “Ông Mao Trạch Đông không phải là người mà một cá nhân hay một nhóm người là có năng lực đánh giá, có thể đánh giá ông thì chỉ có toàn bộ nhân dân Trung Quốc.”
Sau khi bài viết được công bố, cộng đồng mạng lập tức bình luận về sự việc này. Một độc giả tại thành phố Chương Châu tỉnh Phúc Kiến châm biếm rằng: Xã luận của “Thời báo Hoàn cầu” chúng ta phải hiểu ngược lại thì mới đúng.
Một độc giả tại thành phố Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông thẳng thắn cho rằng: Chủ nghĩa ngoại lai của Mao đã làm trì hoãn Trung Quốc những 200 năm.
Độc giả tại Thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên thì bày tỏ: Chỉ có toàn bộ nhân dân Trung Quốc mới có thể đánh giá Mao Trạch Đông, vậy thì mang hết “công lao vĩ đại” và những “sai lầm” của ông ta, toàn bộ viết ra một cách chân thực, rồi đưa cho 1,4 tỷ người Trung Quốc bỏ phiếu. Như thế chẳng phải đưa ra được một đáp án công bằng nhất hay sao?

Có bình luận chỉ ra rằng, ĐCSTQ chỉ vì sự thống trị của chính mình, cho nên luôn luôn không dám thừa nhận sai lầm của Mao Trạch Đông, thực tế đáng xấu hổ nhất chính là lấy từ “tội ác” đổi thành “sai lầm” một cách xảo quyệt.

7 tội ác lớn nhất của Mao Trạch Đông
Tháng 12/2014 trên mạng có lưu truyền một bài viết ký tên tác giả là Trang Quế Tam, tổng kết 7 tội ác lớn nhất của nhân loại do ông Mao Trạch Đông gây ra. Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại.
1. Năm 1957 “Phản cánh hữu”, chụp mũ và giám sát 550.000 người phe cánh hữu, lấy những lời phát biểu của những người phe cánh hữu lập hồ sơ, khống chế nội bộ phe cánh hữu, tổng số gần 1 triệu người. Những người trong phe cánh hữu này hầu hết là thành phần tri thức, họ trong khi phê đấu đã tự sát nhiều đến mức không kể xiết. Đây là cuộc chiến chống lại nhiều người trí thức nhất của nhân loại.
2. Năm 1958 “Đại nhảy vọt”, để hùa theo cách làm liều lĩnh của Mao Trạch Đông, toàn quốc hưởng ứng một cách quá khích. Các nơi đua nhau phóng đại sản lượng thu hoạch mùa vụ, sáng tạo ra con số không tưởng, sản lượng trên một mẫu là 5.000 – 60.000 kg lương thực, thậm chí ông còn “nghiêm trọng” đặt ra vấn đề “lương thực nhiều quá ăn không hết thì phải làm sao?” Đây là chuyện hoang đường nhất của lịch sử loài người.
3. Theo thống kê của Hồ sơ giải mật Quốc gia, từ mùa xuân năm 1958 đến mùa xuân năm 1962, tại Trung Quốc có 37 triệu 500 nghìn người chết đói. Người dân cho rằng, nếu như tính cả người chết đói, chạy nạn bị thất lạc, trẻ sơ sinh chết do không đủ sữa, chết do bị bội thực, chết vì đói rét, vì quá đói đi ăn trộm đồ ăn bị đánh chết, không cho chạy nạn bị đánh chết… Nếu như tính tất cả những nguyên nhân đó, thì con số người chết ước chừng 60 triệu người. Mao Trạch Đông đứng đầu về thảm họa liên quan đến tính mạng con người, là điều thê thảm nhất của nhân loại.
4. Năm 1957 sau khi chống lại phe cánh hữu, phần tử cánh hữu và cả người nhà bị đưa về nông thôn, họ đều bị giám sát lao động, đồng thời bất kể lúc nào cũng có thể bị lôi ra phê đấu, để làm tài liệu sống cho đấu tranh giai cấp. Các vùng nông thôn rộng lớn này biến thành một trại giam khổng lồ, không cần tường bao, không có thời hạn thi hành án. Mao Trạch Đông khai sáng ra một trại giam khổng lồ chưa từng có trong lịch sử, cũng như tương lai.
5. Mao Trạch Đông thông qua rất nhiều thủ đoạn, khi mới đề xuất thì rất rõ ràng, nhưng khi kết thúc thì rất đen tối, thực thi sự sùng bái cá nhân, mê tín cá nhân. “Sáng xin chỉ thị, chiều phải báo cáo”, “Kính nghênh hồng bảo thư”Mê tín cá nhân và sùng bái cá nhân của Mao Trạch Đông đã lừa gạt con người mấy thế hệ, từ cổ chí kim, trong nước ngoài nước không ai sánh nổi.
6. Tháng 9/1962, bà Giang Thanh, vợ của ông Mao từ hậu trường bước ra khoa tay múa chân nói về việc chính trị quốc gia. Năm 1965 Mao Trạch Đông và bà ta ở trong phòng kín mưu đồ, đưa ra “Bình tân biên lịch sử kịch < hải thụy bãi quan>”, Giang Thanh được đề cử lên làm Phó Tổ trưởng Cách mạng Văn hóa Trung ương, sau đó lên làm Cố vấn Cách mạng Văn hóa Quân ủy, rồi Ủy viên Cục Chính trị. Ngoài Mao Trạch Đông ra, bà Giang Thanh trở thành cánh tay đắc lực với quyền lực vượt qua tất cả các lãnh đạo trong Trung ương ĐCSTQ. Bà Giang Thanh đã lợi dụng quyền lực mà Mao Trạch Đông giao cho để làm vô số việc ác, chuyện xấu và các vụ bê bối. Mao Trạch Đông trao quyền lực lớn nhất cho vợ của mình, chuyện này cũng chưa từng có trong lịch sử.
7. Mao Trạch Đông phát động kẻ thù chính trị đả kích Đại Cách mạng Văn hóa, khiến cho Trung Quốc lâm vào đại loạn. Trong 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo NTDTV

