Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

BÀI VIẾT HAY 98

-"Bên thắng cuộc" đã phô bày có hệ thống mặt trái của tấm huy chương!  

-Nghe "con ông, cháu cha" đã thấy phi lý rồi!
- Nếu soi rọi được chiều sâu tâm hồn thì không ai gắng lên "quan" mà không vì danh lợi, quyền lực. Đó chính là mục đích tối hậu của đời người bình thường. Cho nên việc tìm ra những người có tài, có đức làm quan hết lòng "vì dân,vì nước" là khó lắm vậy. Thời cha anh làm cách mạng, tự giác "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng" (nghĩa là vì danh lợi một cách cao cả!) không lặp lại được nữa. Vậy, muốn giữ được cơ đồ(của dân, nhưng đã thoái hóa về nhận thức nên lại tưởng của mình!), không còn cách nào khác, phải ưu tiên lựa chọn cách "cha truyền con nối". Đó là cách thỏa mãn nhất, đáng tin nhất, an toàn nhất nhưng...ích kỷ nhất (nghĩa là thiếu dân chủ nhất)! Thường thì con, cháu không đến nỗi tệ và được nâng đỡ ngầm. Nhưng nếu gặp phải cảnh "cha làm thầy, con đốt sách" (như Cù Vũ...) thì có thể gây đại họa (hay đại phúc!?)
-Tuy nhiên, làm gì có "giàu ba họ, khó ba đời".
-Cho nên có ca dao rằng:
"Con vua rồi lại làm vua

Con sãi ở chùa lại quét lá đa

Bao giờ bão nổi can qua

Con vua thất thế lại ra quét chùa"
----------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


Thứ Tư, ngày 21 tháng 10 năm 2015

Nguyễn Thông: Một bài cực hay của nhà báo Osin Huy Đức

Lời chủ trang: Tôi chơi với anh Huy Đức, thậm chí còn hơn tuổi anh, nhưng về nghề nghiệp thì anh ấy là bậc ngồi chiếu trên, tôi luôn khâm phục. Ở Huy Đức, văn phong rõ ràng, lời lẽ giản dị, tư duy chặt chẽ, kiến thức rộng rãi, hiểu biết sâu sắc, lập luận khoa học, đó là những điều tôi luôn phải học anh ấy. Bài nào của Huy Đức tôi cũng đều đọc kỹ, kỹ như từng đọc Bên Thắng Cuộc vậy. Cá nhân tôi nghĩ, hiếm có một nhà báo như thế.
Bài dưới đây là một ví dụ cụ thể.
Nguyễn Thông

Bao giờ bằng được Campuchia?
HUY ĐỨC
Không biết có phải vì các "thái tử đảng" xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam mà Phnom Pênh cũng đang có tin đồn, Hun Sen sắp đưa con trai mình lên thay thế. Hôm 19-10-2015, Hun Sen đã phải trấn an: "Campuchia (CPC) là một thể chế dân chủ. Thậm chí, Vua cũng được chọn bởi Hội đồng tôn vương. Ở CPC muốn trở thành lãnh đạo phải thông qua bầu cử ".
Hun Sen hiện đang có hai người con theo chân bố: Hun Manet sinh 1977 và Hun Many sinh 1982. Hun Manet tốt nghiệp West Point năm 1999, sau đó lấy bằng tiến sỹ tại đại học Bristol (Anh), hiện đang là Phó tư lệnh Lục quân CPC. Hun Many - từng du học ở Mỹ, Pháp, Úc - là thủ lĩnh thanh niên CPP, đắc cử nghị sỹ trong cuộc bầu cử tháng 7-2013.
Hun Manet là người CPC đầu tiên học ở Học viện quân sự West Point và là một trong bảy học viên nước ngoài tốt nghiệp cùng khóa. Tất nhiên, yếu tố "con trai Hun Sen" đóng một vai trò quan trọng để Hun Manet trở thành tướng ba sao (2013) [Quân đội CPC đang có 5400 tướng + khoảng hơn 500 tướng công an]. Nhưng, để trở thành Phó tư lệnh Lục quân, Hun Manet cũng đã phải trải qua từng nấc thang: Phó tư lệnh cảnh vệ; Tư lệnh lực lượng chống khủng bố... Và, phải lập công.

Trong cuộc đụng độ với quân đội Thái Lan trên biên giới, nổ ra từ năm 2008 đến 2011, Hun Manet đã được tăng cường vào thời điểm khó khăn nhất và trở thành một trong những chỉ huy xuất sắc; rồi trở thành một trong những người thương thảo chính với Thái Lan về vấn đề biên giới; là thành viên quan trọng đại diện cho Campuchia tại tòa án quốc tế La Haye với phán quyết cuối cùng về ngôi đền Preah Vihear nghiêng về phía Campuchia.
Ngày 16-10-2015, trả lời phỏng vấn đài truyền hình ABC của Australia về việc liệu ông có thể trở thành Thủ tướng CPC trong tương lai, Hun Manet nói: “CPC là một thể chế dân chủ đa đảng. Hiến pháp quy định cứ 5 năm chúng tôi phải tiến hành bầu cử. Vì thế sự lựa chọn ai và khi nào trở thành lãnh đạo tùy thuộc vào nhân dân CPC”.
Cũng hôm 19-10-2015, Son Chhay - một nghị sỹ đối lập, CNRP - đã phải thừa nhận: "Hun Manet có khả năng và tất cả kỹ năng để cải thiện hình ảnh quân đội. Khi CNRP lên nắm quyền, tướng Hun Manet có thể vẫn là một tư lệnh tốt của lực lượng vụ trang Hoàng gia". Thế nhưng, người em của Manet, Hun Many hiện lại đang được đánh giá cao hơn cả người anh.
Năm 2015, Hun Many là một trong 19 người nhận giải thưởng Gusi Peace Prize - giải thưởng của tổ chức Gusi Prize Interrnational có trụ sở tại Manila (Philippine) - dành cho lãnh đạo thanh niên và những nhà hoạt động nhân đạo. Hun May cũng đã nhận giải thưởng quốc tế với tư cách là một người “Bảo vệ các di sản văn hóa”. Năm 2013, Hun Many, chứ không phải ông anh, ra tranh cử và trở thành nghị sỹ.
Chỉ đến khi Hun Sen rời khỏi vị trí quyền lực, chúng ta mới biết rõ thực tài của Manet và Many nhưng cái cách mà họ đang "đi" rõ ràng rất khác hai người con trai của Thủ tướng Việt Nam và con của các nhà lãnh đạo địa phương mới xuất hiện sau kỳ đại hội.
Tại sao những người có bằng cấp và trẻ tuổi được "trao trọng trách" thay vì là tín hiệu đáng mừng lại trở thành câu chuyện đám tiếu trong thiên hạ.
Trong một nhà nước minh bạch, những người phục vụ trong bộ máy công quyền được phân chia ra các ngạch chính như: chính trị gia (nắm quyền thông qua bầu cử); các viên chức chính trị bổ nhiệm (được các nhà hành pháp lựa chọn và được các cơ quan lập pháp phê chuẩn) và các viên chức hành chánh...
Không phải tuổi tác hay bằng cấp mà là lá phiếu của cử tri quyết định số phận của các chính trị gia. Các chính trị gia đứng đầu các cơ quan hành pháp vẫn thường bổ nhiệm một số thành viên trẻ tuổi, có bằng cấp, để "làm đẹp nội các" nhưng không chính trị gia nào lại đi chọn những người vô danh. Vì, ngoài việc phải đối diện với nghị viện khi phê chuẩn họ còn phải đối diện với cử tri. Nếu chọn những kẻ vô tích sự thì không sớm thì muộn, họ sẽ bị cử tri lật đổ.
Các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách mới cần có những năng lực hơn người. Còn viên chức hành chánh là những vị trí thừa hành, thủ tục thế nào thì cứ thế mà làm, không được cật vấn, không sáng kiến. Một nền hành chính chuyên nghiệp không ai lãng phí nguồn nhân lực bằng cách chọn "người tài" làm công việc của những người chỉ cần có trình độ trung bình.
Nếu không tách bạch như vậy, nếu cứ đẩy các chuyên viên hành chánh leo từng bậc, nhảy từ ngạch này sang ngạch kia. Thì nếu không phải con ông cháu cha, cũng chỉ chọn được những kẻ quen thừa hành và giỏi ăn chia lên làm lãnh đạo.
Nếu xét về bằng cấp chuyên môn, Nguyễn Thanh Nghị chỉ là một kỹ sư chuyên về kết cấu. Đâu phải cứ học về xi măng sắt thép là có thể đứng đầu ngành xây dựng. Sẽ là hợp lý nếu cho Nghị phụ trách kỹ thuật của một công trình hay trực tiếp đào tạo các kỹ sư. Đưa Nghị lên thứ trưởng là đánh đổi một nhà chuyên môn được học bài bản lấy một amateur về chính sách.
Những người như Nghị cũng có thể từ bỏ chuyên môn để làm chính trị và không nên hỏi tuổi một người làm chính trị. Nhưng không thể không hỏi Nghị đã làm được những gì để ở tuổi ấy và chỉ trong một nhiệm kỳ lại có thể "ghế trên ngồi tót sỗ sàng" như thế.
Một người được học hành đàng hoàng ở những nền giáo dục tiến bộ trở thành lãnh đạo dù sao cũng vẫn tốt hơn những người đi từ trong rừng ra với văn hóa lớp ba. Nhưng, không thể không hỏi vì sao những người cùng thời, tự tìm kiếm học bổng (chứ không phải đi học bằng tiền ngân sách) có nhiều thành tích cá nhân lại không thể leo lên như những người có bố làm thủ tướng hay bí thư tỉnh ủy.
Hổ phụ có thể sinh hổ tử.
Một nhà lãnh đạo tử tế chắc chắn sẽ để lại những di sản chính trị tốt đẹp cho con cái. Những di sản đó sẽ thêm giàu có nếu con cái họ "nhận thừa kế" thông qua lá phiếu của dân (như Benigno Aquino III, Park Geun-Hye hay Justin Trudeau...). Và, những di sản đó cũng sẽ ngay lập tức trở thành vết nhơ lịch sử nếu những đứa con vội vã nhận trực tiếp "từ tay bố" dưới hình thức những chiếc ghế.
Ngay cả các "thái tử đảng" của Trung Quốc cũng phải tự lặn ngụp trong chính trường và phần lớn đều thăng tiến sau khi cha mẹ họ không còn sống hoặc không còn chức tước.
Năm 1982, từ văn phòng Quân ủy Tập Cận Bình được "luân chuyển" xuống cơ sở, làm bí thư huyện ủy. Phải mất 18 năm, leo từng bậc thang, Tập mới lên được chức tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000). Bạc Hy Lai cũng mất một thời gian tương tự (1984-2001) để đi từ phó bí thư huyện ủy lên tới chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, dù cha - Bạc Nhất Ba - lúc đó là một người rất có ảnh hưởng tới Giang Trạch Dân.
Ở CPC, Hun Sen thực sự thâu tóm phần lớn quyền bính và đang điều hành đất nước này như một nhà độc tài. Nhưng, ngay cả Hun Sen cũng không dám trơ trẽn cho con cái nắm quá nhiều quyền lực.
Hun Sen làm như thế vì vừa là một người khôn ngoan. Một tiểu thương trước khi để lại tiệm phở cho con cũng phải thử thách người thừa kế bằng những việc như rửa chén, bưng bê. Chỉ có những nhà lãnh đạo thiển cận mới trao quyền lực cho những "cậu ấm", ngoài việc đèn sách, chưa bao giờ tự mình làm một việc gì cho tới đầu tới đũa.
Nhưng Hun Sen phải làm như thế còn vì nền chính trị CPC, dẫu chưa thực sự dân chủ, cũng đã có đối lập và có khá nhiều quyền tự do ngôn luận. Campuchia không phải là một hình mẫu cho Việt Nam. Nhưng còn rất lâu, Việt Nam mới có thể bằng CPC, kể cả dân trí và quan trí.
Chỉ trong một nền chính trị không có vai trò của dân, những nhà lãnh đạo thiếu liêm sỉ mới có thể thu vén cá nhân vô độ.

