Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 119

(ĐC sưu tầm trên NET)

17 vụ nổ bom liên hoàn rung chuyển Trung Quốc, 7 người chết


Dân trí Ít nhất 17 vụ nổ lớn đã xảy ra tại nhiều địa điểm thuộc thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 52 người khác bị thương, truyền thông nước này đưa tin.
 >> Cảnh tượng tan hoang sau 17 vụ nổ bom liên tiếp tại Trung Quốc
 >> Bom nổ liên tiếp làm 7 người chết trước ngày Quốc khánh Trung Quốc


- 17 vụ nổ diễn ra liên tiếp tại ít nhất 13 địa điểm ở thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây trong thời gian từ 15h15-17h giờ địa phương.
- Các bom thư đã phát nổ tại các trạm xe buýt, bệnh viện, khách sạn, chợ, văn phòng chính quyền.
- Ít nhất 7 người đã thiệt mạng và 52 người khác bị thương.
22h10
Bộ công an Trung Quốc khẳng định đây không phải một hành động khủng bố, và sẽ điều tra như một vụ án hình sự.
21h35
CNA dẫn nguồn tin địa phương cho biết, nghi phạm đằng sau vụ nổ muốn trả thù xã hội, sau khi có tranh cãi liên quan đến y tế.
21h15
Kênh CNA dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết đến nay đã có 7 người chết, 51 người bị thương và 2 người còn mất tích.
Nghi phạm "sơ bộ" là một người đàn ông họ Wei, 33 tuổi, đến từ thị trấn Dapu, huyện Liễu Thành. "Cơ quan công an đang dốc toàn lực để tiến hành điều tra", Xinhua dẫn lời một đại diện cơ quan cảnh sát Liễu Thành nói.
Cảnh sát cũng cho biết có hơn 60 kiện hàng khả nghi khác đã được tìm thấy sau khi người dân địa phương trình báo. Các đơn vị công binh đang nỗ lực xác minh.

Các vụ nổ xảy ra tại thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây
Các vụ nổ xảy ra tại thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây
20h50
CCTV dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết họ đang nghi ngờ một người đàn ông họ Wei, 33 tuổi, có liên quan đến các vụ nổ.
20h40
Vụ nổ xảy ra ngay trước thời điểm người Trung Quốc bắt đầu tuần nghỉ lễ Quốc khánh 1/10. Theo Wall Street Journal, các vụ nổ bom thỉnh thoảng vẫn được ghi nhận tại Trung Quốc, một phần vì thuốc nổ được sử dụng khá nhiều cho hoạt động xây dựng và khai mỏ. Tuy nhiên các vụ nổ bom liên hoàn rất hiếm khi xảy ra.
Một nhân viên chuyển phát nhanh cho biết, công ty anh đã được cảnh sát yêu cầu ngừng giao mọi kiện bưu phẩm từ chiều nay.

20h30
Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, một công nhân họ Huang tại một khách sạn địa phương cho biết người dân địa phương cũng như các nhân viên khách sạn quá sợ hãi đã đóng chặt cửa ở trong nhà.
"Lúc đó tôi đang ngủ", bà Huang nói. "Hàng xóm nhà tôi đang tiến hành sửa chữa và tôi nghĩ rằng đó là tiếng ồn do sửa chữa. Nghe nó như tiếng sấm".
Tờ Quảng Tây nhật báo của đảng ủy tỉnh này cho biết, vụ nổ đầu tiên xảy ra vào khoảng 16 giờ.

***
Vụ nổ xảy ra vào khoảng cuối giờ chiều theo giờ địa phương. Thông tin ban đầu cho thấy thuốc nổ có vẻ đã được giấu trong các kiện hàng chuyển phát nhanh
Theo tờ SCMP của Hồng Kông, 5 nạn nhân tử vong tại hiện trường trong khi người thứ 6 qua đời trong khi được cấp cứu tại viện.
Một cảnh sát địa phương được Xinhua trích dẫn cho biết có 13 vụ nổ đã xảy ra tại nhiều địa điểm, trong đó có một trường học, một khu chợ thực phẩm, trại giam và một trạm xe buýt, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng.

Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn nguồn tin lực lượng thực thi pháp luật khẳng định các vụ nổ gây ra do “những gói có chứa thuốc nổ”, mà không cung cấp thêm chi tiết.
Hình ảnh được đăng tải trên Twitter của CCTV và Xinhua cho thấy nhiều ngôi nhà bị sập một phần, mảnh vỡ văng khắp nơi trên đường phố, trong khi có ít nhất một địa điểm khói còn tiếp tục bốc lên.
Đến 19h45 phút, có thêm 2 vụ nổ được ghi nhận, nâng tổng số vụ nổ lên 15, Xinhua đưa tin

Thanh Tùng-An Bình

Trung Quốc bắt nghi phạm gây vụ nổ liên hoàn

TPO - Cảnh sát Trung Quốc cho biết, nghi phạm gây hàng loạt vụ nổ liên tiếp ở huyện Liễu Thành, tỉnh Quảng Tây đã bị bắt giữ và động cơ gây án có thể do tư thù.
Hiện trường một vụ nổ. Ảnh: Weibo Hiện trường một vụ nổ. Ảnh: Weibo
Theo RT, điều tra ban đầu cho thấy, nghi phạm là nam giới họ Wei, 33 tuổi, sống tại thị trấn Dapu, huyện Liễu Thành. Vụ việc được cho là do bị kích động bởi cuộc tranh cãi về y tế nên muốn trả thù. Được biết, trước đó đối tượng này từng gây rối tại bệnh viện và lọt vào 'tầm ngắm' của công an địa phương.
Tờ Nanguo Zaobao và truyền hình Quảng Tây sau đó đưa tin Wei đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tính đến 21h ngày 30/9, (giờ địa phương), đã có ít nhất 7 người thiệt mạng, 51 người bị thương và hai người vẫn mất tích trong hàng loạt vụ nổ tại nhiều địa điểm ở huyện Liễu Thành. Các vụ nổ xảy ra ở bến xe, bệnh viện, siêu thị, tòa nhà chính quyền huyện,… Những hình ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy khói mùi mịt, đường đầy mảnh vỡ, một phần tòa nhà bị sập. Nhà chức trách cho biết, nguyên nhân vụ việc có thể do bưu kiện chứa chất nổ gây ra.
Theo CNA, cảnh sát tìm thấy hơn 60 gói bưu kiện đáng ngờ sau khi người dân thông báo nhưng không nghĩ bên trong các gói này có thuốc nổ. Cảnh sát cũng loại trừ đây là một vụ tấn công khủng bố.
Hồi năm 2013, một người đàn ông đã kích nổ một loạt bom bi tự chế bên ngoài trụ sở chính quyền tỉnh ở miền bắc Trung Quốc khiến ít nhất 1 người chết và 8 người bị thương. Cùng năm này, một người bán hàng rong đã đốt xe buýt ở tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc khiến chính nạn nhân và gần 40 hành khách thiệt mạng.
Theo RT, CNA

Chuyến thăm lộ rõ nguy cơ cuộc đối đầu thế kỷ








Dân trí Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 28/9 đăng bài viết “Trung Quốc trì trệ, Mỹ thoái lui” của tác giả Nicolas Baverez trong mục Ý kiến độc giả cho rằng chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tiên của ông Tập Cận Bình đang làm sáng tỏ sự đối đầu giữa hai cường quốc thế giới.
 >> Giới quan sát hoài nghi về thỏa thuận Mỹ-Trung về tránh đối đầu trên không
 >> Quan hệ Mỹ-Trung vẫn tồn tại rào cản và thiếu lòng tin chiến lược

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng ngày 25/9. (Nguồn: TTXVN)
Cũng theo ông Baverez, Trung Quốc tuy trì trệ nhưng vẫn tiếp tục đi lên thành cường quốc, trong khi Mỹ đang dần hồi phục nhưng lại thụt lùi. Vì sao lại nghịch lý như vậy? ông Baverez giải thích:
Một là, kiểm soát Biển Đông là một trong 3 ưu tiên của Trung Quốc. 30 năm thời “vàng son” đã qua, Trung Quốc đang bước vào một thời kỳ đầy biến động. Thách thức lớn hiện nay là làm thế nào thoát được cái bẫy của những quốc gia có thu nhập ở mức trung bình.
Nghĩa là phải chuyển từ một mô hình tăng trưởng theo số lượng nhờ vào xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng chất lượng dựa vào nhu cầu nội địa, từ một nền kinh tế nặng về quản lý hành chính sang nền kinh tế thị trường. Nhưng đồng thời cũng phải tránh được tình trạng “hạ cánh cứng” được hiểu là gây ra bất ổn mạnh về xã hội và chính trị.
Để có thể làm được điều đó, ông Tập Cận Bình ấn định 3 ưu tiên:
Tăng tốc cải cách kinh tế thông qua huy động nguồn dự trữ ngoại tệ 3.560 tỷ USD để kìm hãm bong bóng địa ốc và tài chính. Tái cơ cấu khoảng 200.000 doanh nghiệp Nhà nước và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Tập trung hơn nữa quyền lãnh đạo của đảng bằng cuộc chiến chống tham nhũng và ngăn chặn mọi hình thức đối kháng chính trị.
Thống trị vùng Châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc kiểm soát Biển Đông, qua các thỏa thuận thương mại và cơ cấu tài chính xung quanh những “con đường tơ lụa mới”, cũng như thông qua quỹ đầu tư hạ tầng Châu Á.
Hai là, Bắc Kinh công khai phản đối vai trò lãnh đạo của Washington trên 3 lãnh vực.
Tính hiệu quả tốt nhất của cơ chế ra quyết định… “để quản lý chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa và những chấn động do chính hệ thống tư bản này gây ra”.
Nghiên cứu và công nghệ hóa cách thức bành trướng ra thế giới của các tập đoàn Trung Quốc, không chỉ tại Châu Á, Châu Phi mà cả tại các nước phương Tây, đi đôi với thực hiện các vụ tấn công tin tặc và gián điệp điện tử một cách có hệ thống.
Vai trò lãnh đạo Châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm của nền kinh tế thế giới, thông qua việc xây dựng trái phép hơn 800 ha đảo nhân tạo và 3 căn cứ quân sự quan trọng trên Biển Đông từ đầu năm nay. Sự việc này đã và đang gây lo ngại với nhiều nước trong khu vực trước nguy cơ Biển Đông bị Bắc Kinh độc chiếm.
Thứ ba là 2 điểm yếu của Mỹ về kinh tế và chiến lược. Đối mặt với sự hung hăng của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải ở thế phòng thủ. Kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục vững chắc với mức tăng trưởng 2,7%/năm, nhưng sự tái tạo mô hình kinh tế Mỹ lại đang lộ rõ 2 điểm yếu:
Một mặt, kinh tế Mỹ là một nền kinh tế bong bóng với dẫn chứng là Ngân hàng dự trữ Liên bang Fed mất khả năng nâng mức lãi suất. Mặt khác, kinh tế Mỹ lại quá lệ thuộc vào Trung Quốc với tư cách là cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ, như những gì mà ông Tập Cập Bình đã “không quên” nhắc lại tại buổi hội thảo ở Silicon Valley.
Trên bình diện chiến lược, cái gọi là chính sách xoay trục sang Châu Á của Mỹ được xem như một sự rút lui hỗn loạn do thiếu phương tiện và khả năng triển khai các chiến dịch. Hệ lụy của chiến lược này đã để cho Trung Quốc “rộng đường hành động” tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ tư là “quyền lực mềm” của Mỹ đang tỏ ra bất lực và lỗi thời? Tác giả Baverez cho rằng sức mạnh chiến lược của Mỹ đang bị vô hiệu hóa và bị tan rã trong một thế giới đa cực, không giúp Mỹ thắng được một cuộc chiến nào, không duy trì được một nền hòa bình nào cũng như không tìm được các động lực thúc đẩy sự tiếp nối trong các liên minh.
Mỹ thực hiện “quyền lực mềm” thông qua công nghệ, luật pháp và tình báo. Thế nhưng, quyền lực này bị cho là được thực hiện bất chấp quyền lợi của các đồng minh, không vận hành được trong quan hệ với những quốc gia mới trỗi dậy như Trung Quốc, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như không giúp đối phó được với cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Sự thụt lùi của “quyền lực mềm” của Mỹ, thậm chí còn thể hiện trong chính sách tiền tệ của Fed theo cách “cực kỳ dễ dãi”, có lợi cho Trung Quốc bằng việc tạo thuận lợi cho nới lỏng hối đoái và thanh toán ở bên ngoài.
Thế nhưng chính sách tiền tệ này lại đi ngược với chiến lược chống thoái lạm mà châu Âu và Nhật Bản đang theo đuổi. Do đó cho đến nay Trung Quốc có được một sự bảo đảm không bị trừng phạt, đáp trả (?)
Phải chăng sẽ hình thành cuộc đọ sức quyết liệt trên mọi bình diện giữa hai "người khổng lồ" Mỹ -Trung trong thế kỷ 21? - tác giả Nicolas Baverez đặt câu hỏi thay cho lời kết.
Quý Cao (theo Le Figaro)