Lạc thú sắc dục của quan chức quân đội Trung Quốc thời Giang Trạch Dân

Trong kế hoạch giải trừ quân bị này, đội quân văn nghệ lộn xộn chính là đối tượng "ưu tiên" hàng đầu. Thời ông Giang Trạch Dân thống trị lực lượng quân đội, đây chính là "trung tâm lạc thú" của vô số những tên quan chức hủ bại.
Trong kế hoạch giải trừ quân bị này, đội quân văn nghệ lộn xộn chính là đối tượng "ưu tiên" hàng đầu. Thời ông Giang Trạch Dân thống trị lực lượng quân đội, đây chính là "trung tâm lạc thú" của vô số những tên quan chức hủ bại.
Sau Đại lễ Duyệt binh ngày 3/9, Chủ tịch Tập Cận Bình ra quyết định giải trừ 300.000 quân nhân, hiện nay đây là vấn đề nóng được dư luận quan tâm.
Trong kế hoạch giải trừ quân bị này, đội quân văn nghệ lộn xộn chính là đối tượng “ưu tiên” hàng đầu. Thời ông Giang Trạch Dân thống trị lực lượng quân đội, đây chính là “trung tâm lạc thú” của vô số những tên quan chức hủ bại.
Được biết, giải trừ quân nhân chủ yếu nhắm vào quân không tham gia chiến đấu, ví dụ như đoàn văn công, bệnh viện quân đội… Đa số mọi người bày tỏ thái độ đồng tình trên mạng: “Thải hồi đám lính văn nghệ là vô cùng hợp lý, vì họ chỉ ăn và lĩnh lương chứ không làm việc.”
Trong năm qua, các đoàn văn nghệ quân đội đã trở thành đề tài bàn tán của dư luận. Tân Hoa Xã từng có bài viết chỉ trích nặng nề đội ngũ văn nghệ quân đội và nêu rõ rằng, các thành viên trong đoàn văn công có nhiều người đã trở thành quan to hoặc người tình của những doanh nhân giàu có, họ đã phá hủy kỷ cương quân đội, nhưng trong số đó lại có nhiều người được phong quân hàm và chức vụ quá cao.
Sự xa hoa lãng phí của ông Giang Trạch Dân khi thống trị quân đội
Tài liệu «Ngoại tham» ở hải ngoại đã vạch ra những chuyện vô cùng hủ bại trong thời ông Giang Trạch Dân thống trị quân đội. Các vụ bê bối tình dục tràn lan trong các Tổng cục như Tham mưu, Hậu cần, Chính trị, thế nhưng không ai dám lên tiếng phản đối. Vào năm 1995, dưới Tổng tham tam bộ (còn gọi là Bộ phận Sách lược Kỹ thuật) có 15 tụ điểm giải trí, tuyển dụng 476 nữ “nhân viên”.
Trong quân đội có nhiều loại hình câu lạc bộ với cấp bậc khác nhau: nhà khách, nhà điều dưỡng, khu nghỉ mát, tất cả đều tranh nhau cung cấp những thú vui nhục dục cho các quan chức cao cấp hưởng lạc.
Ngày 1/11/2001, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, bất ngờ ra thông báo “Lập tức dừng hoạt động câu lạc bộ quân đội”, thành lập đoàn giám sát do Chu Dung Cơ làm trưởng đoàn, Trì Hạo Điền làm phó đoàn.
Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng cũng ra thông báo “Nghiêm khắc chấp hành thông báo của Trung ương, chỉnh đốn câu lạc bộ, nhà khách, khu nghỉ mát”. Những tụ điểm bị ra lệnh dừng hoạt động này đa số được dựng lên đầu những năm 1990, khi ông Giang Trạch Dân làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cao trào của nó lên đến khoảng năm 1997.
Những tụ điểm hưởng lạc chia thành 3 nhóm: cao cấp, chất lượng cao và trung bình. Nhóm cao cấp có khoảng 8 tụ điểm trên toàn quốc; nhóm chất lượng cao có khoảng 30 tụ điểm. Các câu lạc bộ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng phục vụ 24 giờ mỗi ngày, ngày ngày đều chật khách. Những khách giữ các loại thẻ có cấp độ khác nhau được tiếp đãi khác nhau. Loại thẻ vĩnh viễn là thành viên danh dự của câu lạc bộ, ăn uống hưởng lạc xong chỉ cần ký tên chứ không phải chi trả.
Nơi cao cấp, chất lượng cao còn phối hợp với y tế, có bác sĩ quân y đặc biệt phục vụ, có trang thiết bị y tế cấp cứu và xe cứu thương. Câu lạc bộ cấp đặc biệt còn có cả máy bay trực thăng cấp cứu. Các phương tiện trang thiết bị vô cùng xa xỉ, còn toàn bộ nhân viên như “phục vụ”, “trợ lý”, “hộ lý”… đều là phụ nữ trẻ đẹp chưa chồng. Để vào đây làm, họ được “thẩm tra lý lịch”, đa số được chọn từ các đoàn văn công quân đội, hoặc từ trường y tế quân đội. Những cô gái này được huấn luyện đào tạo về văn hóa, văn nghệ, lễ nghĩa, xã giao…
1301221709252583-ss1
Theo thông tin được biết, nguyên nhân khiến lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ cho ngừng hoạt động các câu lạc bộ quân đội là để “cải thiện tác phong Đảng”, đây là việc không thể không làm. Dù thế, hoạt động ngầm bên trong những tụ điểm này vẫn truyền ra ngoài, trên muốn gì thì đều được đáp ứng. Tại nhiều nơi, các cơ quan quân đội cũng biết tổ chức câu lạc bộ để phục vụ cho các quan trên thụ hưởng lạc thú trong những ngày nghỉ, ngày lễ. Tình cảnh thối nát này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sĩ khí quân đội.
Về vấn đề này, các lão tướng quân đội như Hồng Học Trí, Dương Thành Võ, Dương Bạch Băng từng nhiều lần tỏ rõ thái độ bất bình, họ lên án ông Giang Trạch Dân “tự hủy trường thành”. Tuy nhiên những người này đều đã bị ông Giang vô hiệu hóa, không còn thực quyền.
Truy cứu phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, kế hoạch đánh hổ chống tham nhũng đã khoét sâu vào thế lực quân đội, trước sau đã lôi ra những tướng lĩnh cao cấp gồm Phó tướng của Cục Hậu cần là Cốc Tuấn Sơn và cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng.
Đây là những tên tướng quân đội tham nhũng thối nát do ông Giang Trạch Dân dựng lên, không những phơi ra thực trạng tham nhũng khổng lồ mà còn dâm loạn cực độ. Ngày 15/3/2015, ông Từ Tài Hậu bị bệnh chết trong nhà lao, được miễn khởi tố; ngày 30/7, ông Quách Bá Hùng bị khai trừ khỏi Đảng và giao cho kiểm soát quân sự; ngày 10/8, ông Cốc Hùng Sơn bị xử tội tử hình, hoãn sau 2 năm thi hành án.
SpainistVerdict
Dư luận các giới đều đặt ra câu hỏi “Ai đã đưa những kẻ hủ bại này lên? Trách nhiệm của kẻ đó phải chịu thế nào?”, mà cái đích nhắm đến chính là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Liệu trong quá trình giải trừ quân nhân, Chủ tịch Tập Cận Bình có hạ bệ ông Giang Trạch Dân ngay được không? Hãy quan sát các động thái tiếp theo…
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch
Được biết, giải trừ quân nhân chủ yếu nhắm vào quân không tham gia chiến đấu, ví dụ như đoàn văn công, bệnh viện quân đội… Đa số mọi người bày tỏ thái độ đồng tình trên mạng: “Thải hồi đám lính văn nghệ là vô cùng hợp lý, vì họ chỉ ăn và lĩnh lương chứ không làm việc.”
Trong năm qua, các đoàn văn nghệ quân đội đã trở thành đề tài bàn tán của dư luận. Tân Hoa Xã từng có bài viết chỉ trích nặng nề đội ngũ văn nghệ quân đội và nêu rõ rằng, các thành viên trong đoàn văn công có nhiều người đã trở thành quan to hoặc người tình của những doanh nhân giàu có, họ đã phá hủy kỷ cương quân đội, nhưng trong số đó lại có nhiều người được phong quân hàm và chức vụ quá cao.
Sự xa hoa lãng phí của ông Giang Trạch Dân khi thống trị quân đội
Tài liệu «Ngoại tham» ở hải ngoại đã vạch ra những chuyện vô cùng hủ bại trong thời ông Giang Trạch Dân thống trị quân đội. Các vụ bê bối tình dục tràn lan trong các Tổng cục như Tham mưu, Hậu cần, Chính trị, thế nhưng không ai dám lên tiếng phản đối. Vào năm 1995, dưới Tổng tham tam bộ (còn gọi là Bộ phận Sách lược Kỹ thuật) có 15 tụ điểm giải trí, tuyển dụng 476 nữ “nhân viên”.
Trong quân đội có nhiều loại hình câu lạc bộ với cấp bậc khác nhau: nhà khách, nhà điều dưỡng, khu nghỉ mát, tất cả đều tranh nhau cung cấp những thú vui nhục dục cho các quan chức cao cấp hưởng lạc.
Ngày 1/11/2001, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, bất ngờ ra thông báo “Lập tức dừng hoạt động câu lạc bộ quân đội”, thành lập đoàn giám sát do Chu Dung Cơ làm trưởng đoàn, Trì Hạo Điền làm phó đoàn.
Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng cũng ra thông báo “Nghiêm khắc chấp hành thông báo của Trung ương, chỉnh đốn câu lạc bộ, nhà khách, khu nghỉ mát”. Những tụ điểm bị ra lệnh dừng hoạt động này đa số được dựng lên đầu những năm 1990, khi ông Giang Trạch Dân làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cao trào của nó lên đến khoảng năm 1997.