21.10.2015
Huy Đức (Theo Facebook Trương Huy San, https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/884984078203441)
 

Tag-Archive for » Huy Đức «

February 18th, 2013 | Author:

   “BÊN THẮNG CUỘC” ĐÃ THẮNG

       Ngô Minh

Hiện nay dù có rất nhiều ý kiển khác nhau về cuốn sách Bên Thắng Cuộc ( Tập I: Giải phóng, tập 2: Quyền Bính) của nhà báo Huy Đức. Báo chí lề phải thì liên tục in bài phê phán, chê bai nào là “một nửa sự thật không phải là sự thật”, nào là “người viết với tâm thức bất mãn, chống đối ”… Nhưng đa số trí thức, văn nghệ sỹ, đa số dân mạng trong nước thì ca ngợi là cuốn sách có ích, đây là Minh triết của Sự Thật . Theo Nguyễn Hoàng Thị Bắc, một người Mỹ gốc Việt ở Virginia , Hoa Kỳ thì :” có cả biểu tình tẩy chay sách từ người Việt ngoài nước” ( tức những người chống Cộng). Có thế lực đã  hù doạ, lăng mạ tác giả ở trong nước.v.v.. Nhưng lạ lùng là tất cả đều say mê tìm đọc. Ai cũng cho rằng Bên thắng cuộc của Huy Đức là quyển sách hot nhất trong năm 2012 và cả năm 2013 này, và sẽ còn tiếp tục gây tranh cãi…

more…
Category: Bài viết trích từ báo chí  | Tags:  | Comments off
December 21st, 2012 | Author:

 
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG149

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bật mí về người phụ nữ quyền lực bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Có thể nói, người đàn bà quyền lực, thông minh, góp phần không nhỏ làm nên thành công trên con đường chính trị của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình chính là Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện.


 
Nên duyên từ cái nhìn đầu tiên
Bành Lệ Viện gặp ông Tập Cận Bình vào năm 1986, khi bà 24 tuổi qua sự mai mối của một người bạn. Ông Tập Cận Bình lúc đó 32 tuổi, là phó thị trưởng Hạ Môn, Phúc Kiến (Trung Quốc). Bà Bành vốn không ưa kiểu mai mối nhưng vì nể bạn nên đã đồng ý tới gặp mặt.
Hôm đó, bà cố tình mặc một chiếc quần bộ đội rộng thùng thình với chủ ý muốn thăm dò xem nửa kia có phải là người ưa hình thức hay không.
Về phía ông Tập, ông xuất hiện trong bộ trang phục vô cùng giản dị. Bà Bành đã có chút thất vọng vì cách ăn mặc và khuôn mặt có phần hơi già của ông.
Tuy nhiên, những ấn tượng này lập tức biến mất khi hai người trò chuyện cùng nhau. Sự thông minh, điềm tĩnh cùng phong thái từ tốn của ông Tập đã gây ấn tượng và để lại những tình cảm tốt đẹp trong trái tim của bà Bành Lệ Viện.
Ông Tập Cận Bình đã phải lòng bà rất nhanh chóng và thổ lộ trong cuộc gặp đầu tiên: “Tuy mới chỉ 40 phút ở bên nhau nhưng anh đã cảm thấy rằng em sẽ là vợ của anh”.
Nhưng khi đề cập tới chuyện cưới hỏi, tình yêu của 2 người đã gặp sóng gió vì gia đình bà Bành Lệ Viện không muốn gả con gái cho một nhân vật chức sắc, quyền thế như vậy.
Hơn nữa, cha mẹ bà vốn xuất thân từ nông dân. Họ chỉ muốn con mình lấy một người bình thường, hưởng một cuộc sống an bình, giản đơn chứ không muốn bà lấy một cán bộ cấp cao.
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã nói với vợ tương lai rằng: “Bố anh cũng xuất thân từ gia đình nông dân. Tất cả các anh chị em anh đều kết hôn với những người bình thường. Anh sẽ giải thích cho bố mẹ em hiểu. Họ sẽ chấp nhận anh.”
Cuối cùng, bằng quyết tâm và tình yêu chung thủy, cả hai đã thuyết phục được gia đình.

Ông Tập và bà Bành chụp ảnh kỷ niệm trong một lần đi du lịch.
Ông Tập và bà Bành chụp ảnh kỷ niệm trong một lần đi du lịch
Vào ngày 1/9/1987, bà Bành Lệ Viện và ông Tập Cận Bình nói chuyện qua điện thoại rồi quyết định tổ chức đám cưới. Bà đã đến đơn vị xin giấy giới thiệu, mua vé máy bay bay thẳng tới Hạ Môn.
Vừa xuống sân bay, ông Tập đón bà và đến thẳng một hiệu chụp ảnh để chụp ảnh cưới, rồi tới trụ sở đăng kí kết hôn. Hôm đó, thị trưởng và các vị lãnh đạo thành phố Hạ Môn nhận được điện thoại của Tập Cận Bình mời tới ăn cơm tối lúc 7g. Đó cũng là tiệc cưới và buổi ra mắt của cặp đôi trước mọi người.
Sau đám cưới vài ngày, hai vợ chồng ông Tập lại mỗi người một phương. Dù ít có thời gian ở bên nhau nhưng hai người đều cảm thông và hiểu cho công việc của nhau.
Hễ điều kiện cho phép, cho dù khuya đến mấy, ngày nào ông Tập Cận Bình ít nhất cũng phải gọi một cuộc điện thoại cho vợ, hai người cùng hỏi han nhau mới yên tâm đi nghỉ.
Sự nghiệp rực rỡ bên người chồng quyền lực
Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện sinh năm 1962 tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong gia đình có 3 người con. Ông Bành Long Khôn, cha bà, là một trong số ít người trong làng học tới bậc trung học.
Ông tham gia đoàn kinh kịch trước thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976), rồi sau đó chuyển sang phòng văn hóa của thị trấn. Mẹ bà Bành là nữ diễn viên chính của đoàn kịch.
Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã bộc lộ năng khiếu ca hát, nhảy múa và thường theo mẹ và đoàn đi diễn khắp các làng. Năm 1974, bà Bành Lệ Viện vào học tại trường trung cấp số 1 của thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Đông. Tại đây, bà học thanh nhạc cùng giảng viên Gao Chengben.
Bố mẹ bà Bành từng hy vọng con gái được tuyển vào nhóm hát ballad của thị trấn để có thu nhập ngay khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, giảng viên Gao lại cho rằng thật uổng phí tài năng nếu bà Bành làm việc tại đó. Tháng 9/1977, bà Bành thi vào của trường Cao đẳng Sư phạm Tế Ninh (nay là Đại học Tế Ninh) và trúng tuyển sau khi thể hiện hai ca khúc nhạc đỏ.