Nghi vấn gạo nhựa xuất hiện ở TP.HCM

(TNO) Gạo nấu thành cơm lúc chín lúc sống, có vài hạt lẫn trong cơm nghi là nhựa đốt cháy khét; gạo rang trong chảo khét mùi nhựa và kết dính thành từng cục...

Gạo rang trong chảo khét mùi nhựa và kết dính thành từng cụcGạo rang trong chảo khét mùi nhựa và kết dính thành từng cục
Rang trên chảo khét mùi nhựa
Trao đổi với PV Thanh Niên Online sáng 30.9, chị Ngô Hoàng Phương Đông, nhà ở quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết cách đây khoảng 4 ngày chị mua 20 kg gạo có hiện tượng nói trên tại một cửa hàng gạo quen biết ở đường Đặng Văn Ngữ (quận Phú Nhuận, TP.HCM).
Mấy ngày đầu, lô gạo mới đem đi nấu lần nào cũng nhão, cơm nửa chín nửa sống. Ban đầu chị Đông tưởng người giúp việc nấu không quen gạo mới hoặc nồi cơm điện có vấn đề. Chồng chị Đông thấy vợ phản ánh nên đi mua nồi cơm điện mới thay thế.
Từ khi có nồi mới, gạo nấu chín ngon hơn nhưng khi ăn thi thoảng lại lẫn vài hạt cơm chưa chín trông giống như hạt nhựa. Chị Đông cho biết một chén cơm nhặt được chừng 6-7 hạt như vậy.
“Chồng tôi nhặt xong đem để trên cái muỗng, bật lửa đốt thì hạt cơm cháy khét lẹt, khói đen xì. Lúc này cả nhà sợ quá không ai dám ăn cơm nữa”, chị Đông nói.

​Nga bắt đầu không kích IS ở Syria

30/09/2015 19:52 GMT+7
    TTO - Ngày 30-9, quân đội Nga bắt đầu mở chiến dịch không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin được quốc hội trao quyền.
    Một máy bay chiến đấu Sukhoi của quân đội Nga tập trận - Ảnh: Telegraph
    Theo AFP, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận quân đội nước này đã thực hiện đợt không kích đầu tiên chống lại IS ở Syria. Từ Điện Kremlin Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ tiêu diệt lực lượng cực đoan ở Syria “trước khi chúng tấn công đất nước chúng tôi”.
    "Cách duy nhất để chống khủng bố quốc tế là hành động chủ động, chiến đấu tiêu diệt chúng ở những vùng lãnh thổ chúng đã chiếm đóng" - ông Putin nhấn mạnh. 
    Trước đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ Nga đã thông báo trước cho Mỹ về cuộc không kích này. Quan chức này kể một tướng quân đội Nga làm việc tại trung tâm tình báo của Nga ở Baghdad (Iraq) đã đến Đại sứ quán Mỹ tại đây và thông báo về vụ không kích.
    “Họ báo trước cho chúng tôi khi họ bắt đầu không kích ở Syria. Cuộc tấn công diễn ra ở thành phố Homs” - quan chức này khẳng định. Hiện vẫn chưa rõ tác động của vụ không kích này hoặc có bao nhiêu phiến quân IS đã thiệt mạng.
    Tuy nhiên nguồn tin quân sự từ Syria cho biết quân đội Nga không kích ở ba tỉnh Hama, Homs và Latakia.
    Phản ứng trước thông tin trên, chính phủ Mỹ tuyên bố chiến dịch không kích của Nga không ảnh hưởng tới hoạt động của liên quân chống IS do Mỹ lãnh đạo.
    Chiều nay, Thượng viện Nga bỏ phiếu đồng ý cho Tổng thống Putin triển khai quân sự tại Syria. Trước đó Nga đã triển khai nhiều khí tài ở căn cứ không quân tại thành phố Latakia ở Syria, bao gồm 500 binh sĩ, 28 máy bay chiến đấu và một số máy bay ném bom, cùng pháo cối và xe tăng.
    Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã mở kênh liên lạc với quân đội Nga để tránh nguy cơ “tính toán sai” trên chiến trường Syria.
    NGUYỆT PHƯƠNG

    Việt Nam : Một nhà báo bị 6 năm tù vì làm « gián điệp » cho Trung Quốc

    media Cựu nhà báo Hà Huy Hoàng tại phiên tòa (courtesy of Tuoi Tre)
    Ông Hà Huy Hoàng, nguyên phóng viên báo Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao hôm nay 30/09/2015 đã bị kết án sáu năm tù vì tội làm « gián điệp » cho Trung Quốc. Đây là vụ án gián điệp hiếm hoi được đưa ra xử công khai, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh về Biển Đông.
    Ông Hà Huy Hoàng, 55 tuổi, bị bắt giam từ tháng 10/2014, bị kết tội là từ năm 2011 đã cung cấp các thông tin về tình hình nội bộ trong nước và về các lãnh đạo Việt Nam, sau sáu lần sang Trung Quốc.
    Trong phiên tòa diễn ra khoảng vài tiếng đồng hồ tại tòa án Hà Nội hôm nay, cựu nhà báo này đã bị tuyên án sáu năm tù giam theo điều 80 Luật Hình sự. Hãng tin Pháp AFP dẫn lời luật sư bào chữa Hà Huy Sơn cho biết bị cáo « bác bỏ mọi cáo buộc » đối với tội danh gián điệp vốn có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
    Báo chí trong nước dẫn cáo trạng cho biết, đầu năm 2009 trên chuyến xe khách từ Lạng Sơn về Hà Nội, ông Hà Huy Hoàng quen một cô gái Trung Quốc xưng tên là Tôn Văn Quế. Sau hai lần sang Trung Quốc theo lời mời của cô này, ông được cô ta giới thiệu với một người tên Nhạc Xuân. Qua thư điện tử, Nhạc Xuân cho biết mình là phóng viên tạp chí Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Từ giữa năm 2009 đến tháng 6/2011, ông Hà Huy Hoàng đã cung cấp cho Nhạc Xuân các thông tin về quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, kỳ họp Ban chấp hành Trung ương Đảng, kỳ họp Quốc hội khóa 13…Đến cuối tháng 6/2011, nhà báo này được Nhạc Xuân đề nghị tìm hiểu các thông tin thuộc loại bí mật Nhà nước, không được hoặc chưa được công bố.
    Theo cơ quan điều tra, từ đó cho đến tháng 5/2014, ông Hà Huy Hoàng nhận thức được người này là tình báo Trung Quốc hoạt động dưới danh nghĩa phóng viên, nhưng vẫn tiếp tục cung cấp thông tin. Trong đó có các hoạt động của thanh niên Việt Nam về biển đảo, tìm kiếm máy bay MH370, chủ trương của Việt Nam về vụ biểu tình chống Trung Quốc ở Bình Dương…
    Từ năm 2009 đến tháng 7/2013, Tôn Văn Quế và Nhạc Xuân đã 8 lần mời Hà Huy Hoàng sang Trung Quốc tham quan các địa danh nổi tiếng, trong đó Nhạc Xuân chi trả toàn bộ chi phí và tặng một số quà.
    Báo Tuổi Trẻ online cho biết, tại tòa bị cáo nói rằng vì nghĩ Nhạc Xuân là phóng viên nên mới trao đổi thông tin, các tin tức cung cấp đều đã được công khai trên báo chí. Các món quà được tặng chỉ mang ý nghĩa tinh thần chứ không có giá trị vật chất như tranh phong cảnh, ví da, chai rượu…Nhưng tòa trích lời khai, có lần bị cáo nghi ngờ hỏi Nhạc Xuân : « Em là tình báo Hoa Nam à ? » thì người này không trả lời.
    Bị cáo cho rằng nhiều lời khai được ghi theo ý chí chủ quan của điều tra viên. Luật sư biện hộ Hà Huy Sơn nhấn mạnh, lời khai và các trao đổi qua phương tiện điện tử không thể dùng làm chứng cứ để buộc tội. Ông cho biết, thân chủ có 15 ngày để kháng cáo và ông Hà Huy Hoàng có ý định này.
    AFP ghi nhận, bản tin trên Tuổi Trẻ và các báo mạng khác đã bị rút xuống, một việc thường diễn ra tại Việt Nam đối với các vấn đề nhạy cảm. Hãng tin Pháp cũng cho biết nhiều viên chức Việt Nam trong đó có cả công an đã bị bắt trong những năm gần đây vì làm gián điệp cho Trung Quốc.
    Tuy nhiên, hiếm khi có việc đưa ra xử công khai các vụ án gián điệp. Và vụ án này lại diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là Tập Cận Bình sắp đến thăm Việt Nam.