Những tụ điểm hưởng lạc chia thành 3 nhóm: cao cấp, chất lượng cao và trung bình. Nhóm cao cấp có khoảng 8 tụ điểm trên toàn quốc; nhóm chất lượng cao có khoảng 30 tụ điểm. Các câu lạc bộ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng phục vụ 24 giờ mỗi ngày, ngày ngày đều chật khách. Những khách giữ các loại thẻ có cấp độ khác nhau được tiếp đãi khác nhau. Loại thẻ vĩnh viễn là thành viên danh dự của câu lạc bộ, ăn uống hưởng lạc xong chỉ cần ký tên chứ không phải chi trả.
Nơi cao cấp, chất lượng cao còn phối hợp với y tế, có bác sĩ quân y đặc biệt phục vụ, có trang thiết bị y tế cấp cứu và xe cứu thương. Câu lạc bộ cấp đặc biệt còn có cả máy bay trực thăng cấp cứu. Các phương tiện trang thiết bị vô cùng xa xỉ, còn toàn bộ nhân viên như “phục vụ”, “trợ lý”, “hộ lý”… đều là phụ nữ trẻ đẹp chưa chồng. Để vào đây làm, họ được “thẩm tra lý lịch”, đa số được chọn từ các đoàn văn công quân đội, hoặc từ trường y tế quân đội. Những cô gái này được huấn luyện đào tạo về văn hóa, văn nghệ, lễ nghĩa, xã giao…
1301221709252583-ss1
Theo thông tin được biết, nguyên nhân khiến lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ cho ngừng hoạt động các câu lạc bộ quân đội là để “cải thiện tác phong Đảng”, đây là việc không thể không làm. Dù thế, hoạt động ngầm bên trong những tụ điểm này vẫn truyền ra ngoài, trên muốn gì thì đều được đáp ứng. Tại nhiều nơi, các cơ quan quân đội cũng biết tổ chức câu lạc bộ để phục vụ cho các quan trên thụ hưởng lạc thú trong những ngày nghỉ, ngày lễ. Tình cảnh thối nát này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sĩ khí quân đội.
Về vấn đề này, các lão tướng quân đội như Hồng Học Trí, Dương Thành Võ, Dương Bạch Băng từng nhiều lần tỏ rõ thái độ bất bình, họ lên án ông Giang Trạch Dân “tự hủy trường thành”. Tuy nhiên những người này đều đã bị ông Giang vô hiệu hóa, không còn thực quyền.
Truy cứu phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, kế hoạch đánh hổ chống tham nhũng đã khoét sâu vào thế lực quân đội, trước sau đã lôi ra những tướng lĩnh cao cấp gồm Phó tướng của Cục Hậu cần là Cốc Tuấn Sơn và cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng.
Đây là những tên tướng quân đội tham nhũng thối nát do ông Giang Trạch Dân dựng lên, không những phơi ra thực trạng tham nhũng khổng lồ mà còn dâm loạn cực độ. Ngày 15/3/2015, ông Từ Tài Hậu bị bệnh chết trong nhà lao, được miễn khởi tố; ngày 30/7, ông Quách Bá Hùng bị khai trừ khỏi Đảng và giao cho kiểm soát quân sự; ngày 10/8, ông Cốc Hùng Sơn bị xử tội tử hình, hoãn sau 2 năm thi hành án.
SpainistVerdict
Dư luận các giới đều đặt ra câu hỏi “Ai đã đưa những kẻ hủ bại này lên? Trách nhiệm của kẻ đó phải chịu thế nào?”, mà cái đích nhắm đến chính là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Liệu trong quá trình giải trừ quân nhân, Chủ tịch Tập Cận Bình có hạ bệ ông Giang Trạch Dân ngay được không? Hãy quan sát các động thái tiếp theo…
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch
Được biết, giải trừ quân nhân chủ yếu nhắm vào quân không tham gia chiến đấu, ví dụ như đoàn văn công, bệnh viện quân đội… Đa số mọi người bày tỏ thái độ đồng tình trên mạng: “Thải hồi đám lính văn nghệ là vô cùng hợp lý, vì họ chỉ ăn và lĩnh lương chứ không làm việc.”
Trong năm qua, các đoàn văn nghệ quân đội đã trở thành đề tài bàn tán của dư luận. Tân Hoa Xã từng có bài viết chỉ trích nặng nề đội ngũ văn nghệ quân đội và nêu rõ rằng, các thành viên trong đoàn văn công có nhiều người đã trở thành quan to hoặc người tình của những doanh nhân giàu có, họ đã phá hủy kỷ cương quân đội, nhưng trong số đó lại có nhiều người được phong quân hàm và chức vụ quá cao.
Sự xa hoa lãng phí của ông Giang Trạch Dân khi thống trị quân đội
Tài liệu «Ngoại tham» ở hải ngoại đã vạch ra những chuyện vô cùng hủ bại trong thời ông Giang Trạch Dân thống trị quân đội. Các vụ bê bối tình dục tràn lan trong các Tổng cục như Tham mưu, Hậu cần, Chính trị, thế nhưng không ai dám lên tiếng phản đối. Vào năm 1995, dưới Tổng tham tam bộ (còn gọi là Bộ phận Sách lược Kỹ thuật) có 15 tụ điểm giải trí, tuyển dụng 476 nữ “nhân viên”.
Trong quân đội có nhiều loại hình câu lạc bộ với cấp bậc khác nhau: nhà khách, nhà điều dưỡng, khu nghỉ mát, tất cả đều tranh nhau cung cấp những thú vui nhục dục cho các quan chức cao cấp hưởng lạc.
Ngày 1/11/2001, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, bất ngờ ra thông báo “Lập tức dừng hoạt động câu lạc bộ quân đội”, thành lập đoàn giám sát do Chu Dung Cơ làm trưởng đoàn, Trì Hạo Điền làm phó đoàn.
Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng cũng ra thông báo “Nghiêm khắc chấp hành thông báo của Trung ương, chỉnh đốn câu lạc bộ, nhà khách, khu nghỉ mát”. Những tụ điểm bị ra lệnh dừng hoạt động này đa số được dựng lên đầu những năm 1990, khi ông Giang Trạch Dân làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cao trào của nó lên đến khoảng năm 1997.
Những tụ điểm hưởng lạc chia thành 3 nhóm: cao cấp, chất lượng cao và trung bình. Nhóm cao cấp có khoảng 8 tụ điểm trên toàn quốc; nhóm chất lượng cao có khoảng 30 tụ điểm. Các câu lạc bộ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng phục vụ 24 giờ mỗi ngày, ngày ngày đều chật khách. Những khách giữ các loại thẻ có cấp độ khác nhau được tiếp đãi khác nhau. Loại thẻ vĩnh viễn là thành viên danh dự của câu lạc bộ, ăn uống hưởng lạc xong chỉ cần ký tên chứ không phải chi trả.
Nơi cao cấp, chất lượng cao còn phối hợp với y tế, có bác sĩ quân y đặc biệt phục vụ, có trang thiết bị y tế cấp cứu và xe cứu thương. Câu lạc bộ cấp đặc biệt còn có cả máy bay trực thăng cấp cứu. Các phương tiện trang thiết bị vô cùng xa xỉ, còn toàn bộ nhân viên như “phục vụ”, “trợ lý”, “hộ lý”… đều là phụ nữ trẻ đẹp chưa chồng. Để vào đây làm, họ được “thẩm tra lý lịch”, đa số được chọn từ các đoàn văn công quân đội, hoặc từ trường y tế quân đội. Những cô gái này được huấn luyện đào tạo về văn hóa, văn nghệ, lễ nghĩa, xã giao…
1301221709252583-ss1
Theo thông tin được biết, nguyên nhân khiến lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ cho ngừng hoạt động các câu lạc bộ quân đội là để “cải thiện tác phong Đảng”, đây là việc không thể không làm. Dù thế, hoạt động ngầm bên trong những tụ điểm này vẫn truyền ra ngoài, trên muốn gì thì đều được đáp ứng. Tại nhiều nơi, các cơ quan quân đội cũng biết tổ chức câu lạc bộ để phục vụ cho các quan trên thụ hưởng lạc thú trong những ngày nghỉ, ngày lễ. Tình cảnh thối nát này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sĩ khí quân đội.
Về vấn đề này, các lão tướng quân đội như Hồng Học Trí, Dương Thành Võ, Dương Bạch Băng từng nhiều lần tỏ rõ thái độ bất bình, họ lên án ông Giang Trạch Dân “tự hủy trường thành”. Tuy nhiên những người này đều đã bị ông Giang vô hiệu hóa, không còn thực quyền.
Truy cứu phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, kế hoạch đánh hổ chống tham nhũng đã khoét sâu vào thế lực quân đội, trước sau đã lôi ra những tướng lĩnh cao cấp gồm Phó tướng của Cục Hậu cần là Cốc Tuấn Sơn và cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng.
Đây là những tên tướng quân đội tham nhũng thối nát do ông Giang Trạch Dân dựng lên, không những phơi ra thực trạng tham nhũng khổng lồ mà còn dâm loạn cực độ. Ngày 15/3/2015, ông Từ Tài Hậu bị bệnh chết trong nhà lao, được miễn khởi tố; ngày 30/7, ông Quách Bá Hùng bị khai trừ khỏi Đảng và giao cho kiểm soát quân sự; ngày 10/8, ông Cốc Hùng Sơn bị xử tội tử hình, hoãn sau 2 năm thi hành án.
SpainistVerdict
Dư luận các giới đều đặt ra câu hỏi “Ai đã đưa những kẻ hủ bại này lên? Trách nhiệm của kẻ đó phải chịu thế nào?”, mà cái đích nhắm đến chính là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Liệu trong quá trình giải trừ quân nhân, Chủ tịch Tập Cận Bình có hạ bệ ông Giang Trạch Dân ngay được không? Hãy quan sát các động thái tiếp theo…
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch

Kết luận đã được xác thực: Trên 2 triệu người đã bị chính quyền Trung Quốc mổ lấy nội tạng sống

Ngày 20/6 vừa qua, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp  Pháp Luân Công (WOIPFG)  đã cho công bố kết luận điều tra: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”, tin này được xác thực vào ngày 24 tháng 6 vừa qua trong cuộc điện đàm với một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ là ông Trương Cao Lệ. Phát ngôn viên của WOIPFG, ông Uông Chí Viễn nói: “Đây là con số vô cùng ghê rợn, nhưng hoàn toàn đáng tin.”
Ông Uông Chí Viễn: Kết luận này đã được xác thực
Về vấn đề này, ông Uông Chí Viễn, người phụ trách điều tra, đã xác nhận với ký giả Đại Kỷ Nguyên: “Kết luận này đã được xác thực”.
Theo ông Uông Chí Viễn, “Báo cáo điều tra” do WOIPFG thực hiện bắt đầu từ ngày 20/1/2003, trải qua hơn 10 năm theo dõi và điều tra về tội ác tàn sát các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ, trên cơ sở thu thập và nắm vững số lượng lớn chứng cứ, dùng phương pháp điều tra thực chứng kết hợp phân tích chứng nghiệm mới đưa ra kết luận.
“Phương pháp phân tích dữ liệu lớn cần phải được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia, nó giúp phơi bày toàn bộ bức tranh hiện trạng, từ đó người theo dõi sẽ phân biệt được đâu là thực, đâu là giả.”
Ông Uông Chí Viễn nói: “Những chứng cứ mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ trước đây do WOIPFG đưa ra mang tính phân tán lẻ tẻ, chưa được tập hợp lại, chưa tổng hợp toàn cục để tiến hành thẩm lý điều tra rồi đưa ra kết luận. Từ góc độ thẩm lý hình sự, phải trình bày cụ thể toàn bộ vấn đề mang tính hệ thống.”
“Nhưng “Báo cáo điều tra” lần này đã phân tích vấn đề mang tính hệ thống, giúp nhận diện rõ đây là hoạt động mang tầm quốc gia do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân cầm đầu. Báo cáo tạo được sự liên kết hoàn chỉnh các chứng cứ khiến cho bất kỳ ai có chút kinh nghiệm về tố tụng hình sự khi đọc sẽ nhận thấy rõ: Tập đoàn Giang Trạch Dân đã phạm tội ác diệt chủng chống lại loài người”.
“Bất kỳ kết luận quan trọng nào của chúng tôi ít nhất cũng có hai chứng cứ luận đan xen, như việc chứng minh hoạt động cấp quốc gia do Giang Trạch Dân cầm đầu trong chương 2, chúng tôi phải đưa ra lời dẫn chứng của ít nhất 2 quan chức cấp cao, đồng thời còn kết hợp nhiều lời khai khác để chứng minh. Cách làm như vậy vô cùng thuyết phục, những ai trước đây không tin thì sau khi xem xong phần này sẽ phải tin vào sự thực.”
Ông Uông Chí Viễn tiếp tục trình bày “Báo cáo điều tra” bằng logic tố tụng hình sự cẩn thận: Từ ba kết luận quan trọng (Lời chứng thực Giang Trạch Dân đã hạ lệnh mổ sống lấy nội tạng; Những chứng cứ về hoạt động cấy ghép mà để thực hiện được đòi hỏi phải có số người sống cung cấp vô cùng lớn; Số người bị mổ sống lấy nội tạng vượt xa số tử tù của Trung Quốc), mỗi kết luận đều cho thấy ĐCSTQ mổ sống lấy nội tạng của học viên Pháp Luân Công. Ba kết luận này bổ sung cho nhau hình thành nên chứng cứ “kiềng ba chân” vô cùng vững chãi và đầy thuyết phục để chứng minh tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ.
Để làm rõ về con số học viên Pháp Luân Công bị sát hại ít nhất cũng hơn 2 triệu người, ông Uông Chí Viễn đã giải thích: Tại Trung Quốc có ít nhất 3 bộ số liệu liên quan đến cấy ghép nội tạng. Thứ nhất là tổng số ca cấy ghép theo công bố của Bộ Y tế Trung Quốc, thứ hai là số ca cấy ghép do các bệnh viện công bố công khai, thứ ba là số ca cấy ghép thực tế. Nơi cấy ghép là một số bệnh viện trọng điểm của địa phương và bệnh viện quân đội do Bộ Y tế và thế lực quân đội kiểm soát. Số lượng gan và thận cấy ghép trên thực tế là gấp 10-20 lần con số mà bệnh viện công bố, gấp 3 lần con số công bố về tổng số lượng cấy ghép do Bộ Y tế Trung Quốc đưa ra.
“Chúng tôi phân tích 714 trong tổng số 865 bệnh viện phát hiện có cấy ghép tạng, con số cấy ghép họ công khai là hơn 400.000, trong khi số học viên Pháp Luân Công bị giết hại ít nhất cũng hơn 2 triệu người.”
“Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn mới điều tra được chứng cứ này, vì chính quyền Trung Quốc kiểm soát rất nghiêm ngặt, che giấu, ngụy tạo và sửa chữa số liệu… Qua điều tra và phân tích chứng cứ từng số liệu, kết luận con số hơn 2 triệu người bị ĐCSTQ giết hại để lấy nội tạng là con số đáng tin cậy. Ai bác bỏ kết luận về số liệu của chúng tôi, cần phản bác lại số liệu cấy ghép cụ thể ở từng bệnh viện.”
Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc gián tiếp xác minh tính chính xác của Báo cáo
Nhân viên điều tra của WOIFG dùng thân phận là thư ký văn phòng của ông Giang Trạch Dân để điện thoại với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ là ông Trương Cao Lệ.
Khi “Thư ký văn phòng” nói rằng “Đồng chí Giang Trạch Dân đã hạ lệnh mổ lấy nội tạng của mấy trăm vạn học viên Pháp Luân Công” , thì Trương Cao Lệ không những không phủ nhận, mà còn tỏ ra không chút kinh ngạc, đáp lại  rằng “phải ngăn cản truy cứu việc này trong cuộc họp ở Bộ Chính trị và “mong Giang Chủ tịch hãy yên tâm”. Đáng sợ hơn nữa, ông Trương Cao Lệ còn nói “sẽ xử lý ổn thỏa các học viên Pháp Luân Công còn lại”.

Cuộc điện thoại này đã xác minh tính chính xác về kết luận cả trăm vạn người bị mổ sống trong “Báo cáo điều tra”, hơn nữa còn cho thấy hàng loạt học viên Pháp Luân Công đang bị bắt giam trở thành cái kho cung cấp nội tạng sống, đang đối diện nguy hiểm bị mổ sống bất cứ lúc nào.

Đến nay chính quyền Trung Quốc vẫn đang ép các học viên Pháp Luân Công tiến hành thử máu
Theo công bố của website Minh Huệ, không chỉ ép các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phải thử máu, chính quyền Trung Quốc còn đến tận nhà những học viên chưa bị giam giữ để cưỡng chế thử máu. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, ĐCSTQ vừa cưỡng bức nhục hình với các học viên Pháp Luân Công, vừa lấy máu để đối chiếu vì muốn biến họ thành cái kho cung cấp nội tạng.
Năm 2014, trang Minh Huệ đã đưa tin vạch trần việc tại nhiều địa phương, cảnh sát đến tận nhà ép buộc học viên Pháp Luân Công thử máu, trong đó nhiều nhất là tỉnh Quý Châu và Liêu Ninh. Có những nơi cảnh sát không tìm thấy học viên Pháp Luân Công đã ép người nhà của họ xét nghiệm máu, thậm chí đến người 80 tuổi cũng không bỏ qua. Phía cảnh sát nói họ làm theo lệnh của cấp trên.
Tháng 12/2014, trang Minh Huệ lại đưa tin “hàng loạt học viên Pháp Luân Công tại thị trấn An Thuận tỉnh Quý Châu bị ép lấy máu”, còn nêu rõ từ tháng 4/2014 đến nay, tại nhiều nơi ở An Thuận tỉnh Quý Châu, lực lượng cảnh sát trung ương và địa phương đã cưỡng chế phi pháp hoặc lừa gạt lấy máu học viên Pháp Luân Công. Chị Triệu, một học viên Pháp Luân Công chia sẻ với ký giả Đại Kỷ Nguyên về câu chuyện chị Trần Hủy, một học viên Pháp Luân Công ở Võ Hán, vào lúc hơn 8 giờ tối ngày 18/2/2015, vì đi phát tài liệu công bố sự thật về việc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị một đồn cảnh sát ở Võ Hán bắt giữ trái phép. Nhân lúc chưa bị công an phát hiện ra, chị Trần đã dùng điện thoại cầm tay đưa tin lên mạng weibo thông báo tình hình bị công an cưỡng ép xét nghiệm máu và nước tiểu.

Hơn 8 giờ tối ngày 18/2/2015, chị Trần Hủy vì đi phát tài liệu công bố sự thật đã bị một đồn cảnh sát ở Võ Hán bắt giữ trái phép. Vào khoảng 12 giờ đêm, chị Trần đưa tín hiệu cho biết chị bị công an cưỡng ép xét nghiệm máu và nước tiểu, trên hình thấy rõ ghế thẩm vấn và hai còng tay, phía trên là hộp đóng dấu và vật giống như bông sợi thấm cồn. Từ đó về sau không còn tin tức gì của chị, hiện mọi người rất lo lắng cho an nguy của chị (Ảnh: internet)
Hơn 8 giờ tối ngày 18/2/2015, chị Trần Hủy vì đi phát tài liệu công bố sự thật đã bị một đồn cảnh sát ở Võ Hán bắt giữ trái phép. Vào khoảng 12 giờ đêm, chị Trần đưa tín hiệu cho biết chị bị công an cưỡng ép xét nghiệm máu và nước tiểu, trên hình thấy rõ ghế thẩm vấn và hai còng tay, phía trên là hộp đóng dấu và vật giống như bông sợi thấm cồn. Từ đó về sau không còn tin tức gì của chị, hiện mọi người rất lo lắng cho an nguy của chị (Ảnh: internet)