Bà Bành Lệ Viện trở thành gương mặt quen thuộc trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Trong ảnh, bà Bành tập cho một chương trình trên truyền hình năm 2000.
Bà Bành Lệ Viện trở thành gương mặt quen thuộc trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Trong ảnh, bà Bành tập cho một chương trình trên truyền hình năm 2000.
Năm 1980, bà được nhận vào đoàn ca múa nhạc Kiền Vi và được cử đi biểu diễn ở 6 nước châu Âu. Một năm sau, bà gặp Giám đốc Nhạc viện Trung Quốc bấy giờ là Li Ling. Nhờ sự giới thiệu của người này, bà được vào học tại nhạc viện trong hai năm. Dưới sự dìu dắt của các giảng viên giỏi, không lâu sau bà Bành Lệ Viện trở thành nữ ca sĩ đầu tiên của Trung Quốc lấy bằng thạc sĩ âm nhạc dân tộc năm 1990.
Với gương mặt thanh tú và vẻ đẹp sang trọng, bà Bành từng tham gia thể hiện nhiều vai khác nhau trên sân khấu. Cái tên Bành Lệ Viện được công chúng đón nhận sau màn trình diễn thành công ca khúc "Trên cánh đồng hy vọng", được phát sóng trên truyền hình quốc gia CCTV năm 1984.
Bà Bành Lệ Viện trở thành gương mặt quen thuộc trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Ngoài ra, bà cũng đi lưu diễn khắp trong và ngoài nước. Mỗi nơi bà tới biểu diễn, người hâm mộ thường vây quanh bà.
Các ca khúc bà trình bày thường ca ngợi lòng yêu nước hoặc miêu tả cuộc sống đời thường của người dân.
Không chỉ giành được chỗ đứng trong lòng công chúng với vai trò là một nghệ sĩ tài năng, ngay cả khi trở thành đệ nhất phu nhân của người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc, bà Bành Lệ Viện cũng luôn biết cách tạo dấu ấn riêng cho mình, không giống bất kỳ đệ nhất phu nhân Trung Quốc nào trước đây.
Hơn nữa, bà Bành Lệ Viện còn là Đại sứ thiện chí, nâng cao nhận thức về bệnh lao và HIV/AIDS theo lời đề nghị của Bộ trưởng Y tế và từ Tổ chức Y tế thế giới WHO. Bà đã thực hiện các chiến dịch kêu gọi không hút thuốc.

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện và Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh cùng vợ chồng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua
Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện và Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh cùng vợ chồng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua
Ủng hộ sự nghiệp của chồng, chăm lo cho gia đình
Bà Bành Lệ Viện đã hết sức ủng hộ sự nghiệp của chồng. Sau khi ông Tập trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và phát động chiến dịch trấn áp tham nhũng và lãng phí trong đảng và quân đội nước này, bà cũng là người đi đầu trong việc thực hiện cam kết do chồng đề ra.
Việc thường xuyên xuất hiện cùng chồng trong các chuyến công du cũng tạo cho bà dấu ấn khác biệt so với những đệ nhất phu nhân trước đây của Trung Quốc.
Theo SCMP, xuất hiện trước công chúng Anh trong chuyến công du cùng chồng, bà Bành để lại ấn tượng sâu đậm đối với người dân nước này. "Phu nhân Bành không chỉ mặc đẹp cho riêng mình, mà còn giúp tạo lập hình ảnh về gương mặt đại diện mới cho Trung Quốc", báo này viết.
Sát cánh cùng chồng trong những chuyến công du nước ngoài từ Mexico cho đến Indonesia, Bỉ, Nga, Mỹ và Anh, thời trang của bà Bành được quan tâm không kém so với chương trình nghị sự của ông Tập.
Bà là đệ nhất phu nhân Trung Quốc đầu tiên được liệt kê trong danh sách những người ăn mặc đẹp nhất năm 2013 do tạp chí mốt Vanity Fair bầu chọn. Năm ngoái, tạp chí Forbes cũng bình chọn bà là phụ nữ quyền lực thứ 57 trên thế giới.

Vẻ quý phái, sang trọng của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc bên cạnh công nương Anh
Vẻ quý phái, sang trọng của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc bên cạnh công nương Anh
Ở bà, luôn toát lên vẻ tự tin. Trong chuyến thăm trường âm nhạc Juilliard ở New York, bà cất cao giọng hát một bài ca Trung Quốc. Lúc đi cùng chồng dự triển lãm công nghiệp sáng tạo ở London, bà còn tự tin dùng tiếng Anh nói chuyện với Nữ công tước xứ Cambridge Kate Middleton mà không cần phiên dịch.
Bên cạnh ủng hộ sự nghiệp của chồng, đệ nhất phu nhân Trung Quốc rất coi trọng sinh hoạt gia đình. Bà từng nói rằng: “Nếu bảo tôi vì sự nghiệp mà buông bỏ gia đình, không sinh con, thì tôi sẽ cảm thấy hết sức khó hiểu.
Gia đình chính là ngọn núi để nương tựa, là bến bờ phẳng lặng của người phụ nữ. Gia đình nhà tôi cũng như muôn vàn các gia đình bình dân khác, là một gia đình rất bình thường, là một gia đình hạnh phúc”.
Có lẽ nhờ vậy mà trải qua 27 năm vợ chồng, cuộc hôn nhân của họ vẫn bền vững và được nhiều người ngưỡng mộ.
Bà Bành cũng từng tâm sự về người chồng lý tưởng của mình: “Anh ấy là người sống giản đơn, thật thà nhưng rất chu đáo… Khi anh ấy ở nhà, tôi thường nấu các món ăn ngon để giúp anh ấy thư thái”.

Mỗi khi bước xuống từ máy bay xuống, ông Tập Cận Bình và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện thường xuất hiện với hình ảnh đầy tình cảm. Ảnh: Portugues
Mỗi khi bước xuống từ máy bay xuống, ông Tập Cận Bình và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện thường xuất hiện với hình ảnh đầy tình cảm. Ảnh: Portugues
Mỗi khi bước từ máy bay xuống, ông Tập Cận Bình và vợ thường xuất hiện với hình ảnh đầy tình cảm.
Cặp vợ chồng có một cô con gái duy nhất, tên là Tập Minh Trạch sinh năm 1992. Năm 2008, vợ chồng ông Tập đã đồng ý để cô con gái rượu của mình - Tập Minh Trạch khi ấy mới 16 tuổi tới thăm hỏi và tham gia công tác tình nguyện tại trường tiểu học Dongqi, huyện Hanwang, tỉnh Tứ Xuyên sau trận động đất; bởi tin rằng con mình sẽ học được nhiều điều có ích, trải nghiệm về cuộc sống tốt hơn.
Vì là những người hết sức bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc con nên họ đã hứa với nhau rằng sẽ cố gắng chiều con hết mức và khi ở nhà, cô bé thường ngủ với mẹ, tâm sự cùng mẹ.
Từng muốn con gái nối nghiệp mình - là một nghệ sĩ hát dân ca hàng đầu Trung Quốc nhưng bà Bành cho biết con gái mình học giỏi và muốn khuyến khích con học, để con mình toàn quyền quyết định về nghề nghiệp trong tương lai.
Từ những điều trên, không ai có thể phủ nhận rằng bà Bành Lệ Viện - người phụ nữ quyền lực, thông minh chính là nhân tố bí ẩn góp phần không nhỏ làm nên thành công trong con đường chính trị của chồng mình - nhà lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình.
Theo LD - Gia đình và Xã hội

Đang tìm kiếm 3 người còn mất tích trên sông Soài Rạp

Lâm Phương | 31/10/2015 00:26
Đang tìm kiếm 3 người còn mất tích trên sông Soài Rạp
Ảnh minh hoạ: Báo giao thông

Tàu cá Hoàng Phúc gồm 16 thuyền viên bất ngờ bị chìm trên sông Soài Rạp, khiến 5 người mất tích. Lực lượng cứu hộ đã cứu được 2 người và tiếp tục tìm kiếm 3 người khác.