    Hợp long cầu Rạch Chiếc mới

    Thứ Năm, ngày 1/10/2015 - 01:00
      (PL)- Sáng 30-9, Sở GTVT TP.HCM tổ chức hợp long cầu Rạch Chiếc mới, nằm trên đường vành đai phía đông (còn gọi đường vành đai 2, quận 9) sau gần tám tháng thi công.
      Theo ông Vũ Kiến Thiết - Giám đốc Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2 (Sở GTVT - chủ đầu tư dự án), dự kiến cầu sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 12-2015, hoàn thành toàn bộ và thông xe trước tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

      Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân trao quà, động viên công nhân trên công trường. Ảnh: LĐ

      Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT, cho biết thêm phần cầu chính của cầu Rạch Chiếc mới là công trình đầu tiên được Sở làm bằng công nghệ vòm ống thép nhồi bê tông đơn giản. Việc đưa vào sử dụng cầu Rạch Chiếc mới sẽ nối thông luồng vận chuyển hàng hóa từ Khu công nghệ cao TP về các cảng biển ở Cát Lái và Hiệp Phước. Việc này góp phần giải tỏa áp lực giao thông trên các tuyến đường Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội.
       L.ĐỨC - H.TUYÊN

      Máy bay bị chim đâm móp đầu

      Theo VnExpressCập nhật 23:55 ngày 30/09/2015

      VTV.vn - Tối 30/9, một chiếc máy bay Airbus hạ cánh xuống Nội Bài (Hà Nội) trong tình trạng mũi bị móp méo, buộc phải dừng khai thác để sửa chữa.

      Theo hãng hàng không Vietjet Air, máy bay A320 số hiệu VN-A650 từ Buôn Ma Thuột về Hà Nội, hạ cánh lúc 19h22 hôm nay (30/9) đã bị chim va vào. Hãng phải dừng khai thác tàu bay để sửa chữa phần đầu bị móp.
      Máy bay bị móp mũi do chim va phải
      Do phải đổi máy bay bị hư hỏng nên chuyến VJ183 từ Hà Nội đi TP.HCM sau đó chậm 30 phút. Việc này cũng làm ảnh hưởng dây chuyền một số chuyến bay ngày tiếp theo.
      Theo đại diện Vietjet Air, gần đây số lần chim va vào tàu bay có chiều hướng gia tăng.

      3 cô gái bị "yêu râu xanh" quen qua mạng hại đời

      authorDương Thanh Thứ Tư, ngày 30/09/2015 15:43 PM (GMT+7)

      (Dân Việt) Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Lưu Văn Thừa (23 tuổi) đã thực hiện tổng cộng 5 vụ cướp tài sản và 3 cô gái đã bị "yêu râu xanh" này hiếp dâm.


         
      Ngày 30.9 TAND TP.HCM xử phiên phúc thẩm, bác kháng cáo, giữ nguyên mức án phạt 15 năm tù về 2 tội "Hiếp dâm" và "Cướp tài sản" đối với bị cáo Lưu Văn Thừa (23 tuổi, quê Vĩnh Long). Trước đó, TAND huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã tuyên phạt mức án như trên, nhưng bị cáo Thừa kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
      3 co gai bi "yeu rau xanh" quen qua mang hai doi hinh anh 1
      Bị cáo Lưu Văn Thừa tại tòa.
      3 cô gái bị “yêu râu xanh” hãm hại
      Theo cáo trạng, do cần tiền tiêu xài nên ngày 26.6.2014 Thừa lên mạng làm quen với chị H.T.T.H (17 tuổi, quê Trà Vinh). Thừa hẹn người này đi chơi siêu thị ở quận Bình Tân (TP.HCM) và được đồng ý.
      Tối cùng ngày, Thừa dùng xe máy chở H đi siêu thị, nhưng giữa đường Thừa nói với cô gái ghé nhà một người bạn để lấy điện thoại. Thừa chở H vào khu vực rừng tràm xã Lê Minh Xuân (Bình Chánh) và đòi quan hệ tình dục. Chị H bỏ chạy thì bị Thừa giữ lại, dọa giết. Hoảng sợ, thiếu nữ đã để cho “yêu râu xanh” quan hệ. Sau khi thỏa mãn dục vọng, tên này lấy 2 điện thoại của nạn nhân cùng hơn 3 triệu đồng rồi bỏ đi.
      Cũng với thủ đoạn tương tự, đầu tháng 7.2014, Thừa chở chị T.T.M.D (20 tuổi, quê Bến Tre) đến khu vực rừng phòng hộ ở huyện Bình Chánh. Lợi dụng vắng người, Thừa hiếp dâm nạn nhân. Sau đó Thừa lấy xe bỏ đi, bỏ mặc nạn nhân giữa rừng tràm. Trước khi đi, tên này không quên lấy 2 điện thoại của cô gái.
      Ngày 13.7.2014, Thừa làm quen và chở chị N.T.A.T đến khu trồng mía ở xã Lê Minh Xuân (Bình Chánh). Tại đây, thanh niên này dùng vũ lực hiếp dâm và lấy đi 1,6 triệu đồng của cô gái. Sợ nạn nhân tố cáo công an nên Thừa dùng điện thoại quay cảnh “quan hệ” và chụp ảnh cô gái trong tình trạng không mảnh vải che thân để đe dọa.
      Đòi hiếp dâm nhưng nhầm phải... đàn ông
      Cuối tháng 6.2014, Thừa làm quen trên mạng, rủ anh N.H.T đi chơi. Do anh T mặc đồ giả gái, Thừa tưởng người này là con gái nên chở vào khu vực trồng mía ở xã Lê Minh Xuân (Bình Chánh) định giở trò đồi bại.
      Nghi ngờ người bạn mới quen là cướp nên anh T nhảy xuống xe máy bỏ chạy, nhưng bị Thừa đuổi kịp và đánh. Sau khi chiếm đoạt tài sản gồm điện thoại, dây chuyền, nhẫn, vòng vàng cùng 600.000 đồng của anh T, Thừa uy hiếp đòi quan hệ tình dục. Anh T nói mình là con trai, giả gái nhưng Thừa không tin. Khi anh T cởi đồ, Thừa biết người này là nam nên nhanh chóng lấy xe bỏ trốn.
      Cũng trong đầu tháng 7.2014, Thừa làm quen và chở chị N.T.H.O đến khu vực đồng mía ở Bình Chánh - địa điểm từng hiếp, cướp các nạn nhân khác. Tại đây, cô gái khóc van xin muốn làm gì làm đừng có giết nên Thừa đã lấy một điện thoại di động, một nhẫn vàng cùng 350.000 đồng. Do lo sợ bị phát hiện nên Thừa lấy xe bỏ đi mà chưa kịp thực hiện hành vi thú tính của mình.
      Về phần mình, uất ức sau khi bị thanh niên quen trên mạng chở vào khu vực vắng để cướp, anh N.H.T lên mạng và lập một nick name khác hẹn gặp Thừa. Tối 15.7.2014, Thừa đến địa điểm hẹn tại siêu thị ở quận Bình Tân để gặp “con mồi”. Khi đến nơi, Thừa phát hiện “con mồi” hẹn gặp là anh T nên nhanh chóng vứt xe bỏ chạy. Tuy nhiên, tên “yêu râu xanh” này chỉ chạy được một đoạn ngắn thì bị lực lượng công an đang tuần gần đó khống chế, bắt giữ.
      Tại cơ quan điều tra, Thừa khai nhận, trong thời gian từ 26.6.2014 - 15.7.2014 đã gây ra tổng cộng 5 vụ cướp, trong đó 3 nạn nhân bị anh ta hiếp dâm.

      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình

      (TNO) Ngày 30.9, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa lưu động tại Trung tâm văn hóa H.Tương Dương (Nghệ An), xét xử sơ thẩm vụ thảm sát 4 người trong một gia đình ở bản Phồng, xã Tam Hợp, H.Tương Dương.

      Vi Văn Hai cúi đầu nhận mức án tử hình - Ảnh: Khánh HoanVi Văn Hai cúi đầu nhận mức án tử hình - Ảnh: Khánh Hoan
      [10 giờ 30] Hội đồng xét xử đánh giá hành vi phạm tội của Vi Văn Hai là dã man, cố tình cướp đoạt mạng sống của 4 người. Mặc dù Hai đã tỏ ra ăn năn, hối hận, thành khẩn khai báo nhưng cần phải loại Hai ra khỏi đời sống xã hội. Tòa tuyên mức án tử hình. 
      [9 giờ 45] ​Các luật sư của bị cáo và bị hại tiến hành bào chữa, tranh tụng. 
      Luật sư Phan Thị Sự bào chữa cho Vi Văn Hai nói hành vi của Vi Văn Hai là đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo luật sư Phan Thị Sự, sau khi gây án, Hai thành khẩn khai báo, nhận tội. Hai có vợ và con nhỏ, không biết chữ, nhận thức pháp luật còn hạn chế nên đề nghị hội đồng xét xử xem xét các tình tiết để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. 


      Luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị hại thì cho rằng hành vi của Hai là man rợ, tàn ác, cố tình cướp đoạt mạng sống của 4 người. Hai đã giết nhiều người, giết trẻ em. Gây án xong, Hai còn bình tĩnh quay lại lán để đốt lán phi tang thể hiện sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Vị luật sư này đề nghị mức án như Viện kiểm sát đề nghị: Tử hình. 
      Gia đình bị hại yêu cầu gia đình Vi Văn Hai phải có trách nhiệm bồi thường tiền nuôi dưỡng bố, mẹ của các bị hại.

      Chủ tọa phiên tòa cho bị cáo nói lời sau cùng, Vi Văn Hai nói: "Bị cáo không có gì để nói". Tòa chuyển sang phần nghị án. 