Chị Triệu nói, chị quen chị Trần Hủy trên mạng weibo, là một trong vô số học viên Pháp Luân Công lên mạng tố cáo sự thật. Username trên mạng của chị là Lausanne, năm 2000 chị tốt nghiệp khoa Báo chí Đại học Nam Kinh, từng đi du học và làm việc ở Thụy Sĩ. Từng làm việc cho báo Đô thị Nam Phương, sau đó làm cho tờ Abbao ở Võ Hán, Hồ Bắc.
“Do tình trạng áp bức nghiêm trọng của ĐCSTQ với học viên Pháp Luân Công, để giữ an toàn cho học viên Pháp Luân Công Đại Lục, thông tin về họ đều phải hết sức thận trọng, tôi chỉ có thể nói đến đây”. Chị Triệu nói với tâm trạng lo lắng: “Từ sáng ngày 19/2 đến nay chúng tôi không còn tin tức gì của chị ấy, đang vô cùng lo lắng cho an nguy tính mạng của chị ấy. Chị ấy bị cảnh sát ép thử máu và nước tiểu, điều này chứng minh tội ác mổ sống lấy nội tạng của chính quyền Trung Quốc vẫn đang tiếp tục”.
Ông Uông Chí Viễn nói, chuyện cưỡng ép thử máu chứng tỏ tội ác mổ sống lấy nội tạng người vẫn đang tiếp diễn có tổ chức, hơn nữa chuyện này không chỉ giới hạn trong số các học viên Pháp Luân Công bị nhốt trong tù mà còn mở rộng ra tất cả các học viên khác mà cảnh sát Trung Quốc có thông tin về họ. Những điều này là bằng chứng thuyết phục cho tính chân thực của bản Báo cáo.
Cuối cùng, ông Uông Chí Viễn kêu gọi: “Các chính phủ, tổ chức và nhân sĩ chính nghĩa trên toàn thế giới cần ngay lập tức có hành động, truy xét và trừng phạt tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ! Phải mau chóng lôi tên đầu sỏ Giang Trạch Dân ra tòa án xét xử!” Đồng thời ông cũng có lời nhắn với những kẻ tòng phạm tiếp tay bức hại Pháp Luân Công:
“Bức hại Pháp Luân Công là tội ác chống lại loài người! Đây là tội ác tương đương bọn tội phạm chiến tranh phát xít Đức, bất cứ hành vi chấp hành mệnh lệnh nào cũng không thể trở thành lý do miễn tội. Hãy thẳng thắn tự thú, hối cải, khai rõ tội ác của những kẻ khác để lập công chuộc tội, đó là lối thoát duy nhất! ”
Ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada, một nhân viên điều tra độc lập cho rằng, những giúp đỡ tốt nhất với Trung Quốc hiện nay là phải ngăn chặn tình trạng chính quyền mổ cướp sống lấy nội tạng.
Ông Ethan Gutmman, một chuyên gia người Mỹ, chuyên trách về các vấn đề Trung Quốc đã cho công bố cuốn sách “The Slaughter” (Cuộc tàn sát) vào ngày 12/8/2014. Ông cho biết, trong cuốn sách đã công bố hàng loạt chứng cứ mới chứng minh tội ác cưỡng ép mổ sống người lấy nội tạng của ĐCSTQ, đặc biệt là trong năm 1999 sau đợt ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, bắt đầu chương trình giết mổ các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng với quy mô lớn, và hiện tội ác này vẫn đang tiếp diễn. Ông chỉ đích danh chính Chu Vĩnh Khang, Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị – Pháp luật của Trung Quốc trước đây là một nhân vật quan trọng trong kế hoạch này, các quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đều biết rõ.
Xem bản báo cáo chi tiết của tổ chức điều tra quốc tế về bức hại Pháp Luân Công tại đây www.upholdjustice.org/node/281
Theo NTDTV
Hồng Hoa và Đ.T biên tập

Đoạn kết của câu chuyện tội ác sẽ mãi mãi ghi dấu trong lịch sử loài người

Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”.(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”.(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Để chuẩn bị cho vụ án lớn nhất thế kỷ: Đưa cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ra xét xử trước pháp luật, gần đây truyền thông Trung Quốc và dư luận trên mạng liên tiếp có những bài ám chỉ Giang Trạch Dân là kẻ bán nước, hán gian, dâm loạn, hủ bại… Các vây cánh và thân tín của ông ta cũng lần lượt bị bắt và kết án… Nhà bình luận chính trị ông Phương Lâm Đạt cho biết, các dấu hiệu đã chỉ ra rõ, đây là giai đoạn đầu trước khi chính quyền tiến hành bắt giữ ông Giang Trạch Dân – lãnh tụ tối cao hàng thứ 3 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chỉ sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
PHẦN I
Tiểu sử của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân: Hán gian, phản quốc, bán đứng lãnh thổ, dùng thủ đoạn lừa dối để thăng tiến nhưng vẫn được Đảng tin dùng
Trung Quốc là một trong những quốc gia mà truyền thông thì bị định hướng và internet thì bị kiểm duyệt gắt gao hàng đầu trên thế giới. Tại đây, truyền thông sẽ chỉ đưa những tin tức theo ý muốn của nhóm cầm quyền nào đang chiếm thế thượng phong. Câu chuyện thanh trừng nội bộ trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không còn mới mẻ đối với người dân trong và ngoài nước. Vì thế khi báo chí trong nước liên tục có những bài viết ám chỉ không hay về một cựu Tổng Bí thư quyền lực tối thượng một thời như Giang Trạch Dân, thậm chí còn bóng gió về tiểu sử Hán gian, bán nước, tham ô, dâm loạn và hủ bại của ông ta, điều đó cho thấy dấu hiệu ngày tàn của ông đã không còn xa nữa.

Baidu từng công khai thân phận Hán gian của ông Giang Trạch Dân.
Baidu từng công khai thân phận Hán gian của ông Giang Trạch Dân.

1.1. Lịch sử Hán gian và phản quốc, cho không lãnh thổ: khoác áo giả “con mồ côi liệt sĩ cộng sản”
Từ trước tới nay, ông Giang Trạch Dân vẫn khoác áo “con mồ côi của một liệt sĩ cộng sản” để leo lên hết nấc thang này tới nấc thang khác trong hàng ngũ lãnh đạo của ĐCSTQ. Nhưng thực tế là, bức bình phong che đậy đẹp đẽ này không còn có thể đánh lừa được người dân trong và ngoài Trung Quốc đại lục được nữa, thậm chí chính trong nội bộ của ĐCSTQ, đây cũng đã không còn là một điều bí mật.
Năm ông Giang Trạch Dân 17 tuổi, chiến tranh chống phát xít trên toàn thế giới đang diễn ra ác liệt. Trong khi những thanh niên yêu nước thay nhau lên đường ra tiền tuyến đánh Nhật để cứu nước, thì năm 1942, ông Giang quyết định theo đuổi việc học tại Đại Học Trung ương Nam Kinh. Đây là một trường đại học của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ ở thành phố Nam Kinh dưới quyền kiểm soát của quân đội Nhật. Lý do là vì cha đẻ của ông Giang Trạch Dân là Giang Thế Tuấn từng là một sĩ quan cao cấp trong Ban Tuyên truyền phản Hoa của quân đội Nhật sau khi Nhật chiếm đóng tỉnh Giang Tô trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Ông Giang Thế Tuấn là một tên Hán gian phản quốc.
Để có thể đặt chân vào ĐCSTQ sau khi Đảng này giành được chính quyền trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, ông Giang đã bịa đặt lý lịch rằng mình được ông chú Giang Thượng Thanh (người đã gia nhập ĐCSTQ từ trẻ và sau đó bị cướp bắn chết) nhận làm con nuôi và dưỡng dục. Nhờ việc khai man lý lịch mà chỉ trong vòng mấy năm, ông từ một cán bộ cấp thấp thăng lên làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử. Việc thăng chức của ông Giang không phải vì có tài, mà là do quan hệ thiên vị cá nhân. Trong thời kỳ ông ta là Bí Thư Thành ủy Thượng Hải đã hết sức nịnh bợ những lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ như Lý Tiên Niệm và Trần Vân vì hai người này đến Thượng Hải hàng năm vào dịp Tết. Thậm chí, với tư cách là Bí thư Thành Ủy Thượng Hải, ông Giang đã từng đích thân đứng đợi hàng giờ đồng hồ trong tuyết dày để tự tay trao bánh sinh nhật cho ông Lý Tiên Niệm.
Khi Nga và Trung Quốc bắt đầu việc khảo sát biên giới chung năm 1991, ông Giang Trạch Dân vì sức ép của tổ chức gián điệp Nga mà bán rẻ một phần lớn lãnh thổ Trung Quốc, chấp thuận tất cả những hiệp ước bất công giữa Trung Quốc và Nga kể từ sau Hiệp ước Aigun. Lãnh thổ Trung Quốc khoảng hơn một triệu cây số vuông vì thế mà đã bị ông ta để mất vĩnh viễn.
Song, bất chấp lai lịch Hán gian, phản quốc, thậm chí bán đứng lãnh thổ, mà những thành viên trong nội bộ Đảng biết rõ từ xưa tới nay, cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lại đã từng được Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức tin dùng, là vì sao vậy?
1.2. Mẫu người mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã từng hết sức tin dùng: Giang Trạch Dân
Điểm lại lịch sử thì cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân từng là một cánh tay đắc lực cho cựu Chủ tịch nước Đặng Tiểu Bình. Nhờ ủng hộ Đặng Tiểu Bình trong cuộc đàn áp sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6/1989 mà ông Giang Trạch Dân được cất nhắc lên làm Tổng Bí thư của ĐCSTQ thay thế ông Triệu Tử Dương.
Cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn là một bước ngoặt trong cuộc đời của ông Giang Trạch Dân. Ông ta đã trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ sau khi bịt miệng một tờ báo tự do là World Economic Herald (tạm dịch là Người đưa tin Kinh tế Thế giới), bắt Chủ tịch Quốc hội Vạn Lý giam lỏng tại nhà riêng, và ủng hộ việc thảm sát.
Thậm chí trước khi cuộc thảm sát diễn ra, ông Giang đã trao một bức thư mật cho ông Đặng Tiểu Bình, đề xuất rằng phải có “các biện pháp kiên quyết” đối với sinh viên; nếu không “cả đất nước và Đảng sẽ bị khuất phục”.