Đến 0h ngày 31/10, lực lượng cứu hộ đã cứu được 2 người và tiếp tục tìm kiếm 3 người đang mất tích trong vụ chìm tàu cá Hoàng Phúc trên sông Soài Rạp, thuộc địa phận TP.HCM.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 20h ngày 30/10, tàu cá Hoàng Phúc khi đi đến khu vực phao số 5 luồng sông Soài Rạp thì bị sóng đánh chìm.
Lúc gặp nạn, trên tàu có 16 thuyền viên, trong đó 11 người đã được một sà lan cứu, còn 5 người mất tích.
Theo ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III (Vungtau MRCC), ngay khi nhận được tin, đơn vị đã thông báo cho cảng vụ TP. HCM và các bên liên quan để triển khai các biện pháp cứu hộ.
Do khu vực này nằm trong sông Soài Rạp nên Cảng vụ và lực lượng Biên phòng đã lập tức triển khai nhiều tàu tới vị trí tàu bị nạn, công tác cứu hộ đang được triển khai rất khẩn trương.
Lực lượng cứu hộ thuộc Cảnh sát PCCC TP.HCM đang xuống hiện trường phối hợp với lực lượng khác tìm kiếm các nạn nhân.
Sông Soài Rạp dài khoảng 40km nằm ở phía Nam TP.HCM. Đây cũng là ranh giới giữa huyện Cần Giờ, Nhà Bè (TP.HCM), Cần Giuộc (Long An) và Gò Công Đông (Tiền Giang).
Trước đó, vào năm 2013 một canô chở 30 công nhân đã chìm khi đi qua cửa sông này, khiến 9 người thiệt mạng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin...

Kiểm tra xây dựng biệt phủ trái phép trong rừng cấm Hải Vân

VOV.VN - Buổi làm việc xoay quanh vấn đề giao đất và quản lý đất lâm nghiệp rừng đặc dụng Nam Hải Vân và nội dung đơn của chủ căn biệt thự.

Đoàn kiểm tra của Tổng Cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa có chuyến làm việc với các Sở, ngành chức năng của thành phố Đà Nẵng, kiểm tra sử dụng đất lâm nghiệp để dây dựng khu du lịch sinh thái tại khu vực đồi Chim Chim, thuộc tiểu khu 11, rừng đặc dụng Nam Hải Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
kiem tra xay dung biet phu trai phep trong rung cam hai van hinh 0
Đến nay khu biệt phủ của ông Quang vẫn chưa tháo dỡ mà xin giữ lại làm khu du lịch
Sáng 29/10, đoàn làm việc với UBND quận Liên Chiểu. Trước buổi làm việc, đoàn kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai từ chối cho phóng viên báo chí tham dự với lý do họp nội bộ.
Theo UBND quận Liên Chiểu, buổi làm việc xoay quanh vấn đề giao đất và quản lý đất lâm nghiệp rừng đặc dụng Nam Hải Vân và nội dung đơn của chủ căn biệt thự là ông Ngô Văn Quang, Giám đốc Công ty Khai thác và kinh doanh vàng ở tỉnh Quảng Nam cùng 160 hộ dân đề nghị được giữ lại khu biệt thự xây dựng trái phép của ông Quang tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Theo lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu, bước đầu, đoàn kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai trao đổi sơ bộ về các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu; nghe tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp để xây dựng khu du lịch sinh thái tại khu vực đồi Chim Chim (tiểu khu 11, rừng đặc dụng Nam Hải Vân) để có cơ sở báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý.
Ông Đàm Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, cho biết: “Chi cục kiểm lâm cũng báo cáo hết đất rừng theo quy định. Họ mới kiểm tra sơ qua, cung cấp hồ sơ thôi. Cái này theo lịch của đoàn người ta đi kiểm tra. Khi vào làm việc họ mới trao đổi sơ bộ việc kiểm tra. Họ yêu cầu báo cáo gì chúng tôi báo cáo cái đó. Chúng tôi không có thông tin". Bởi theo ông Hưng, UBND quận cũng là cơ quan bị đi kiểm tra./.
Hà Minh/VOV - Miền Trung

“Không thể chứng minh được ai đòi nhận hối lộ”

Cập nhật: 30/10/2015 20:12

(Thanh tra) - Hôm nay (30/10), Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại hội trường những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi). Đại biểu (ĐB) Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, không thể chứng minh được ai đòi nhận hối lộ cả. Nếu quy định phải chứng minh “đòi” nhận hối lộ thì gần như đã tiếp tay cho tội phạm tham nhũng.

“Không thể chứng minh được ai đòi nhận hối lộ”
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng: "Ghi thêm từ “đòi” theo tôi không thể chứng minh được ai đòi nhận hối lộ cả". Ảnh: Thảo Nguyên
Buộc chứng minh “đòi” hối lộ gần như tiếp tay cho tham nhũng
Pháp luật hiện hành quy định “người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất cứ một lợi ích nào dưới mọi hình thức để làm hoặc không làm được việc là phạm tội tham nhũng”. 
Dự thảo sửa đổi tội nhận hối lộ quy định lại thành “người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ…”.
“Ghi thêm từ “đòi” theo tôi không thể chứng minh được ai đòi nhận hối lộ cả, nếu ghi thêm từ “đòi” gần như chúng ta đã tiếp tay cho tội phạm tham nhũng, nếu không bỏ từ này, tôi nghĩ nhân dân sẽ không đồng tình”, ĐB Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh.
Cũng quan tâm đến các tội tham nhũng, ĐB Tô Văn Tám (Kom Tum) cho rằng, nếu người phạm tội ăn năn, hối cải, nhận rõ hành vi sai trái của mình, chủ động khắc phục hậu quả cần nhận được sự khoan hồng nhưng sự chủ động, ăn năn và sự hối cải chỉ ghi nhận trong giai đoạn phát hiện, xử lý tội phạm. 
“Sau khi tuyên án tử hình mới khắc phục hậu quả để thoát án tử sẽ khiến người dân hiểu rằng "dùng tiền để cứu mạng”, làm gia tăng bất bình trong nhân dân”, ĐB Tô Văn Tám nói. 
Theo ĐB Tám, nên đưa các tình tiết chủ động khắc phục hậu quả, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng,… trong phát hiện xử lý tội phạm thành tình tiết giảm nhẹ đặc biệt để áp dụng khoản 1, Điều 54, Bộ luật Hình sự. Như vậy, người phạm tội vẫn có cơ hội thoát án tử hình.
 “Có phải phi hình sự hóa để giải cứu cán bộ ra tù”?
Dự thảo Luật phi hình sự hóa “tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và thay thế bằng các tội danh cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế. 
Đa số ĐB tán thành quy định này. 
ĐB Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) cho rằng, “tội cố ý làm trái” chung chung, phạm vi rộng, lại không cụ thể, như một “cái túi” có thể vận dụng xử lý bất cứ hành vi vi phạm nào. Điều này không bảo đảm tính minh bạch, dễ dẫn đến lạm dụng. “Tôi đồng ý bổ sung các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực để thay thế cho tội danh cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”, ĐB Hà nói và đề nghị, ngoài các tội danh được quy định trong dự thảo cần xử lý hình sự hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai. 
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị giữ và sửa đổi cấu thành tội danh này để tránh bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, cần phải cân nhắc, xem xét kỹ, bởi khi tiếp xúc cử tri có người nói là “có phải phi hình sự hóa để giải cứu cán bộ ra tù”.
"Ban Soạn thảo phải nghiên cứu kỹ và phải thông tin cho ĐB Quốc hội biết hiện bao nhiêu cán bộ đang phải đi tù vì “tội cố ý làm trái”; bao nhiêu cán bộ đang bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tội này", ĐB Thuyền đề nghị.
“Chúng ta bỏ tội này thì đương nhiên những người đang bị khởi tố, điều tra, xét xử về tội này sẽ bị đình chỉ. Những người đang thi hành án sẽ được ra tù, nếu thế thì kể cả trong vụ án Vinashin cũng được tha, ra tù ngay lập tức”, ĐB Thuyền nói.
Một lần nữa ĐB Thuyền đề nghị Quốc hội cân nhắc trước khi bấm nút thông qua. “Nếu không cứ như thế chúng ta tha hết những người này ra tù thì chúng ta có tội với nhân dân”.
Thảo Nguyên

Nga phản ứng trước khả năng Mỹ triển khai chiến dịch trên bộ tại Syria

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga ngày 30/10 cho biết, không nước nào có thể sử dụng lực lượng quân sự tại Syria nếu không thỏa thuận với chính phủ Syria.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng Mỹ triển khai chiến dịch trên bộ tại Syria, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh, sử dụng lực lượng quân sự ở bất cứ hình thức nào mà không có thỏa thuận với chính phủ Syria là không chấp nhận được. 
nga phan ung truoc kha nang my trien khai chien dich tren bo tai syria hinh 0
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.
 (ảnh: syrianfreepress.wordpress.com).
Tình hình hiện nay tiếp tục kéo dài và là một trong những vấn đề gây bất đồng lớn giữa Nga và Mỹ. Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định thay vì làm phức tạp thêm tình hình, Mỹ nên hợp tác với Nga.
Những bình luận của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra trước thềm cuộc gặp hôm nay của Ngoại trưởng hơn 12 quốc gia thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria tại Vienna (Áo). Với sự tham gia lần đầu tiên của Iran, một số nhà ngoại giao bày tỏ hi vọng có thể đạt được bước tiến cho cuộc xung đột Syria kéo dài hơn 4 năm qua.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho rằng, cuộc gặp là đúng thời điểm và đây là lần đầu tiên tất cả các cường quốc có vai trò lớn đều tham gia đối thoại.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier gọi cuộc họp 30/10 là dấu hiệu của hy vọng cho Syria và khu vực, cũng như là bước đi đầu tiên quan trọng hướng đến một giải pháp cho cuộc xung đột./.