      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 2Vi Văn Hai tỏ ra điềm tĩnh khi chờ nghị án - Ảnh: Phạm Đức
      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 3Vi Văn Hai và tang vật là con dao gây án - Ảnh: Khánh Hoan
      [9 giờ 30] Đại diện Viện kiểm sát luận tội và đề nghị mức án tử hình dành cho Vi Văn Hai  
      [9 giờ 10] Cha của bị cáo Vi Văn Hai cho biết trong bữa cơm trước khi xảy ra vụ án, Hai không hề uống rượu. Hai cũng không nghiện ma túy. Từ sau khi Hai bị bắt, gia đình Hai chỉ mới đến thăm gia đình nạn nhân một lần và cũng chưa bồi thường gì vì không có tiền. 
      [8 giờ 35] Phiên tòa chuyển sang phần xét hỏi.
      Vi Văn Hai khai rành mạch, trưa 2.7, sau khi ăn cơm xong, Hai đến gần lán anh Thọ hái chanh. Tại đây giữa Hai và anh Thọ có lời qua tiếng lại. 


      Bà Vi Thị Lương  ở thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương nói bà đến phiên tòa lưu động từ sáng sớm để muốn nhìn thấy mặt Vi Văn Hai. "Tui muốn coi nó mặt mũi ra sao mà ác như vậy".

      Sau khi nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc bản cáo trạng, bà Lương nói: "Nó ác quá. Chẳng có chuyện chi mà nó cũng giết cả 4 người". 

      Sau khi hái chanh, Hai vào lán anh Thọ xin muối để cắt chanh ăn. Chị Yến vợ anh Thọ nói cho chị xin quả với. Anh Thọ nói với Hai: "Chú sang đây chơi với vợ anh à". Sau đó, Anh Thọ nhảy vào đánh Hai nhưng Hai tránh được. Hai chạy xuống sàn lấy con dao chém anh Thọ nhiều nhát vào cổ khiến anh Thọ gục xuống.
      Hai đuổi theo chém chị Yến đang địu con trai sau lưng để bỏ chạy.
      Chủ tọa hỏi: Bà Dương, chị Yến không làm gì bị cáo, vì sao lại đuổi chém họ.
      Vi Văn Hai: Bị cáo tức quá
      - Vì sao lại tức?
      Vi Văn Hai gãi đầu không trả lời. 
      Chủ tọa: Bị cáo có ý định giết 4 người nhà anh Thọ từ khi nào?
      Vi Văn Hai: Từ khi anh Thọ nhảy vào đấm bị cáo
      - Giữa bị cáo và gia đình anh Thọ trước đó có mâu thuẫn gì không?
      - Không
      - Giữa gia đình anh Thọ và gia đình bị cáo có quan hệ họ hàng không?
      - Cha bị cáo là ông mối cho anh Thọ lấy chị Yến
      - Bị cáo có hối hận về việc làm của bị cáo không?
      - Có ạ. 
      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 4Vi Văn Hai tỏ ra bình tĩnh khi được dẫn giải vào phòng xử án - Ảnh: Khánh Hoan
      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 5Nhiều người dân quan tâm đến vụ án theo dõi phiên xử từ bên ngoài do hội trường trung tâm văn hóa huyện đã chật kín chỗ - Ảnh: Phạm Đức  

      [8 giờ 20] Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An công bố bản cáo trạng.
      Theo cáo trạng: Trưa 2.7, sau khi ăn cơm ở lán của cha mình, Hai đến lán của ông Vi Văn Đoàn ở khu vực C5 Kèn Tạ để hái chanh. Lúc đó, gia đình anh Lo Văn Thọ (28 tuổi), chị Lê Thị Yến (26 tuổi), con trai Lo Việt Chung (11 tháng tuổi) và bà Viêng Thị Dương (63 tuổi, mẹ anh Thọ) đang chuẩn bị bữa cơm trưa ở lán, gần lán ông Đoàn. Thấy Hai hái chanh của ông Đoàn, anh Thọ và Hai có lời qua tiếng lại.
      Hái xong mấy quả chanh, Hai bỏ vào túi quần rồi vào lán anh Thọ xin muối, cắt 2 quả chanh chấm muối ăn. Chị Yến vợ anh Thọ nói với Hai: “Cho chị 1 quả với”. Anh Thọ mắng vợ rồi nói với Hai: “Chú ra đây để chơi với vợ anh à?”. Hai người tiếp tục cãi nhau.
      Khi bà Dương ra suối tắm, anh Thọ lao vào đánh Hai nhưng không trúng. Hai chạy xuống sàn lán lấy con dao đuổi chém anh Thọ nhiều nhát cho đến khi anh Thọ ngã gục. Thấy chồng bị chém, chị Yến địu con trai bỏ chạy ra hướng bờ suối. Hai cầm dao đuổi theo. Ra đến suối, Hai gặp bà Dương đang tắm liền dùng dao chém chết bà Dương rồi đuổi chém chị Yến, cháu Chung tử vong. Sau khi gây án, Hai quay lại châm lửa đốt lán của anh Thọ nhưng không cháy. Hai bỏ về lán của mình. Trên đường về, Hai vứt con dao gây án gần bờ suối.
      [8 giờ 5] Chủ tọa phiên tòa là ông Trần Ngọc Sơn đang kiểm tra lý lịch của bị cáo Vi Văn Hai. Hai trả lời nhát gừng, mặt tỏ ra lạnh lùng.
      [7 giờ 30] Bị cáo Vi Văn Hai được dẫn giải đến phiên tòa được mở tại Trung tâm Văn hóa huyện Tương Dương. Hai tỏ ra bình tĩnh trước rất nhiều ống kính của phóng viên. 
      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 6Bị cáo Vi Văn Hai tại phiên tòa lưu động - Ảnh: Khánh Hoan 
      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 7Nước mắt của bà Lê Thị Thanh, mẹ nạn nhân Lê Thị Yến - Ảnh: Khánh Hoan
      Bị cáo là Vi Văn Hai (20 tuổi, ngụ bản Phồng, xã Tam Hợp) bị truy tố về tội giết người.
      Theo cáo trạng, trưa 2.7, Hai đi bộ đến gần lán của vợ chồng anh Lo Văn Thọ (28 tuổi) và chị Lê Thị Yến (26 tuổi, ngụ cùng bản) để hái chanh rồi vào lán xin muối. Tại đây, giữa anh Thọ và Hai xảy ra cự cãi. Hai lấy con dao trong lán của gia đình anh Thọ chém anh Thọ tử vong. Chị Yến thấy vậy địu con trai là cháu Lo Việt Chung (11 tháng tuổi) bỏ chạy. Hai rượt theo và gặp bà Viêng Thị Dương (63 tuổi, mẹ anh Thọ) đang tắm ở suối liền dùng dao sát hại bà Dương rồi tiếp tục đuổi theo chém chị Yến và cháu Chung tử vong. Sau khi gây án, Hai vứt con dao cách hiện trường khoảng 500 m rồi về lán và 17 ngày sau thì bị bắt giữ.
      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 8Rất đông người dân đến dự phiên tòa - Ảnh: Khánh Hoan
      Xét xử vụ thảm sát ở Nghệ An: Tuyên án tử hình - ảnh 9Các bị hại tại phiên tòa lưu động - Ảnh: Phạm Đức
      Khánh Hoan - Phạm Đức
      (thực hiện)

      Trung Quốc sắp hoàn thành tàu sân bay tự đóng?

      (TNO) Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc có thể đang lần đầu tiên tự đóng tàu sân bay và công việc gần hoàn tất.

      Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: AFPTàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: AFP
      Trang tin Sputnik của Nga ngày 29.9 cho biết, tin đồn về việc Trung Quốc đóng tàu sân bay lan truyền từ hồi tháng 2.2015 và đã được xác nhận vào tháng 7 trong một tài liệu nội bộ của tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.
      Những ảnh chụp từ vệ tinh của Airbus ngày 22.9 cho thấy, việc đóng tàu sân bay có thể đang diễn ra tại xưởng đóng tàu Đại Liên, miền bắc Trung Quốc, theo chuyên san quốc phòng IHS Jane’s ngày 27.9.
      Thân tàu này được cho là một bước tiến của Trung Quốc trong việc lắp ráp. Những hình ảnh vệ tinh đầu tiên về quá trình đóng con tàu này được chụp hồi tháng 2. Khi đó Trung Quốc mới đang tiến hành các bước chuẩn bị cho việc đóng tàu. Ảnh chụp ngày 22.9 cho thấy phần phía đuôi tàu được mở rộng và thân tàu được ước tính dài 240 m và ngang khoảng 35 m. Khi hoàn thành, chiều dài tàu có thể đạt ít nhất 270 m.
      Trong báo cáo thường niên năm 2015 của Lầu Năm Góc gửi Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc có viết: “Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi một chương trình tàu sân bay nội địa và có thể đóng nhiều tàu sân bay trong 15 năm tới”. Truyền thông Đài Loan và Hồng Kông cũng từng đưa tin Bắc Kinh có thể hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên gọi là Type 001A nhân dịp sinh nhật lần thứ 112 của Mao Trạch Đông vào ngày 26.12.2015, theo chuyên san quân sự National Interest.
      Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh, lớp tàu Kuznetsov thời Liên Xô, mua lại từ Ukraine và hiện được biên chế trong Hải quân Trung Quốc.
      Sputnik dẫn lời bí thư tỉnh Liêu Ninh, ông Wang Min, nói rằng các quan chức hy vọng sẽ hoàn thành việc đóng tàu sân bay mới này vào năm 2020. Khi đó, các tàu sân bay sẽ giúp Trung Quốc mở rộng khả năng bảo vệ lãnh thổ. Hơn nữa, các tàu này cũng có thể được đưa đến Biển Đông để tăng sức mạnh của Trung Quốc với yêu sách về chủ quyền phi pháp tại khu vực này.
      Bảo Vinh

      Mục tiêu trọng đại sau bước đi lớn của Putin

      Những bước đi của Tổng thống Nga có tầm quan trọng vượt xa tình hình tại Syria. Trên thực tế, đó có thể báo trước một thời kỳ mới trong địa chính trị và an ninh toàn cầu.