Trong 15 năm qua, ông Giang Trạch Dân đã tiến hành đàn áp và giết hại bừa bãi tất cả những người bất đồng chính kiến hay các nhóm có niềm tin độc lập, dưới chiêu bài “ổn định là ưu tiên hàng đầu”.


Một sinh viên bị thương trong cuộc thảm sát 4/6/1989. Thẳng tay xả súng và chèn người bằng xe tăng có phải “ổn định là ưu tiên hàng đầu?
Một sinh viên bị thương trong cuộc thảm sát 4/6/1989. Thẳng tay xả súng và chèn người bằng xe tăng có phải “ổn định là ưu tiên hàng đầu?
Xe tăng cán người đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989
Xe tăng cán người đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989

Chính nhờ sự tàn bạo khát máu ủng hộ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989 mà bấp chấp lai lịch lừa dối, ông Giang Trạch Dân đã leo lên được nấc thang quyền lực cuối cùng: Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Trung Quốc.
Những nấc thang tội lỗi, đẫm máu trên con đường hoạt động chính trị của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, là tiền đề cho một tội ác thậm chí còn kinh hoàng hơn mà lịch sử nhân loại chưa từng có: Cuộc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công để kiếm lợi bất chính.
PHẦN II
ĐCSTQ với bề dày giết chóc tích lũy trong lịch sử cùng Giang Trạch Dân giết hại hàng triệu học viên Pháp Luân Công
Luoi-troi-long-long-5

Những học viên Pháp Luân Công đường hoàng rực rỡ ở thế giới tự do, nhưng tại Trung Quốc, họ phải chịu vu khống là tự tử, bị thần kinh, giết người... và bị bức hại tàn khốc. Người dân Trung Quốc đại lục thì bị phong tỏa mọi thông tin từ thế giới về Pháp Luân Công.
Những học viên Pháp Luân Công đường hoàng rực rỡ ở thế giới tự do, nhưng tại Trung Quốc, họ phải chịu vu khống là tự tử, bị thần kinh, giết người… và bị bức hại tàn khốc. Người dân Trung Quốc đại lục thì bị phong tỏa mọi thông tin từ thế giới về Pháp Luân Công.
Các họa sĩ tái hiện nỗi đau, sự đen tối và tàn bạo trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc trong triển lãm Chân Thiện Nhẫn, một sự đối lập với hạnh phúc, ánh sáng của tự do tại thế giới văn minh.
Các họa sĩ tái hiện nỗi đau, sự đen tối và tàn bạo trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc trong triển lãm Chân Thiện Nhẫn, một sự đối lập với hạnh phúc, ánh sáng của tự do tại thế giới văn minh.

2.1. Sự cộng hưởng tội ác giữa ông Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Xây dựng hệ thống khống chế quyền lực và sử dụng hơn 1/4 GDP quốc gia cho cuộc đàn áp
Nếu không có bộ máy bạo lực tinh nhuệ như Đảng Cộng Sản Trung Quốc dựa trên cơ sở chém giết và lừa dối, thì ông Giang Trạch Dân sẽ không bao giờ có thể phát động được chiến dịch diệt chủng này, một chiến dịch diệt chủng được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Tương tự như vậy, Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng đi ngược dòng chảy của xu thế lịch sử, nếu thiếu vắng một kẻ độc tài cứng đầu nhất quyết làm theo ý mình khi đưa ra và thực hiện chính sách diệt chủng này. Sự thông đồng và cộng hưởng giữa ông Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã khuyếch đại sự tàn bạo của cuộc đàn áp đến một mức độ chưa từng có trong lịch sử.
Trong những ngày đầu đàn áp, ông Giang Trạch Dân đã huy động tới ¼ ngân sách GDP của Trung Quốc để đàn áp Pháp Luân Công. Vào tháng 05/2003, ngân sách “để duy trì ổn định” được công bố là khoảng hơn 111 tỷ USD, thậm chí vượt cả ngân sách quân sự (khoảng 106 tỷ USD).
Ông Giang Trạch Dân đã làm gì với số tiền khổng lồ này?
Số tiền khổng lồ này được sử dụng cho bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, các lực lượng quân đội, cảnh sát tham gia vào cuộc đàn áp. Số tiền này cũng phục vụ hệ thống tuyên truyền bôi nhọ của phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng Internet, hệ thống giáo dục mà đưa ra thông tin một chiều vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công và nhà sáng lập – Đại sư Lý Hồng Chí. Số tiền này cũng dùng để trả thưởng cho những ai tố giác học viên Pháp Luân Công trong cả nước.
Số tiền này cũng được dùng để mua chuộc các kênh truyền thông quốc tế ở nước ngoài và gây sức ép kinh tế lên các quốc gia, các tập đoàn lớn, để không quốc gia nào, không một kênh truyền thông quốc tế lớn nào lên tiếng dù biết sự thật về cuộc đàn áp tại Trung Quốc. Đó là lý do mà những quốc gia vẫn được cho là mẫu mực nhất về nhân quyền, nhưng trước những hợp đồng kinh tế lớn với Trung Quốc, trong suốt một thời gian dài đã chọn cách im lặng trước cuộc đàn áp Pháp Luân Công hoặc đăng tin một chiều thuận theo vu khống của truyền thông Trung Quốc Đại Lục.
Hệ thống tường lửa để ngăn chặn và kiểm soát toàn bộ thông tin từ thế giới tự do cũng tiêu tốn những khoản tiền lớn trong ngân sách “duy trì ổn định” này.
Ông Giang Trạch Dân cũng đưa toàn bộ tay chân đàn em và thân tín, gia quyến của mình vào nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng để khống chế toàn bộ quyền lực trong Đảng và nền kinh tế, đặc biệt là công an và quân đội, cả trong thời gian đương quyền lẫn khi đã về hưu.
“Tứ trụ triều đình” của Giang Trạch Dân gồm: Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng. Sau khi theo Giang từ Thượng Hải lên Bắc Kinh, Tăng Khánh Hồng đã được bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn Phòng Trung ương, Phó chủ tịch nước. Công an thì Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh thâu tóm quyền lực, quân đội thì giao vào tay Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Vì vậy mà ông Giang Trạch Dân cũng đã dễ bề dựng lập nên hệ thống “Phòng 610” tà ác có quyền lực vượt trên hiến Pháp, toàn quyền chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công bất kể luật pháp, và giao cho hai đàn em Chu Vĩnh Khang và Lý Đông Sinh nắm quyền Trưởng phòng.
Phòng 610 điều phối tuyên truyền lừa dối, đàn áp Pháp Luân Công, giám sát và thu thập tình báo, tra tấn, cải tạo, “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công trong nước. Ngoài ra, Phòng 610 này còn cử nhân viên mật vụ đi khắp thế giới để tuyên truyền bôi nhọ, vu khống Pháp Luân Công và nhà sáng lập. Mua chuộc quan chức, cảnh sát thậm chí cả xã hội đen, mafia tham gia vào cuộc đàn áp, thậm chí nhiều lần tổ chức ám sát các học viên Pháp Luân Công và Nhà sáng lập.

Bởi vì “Phòng 610” là một văn phòng do Đảng Cộng sản lãnh đạo không có ủy quyền hợp pháp, nó thực chất là một tổ chức phi pháp bất chấp hiến Pháp tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã.