Phạm Hà/VOV- Trung tâm Tin Theo AP

Thế giới 24h: Philippines thắng lợi bước đầu trong vụ kiện Biển Đông

VOV.VN- Philippines đã giành được thắng lợi bước đầu khi Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) ra phán quyết PCA có quyền xét xử vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông.

1. Trong thông cáo đưa ra ngày 29/10, PCA cho biết, “tòa nhận thấy cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và vì thế “phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS”.
“PCA cũng nhận thấy rằng, quyết định của Trung Quốc không tham gia vụ kiện sẽ không làm thay đổi quyền phán quyết của PCA và việc Philippines quyết định đơn phương tiến hành vụ kiện không hề vi phạm tiến trình giải quyết tranh chấp theo UNCLOS”, thông báo của PCA nêu rõ.
the gioi 24h: philippines thang loi buoc dau trong vu kien bien dong hinh 0
Một phiên xét xử của PCA. Ảnh PCA
“Với những gì đang diễn ra, PCA kết luận rằng, tại thời điểm này, PCA có quyền ra phán quyết rằng PCA có quyền xét xử 7 vấn đề mà phía Philippines đệ trình”, vẫn theo PCA.
PCA cũng kết luận rằng, 7 vấn đề khác mà Philippines đệ trình cần phải được xem xét kỹ lưỡng liên quan đến vụ kiện nói trên. PCA đã yêu cầu Philippines làm rõ và thu hẹp một trong số các vấn đề mà nước này đệ trình.

2. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Wu Shengli cảnh báo Mỹ về nguy cơ “chỉ một xung đột nhỏ có thể gây ra chiến tranh ở Biển Đông”.
Tuyên bố trên được Đô đốc Wu Shengli đưa ra với người đồng cấp Mỹ John Richardson trong cuộc điện đàm ngày 30/10 cùng với cáo buộc Mỹ có “những hành động khiêu khích ở Biển Đông”.
the gioi 24h: philippines thang loi buoc dau trong vu kien bien dong hinh 2
Tàu USS Lassen của Mỹ. Ảnh Hải quân Mỹ
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành vi nguy hiểm và khiêu khích như trên, rất có thể quân đội hai nước sẽ bị dồn ép phải đối mặt với nhau cả ở trên không và trên biển và chỉ một xung đột nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh”, ông Wu Shengli đe dọa.
“Tôi hy vọng rằng phía Mỹ trân trọng mối quan hệ tốt giữa Hải quân hai nước hiện nay vốn không dễ dàng gì mới có thể đạt được và tránh việc những xung đột đó có thể lặp lại”, ông Wu Shengli nói thêm.

3. Nhà Trắng ngày 29/10 khẳng định, các máy bay chiến đấu của Mỹ và Hàn Quốc đã ngăn chặn máy bay ném bom của Nga bay gần tàu sân bay USS Ronald Reagan tại vùng biển Nhật Bản hồi đầu tuần qua.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 29/10, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, vụ việc diễn ra khi Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc trong "vùng biển quốc tế" ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
the gioi 24h: philippines thang loi buoc dau trong vu kien bien dong hinh 4
Tàu sân bay USS Reagan của Mỹ. Ảnh Hái quân Mỹ
Chiếc máy bay của Nga - số hiệu không được tiết lộ - đầu tiên đã bị ngăn chặn bởi 1 chiến đấu cơ Hàn Quốc. Sau đó 4 chiến đấu cơ F/A-18 thuộc phi đội số 5 của tàu USS Ronald Reagan được điều lên hộ tống máy bay ném bom Nga rời khu vực này. Theo ông Earnest, rất may vụ việc trên không dẫn đến hậu quả đáng tiếc nào.
"Chúng tôi đã từng bày tỏ quan ngại về việc máy bay quân sự của Nga thực hiện các cuộc xâm nhập vào chủ quyền của nước khác", ông Earnest nói.
4. Trước thềm cuộc đối thoại về Syria, Washington ngày 29/10 tuyên bố, vẫn giữ nguyên yêu cầu rằng, Tổng thống Bashar al- Assad phải ra đi.
Tuy nhiên, theo Reuters, cuộc đối thoại lần này sẽ lần đầu tiên có sự hiện diện của Iran, đồng minh thân cận của ông Assad. Các chuyên gia nhận định, điều này thể hiện vị thế ngày càng gia tăng của ông kể từ khi Nga tiến hành các cuộc không kích chống IS tại Syria để ủng hộ chính thể của ông Assad.
the gioi 24h: philippines thang loi buoc dau trong vu kien bien dong hinh 5
Tương lai chính trị của ông Assad vẫn là một dấu hỏi lớn trước thềm cuộc đối thoại về Syria. Ảnh AP
Trước đó, suốt hơn 4 năm xảy ra cuộc nội chiến tại Syria, Iran đều không được mời tham dự các cuộc đối thoại hòa bình quốc tế liên quan đến tình hình Syria và các cuộc đối thoại này đều thất bại.
Tuy nhiên, tròn một tháng sau khi Nga tiến hành các cuộc không kích IS, tình thế đã thay đổi và các bên từng yêu cầu ông phải từ chức như Mỹ, EU và Saudi Arabia đã phải nhượng bộ để Iran có một ghế trong cuộc đàm phán.
“Những nước muốn giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria đều đã đi đến kết luận rằng, nếu không có sự hiện diện của Iran, sẽ không có cách nào để có thể đạt được một giải pháp hợp lý cho cuộc khủng hoảng này”, Ngoại trưởng Iran Mohammad Zarif tuyên bố trước khi đến Vienna dự cuộc đàm phán ngày hôm nay (30/10).
Trong khi đó, cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Tom Shannon cho biết, ông Kerry có thể tận dụng cuộc đối thoại này để xem Nga và Iran có sẵn sàng chấp nhận việc thay đổi người đứng đầu tại Syria hay không cũng như quyết tâm của 2 nước này trong cuộc chiến chống IS.
Cũng theo ông Shannon, ông Kerry sẽ tìm hiểu xem Iran và Nga “sẽ chấp thuận ở mức độ nào việc hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm thuyết phục ông Assad rằng, trong tiến trình chuyển giao quyền lực tại Syria, ông ta sẽ phải ra đi”.
5. Quốc hội Campuchia do Đảng Nhân dân chiếm đa số sáng 30/10 đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thứ nhất đối với ông Kem Sokha.
Thông tin trên được Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin đưa ra sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc vào lúc 9h sáng cùng ngày.
the gioi 24h: philippines thang loi buoc dau trong vu kien bien dong hinh 6
Nguyên Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Kem Sokha khi còn tại vị. Ảnh Cambodian Herald
Theo các nghị sỹ Quốc hội, việc bỏ phiếu miễn nhiệm ông Kem Sokha - Phó Chủ tịch Đảng Cứu quốc đối lập (CNRP) - được tiến hành theo “yêu cầu của nhân dân” do những người biểu tình đưa ra trong một bức thư gửi Quốc hội ngày 26/10 vừa qua.
Trước đó, ngày 26/10, hàng nghìn người dân Campuchia đã tổ chức biểu tình trước tòa nhà Quốc hội yêu cầu Chủ tịch Quốc hội và các nghị sỹ bỏ phiếu miễn nhiệm ông Kem Sokha vì đã có những hoạt động tuyên truyền, xúi giục, chia rẽ nhân dân, làm mất an ninh trật tự, gây sự thù hận dân tộc, không xứng đáng là người lãnh đạo của cơ quan quyền lực tối cao.
6. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 30/10 cho biết, Triều Tiên đang đào một đường hầm mới tại một địa điểm thử hạt nhân.
Theo Yonhap, hoạt động tăng cường công nhân và máy móc xây dựng một đường hầm mới, cho thấy ý định của Triều Tiên có thể thử hạt nhân vào một thời điểm nào đó. 
the gioi 24h: philippines thang loi buoc dau trong vu kien bien dong hinh 7
Hình ảnh vệ tinh một đường hầm của Triều Tiên gần một bãi thử hạt nhân của nước này. Ảnh Telegraph
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ có chuyến thăm đến Hàn Quốc vào cuối tuần này, nhằm thảo luận với các quan chức quốc phòng Hàn Quốc về những biện pháp đối phó với các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc chưa có bình luận về thông tin này, nhưng  cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang xem xét chặt chẽ cho bất cứ hoạt động hạt nhân nào tại Triều Tiên. 
7. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 31/10 sẽ bắt đầu chuyến thăm 8 ngày tới châu Á.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong chuyến thăm này ông Carter sẽ thảo luận với các đồng minh và đối tác giai đoạn tiếp theo trong chính sách tái cân bằng châu Á của quân đội Mỹ.
the gioi 24h: philippines thang loi buoc dau trong vu kien bien dong hinh 8
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ có cuộc gặp lãnh đạo của hơn 10 nước Đông Á và Nam Á, nhằm thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của chính sách tái cân bằng quân sự của Mỹ trong khu vực, bằng việc thúc đẩy mối quan hệ với các đồng minh lâu đời và xây dựng đối tác mới.
Ông Carter cũng sẽ tham dự Cuộc họp tham vấn an ninh Mỹ- Hàn lần thứ 47 tại Seoul và cuộc họp Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng tại Malaysia. Trong chuyến thăm tới châu Á lần này, ông Carter cũng đến thăm Ấn Độ và Pakistan./.
Trần Khánh/VOV.VN