      Các lực lượng của Nga đang thiết lập một căn cứ không quân, có khả năng tiến hành các chiến dịch khắp vùng Cận Đông và Đông Địa Trung hải. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Nga có tiền đồn trên đất liền để phóng chiếu lực lượng, ngoài phạm vi của Biển Đen.
      Tuy vậy, chính quyền Tổng thống Barack Obama dường như vẫn mơ hồ về điều này, cho dù việc nắm rõ mục đích cơ bản của Kremlin không phải quá khó.
      Một số nhà phân tích cho rằng, với căn cứ này, Tổng thống Nga Putin hẳn là có ý ngăn liên quân thực hiện các đòn tấn công nhằm vào Tổng thống Syria Bashar al Assad, thiết lập bất kỳ vùng cấm bay nào, hay có hành động gây tổn thất cho quân của ông Assad.
      NATO, Mỹ, Trung Đông, IS, Syria 
      Ngoài ra, theo trang Business Insider, ông Putin còn muốn gây dựng một liên minh phản kháng, bao gồm Nga, Iran, Iraq, Syria và lực lượng Hezbollah ở Lebanon và chứng tỏ rằng, liên minh của ông hiệu quả hơn của phương Tây.
      Cuối cùng, ông Putin muốn thiết lập vị thế thường trực tại Trung Đông, từ đó ‘chiếu tướng’ sườn phía nam của NATO, phóng chiếu sức mạnh vào thẳng Địa Trung Hải và thế giới Ảrập.
      Việc chiến đấu cơ Nga bay quanh Syria có nghĩa là Moscow có quyền phủ quyết mọi nỗ lực thiết lập vùng cấm bay hoặc khu vực phi IS. Các máy bay Nga có thể hộ tống không quân Syria thực thi nhiệm vụ tuần tra trên không, bảo vệ trực thăng Syria không kích...
      Máy bay Su25 của Nga được thiết kế bay thấp và chậm, hỗ trợ tốt cho lực lượng mặt đất giao chiến với đối phương. Còn trực thăng Mi-24 có vai trò tương tự như chiếc Apache của Mỹ, có thể vận chuyển binh sĩ, tiếp viện cũng như thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên mặt đất.
      Các máy bay này có bán kính tác chiến hạn chế (400km hoặc ít hơn), nên không được coi là lý tưởng khi tác chiến ngoài vùng biên từ khoảng Qusayr ở miền nam cho tới vùng Idlib ở phía bắc. Từ Latakia, các máy bay này ít đe dọa tới Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan hoặc Israel.
      Tuy nhiên, Moscow cũng đồn trú các máy bay Su24 Fencer nhỏ hơn và Su30 Flanker ở Latakia. Máy bay Fencer là loại cũ, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất tầm xa.
      Bán kính tác chiến của Fencer đủ để bao quát hầu hết Syria từ căn cứ Latakia và thậm chí cả Đông Địa Trung Hải. Fencer có thể tấn công tầm xa các mục tiêu đặc thù hoặc trinh thám trên không, nhưng đây không phải mối đe dọa nghiêm trọng tới tiềm lực của Mỹ, NATO hoặc Israel khi tác chiến trên toàn khu vực.
      Chiếc Flanker lại là một câu chuyện khác. Phạm vi hoạt động của máy bay này trên vài ngàn km. Đây là thiết kế rất hiệu quả cho việc thao diễn trên không.
      Flanker có khả năng tránh các tên lửa SAM và về lý thuyết có thể đấu với nhiều loại máy bay phương Tây. Flanker có thể tác chiến bất kỳ đâu trên khắp vùng Cận Đông, thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên diện rộng.
      Giới phân tích cho rằng, việc Nga triển khai quân tại Syria là một "cú sốc" lớn cho Mỹ cùng đồng minh. Ngoài những mục tiêu trên, bước tiến này còn mang lại cho ông Putin nhiều cơ hội gây ảnh hưởng tới các chiến dịch của Mỹ ở Trung Đông và Địa Trung Hải.
      Mỹ dần dần sẽ phải chấp nhận thực tế mới và bất đắc dĩ phải hợp tác với Nga, Iran và Syria. Sự hợp tác này ban đầu có thể chỉ miễn cưỡng, nhưng dần dần sẽ nhiệt tình hơn.
      Lê Thu

      Báo tiếng Trung Quốc xuyên tạc, bôi nhọ phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại LHQ

      (VTC News) – Tờ Đa Chiều, cơ quan truyền thông được cho là ‘cái loa’ của Bắc Kinh tại Mỹ cho đăng bài viết nói xấu Chủ tịch Trương Tấn Sang và đưa nhiều lập trường ngụy biện trắng trợn về Biển Đông.

      Mở đầu bài viết, tờ Đa Chiều thể hiện ngay sự láo xược dùng từ ‘nói mù quáng’ khi bình luận những phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Biển Đông tại Liên Hợp quốc vừa qua.

      Tờ Đa Chiều trích dẫn lời Chủ tịch Trương Tấn Sang nói những hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa là “vi phạm luật pháp quốc tế và uy tiếp an toàn hàng hải”.
      Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc
      Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc 
      Những bình luận này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận được sự tán đồng của đa số các nhà phân tích chính trị quốc tế đồng tình, nhưng tờ Đa Chiều ngạo mạn cho rằng điều này “đi ngược lại sự thực lịch sử”, “gây nhiễu loạn dư luận”.

      Láo xược hơn, tờ này thậm chí nói rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu “thiếu suy nghĩ”, không có lợi cho sự phát triển hòa bình của khu vực, không phù hợp lợi ích quốc gia của chính Việt Nam.

      Tờ Đa Chiều viết:

      Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu ở Liên Hợp quốc thì Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cũng không bỏ lỡ thời cơ khi trả lời phỏng vấn AFP. “Biển Đông là nút giao thông của khu vực và thế giới. Năm 2014, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng, bồi lấp, mở rộng diện tích đảo. Chúng tôi cho rằng, việc làm này của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế”.

      Chủ tịch Trương Tấn Sang bổ sung thêm, những hành vi của Trung Quốc là đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký năm 2002.
      Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon - Ảnh: TTXVN
      Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon - Ảnh: TTXVN 
      Đa Chiều
      dẫn lời Chủ tịch Việt Nam nói “Hà Nội và các nước khác hết sức quan ngại bởi việc làm của Trung Quốc uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông”.

      Báo này thậm chí còn nói Chủ tịch Việt Nam khi thăm Trung Quốc thì nhấn mạnh tình hữu hảo trong quan hệ hai nước nhưng “khi ông Sang vừa rời Bắc Kinh chưa tới một tháng thì truyền thông Việt Nam đăng tải rất nhiều phát ngôn nguy hiểm của quan chức Việt Nam”.

      Dẫn nguồn tin từ báo chí Việt Nam hôm 25/9 vừa qua, Đa Chiều nói Chủ tịch Trương Tấn Sang đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki Moon xúc tiến các biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

      Tuyên bố của người phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng được Đa Chiều dẫn chứng cho việc “quan chức Việt Nam có nhiều tuyên bố nguy hiểm”.

      Không chỉ xuyên tạc lịch sử, thể hiện thái độ bá quyền, tờ Đa Chiều còn có những bình luận xúc phạm quan hệ Việt – Mỹ khi nói: “Nếu Hà Nội trông chờ Washington sẽ ‘cứu mạng’ mình trong vấn đề Biển Đông thì thật là ngây thơ”.

      Báo này còn dọa nạt việc Việt Nam tìm cách ‘duy trì quan hệ ngoại giao cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington’ sẽ chỉ khiến cho Hà Nội gặp nhiều bất lợi.

      Có thể nói, chính tờ Đa Chiều và một số tờ báo, trang tin khác của Trung Quốc nhiều năm qua vẫn luôn nói xấu, gây hấn với Việt Nam. Trong khi lãnh đạo Trung Quốc nói giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình thì trên Biển Đông, tàu bè, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc luôn thể hiện sự hung hăng, hiếu chiến.

      Các hoạt động của lãnh đạo Việt Nam trên trường quốc tế cũng bị truyền thông Trung Quốc bóp méo, bôi nhọ và đưa ra những bình luận mang nặng tư tưởng bá quyền.
      Văn Việt Võ



      Bill Clinton bảo vệ vợ trước đối thủ tỷ phú


      Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton cho rằng ứng viên Donald Trump đang điều hành “một chiến dịch không thực tế” và bảo vệ vợ khi ông này tuyên bố bà Hillary là "ngoại trưởng tồi nhất".
      Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton xuất hiện trong một sự kiện ở thành phố New York
      Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton xuất hiện trong một sự kiện ở thành phố New York. Ảnh: IBTimes
      Trong một cuộc phỏng vấn trên CNN hôm 29/9, ông Bill Clinton cho rằng ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang tìm cách “xúc phạm Nhà Trắng”.
      Clinton cũng lên tiếng bảo vệ vợ là Hillary Clinton - ứng viên đảng Dân chủ - trước những tuyên bố từ ông Trump rằng bà “có lẽ là ngoại trưởng Mỹ tồi nhất lịch sử Mỹ”.
      Cựu tổng thống Clinton nói rằng: “Khi nhắc tới thương hiệu, bạn chẳng thể dựa trên thực tế nào”, Clinton nói.
      Cựu tổng thống Mỹ cũng bình luận rằng điều cần thiết với Trump bây giờ là phải tự nhận biết chính mình.
      Tại cuộc phỏng vấn, ông Clinton không quên ca ngợi vai trò của vợ trong việc áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran về thỏa thuận hạt nhân gây tranh cãi. Ông cũng cho rằng ngay cả thành viên đảng Cộng hòa cũng thừa nhận các lệnh cấm vận với quốc gia Trung Đông này được thực hiện tốt. Cựu tổng thống cũng ca ngợi nỗ lực của bà Hillary về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) với Nga.

      Uy tín của tỷ phú Donald Trump bất ngờ sụt giảm


      Hải Anh

      Tỷ phú gốc Việt lọt top 400 người giàu nhất nước Mỹ








      Với khối tài sản ròng 3,8 tỷ USD, ông Hoàng Kiều cũng là người giàu nhất trong số 25 gương mặt mới trong Forbes 400 năm nay...