Ông Giang Trạch Dân đã thực sự vung số tiền khổng lồ để hòng “tận diệt Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng” như lời tuyên bố. Song điều này đã không thể xảy ra, tà không thể thắng chính, ĐCSTQ đã không thể tiêu diệt Pháp Luân Công.
2.2. Bất chấp các kết luận điều tra trung thực về Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân hạ lệnh đàn áp và thực hiện chiến dịch vu khống

Những giải thưởng và bằng khen cho Pháp Luân Công ở khắp nơi trên thế giới, trong khi ở Trung Quốc, người dân chỉ được nghe những lời vu khống một chiều từ phía Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Những giải thưởng và bằng khen cho Pháp Luân Công ở khắp nơi trên thế giới, trong khi ở Trung Quốc, người dân chỉ được nghe những lời vu khống một chiều từ phía Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Không chỉ lừa dối người dân Trung Quốc về xuất thân, từ con hán gian thành con “liệt sĩ”, ông Giang còn lừa dối người dân Trung Quốc sự thật về Pháp Luân Công trong suốt hơn một thập kỷ qua.
Bất chấp những kết luận điều tra tốt đẹp về Pháp Luân Công như:
“Chúng tôi nhận thấy công pháp của Pháp Luân Công rất tuyệt vời, có thể giúp ổn định xã hội, có hiệu quả tích cực rõ rệt trong xây dựng văn minh tinh thần, đây là điều không còn nghi ngờ gì”. (Kết luận điều tra toàn diện về Pháp Luân Công tháng 5/1998 của Tổng cục Thể thao Trung Quốc – Trưởng ban điều tra ở Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân)
Hay như kết luận thẳng thắn của Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch, khi vừa kết thúc nhiệm kỳ ngày 15/3/1998 đã lập một nhóm điều tra riêng của mình và đưa ra kết luận: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ.”
Đồng thời các Báo cáo điều tra này được gửi lên Bộ Chính trị, khi đó do chính ông Giang Trạch Dân đứng đầu. Giang Trạch Dân khi ấy vô cùng tức giận trước các báo cáo chân thực đó và đến tháng 7/1999, ông ta đã bất chấp tất cả, đơn phương phát động kế hoạch đàn áp tàn bạo với Pháp Luân Công.
Mệnh lệnh phát ra và toàn bộ hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ lập tức phải dọn đường cho cuộc đàn áp, đưa Trung Quốc quay lại thời kỳ đen tối của các cuộc giết người đẫm máu trong quá khứ.
Đang từ hết lời khen ngợi các lợi ích của Pháp Luân Công, truyền thông trong nước quay ngược 180 độ chuyển hướng tuyên truyền vu khống, bôi nhọ và bịa đặt về Pháp Luân Công cụ thể như sau…
2.3. Thỉnh nguyện ôn hòa lại bị vu khống là “bao vây khu vực tòa nhà của chính quyền trung ương”
Vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh để yêu cầu chính phủ dừng leo thang việc đàn áp, đe dọa các học viên Pháp Luân Công và cho phép họ tự do tập luyện trong hòa bình.
Đám đông đứng một cách trật tự trên vỉa hè. Một số người ngồi thiền, những người khác đọc sách hay nói chuyện nhẹ nhàng. Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp mặt các đại diện của nhóm học viên Pháp Luân Công và đảm bảo với họ rằng chính phủ không phản đối họ, và đồng ý sẽ giải quyết yêu cầu của họ. Mười nghìn học viên Pháp Luân Công đã trật tự ra về.
Luoi-troi-long-long-9
Đó là một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa nhất với quy mô lớn như vậy trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Cảnh sát không có việc làm chỉ đứng tán gẫu.
Tuy nhiên người đứng đầu ĐCSTQ Giang Trạch Dân lại có kế hoạch khác. Ông ta đã ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của nhà nước miêu tả lại cuộc thỉnh nguyện thành “một cuộc bao vây khu vực tòa nhà của chính quyền Trung ương,” và viện cớ này để phát động cuộc bức hại toàn diện đối với Pháp Luân Công.
2.4. Thêm bớt, cắt xén nội dung các bài giảng về khí công của ông Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp Luân Công) rồi đưa lên thông tin đại chúng:

Chính phủ Hoa Kỳ cảm tạ nhà sáng lập Pháp Luân Công- ông Lý Hồng Chí, trong khi ở trong nước Trung Quốc Đại Lục, ông bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc vu khống và bôi nhọ.
Chính phủ Hoa Kỳ cảm tạ nhà sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí, trong khi ở trong nước Trung Quốc Đại Lục, ông bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc vu khống và bôi nhọ.

CCTV, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày đoạn băng được dàn dựng nhằm truyền bá những lời vu khống bịa đặt về Pháp Luân Công. Những chương trình này bắt đầu bằng cách bóp méo và làm giả những lời giảng về khí công của ông Lý Hồng Chí rồi sau đó xen thêm vào những trường hợp của cái gọi là tự tử, giết người, tử vong do từ chối điều trị y tế. Họ đã làm mọi điều có thể để bôi nhọ và bịa đặt về Pháp Luân Công và người sáng lập.
Trường hợp truyền bá mạnh nhất là bỏ từ “không” ra khỏi điều ông Lý Hồng Chí đã từng nói trong một lần nói chuyện với mọi người, rằng “sự kiện về cái gọi là trái đất nổ tung không tồn tại”. Chương trình của CCTV đổi câu nói này thành: “việc trái đất nổ tung là có tồn tại”, và vì vậy đặt điều rằng Pháp Luân Công tuyên truyền về ngày tận thế.
Chương trình CCTV cũng sửa đổi đoạn ông Lý Hồng Chí giảng về vấn đề dùng thuốc điều trị bệnh, và cho phát tán nội dung sửa đổi thành “không cho các học viên uống thuốc”, và từ đó vu khống Pháp Luân Công gây nên 1.400 ca chết người do không uống thuốc. Sau này người ta còn khám phá ra rằng, các câu chuyện hầu như đều đã được thêu dệt, một số những người được báo cáo là đã tử vong thậm chí chưa bao giờ tồn tại.
2.5. Màn kịch dàn dựng vụng về của ĐCSTQ về người tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn: giết người để vu khống
Vào 23 tháng 01 năm 2001, năm người đã tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, các phương tiện truyền thông của chính phủ đã tuyên bố rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân Công. Trong ba tuần sau đó, truyền hình liên tục phát những hình ảnh ghê rợn của các nạn nhân. Công chúng đã quay sang dứt khoát phản đối Pháp Luân Công, và các vụ tra tấn cũng như bạo lực chống lại các học viên đã leo thang mạnh mẽ.
Nhưng có những lỗ hổng trong câu chuyện này và một loạt những bằng chứng xuất hiện cho thấy vụ việc này đã được dàn dựng, các nạn nhân là các diễn viên và ĐCSTQ đứng đằng sau vụ lừa đảo tồi tệ này.

Các học viên Pháp Luân Công vui vẻ, yêu chuộng hòa bình, nhưng tại Trung Quốc đại lục họ lại bị vu khống là “tự tìm đến cái chết để được lên thiên đàng”
Các học viên Pháp Luân Công vui vẻ, yêu chuộng hòa bình, nhưng tại Trung Quốc đại lục họ lại bị vu khống là “tự tìm đến cái chết để được lên thiên đàng”

Bất chấp những nỗ lực của Giang Trạch Dân trong việc gây sức ép, mua chuộc giới truyền thông quốc tế để không can thiệp và không đăng sự thật về Pháp Luân Công, cuối cùng, ngày 14 tháng 08 năm 2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) vẫn thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hợp Quốc rằng:
Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCSTQ thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một video phân tích vụ tự thiêu cho thấy rõ ràng rằng chế độ ĐCSTQ đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc.
Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ cũng đã phê phán vụ việc vì nó “là hành động do chính phủ dàn dựng để lừa gạt nhân dân.”
2.6. Bức hại và tra tấn tàn khốc với mệnh lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”
Sau khi đã hoàn tất chiến dịch vu khống và bôi nhọ, ĐCSTQ và Giang Trạch Dân đã thành công trong việc khiến người dân Trung Quốc quay lưng lại với các học viên Pháp Luân Công và thuận theo những vu khống để nhìn Pháp Luân Công như một tà giáo nguy hiểm.
Các mệnh lệnh tàn độc của Giang Trạch Dân được truyền xuống cho các cấp: “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”, “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” các học viên, “Học viên Pháp Luân Công bị bắt thì không cần xét xử, bị đánh chết thì coi là tự sát”…
Một chiến dịch đàn áp mưa máu gió tanh đã diễn ra trên khắp cả nước Trung Quốc.
Từ đó hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt bớ giam cầm, đánh đập, tra tấn, hãm hiếp, tẩy não, cải tạo lao động v.v.
Vợ hoặc chồng dù không tu luyện Pháp Luân Công cũng bị đuổi việc, con cái bơ vơ không được tới trường, gia đình bị nói xấu, phỉ báng, đơn vị, địa phương mất thành tích nếu có học viên Pháp Luân Công bị phát giác v.v.
Những hình ảnh bức hại và các phương pháp tra tấn tàn ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với học viên Pháp Luân Công:

Bắt bớ trên quảng trường Thiên An Môn
Bắt bớ trên quảng trường Thiên An Môn
      Học viên tái hiện các kiểu bức hại thực hiện trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức
Học viên tái hiện các kiểu bức hại thực hiện trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức

2.7. Đỉnh điểm của tội ác: ĐCSTQ và bè phái Giang Trạch Dân kiếm lợi nhuận khổng lồ từ việc mổ cướp nội tạng sống hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công và bán thi thể của họ
Luoi-troi-long-long-14
Bằng cách lợi dụng nguyên tắc tổ chức của Đảng là “toàn Đảng phải tuân theo ban chấp hành trung ương”, Giang Trạch Dân đã lợi dụng bộ máy nhà nước do ĐCSTQ kiểm soát để phục vụ mục đích đàn áp Pháp Luân Công. Nhờ đó mà ông ta đã có trong tay một hệ thống nhà tù, công an, quân đội, trại cưỡng bức lao động, phòng 610, bệnh viện quân đội… tất cả huy động phục vụ cho tội ác diệt chủng kiếm lợi kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử loài người: mổ cướp nội tạng.
Một lượng lớn các chứng cứ của các cuộc điều tra quốc tế đã chứng minh: ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết các học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng kiếm nguồn lợi nhuận khổng lồ hàng tỷ đôla, đây là một hành vi tàn sát mang tính diệt chủng trên toàn quốc, số nạn nhận ước tính vượt qua 2 triệu người”.
Với một thân thể, bệnh viện có thể khai thác các bộ phận lên tới trị giá gần cả triệu đôla (thận, gan, giác mạc, lá lách…). Với trên 2 triệu người đã bị giết phục vụ cho ngành công nghiệp ghép tạng, vậy số tiền kiếm được từ việc giết người sẽ khổng lồ đến mức nào? Có thể thấy rằng, nạn diệt chủng này đã vượt xa những tội ác của Hitler và Pôn pốt trong quá khứ.
Luoi-troi-long-long-15
Chưa dừng lại ở đó, ngay cả các xác chết của học viên Pháp Luân Công sau khi bị giết cũng được bán để kiếm lời phục vụ ngành công nghiệp triển lãm thi thể nhựa hóa.
Một báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) cũng đã khẳng định rằng, thay vì là “những người hiến tự nguyện” hay “những thi thể vô danh”, phần lớn thi thể trong triển lãm là của các học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ giết sau khi lấy đi nội tạng. Như vậy toàn bộ thân xác và nội tạng đều bị buôn bán để thu lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Luoi-troi-long-long-16
Sự khủng khiếp mà khó ai có thể tin nổi!
Có thể nói rằng, việc dám công khai lừa dối cả thế giới và kích động thù hận để đạt được mục đích của mình, ngang nhiên kiếm lợi nhuận khổng lồ trên máu, tạng, và sinh mệnh của người dân của chính nước mình, có lẽ không có một đất nước và thể chế nào lại biến dị như Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cái ác không thể tồn tại dài lâu. Thành ngữ có câu: “một tay không thể che nổi bầu trời”, “lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát”.
Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc một thời “ngự” trên “ngai vàng” dựng bởi lừa dối, tà ác, xúi bẩy, khống chế và diệt chủng, “ngai vàng” mà thực chất là chế độ độc tài tàn bạo ấy, sẽ tới lúc sụp đổ khi mà ngày càng có nhiều người nhìn nhận rõ tội ác này. Hiện nay, những vây cánh của Giang Trạch Dân vốn thao túng quyền lực đảng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã liên tục bị bắt, kết án tù, đó chính là quả báo đã tới không trừ sót một ai trong số họ. Người ta sớm nhìn thấy kết cục trong tương lai gần của Giang Trạch Dân, con hổ lớn cuối cùng sẽ phải đối diện với công lý và sự thật.
PHẦN III
Các học viên Pháp Luân Công đưa sự thật đến toàn thế giới và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
3.1. Những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công trong việc đưa sự thật đến toàn thế giới
Dù nắng hay mưa, gió bão hay băng tuyết, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên trì nỗ lực trong suốt 16 năm qua, bằng một cách thức đẹp đẽ và ôn hòa, để nói rõ cho toàn thế giới biết sự thật kinh hoàng diễn ra bên trong đất nước Trung Quốc có vẻ ngoài thịnh vượng phồn vinh.
Luoi-troi-long-long-17
Luoi-troi-long-long-18

Luoi-troi-long-long-19
Hình ảnh các học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường phố Los Angeles, Mỹ để nâng cao nhận thức của người dân thế giới về cuộc đàn áp đẫm máu tại Trung Quốc. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

3.2. Thế giới nói gì trước sự thật này?

Nữ Nghị Sĩ Mỹ Ros – Lehtinen phát biểu: “Những quan chức Trung Quốc không cho thấy sự tôn trọng, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, không xót thương và không hối hận. Cuộc bức hại Pháp Luân Công phải chấm dứt, và nó phải chấm dứt ngay lập tức”
Nữ Nghị Sĩ Mỹ Ros – Lehtinen phát biểu: “Những quan chức Trung Quốc không cho thấy sự tôn trọng, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, không xót thương và không hối hận. Cuộc bức hại Pháp Luân Công phải chấm dứt, và nó phải chấm dứt ngay lập tức”
Hai nhà điều tra Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada khu vực Châu Á – Thái Bình Dương  và David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng Canada
Hai nhà điều tra Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada khu vực Châu Á – Thái Bình Dương  và David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng Canada

 “Một hành động tà ác nhất từ trước đến nay chưa từng có trên hành tinh này”.
“Ước tính rằng nhiều triệu người đã yêu mến các nguyên tắc giá trị đạo đức Chân, Thiện và Nhẫn của Pháp Luân Công. Ba nguyên tắc này là hòn đá tảng vững bền của một xã hội dân chủ. Thế nhưng… như một trò đùa là các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại và tra tấn, và phải chịu cả những hành động ghê tởm không thể hiểu được.” – Hạ Nghị sĩ Sam Farr (Đảng Dân chủ-California)
3.3. Chính nghĩa và lương tâm – Nhân quả báo ứng.
Khi tội ác giết người cướp tạng sống của ĐCSTQ được truyền thông thế giới đưa tin, nhiều người dân thế giới phải sững sờ, họ không thể tưởng tượng một tội ác rùng rợn như thế lại đang tồn tại ở thời đại văn minh này.
Cho đến nay đã có hơn 2 triệu người ở hơn 50 quốc gia, vùng và lãnh thổ tham gia ký tên kêu gọi chấm dứt nạn giết người cướp tạng vẫn còn đang diễn tại Trung Quốc. Gần 1 triệu người trên thế giới đã khởi kiện và hưởng ứng khởi kiện Giang Trạch Dân.
Luoi-troi-long-long-22
Bè phái Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phạm một tội ác cực đại, khiến cho ngay tại chính đất nước Trung Quốc, dù ngay ở trong lòng của tà ác, hơn 200 triệu người dân Trung Quốc đã dũng cảm tuyên bố thoái xuất và ly khai khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới. Họ đã lựa chọn ly khai với cái ác, ủng hộ cái thiện, để giữ cho mình một tương lai tốt đẹp. Bởi vì bất cứ ai chống lại thiện, chính là tà ác.
Nhiều quan chức tay chân thân tín của ông Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, hiện cũng đã lần lượt bị bắt giữ, bị chết trong nhà tù. Nếu trên bề mặt lý do có thể là tham nhũng hay thanh trừng nội bộ, nhưng những người có chính tín đều biết rằng đây chính là nhân quả báo ứng cho tội ác cực đại của họ. Và báo ứng dường như đang sắp đi tới hồi kết, khi con hổ lớn cuối cùng sẽ phải đối diện với công lý và sự thật. Người dân thế giới đã dần hiểu ra điều này và đã cất lời chính nghĩa.

Tại Việt Nam, đến nay đã có gần 50.000 người dân Việt Nam ký tên phản đối tội ác chống lại loài người này. 


Luoi-troi-long-long-23
Học viên Pháp Luân Công Việt Nam ủng hộ đưa ông Giang Trạch Dân ra xét xử theo pháp luật. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Luoi-troi-long-long-24
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Luoi-troi-long-long-25
Học viên Pháp Luân Công Việt Nam nói rõ sự thật về cuộc bức hại tại Trung Quốc với người dân trong nước. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Trong khi bạn đang đọc bài viết này thì tại Trung Quốc, có lẽ vẫn còn nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị bắt bớ, tra tấn và giết hại. Trong khi bạn đang suy nghĩ, đắn đo thì rất có thể đã có thêm nạn nhân là các tù nhân lương tâm, là các học viên Pháp Luân Công bị giết chết để lấy tạng trong các nhà tù của ĐCSTQ.

Để tham gia thỉnh nguyện nhằm góp một tiếng nói yêu cầu chấm dứt tội ác diệt chủng này, để lựa chọn ủng hộ điều Thiện, bạn có thể truy cập và thực hiện ký tên trực tuyến tại link sau: http://dafoh.net/ky-ten-thinh-nguyen

Nước mắt của các gia đình nạn nhân cả trong và ngoài Trung Quốc vẫn tuôn rơi từ khắp mọi nơi trên thế giới, có những em nhỏ bị mồ côi cả cha lẫn mẹ… Nạn mổ cướp tạng kiếm lợi vẫn đang leo thang…

Những giọt nước mắt của thân nhân… (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Những giọt nước mắt của thân nhân… (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Những em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ… (Ảnh: falundafaart)
Những em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ… (Ảnh: falundafaart)

Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”. Cái ác tồn tại trong cuộc sống của chúng ta không quá nhiều, nhưng nếu cứ cố tình ngoảnh mặt làm ngơ thì sẽ có một ngày cái ác sẽ ngự trị thế giới và nhân loại sẽ phải chịu nỗi ân hận muộn màng.
Hà Phương Linh



Xem tiếp...