Trung Quốc không chấp thuận phán quyết của PCA về vụ kiện ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc cho biết sẽ không chấp thuận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) về việc Philippines kiện nước này ở Biển Đông.

Theo Reuters, tuyên bố trên được phía Trung Quốc đưa ra ngày 30/10, một ngày sau khi PCA ra phán quyết khẳng định Tòa có quyền xét xử vụ này.

Trước đó, Philippines khẳng định, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Philippines và Trung Quốc đều phê chuẩn, phải được sử dụng để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
trung quoc khong chap thuan phan quyet cua pca ve vu kien o bien dong hinh 0
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Vành Khăn ở Biển Đông. Ảnh AP
Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện này, với lý do vụ kiện có liên quan đến chủ quyền của một quốc gia và PCA không thể ra phán quyết liên quan đến việc này.
“Chúng tôi sẽ không tham gia và không chấp nhận PCA”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố: “Phán quyết của tòa sẽ không ảnh hưởng gì đến quan điểm của phía Trung Quốc và cũng không ảnh hưởng đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông. Các quyền trên của chúng tôi sẽ không thể bị xâm phạm”.
Tuy nhiên, theo Reuters, là một thành viên có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, quan điểm trên sẽ khiến vị thế về ngoại giao của Trung Quốc bị tổn hại rất nhiều nếu Tòa ra phán quyết Trung Quốc vi phạm một trong các quy định của Liên Hợp Quốc.
Bắc Kinh từng ra yêu sách đường 9 đoạn bao trọn Biển Đông và tiến hành một loạt các hoạt động cải tạo phi pháp trên các bãi đá tại đây nhằm tạo sự đã rồi. Động thái này của Bắc Kinh đã vấp phải phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ.
Ngày 27/10 vừa qua, Mỹ đã điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen tiến vào trong khu vực 12 hải lý quanh các bãi đá nói trên. Đây được coi là một thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ nhằm vào tuyên bố chủ quyền phi lý của phía Trung Quốc./.
Trần Khánh/VOV.VN

Nguy cơ Hải quân Trung- Mỹ đối đầu nhau ở Biển Đông vẫn hiển hiện

VOV.VN - Bất chấp thỏa thuận đạt được về tránh va chạm trên biển, nguy cơ Hải quân Trung- Mỹ đối đầu nhau ở Biển Đông được cho là vẫn lơ lừng trên đầu.

Những “tiền lệ” đáng lo ngại

Theo Reuters, năm 2013, tàu USS Cowpens mang tên lửa dẫn đường của Mỹ đã phải “đánh lái hết cỡ” mới có thể tránh được một tàu Hải quân Trung Quốc đang tìm cách chặn đường mình ở Biển Đông.
nguy co hai quan trung- my doi dau nhau o bien dong van hien hien hinh 0
Tàu USS Cowpens (đi đầu) của Mỹ. Ảnh AP
Một năm sau, Mỹ lại cáo buộc một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát một trong các máy bay thuộc lực lượng Hải quân nước này ở khoảng cách chưa đầy 9m. Nhà Trắng lúc đó đã “bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành vi khiêu khích này”.
Đây mới chỉ là sự cố nguy hiểm mà cả Bắc Kinh và Washington đều muốn tránh thông qua việc đạt được thỏa thuận thiết lập một mạng lưới liên lạc giữa quân đội hai nước.

Tuy nhiên, những thỏa thuận sẵn có chủ yếu đều không mang tính ràng buộc, có những ngoại lệ và được cả Mỹ và Trung Quốc diễn giải một cách hoàn toàn khác nhau. Điều này dẫn đến việc leo thang căng thẳng ở Biển Đông nhất là trong bối cảnh Mỹ đang phô diễn sức mạnh Hải quân của mình nhằm đối phó với những yêu sách về chủ quyền trên biển phi lý của Trung Quốc.
Thách thức mạnh mẽ nhất mà Mỹ đưa ra với Trung Quốc chính là việc đưa tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen áp sát vào khu vực 12 hải lý xung quanh các bãi đá mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Các quan chức Mỹ khẳng định, vụ điều tàu USS Lassen ngày 27/10 sẽ là vụ đầu tiên trong hàng loạt các cuộc tuần tra để “đảm bảo an ninh hàng hải” trong khu vực sắp tới.
Một trong những thỏa thuận đáng lưu ý giữa Mỹ và Trung Quốc là Bộ Quy tắc về Tránh Đối đầu bất ngờ trên Biển (CUES) mà hai bên cùng các quốc gia Tây Thái Bình Dương đã ký năm 2014. CUES đặt ra một lọat các quy tắc, bao gồm tốc độ, khoảng cách an toàn, cũng như ngôn ngữ được sử dụng để liên lạc giữa các tàu và cần phải làm gì nếu một chiếc tàu gặp nạn.
Mỹ- Trung “chĩa ngón tay” về phía đối phương
Giới chức Mỹ khẳng định, họ đã làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng, những sự cố như năm 2013 và 2014 sẽ không lặp lại nữa.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc cáo buộc, tàu của Mỹ đã cố tình có những hành động gây hấn năm 2013. Trung Quốc cũng bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng máy bay của mình đã có hành động khiêu khích năm 2014 và nhấn mạnh, phi công của họ đã giữ khoảng cách an toàn.
Đáng lo ngại hơn nữa là CUES không hề có cơ chế áp đặt các bên phải tuân thủ và lại có quá nhiều lỗ hổng. Theo các chuyên gia quân sự. CUES không được áp dụng cho các tàu tuần duyên và các tàu dân sự mà Trung Quốc đang sử dụng với số lượng tăng lên rất nhanh để áp đặt yêu sách chủ quyền của mình.
Một số chuyên gia còn bày tỏ lo ngại rằng, liệu các quy tắc này có được áp dụng đối với mọi vùng biển hay chỉ ở những nơi được cả hai bên chấp thuận như là vùng biển quốc tế bởi sẽ có những “vùng xám tiềm tàng”, như khu vực tàu USS Lassen đi qua.
nguy co hai quan trung- my doi dau nhau o bien dong van hien hien hinh 1
Tàu khu trục USS Lassen (đi đầu) cùng nhiều tàu khác trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh AP 
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể hy vọng các chỉ dẫn của CUES có thể đủ để tránh nguy cơ đối đầu tiềm tàng”, ông Michael O'Hanlon, chuyên gia về an ninh quốc gia tại Viện Brookings nhận định.
“Các chỉ dẫn này chỉ nhằm tránh xảy ra đối đầu do bất cẩn hoặc do một bên khiêu khích quá đà trong vùng biển quốc tế”, ông O'Hanlon nói thêm.
Không chỉ thông qua CUES, Mỹ và Trung Quốc năm 2014 cũng đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) đề ra những quy tắc về cách ứng xử khi hai bên chạm mặt trên không và trên biển.
Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết, MOU năm 2014 áp dụng cho tất cả các trường hợp tàu và máy bay Hải quân Mỹ và Trung Quốc trong trường hợp chạm mặt nhau.
“Dĩ nhiên, các quy định này sẽ bị bỏ qua nếu một bên cố tình muốn như vậy và điều này có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Dù vậy, bên gây hấn sẽ không chịu hậu quả gì ngay cả khi vi phạm những thỏa thuận nói trên”, bà Glaser nói.
Trong cuộc điện đàm từ xa ngày 29/10, Đô đốc Trung Quốc Wu Shengli đã “nhắn nhủ” với Đô đốc Mỹ John Richardson rằng, khi tàu USS Lassen tiến vào vùng biển mà Trung Quốc ngang nhiên cho rằng mình có chủ quyền, tàu Hải quân Trung Quốc đã phát lệnh cảnh cáo tàu khu trục Mỹ vài lần theo thỏa thuận CUES.
Ông Wu cáo buộc: “Những cảnh báo này đã bị tàu Mỹ phớt lờ và Hải quân Trung Quốc cảm thấy quan ngại sâu sắc”.
Trung Quốc bị tố “mập mờ về yêu sách chủ quyền”