      
Tỷ phú Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều - Ảnh: Forbes.
      Tỷ phú Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều - Ảnh: Forbes.
      Tạp chí Forbes ngày 29/9 công bố xếp hạng 400 người giàu nhất nước Mỹ (Forbes 400) năm 2015. Lần đầu lọt vào xếp hạng này, tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều đứng ở vị trí thứ 149.
      Với khối tài sản ròng 3,8 tỷ USD, ông Hoàng Kiều cũng là người giàu nhất trong số 25 gương mặt mới trong Forbes 400 năm nay.
      Chiếm phần chủ yếu trong khối tài sản của Hoàng Kiều là cổ phần của ông trong tập đoàn Shanghai RAAS Blood Products có cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Thâm Quyến của Trung Quốc. Đây là công ty chuyên sản xuất các loại huyết tương sử dụng trong lĩnh vực y tế, do Hoàng Kiều thành lập vào năm 1992.
      Với doanh thu 214 triệu USD và mức vốn hóa thị trường 17,7 tỷ USD, Shanghai RAAS xếp thứ 20 trong danh sách những công ty sáng tạo nhất của Forbes và danh sách 200 doanh nghiệp dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm 2015, cũng của tạp chí này.
      Nắm 37% công ty trên, Hoàng Kiều chứng kiến khối tài sản ròng cá nhân tăng gấp hơn 3 lần trong vòng một năm qua cùng với đà tăng của giá cổ phiếu. Phần tài sản còn lại của ông chủ yếu nằm trong công ty Rare Antibody Antigen Supply (RAAS) có trụ sở ở California mà ông thành lập vào năm 1985.
      Ngoài ra, ông còn nghiên cứu rượu vang đỏ và thành lập hãng sản xuất rượu tại thung lũng Napa thuộc bang California của Mỹ vào năm 2012.
      Hoàng Kiều sinh năm 1944 tại làng Bích Khê thuộc tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Năm 1975, ông di cư sang Mỹ.
      Bảng xếp hạng Forbes 400 năm nay cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các giám đốc điều hành (CEO) trong lĩnh vực công nghệ. Trong đó, CEO Jeff Bezos của Amazon.com và CEO Mark Zuckerberg của Facebook cùng lần đầu tiên lọt vào nhóm 10 người giàu nhất ở Mỹ.
      Mức tài sản tối thiểu để lọt vào danh sách 400 người giàu nhất Mỹ năm nay là 1,7 tỷ USD, cao nhất trong 34 năm kể từ khi Forbes bắt đầu thực hiện danh sách này, từ mức 1,55 tỷ USD trong năm ngoái. Vì lý do này, có tới 145 tỷ phú Mỹ đứng ngoài danh sách.
      Nhà sáng lập hãng phần mềm Microsoft Bill Gates là người giàu nhất ở Mỹ năm thứ 22 liên tiếp, với khối tài sản ròng 76 tỷ USD. Đứng ở vị trí thứ hai là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett với 62 tỷ USD. Ông chủ của hãng phần mềm Oracle, tỷ phú Larry Ellison, xếp thứ 3 với 47,5 tỷ USD.
      Tổng tài sản ròng của 400 người giàu nhất nước Mỹ năm nay là 2,34 nghìn tỷ USD, tăng 50 tỷ USD so với năm ngoái. Trung bình, mỗi người trong danh sách này sở hữu khối tài sản 5,8 tỷ USD, cao hơn 100 triệu USD so với năm ngoái và là mức cao chưa từng có.
      Theo Điệp Vũ
      VnEconomy

      Mỹ rút các điệp viên ở Trung Quốc về do sợ lộ

      Quyết định được đưa ra sau khi Bắc Kinh bị cho là thực hiện cuộc tấn công mạng, thu thập dữ liệu của 21,5 triệu nhân viên chính phủ Mỹ. 
      my-9005-1443627532.jpg
      Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP
      Một quan chức Washington giấu tên hôm qua cho biết những kẻ tấn công mạng của Trung Quốc đứng sau cuộc đột nhập vào Văn phòng Quản lý dữ liệu cá nhân Mỹ (OPM), theo CNN.
      Dấu vân tay của khoảng 5,6 triệu nhân viên chính phủ bị lộ, do đó các nhân viên của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) và Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ tại Trung Quốc có nguy cơ bị phát giác. Tờ Washington Post hôm qua cho hay CIA đã rút một số sĩ quan từ sứ quán về nước.
      Những dữ liệu bị mất còn bao gồm hồ sơ của các nhân viên Bộ Ngoại giao, do đó nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, những người thực chất là điệp vụ, cũng có thể bị nhận dạng. 
      Cuộc tấn công dự kiến sẽ tác động lớn tới an ninh quốc gia Mỹ. Các dữ liệu nói trên còn có bộ câu hỏi SF86. Mẫu này chứa đựng thông tin cá nhân nhạy cảm của các nhân viên, cựu nhân viên hoặc những ứng viên tiềm năng của chính phủ Mỹ, về các thành viên trong gia đình và các mối liên hệ khác của họ.
      Mối quan ngại hiện nay là tình báo Bắc Kinh có thể dùng dữ liệu này để xác định danh tính các nhân viên tình báo tương lai có thể xâm nhập vào Trung Quốc. 
      Trước các cáo buộc của Washington, Bắc Kinh luôn phủ nhận liên quan đến tấn công mạng và thường cho rằng mình mới là nạn nhân của các hoạt động từ Mỹ.
      Khánh Lynh

      Thông tin chưa từng tiết lộ về máy bay siêu vượt âm bí ẩn của TQ

      A- A A+ ‹Đọc›
      Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
      Hành trình mang tính bước ngoặt của máy bay có tốc độ gấp đôi chiếc Concorde nổi tiếng đã xuất hiện trong một bản báo cáo, nhưng nhanh chóng bị xóa đi. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

      Ảnh minh họa máy bay siêu vượt âm
      Ảnh minh họa máy bay siêu vượt âm
      Bức màn bí ẩn
      Theo thông tin mà tờ The Daily Beast (Mỹ) có được, chuyến bay này diễn ra trong đêm, có vẻ là vào đầu tháng 9, tại một trung tâm thử nghiệm chưa rõ địa điểm ở Trung Quốc.
      Chiếc máy bay với bộ cánh sẫm màu lao lên bầu trời, mang theo một sứ mệnh quan trọng, đó là bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh và sau đó an toàn trở lại mặt đất.
      Có vẻ đây là một chiếc máy bay có người lái với phi công điều khiển trên khoang.
      Cuộc thử nghiệm đã đánh dấu một bước ngoặt khổng lồ của Trung Quốc trong cuộc đua với Mỹ nhằm chế tạo các loại máy bay chiến đấu và tên lửa có khả năng đạt tốc độ “siêu vượt âm”.
      Thứ vũ khí này nhanh tới mức chúng gần như không thể bị bắn hạ và cũng không mục tiêu nào có thể lẩn tránh chúng.
      Đúng vậy, The Daily Beast viết, cuộc thử nghiệm tháng 9 quả là một bước đột phá lớn về công nghệ nếu…nó thực sự diễn ra.
      Đột ngột và bất ngờ như khi xuất hiện, bản tin về cuộc thử nghiệm này nhanh chóng “bốc hơi”. Hiện giờ vẫn chưa rõ điều gì đã thực sự diễn ra trên bầu trời Trung Quốc khi đó nếu đúng là có cuộc thử nghiệm này.
      Cho tới nay, phóng viên Qi Shengjun của tờ China Aviation News là nguồn duy nhất cung cấp thông tin về sự phát triển có tiềm năng thay đổi thế giới này, một bước đột phá có thể mang lại cho Bắc Kinh ưu thế quân sự khổng lồ trước Washington.
      Ảnh minh họa chiếc máy bay siêu vượt âm của Trung Quốc. Ảnh: The Daily Beast
      Sự biến mất khó hiểu
      Trong bản tin ngày 19/8, Qi “nín thở” mô tả lại chuyến thử nghiệm trong đêm – tiếng “gầm rú của động cơ”, chiếc máy bay với màu sơn tối “biến mất trên bầu trời”, cảm xúc “phấn khích” và “khó tả” của đội ngũ thử nghiệm dưới mặt đất.
      “Sau khi máy bay cất cánh được vài giờ, nhiệm vụ hoàn thành” – Qi viết, đồng thời ví von hoa mỹ rằng cú hạ cánh của chiếc máy bay thử nghiệm giống như “đút kiếm vào bao”.
      “Khi hiệu lệnh “hãm phanh” được đưa ra, nhiệm vụ kết thúc thành công. Sự lo lắng và căng thẳng lúc đầu ngay lập tức được cởi bỏ. Tiếng vỗ tay, tiếng cười vang khắp phòng điều khiển”.
      “Trung tâm thử nghiệm bay đã đạt được một bước đột phá trong lĩnh vực bay siêu vượt âm”.
      Tuy nhiên, bản tin của Qi chỉ xuất hiện chóng vánh trên website của China Aviation News. Vài ngày sau, nó bỗng dưng biến mất, có thể là buộc phải gỡ xuống.
      Cơ quan quản lý báo chí của Trung Quốc luôn giám sát chặt chẽ các website đưa thông tin về năng lực quân sự của quân đội nước này.
      Nếu vào một thời điểm khác, Trung Quốc có thể đã ăn mừng bước đột phá mới trong ngành công nghiệp vũ khí công nghệ cao đang phát triển nhanh chóng.
      Tuy nhiên, giữa tháng 9 vừa qua, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lại có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Mỹ.
      Vì vậy, có thể đây không phải là thời điểm thích hợp để “khoe khoang” chuyến bay thử nghiệm siêu vượt âm trước mặt Mỹ.
      Cũng có khả năng thông tin của Qi có phần cường điệu, bởi kỹ thuật siêu vượt âm là thứ rất khó làm chủ.
      Dù vì lý do gì thì bản tin của Qi đã biến mất. Song không nên vì điều này mà nghi ngờ những ý căn bản trong đó.
      Bởi lẽ trong nhiều năm qua – có thể là vài thập kỷ, Mỹ và thậm chí là Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ nhất định (dù không ngang bằng) trong lĩnh vực công nghệ cao mà Qi mô tả.
      Cuộc chạy đua máy bay siêu vượt âm Trung - Mỹ
      Máy bay siêu vượt âm không phải là một khái niệm mới. Vào tháng 10/1967, chiếc X-15, sản phẩm hợp tác giữa Không quân Mỹ và NASA, đã đạt tới tốc độ Mach 6.7 dưới sự điều khiển của phi công William Knight.
      Đến nay, đó vẫn là tốc độ kỷ lục đối với máy bay có người lái.
      Gần đây, Lầu Năm Góc đã mày mò phát triển một số tên lửa và phương tiện bay siêu vượt âm không người lái, Washington hy vọng một ngày nào đó có thể biến chúng thành những vũ khí chiến lược.
      Tuy nhiên, thiết kế phương tiện có thể bay với tốc độ Mach 5, có độ đáng tin cậy cao, an toàn mà vẫn “vừa túi tiền” là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
      Khoảng một nửa các cuộc thử nghiệm siêu vượt âm của Mỹ đều thất bại.
      Hơn 40 năm sau chuyến bay thử đầu tiên của X-15, Lầu Năm Góc vẫn đang “gồng mình” để có thể triển khai một mẫu máy bay siêu vượt âm trong các chiến dịch hàng ngày.
      X-15 đã đạt tới tốc độ Mach 6.7. Ảnh: Wiki
      Không nản lòng, năm 2013, tập đoàn Lockheed Martin đã đề xuất chế tạo một mẫu máy bay trinh sát có tốc độ Mach 6 dành cho Không quân Mỹ.
      “Tốc độ là bước tiến mới trong ngành hàng không để đối phó với các mối đe dọa hiện hữu trong vài thập kỷ tới”, Brad Leland, Giám đốc quản lý chương trình siêu vượt âm của Lockheed Martin cho biết trong một thông cáo.
      Không chịu thua kém, tập đoàn Boeing cũng xúc tiến phát triển một mẫu máy bay vũ trụ không người lái dành cho Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA), mang tên XS-1.
      Tập đoàn này kỳ vọng XS-1 có thể đạt tốc độ lên tới Mach 10, cho phép máy bay không người lái đưa các tên lửa loại nhỏ vào quỹ đạo thấp ngay trong năm 2019.
      Trong khi Mỹ kiên trì theo đuổi máy bay tốc độ cao, Trung Quốc cũng chạy đua để bắt kịp Washington.
      Vài năm trước, Bắc Kinh đã chế tạo đường hầm gió lớn nhất thế giới, có khả năng mô phỏng các điều kiện dùng để thử nghiệm phương tiện bay có vận tốc tới Mach 9.
      Năm 2012, Tập đoàn Công nghệ và Khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc đã thử nghiệm một loại động cơ nhiên liệu rắn, dạng rocket dành cho các phương tiện siêu vượt âm.
      2 năm sau đó, các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu tiến hành một loạt các thử nghiệm đối với phương tiện bay WU-14, có vận tốc lên tới Mach 10. WU-14 có thể cấu thành nền tảng cho một loại tên lửa hoặc máy bay không người lái mới.
      Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới đã được đề cập trong báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc.
      Theo đó, Bắc Kinh "đang phát triển và thử nghiệm một vài loại mới và biến thể mới của các tên lửa tấn công, trong đó có loại siêu vượt âm".
      Song, trong tương lai, Trung Quốc sẽ không còn phải “gồng mình” để bắt kịp Mỹ nữa nếu thông tin của Qi là chính xác.
      Tức là chiếc máy bay có người lái siêu vượt âm vừa thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên và trong tương lai, nó tỏ ra phù hợp với các chiến dịch thường kỳ, đồng thời có thể đạt tới tốc độ trên Mach 5 hoặc hơn.
      Trên thực tế, có thể Trung Quốc đã vọt lên ngay sát Mỹ, nhăm nhe soán ngôi của Washington trong lĩnh vực phát triển các loại máy bay siêu tốc độ.