Các chuyên gia trong khu vực đều cho rằng, Trung Quốc đã quá mập mờ về yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc cố tình áp đặt trên các bãi đá mà nước này đang cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Trong khi CUES đề ra những chỉ dẫn nhằm tránh đối đầu giữa tàu của các nước, các quy định rộng hơn đều được ghi rõ trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)- một vấn đề cũng gây tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc.
nguy co hai quan trung- my doi dau nhau o bien dong van hien hien hinh 2
Hình ảnh vệ tinh cho thấy rất nhiều công trình được Trung Quốc xây dựng trái phép trên một bãi đá mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Ảnh EPA
UCLOS cho phép các quốc gia ven biển thiết lập vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ biển của mình và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Trong EEZ của mình, các quốc gia có quyền khai thác tài nguyên và đánh bắt thủy hải sản nhưng tàu các nước khác có quyền tự do đi lại trong khu vực này.
Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc là việc liệu tàu và máy bay quân sự các nước có được bay qua khu vực EEZ hay không?
Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự ngay cả khi hoạt động này nằm bên ngoài lãnh hải mà Trung Quốc ngang nhiên áp đặt. Trong khi đó, Washington khẳng định, các hoạt động quân sự của mình trong EEZ của nước khác được chấp thuận theo quy định của UNCLOS./.
Trần Khánh/VOV.VN

Gỡ "nút thắt" giám định tư pháp trong giải quyết án tham nhũng

Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+) Bản in

Cán bộ Phòng kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh Tây Ninh) đang thực hiện kỹ thuật xét nghiệm, phân tích mẫu máu các vụ án hình sự đang thụ lý. Ảnh minh họa. (Ảnh: Thanh Tân/TTXVN)

Chiều 30/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã họp với các Bộ, ngành liên quan để xử lý những vướng mắc, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế.

Rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế đã được các đại biểu nêu lên tại cuộc họp. Đó là hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp của Bộ, ngành ở một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, tài nguyên và môi trường... chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; thiếu hướng dẫn cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định trong hoạt động tố tụng.

Quy định về định giá tài sản trong pháp luật tố tụng hình sự có bất cập với thực tế nên khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản trong các vụ án tham nhũng; thiếu hướng dẫn cụ thể về chi phí giám định tư pháp ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng...

Thực trạng bất cập, tồn tại trên được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân tích là do nhận thức của một số Bộ, ngành chủ quản, địa phương, cơ quan tiến hành tố tụng về vai trò, trách nhiệm với công tác giám định tư pháp còn hạn chế, không đầy đủ; khuôn khổ pháp luật chưa hoàn thiện, đồng bộ; hướng dẫn về kinh phí chi trả chi phí giám định, định giá tài sản... trong hệ thống các cơ quan điều tra có nhiều bất cập, hạn chế, không phù hợp với thực tế hoặc thiếu cơ chế cụ thể về điều phối, phối hợp hiệu quả thực hiện giám định, nhất là việc giám định có liên quan nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau giữa các Bộ, ngành.

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật giám định tư pháp, các văn bản hướng dẫn thực hiện và các văn bản khác có liên quan. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành khẩn trương thực hiện nghiêm túc, dứt điểm các nhiệm vụ được giao theo Đề án 258, Luật giám định tư pháp, Kế hoạch triển khai thi hành Luật giám định tư pháp, trong đó cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp về quy trình giám định chuẩn ở các lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng, xây dựng, tài nguyên, kế hoạch và đầu tư, vấn đề định giá tài sản trong tố tụng hình sự; hướng dẫn và tổ chức thực hiện chi phí giám định tư pháp, chi phí định giá tài sản trong tố tụng hình sự...; cơ chế thông tin, phối hợp tích cực, hiệu quả giữa bên trưng cầu và bên thực hiện giám định, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các Bộ, ngành quản lý giám định...

Phó Thủ tướng nêu rõ các Bộ, ngành chủ quản được trưng cầu giám định phải công khai hóa đầu mối về giám định, đi liền với đó phân cấp rõ công tác giám định từng địa phương, đơn vị; rà soát, củng cố đội ngũ cán bộ và tổ chức thực hiện giám định tư pháp; đổi mới cách thức lập danh sách người giám định tư pháp, bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình trên cơ sở nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng và phòng, chống tham nhũng; nâng cao trình độ giám định viên, nhất là lĩnh vực mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban hành quy trình giám định chuẩn ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý, trong đó xác định rõ quy trình, phương pháp, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, phương tiện giám định và đặc biệt là thời gian giám định đối với từng loại việc giám định ở các lĩnh vực giám định để khắc phục tình trạng lúng túng, thiếu thống nhất trong quá trình áp dụng quy chuẩn chuyên môn.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành có cơ chế cụ thể tạo điều kiện, phương tiện, chính sách chế độ bảo đảm cho cán bộ thực hiện công tác giám định tư pháp như nhiệm vụ chính trị của cơ quan, có chế độ khen thưởng, chính sách ưu đãi khuyến khích cá nhân, tổ chức một cách phù hợp.

Bộ Công an xem lại Thông tư số 03/2013/TT-BCA, nếu có nội dung gì chưa phù hợp thực tiễn phải sửa đổi, bổ sung kịp thời để phục vụ tốt nhất cho công tác giám định tư pháp phục vụ quá trình tố tụng đồng thời rà soát, thống kê và có phương án cấp bổ sung kinh phí để bảo đảm thanh quyết toán, chi trả cho hết số nợ chi phí giám định, định giá tài sản và tiền bồi dưỡng giám định tư pháp kéo dài nhiều năm nay; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình tố tụng, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo giải quyết, không để kéo dài vướng mắc trong khâu giám định ảnh hưởng đến quá trình xử lý án tham nhũng.

Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung khẳng định không bao giờ thiếu kinh phí cho giám định tư pháp./.

Hoa hậu Thùy Dung tích cực mặc hở sau khi bị chê xấu

(iHay) Chiếc váy ren trắng mỏng manh của nhà thiết kế Hoàng Hải giúp Hoa hậu Việt Nam 2008 thu hút trọn sự chú ý tại một sự kiện thời trang diễn ra chiều 29.10.

Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 1Sau một loạt chỉ trích Hoa hậu Việt Nam 2008 mặc xấu tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam, Thùy Dung trở lại trong bộ váy xuyên thấu của nhà thiết kế Hoàng Hải
Sau một thời gian im ắng, Hoa hậu Thùy Dung xuất hiện trở lại và chăm chỉ đi dự các sự kiện của làng giải trí. Gần đây, cô dính vào những cuộc bình chọn trang phục xấu trên thảm đỏ do chưa ổn định về phong cách.
Mới đây, trong một sự kiện diễn ra tại Tổng lãnh sự quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cô đã nhờ nhà thiết kế Hoàng Hải và được “đo ni đóng giầy” bộ váy trắng mỏng manh có những đường gân như đan lưới.
Nói về trang phục táo bạo này, Hoàng Hải cho biết anh muốn góp một tay xây dựng lại hình ảnh cho Hoa hậu gốc Đà Nẵng và khai thác mạnh độ gợi cảm của Thùy Dung.
Bộ váy giúp Hoa hậu nổi bật giữa dàn khách mời gồm Hoa hậu quý bà Bùi Thị Hà, Nam vương Nguyễn Văn Sơn và Á quân Next Top Model Vũ Tuấn Việt.
Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 2Dù có điểm xuyến những bông hoa li ti nhưng bộ váy vẫn lộ khá nhiều da thịt
Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 3
Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 4Thùy Dung mong muốn cô sẽ có bước tiến trong phong cách thời trang
Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 5Thùy Dung bên Nam vương Nguyễn Văn Sơn
Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 6Hiện hoa hậu vẫn hoạt động năng động trong ngành thời trang
Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 7Nam vương Nguyễn Văn Sơn và Á quân Next Top Model Vũ Tuấn Việt
Hoa hậu Thùy Dung mặc hở gây sốc sau khi bị chê xấu 8Thùy Dung chụp ảnh cùng Hoa hậu quý bà Bùi Thị Hà và một quan khách quốc tế
Thùy Linh
Ảnh: O.T

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam tuần tới


Dân trí Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5-6/11/2015.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư tháng 4/2015 (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư tháng 4/2015 (Ảnh: TTXVN)

Chuyến thăm theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang.
Đây sẽ là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Trước đó, vào tháng 12/2011, ông Tập Cận Bình đã thăm chính thức Việt Nam trên cương vị Phó Chủ tịch nước Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc từ ngày 7-10/4/2015 theo lời mời của ông Tập Cận Bình.
Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; hội kiến Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc Lý Khắc Cường và gặp gỡ một số quan chức cấp cao khác của Trung Quốc.
Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, khẳng định tiếp tục đưa quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định bền vững trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Nam Hằng

Xin đi nhờ rồi bóp cổ, cướp xe máy

(TNO) Công an TP.Nam Định, tình Nam Định cho biết vừa bắt được kẻ cướp xe máy táo tợn giữa ban ngày trên đường phố...