      Va vào xe tải, cụ ông tử vong


      VOV.VN -Chiếc xe tải đang lưu thông trong trung tâm thành phố Đà Nẵng thì va chạm với xe máy, khiến cụ ông điều khiển xe máy tử vong.

      Lúc 9h15 ngày 30/9, tại vòng xuyến đường Lê Văn Hiến và Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 1 người thiệt mạng.
      va vao xe tai, cu ong tu vong hinh 0
      Chiếc xe tải gây tai nạn chết người

      Xe tải biển kiểm soát 43C 03946 do tài xế Trần Quang Thịnh (30 tuổi), trú tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng điều khiển, khi đến vòng xuyến nói trên gây tai nạn với xe máy biển kiểm soát 43KY-470 do ông Huỳnh Ngọc Dao (73 tuổi), trú tại quận Ngũ Hành Sơn điều khiển. 
      Vụ tai nạn khiến ông Dao bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Tài xế xe tải rời khỏi hiện trường và đến trụ sở Công an phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn trình diện. 
      Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. Cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng đang tiếp tục điều tra làm rõ. 
      Vòng xuyến đường Lê Văn Hiến và Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn là điểm đen về giao thông ở thành phố Đà Nẵng. Cơ quan chức năng đã lắp đặt hệ thống đèn xanh, đèn đỏ nhưng thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông./.
      PV/VOV-Miền Trung

      Việt Nam tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu

      Vị trí mới của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu là 56, theo công bố hôm nay của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Trên thế giới, nền kinh tế cạnh tranh nhất năm nay vẫn là Thụy Sĩ, theo sau là Singapore và Mỹ.
      Khả năng cạnh tranh của Việt Nam ngày càng cao. Ảnh: Anh Quân/VnExpress Khả năng cạnh tranh của Việt Nam ngày càng cao. Ảnh: Anh Quân/VnExpress
      Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) 2015 - 2016 vừa được WEF công bố.
      Tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore (2), Malaysia (18), Thái Lan (32), Indonesia (37) và Philippines (47). Trong khu vực, Việt Nam là quốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất.
      WEF đánh giá các nước trên thang điểm 7. Theo đó, điểm năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam năm nay được 4,3.
      Số quốc gia tham gia khảo sát năm nay là 140, ít hơn 4 so với năm ngoái. Dù vậy, theo WEF, nếu so với nhóm quốc gia năm trước, Việt Nam vẫn xếp thứ 56. Thứ hạng này đã liên tục được cải thiện từ năm 2012.
      Các tiêu chí đánh giá của WEF được chia thành 3 nhóm chính, gồm: Yêu cầu căn bản (kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế, cơ sở hạ tầng, thể chế); yếu tố nâng cao (giáo dục và đào tạo bậc cao, độ hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự phát triển của hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường) và các yếu tố về tinh vi – đột phá (sự tinh vi của hệ thống doanh nghiệp, khả năng đột phá).
      Trong 3 nhóm tiêu chí này, Việt Nam được chấm điểm cao nhất ở Yêu cầu căn bản, với 4,54 điểm, xếp thứ 72. Một số tiêu chí nhỏ cũng có sự cải thiện, như kinh tế vĩ mô (hạng 69), độ hiệu quả của thị trường hàng hóa (83), cơ sở hạ tầng (76), quy mô thị trường (34) và trình độ công nghệ (92).
      Trên thế giới, nền kinh tế cạnh tranh nhất năm nay vẫn là Thụy Sĩ, theo sau là Singapore và Mỹ. Nếu như năm ngoái, các nước mới nổi như Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ đều tụt hạng, năm nay, Ấn Độ leo tới 16 bậc, lên thứ 55. Dù vậy, Brazil lại là quốc gia tụt hạng mạnh nhất trong nhóm BRICS khi xuống thứ 75, mất 18 bậc. Còn thứ hạng của Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhì thế giới, vẫn giữ nguyên tại 28.
      Cạnh tranh được định nghĩa là "nhóm thể chế, chính sách và yếu tố quyết định đến sức sản xuất của một nền kinh tế, từ đó tác động lên sự thịnh vượng của quốc gia". Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được thực hiện thường niên, với mục tiêu vẽ ra bức tranh toàn cảnh về yếu tố thúc đẩy cạnh tranh, năng suất và sự thịnh vượng tại các quốc gia.
      Báo cáo năm nay nhận định 7 năm sau khủng hoảng tài chính 2008, thế giới vẫn còn phải gánh chịu hậu quả. Sự phục hồi đang yếu dần, thiếu chắc chắn và kéo dài hơn dự báo. Toàn cầu đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm, năng suất thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. Các cú sốc địa chính trị gần đây, từ khủng hoảng tại Ukraine đến xung đột ở Trung Đông, nạn khủng bố và khủng hoảng di cư cũng càng khiến các mục tiêu kinh tế trở nên thách thức.

      Việt Nam tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu - ảnh 1 Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi vàđang phát triển tại châu Á. Nguồn: WEF.
      Nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới từ năm 2005 và được dự báo duy trì danh hiệu này trong trung hạn. Khu vực này hiện chiếm 30% GDP toàn cầu, khi chỉ riêng Trung Quốc đã đóng góp 16%. Thành tích này được phản ánh khá rõ trong kết quả GCI. Từ sau khủng hoảng, mức độ cạnh tranh của các nền kinh tế này phần lớn có xu hướng tăng. Dù vậy, số liệu này lại có sự phân hóa đáng kể. Trong khi Trung Quốc và phần lớn các quốc gia Đông Nam Á có mức tăng cạnh tranh khá lớn, các nước Nam Á và Mông Cổ lại đang tụt về phía sau. Những nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam đều đứng ở nửa trên bảng xếp hạng. Trong khi Nepal, Bhutan, Bangladesh, Pakistan đều dưới 100.
      WEF đánh giá dù nhóm nước này khá năng động, hầu hết quốc gia đang gặp khó khi tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng không theo kịp tăng trưởng. Sự phổ cập công nghệ tại đây cũng còn rất hạn chế. Với các nước thu nhập trung bình, khả năng đột phá còn yếu, gây rủi ro cho tăng trưởng trong dài hạn.
      Theo VnExpress

      Những trăn trở đi tìm quốc phục cho nam giới Việt

      Trong khi quốc phục cho nữ từ lâu đã được ngầm thống nhất là tà áo dài, trang phục dành cho nam lại chưa thể xác định.
      Tọa đàm "Trang phục truyền thống Việt Nam qua một số bộ phim và xu hướng trong đời sống đương đại" do nhóm Đình làng Việt và Đại học Văn hóa tổ chức sáng 29/9 tại Hà Nội. Sự kiện nhằm giới thiệu một số trang phục trong các phim lịch sử nhưng cũng được coi như một cách kêu gọi dư luận xã hội trong hành trình đi tìm quốc phục Việt Nam.
      Có mặt tại buổi tọa đàm, họa sĩ Đức Hòa đặt vấn đề: Với nữ giới, tà áo dài qua nhiều lần chuyển đổi đã mặc nhiên được coi như một biểu tượng quốc gia, sử dụng trong các nghi lễ hay sự kiện trọng đại của đất nước. Trong khi đó, việc tìm ra nam phục truyền thống thích hợp với những hoàn cảnh lễ lạt, sự kiện lớn của quốc gia vẫn là một câu hỏi khó.
      Họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm, đơn vị được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ thiết kế lễ phục cho nhà nước - đặt ra tính cần thiết và cấp bách của việc này trong điều kiện đất nước đang hội nhập quốc tế.
      Hành trình tìm quốc phục nam - "đề bài" chưa nhất quán
      Việc thiết kế lễ phục truyền thống đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa đi tới kết quả cụ thể. Họa sĩ Vi Kiến Thành cho biết trong năm 2014, Cục đã tiến hành ba cuộc tuyển chọn lễ phục một cách bài bản. Họ tổ chức hội thảo ba miền nghe ý kiến các chuyên gia lịch sử, thời trang nhưng đều không đạt được thống nhất. Cục cũng mời các nhà thiết kế nổi tiếng hiện nay của Việt Nam thiết kế lễ phục nhưng đều không có kết quả mong muốn. Cuộc thi thiết kế lễ phục năm 2014 thất bại vì không tìm được mẫu nào đạt.
      Ông Thành cho rằng không phải chúng ta không có nhà thiết kế tài năng mà bởi không đồng thuận về quan điểm, trước hết là từ các nhà lãnh đạo. "Thiết kế đưa ra mỗi lãnh đạo nói một quan điểm khác nhau. Có người muốn lễ phục là áo dài khăn xếp truyền thống, người lại vẫn muốn lễ phục là comple, cà vạt. Như thế tức là ngay đề bài mà các lãnh đạo đưa ra đã không có sự thống nhất thì làm sao có thể nói tới việc lựa chọn mẫu thiết kế nào", Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm nói.
      a80-6555-1443587761.jpg
      Những người tham gia tọa đàm mặc các mẫu trang phục đậm chất truyền thống Việt Nam.
      Theo ông Vi Kiến Thành, những người chịu trách nhiệm thiết kế lễ phục quốc gia đã "đi đường thẳng" nhưng không thành công. "Giờ đây chúng tôi phải đi đường vòng, mất thời gian hơn, bằng cách tạo tranh luận, tìm ra đồng thuận của xã hội trước rồi mới đi đến kết quả là thiết kế và lựa chọn trang phục nào".
      Tại tọa đàm, các họa sĩ mạnh dạn giới thiệu một số trang phục thiết kế cách điệu từ áo the khăn xếp để thăm dò phản ứng của xã hội. Ông Đức Hòa cùng Vi Kiến Thành và nhiều đại biểu khác cùng mặc những bộ áo dài nam truyền thống năm thân, làm từ vải đũi tơ tằm, kết hợp quần âu, giày tây. Mẫu trang phục được khá nhiều người có mặt khen ngợi.
      "Cái gì cũng cần thời gian và không thể đưa ngay vào được. Đây chỉ là một thử nghiệm của chúng tôi, nhằm tiếp thu những đóng góp của mọi người trong quá trình xây dựng quốc phục, đặc biệt là nam phục thích hợp với những lễ nghi quốc gia trong bối cảnh đời sống đương đại", họa sĩ Đức Hòa nói.
      Ngoài ra, buổi tọa đàm cũng giới thiệu thêm những mẫu trang phục trong một số phim lịch sử Lều chõng, Trò đời, Long Thành cầm giả ca...
      Nhiều người có mặt tại sự kiện đã trầm trồ khi chứng kiến một số trang phục từng được thiết kế cho các nhân vật như đại thi hào Nguyễn Du, Toản Quận công Nguyễn Khản, nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhân vật cô Tuyết "ngây thơ" hay bà phán Hoàng Hôn trong Trò đời... được trình diễn trên sân khấu.
      a100-6218-1443602802.jpg
      Một số trang phục trong các bộ phim được giới thiệu trên sân khấu.
      Những người tham gia làm nên các trang phục này là họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức (thiết kế mỹ thuật), họa sĩ Nguyễn Thị Thu Hà (thiết kế phục trang) hay Nguyễn Thanh Vân - đạo diễn phim Lều chõng, giám đốc sản xuất phim Trò đời... - đều khẳng định để làm nên những trang phục này, họ chú trọng trên hết vào yếu tố thuần Việt và đẹp chứ không phải trung thành với sự thật lịch sử như làm một bộ phim tư liệu.
      "Có những cái đúng sự thật lịch sử nhưng không có tinh thần thuần túy Việt Nam, nó lai căng và không đẹp. Nhiều lúc, khi phải lựa chọn giữa sự thật lịch sử và cái đẹp, chúng tôi chọn cái đẹp. Mục đích và mong mỏi của chúng tôi là khiến mọi người khi xem phim phải thấy rằng đây chính là phim Việt Nam chứ không phải phim của Trung Quốc hay Đài Loan. Ngoài ra, phục trang nhân vật còn phải phù hợp với cốt tinh thần của nhân vật đó", đạo diễn Thanh Vân nói.
      Chưa nhìn vào tiểu tiết, có thể thấy phần lớn trang phục đều gợi cảm giác thuần Việt, tái hiện tinh thần của đời sống Việt Nam ở một số giai đoạn mà các bộ phim mô tả.
      Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Việt cho rằng bên cạnh lựa chọn những gì tinh túy của bản sắc Việt thì cần tăng tính tuyên truyền, lặp đi lặp lại những hình ảnh đó để tạo thói quen trong tư duy của mọi người rằng đó là trang phục Việt. Theo ông Việt, việc đi tìm quốc phục có tương lai nhưng cần đi dần từng bước. Ông cho rằng những người thiết kế lễ phục truyền thống hay trang phục phim lịch sử cứ mạnh dạn mà làm, không sợ các nhà lịch sử bởi chính ông khi đi đào mộ khảo cổ cũng không biết được chính xác trang phục của người xưa là gì.
      Anh Sa
      Ảnh: Hà Tuyên

      Võ Hoàng Yến từ chân dài đình đám đến những scandal động trời

      Bên cạnh những danh hiệu khiến nhiều người ngưỡng mộ trên sàn catwalk cũng như cuộc thi sắc đẹp, Võ Hoàng Yến còn tạo dựng không ít scandal.


       
      Võ Hoàng Yến sinh năm 1988, tại TPHCM. Cô từng là một trong những chân dài xinh đẹp nổi bật của làng thời trang Việt.

      Năm 2006, cô lọt top 10 cuộc thi Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh và bắt đầu bước chân vào nghề người mẫu. Với chiều cao 1m78, số đo ba vòng 90 - 61 - 91, Hoàng Yến đoạt được các thành tích: giải vàng Siêu mẫu 2008, Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ thế giới 2009. Võ Hoàng Yến từ chân dài đình đám đến những scandal động trời
      Hoàng Yến là một trong số ít những người đẹp đi thi nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía khán giả nhà. Một số chuyên gia và diễn đàn sắc đẹp đều đánh giá rất cao và khẳng định Hoàng Yến là một trong những ứng viên mạnh nhất của khu vực châu Á.
      Tuy trong đêm chung kết cô lại không góp mặt trong top 15 người đẹp nhất cuộc thi, song Võ Hoàng Yến vẫn để lại dấu ấn với công chúng và bắt đầu phát triển mạnh với sự nghiệp người mẫu.
      Ngoài việc biết đến cô là một trong những chân dài đình đám của làng mẫu, Hoàng Yến còn buộc dư luận nhắc đến mình trong không ít những lùm xùm về đời tư. Năm 2010, Hoàng Yến xuất hiện thân hình mập mạp bất ngờ và đầu năm 2012, cô bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm cân.
      Sau đó không lâu, siêu mẫu xuất hiện hốc hác với nghi án nghiện ngập. Hoàng Yến lý giải cô nỗ lực giảm cân thần tốc để chạm ngưỡng quốc tế, mong sự nghiệp sẽ vươn xa hơn. Tuy nhiều tin đồn cho rằng, chính biến cố tình cảm và một số sở thích "nhạy cảm" khác đã khiến nhan sắc bị xuống sắc không phanh.
      Võ Hoàng Yến từ chân dài đình đám đến những scandal động trời
      Lời đồn đoán của dư luận càng có cơ sở khi một số hình ảnh ảnh nhạy cảm trong lúc đang say xỉn và phê pha bên bàn nhậu với làn khói trắng của siêu mẫu Võ Hoàng Yến bị lan truyền trên mạng xã hội. Những tấm ảnh này khiến nhiều người dễ liên tưởng và nghi ngờ Hoàng Yến đang sử dụng ma tuý, một số khác thì rằng cô đang hút cần sa.
      Năm 2013, chiếc ô tô BMW 523i màu trắng chở Võ Hoàng Yến lật ngửa sau khi đâm vào gốc cây tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Du tại TPHCM, cô bị bất tỉnh và được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện.
      Võ Hoàng Yến cho biết cô không cầm lái, song cơ quan công an xác định rằng Võ Hoàng Yến là người cầm lái chiếc xe trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá mức quy định và tự gây tai nạn, phạt cô 10 triệu đồng.
      Việc bỗng dưng làm lật ngửa chiếc BMW càng khiến dư luận cho rằng việc cô nàng sử dụng chất kích thích là chính xác dù Hoàng Yến một mực lên tiếng phủ nhận.
      Và cũng chính từ vụ tai nạn này đã mang đến cho nàng siêu mẫu một scandal khác là nghi vấn cô là người thứ 3 xen vào cuộc tình giữa Cường Đô la và Hồ Ngọc Hà .
      Võ Hoàng Yến từ chân dài đình đám đến những scandal động trời
      Chính thiếu gia phố núi đứng ra lo liệu chiếc xe chỏng vó kia, nên nghi vấn càng có cơ sở. Mối quan hệ giữa Hồ Ngọc Hà và Cường Đô La đã rạn nứt từ lâu, thì liệu sự có mặt của Võ Hoàng Yến có đẩy nhanh tốc độ tan rã của cặp đôi trứ danh kia không?
      Ca sĩ Hồ Ngọc Hà vẫn có cách ứng xử riêng là phó mặc dư luận, còn siêu mẫu Võ Hoàng Yến thì hấp tấp giải thích rằng: "Tôi đã gọi điện cho anh Cường Đô La để làm rõ sự việc. Tuy nhiên, anh Cường cho biết, anh ấy không muốn nói quá nhiều về việc này, anh còn bảo có gì thì gọi cho chị Hà. Tôi xin số Hồ Ngọc Hà và gọi cho chị ấy để giải thích những hiểu lầm."
      Hoàng Yến khẳng định cô hoàn toàn bị oan trong câu chuyện này và không muốn người khác lôi cô vào tin đồn được cho là rất... nhảm nhí!
      Trước đó câu chuyện tình ái của cô cũng là đề tài bàn tán xôn xao khi có thông tin cô nàng cặp với ông trùm hoa hậu hải ngoại Minh Chánh. Cả hai đã cảm mến và xây dựng tình yêu hơn suốt một năm
      Minh Chánh còn tuyên bố, mình là người chu cấp tiền cho người yêu mỗi khi cô cần. Không những thế, anh còn đáp ứng nhu cầu dùng hàng hiệu của chân dài, hàng tháng vẫn chiều lòng người đẹp bằng cách gởi hàng hiệu và tiền chi tiêu.
      Khi hay biết những thông tin về mình do chính ông bầu tiết lộ với báo chí, Hoàng Yến vô cùng bức xúc. Cô lên tiếng khẳng định Minh Chánh và cô không hề có mối quan hệ yêu đương, có chăng ông bầu vẫn ngày đêm theo đuổi và tự nguyện mua hàng hiệu tặng cô. Siêu mẫu còn cho rằng người đàn ông này muốn mượn tên tuổi của cô để pr cho bản thân chuẩn bị cho kể hoạch tấn công thị trường Việt Nam.
      Võ Hoàng Yến từ chân dài đình đám đến những scandal động trời
      Có thể thấy dù khởi nghiệp bằng tài năng và gặt hái được không ít danh hiệu, nhưng những lùm xùm về đời tư đã khiến hình ảnh của siêu mẫu này trở nên méo mó trong mắt công chúng.
      Theo Thanh Huyền - Khỏe và Đẹp

      Xem tiếp...