Xe máy của anh Đạt bị Dũng cướp bất thành - Ảnh: Văn ĐôngXe máy của anh Đạt bị Dũng cướp bất thành - Ảnh: Văn Đông
Những người dân ở khu vực ngã 3 đường Quang Trung - Mạc Thị Bưởi, TP.Nam Định cho biết, họ chứng kiến vụ cướp táo tợn xảy ra lúc 14 giờ chiều 30.10 ngay tại trung tâm thành phố khi một người ngồi sau nhoài lên bóp cổ người cầm lái để cướp xe. Nghe tiếng tri hô, trung úy Phạm Văn Tới và thiếu úy Trần Xuân Việt (cán bộ Công an P.Vị Hoàng) đang trên đường làm nhiệm vụ đã cùng người dân lao ra chặn đầu xe khống chế đối tượng.
Tại cơ quan Công an TP.Nam Định, đối tượng khai nhận tên là Phạm Đức Dũng (tức Dũng cốm, trú tại 43 Nguyễn Văn Tố, P.Phan Đình Phùng, TP.Nam Định). Người bị cướp là anh Nguyễn Trọng Đạt (32 tuổi, trú tại xóm 1, xã Mỹ Trọng, TP.Nam Định).
Đối tương Phạm Đức Dũng tại cơ quan công an - Ảnh: Văn ĐôngPhạm Đức Dũng tại cơ quan công an - Ảnh: Văn Đông
Anh Đạt cho biết khi đang điều khiển xe máy Sirius biển số 18 B1 - 27.21 đi đến đầu chợ Diên Hồng (thuộc P.Quang Trung) thì thấy Dũng ngồi bên vệ đường vẫy tay xin đi nhờ đến bệnh viện cấp cứu vì đau bụng. Sau khi lên xe khoảng 50m, Dũng đã ra tay và bị bắt ngay sau đó.
Văn Đông

Những nội dung Tòa Liên Hợp Quốc thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc


Dân trí Ngày 29/10, Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc khẳng định có quyền tài phán và sẽ thụ lý 7 trong số 15 luận điểm Philippines kiện Trung Quốc. Vụ kiện thu hút sự quan tâm của thế giới, trong bối cảnh an ninh Biển Đông đang trở thành chủ đề nóng bỏng.

Philippines đã có chiến thắng đầu tay quan trọng trước Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông (Ảnh: AFP)
Philippines đã có chiến thắng đầu tay quan trọng trước Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông (Ảnh: AFP)
Trong bản thông cáo dài 9 trang được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) công bố ngày 29/10, cơ quan này khẳng định, PCA có quyền tài phán với các nội dung số 3, 4, 6, 7, 10, 11 và 13 trong số 15 nội dung Philippines khiếu nại. Cụ thể:
Bãi cạn Scarborough không được hưởng quyền có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa.
Đá Vành Khăn (tên quốc tế Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu bi (Subi Reef) là những kết cấu mực triều thấp, không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền, EEZ hoặc thềm lục địa và không phải những cấu trúc có thể chiếm dụng bằng cách cư ngụ hoặc các hình thức khác chiếm dụng khác.
Đá Ga Ven (Gaven Reef) và đá Ken Nan (McKennan Reef) bao gồm đá Tư Nghĩa là những kết cấu mực triều thấp, không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền, EEZ hoặc thềm lục địa, nhưng đường triều thấp của các kết cấu này có thể được sử dụng để xác định đường cơ sở, mà căn cứ vào đó chiều rộng của vùng biển chủ quyền của đảo Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sin Cowe) lần lượt được tính toán.
Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) không được hưởng quyền có EEZ hoặc thềm lục địa.
Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Trung Quốc mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thông tại bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.
Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật một cách nguy hiểm, gây rủi ro va chạm nghiêm trọng với các tàu Philippine hoạt động gần khu vực bãi cạn Scarborough;
Đối với các nội dung khiếu nại còn lại của Philippines, PCA khẳng định “bảo lưu việc xem xét quyền tài phán để phán quyết” đối với các nội dung này.
Các bước tiếp theo
Sau khi khẳng định có quyền tài phán đối với các nội dung khiếu nại của Philippines, bác bỏ lập luận của Trung Quốc, và khẳng định Philippines đã thực hiện đối thoại cần thiết theo quy định của UNCLOS, PCA cho biết các bước tiếp theo gồm lắng nghe các bên tranh luận tại tòa và trả lời các câu hỏi Philippines.
Các phiên điều trần sẽ không công khai nhưng các bên quan tâm có đề nghị được cử quan sát viên tham dự, gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản sẽ được thông báo về ngày điều trần.
Theo thông cáo, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “sẽ không chấp thuận và không tham dự quá trình phân xử do Philippines đơn phương khởi động”. Đặc biệt với việc công bố văn bản thể hiện lập trường của nước này hồi tháng 12/2014, Trung Quốc khẳng định PCA “không có quyền tài phán để xem xét các khiếu nại của Philippines”.
Do vậy, PCA sẽ xem văn bản thể hiện lập trường của Trung Quốc nêu trên như lời tự biện hộ của nước này trong quá trình phân xử.
Hiện thời điểm điều trần tiếp theo chưa được xác định, nhưng theo hãng tin AFP, nhiều khả năng phán quyết sẽ chỉ được đưa ra trong năm 2016.
Thanh Tùng
Theo PAC, AFP

“Chợ đen” ở Triều Tiên


Lúc sinh thời, nhà cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il đã mở bách hóa Pothonggang ở Bình Nhưỡng vào tháng 12/2010. Ông Kim Jong Il nói bách hóa này sẽ đóng “một vai trò lớn” trong việc cải thiện cuộc sống của người dân Bình Nhưỡng.

Các cô gái trẻ đang chụp ảnh trước bách hóa Pothonggang ở Bình Nhưỡng
5 năm sau, nhìn vào những dòng người dài bên trong bách hóa 3 tầng - nơi có bán mọi thứ từ thiết bị điện tử và mỹ phẩm cho tới thực phẩm và hàng gia dụng - có thể thấy bách hóa này đang đáp ứng được kỳ vọng của nhà cố lãnh đạo, ít nhất là đối với những cư dân có tiền ở Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, bách hóa Pothonggang cũng là sự phản ánh sắc nét mức độ phát triển của thị trường “chợ đen” ở Triều Tiên. Tại đất nước này, “chợ đen” đang trở thành “chuyện bình thường mới” và đặt ra một thế khó cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un vốn đang điều hành nền kinh tế theo mô hình tập trung.
Tỷ giá chính thức và “chợ đen”
Phóng viên Reuters đã có dịp tới thăm bách hóa Pothonggang và nhận thấy hầu như tất cả hàng hóa ở đây được niêm yết giá cả bằng đồng USD và đồng Won Triều Tiên.
Một chiếc TV hiệu Sharp có giá 11,26 triệu Won, tương đương 1.340 USD; một máy bơm nước giá 2,52 triệu Won (300 USD). Thịt bò có giá 76.000 Won (8,6 USD)/kg. Bóng đèn LED do Triều Tiên sản xuất giá 42.000 Won (5 USD).
Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong bách hóa này là 8.400 Won đổi 1 USD, cao gấp 80 lần so với tỷ giá chính thức là 105 Won đổi 1 USD. Nếu áp dụng tỷ giá chính thức, chiếc TV Sharp sẽ có giá hơn 100.000 USD, còn chiếc bóng đèn LED sẽ có giá 400 USD.
Khách mua hàng ở Pothonggang không ngại đặt những xấp USD dày lên quầy thanh toán. Họ nhận lại tiền thừa là USD, Nhân dân tệ hoặc Won Triều Tiên, đương nhiên với tỷ giá “chợ đen”.
Điều tương tự diễn ra ở khắp nơi tại Bình Nhưỡng: lái xe taxi tính tiền theo tỷ giá “chợ đen”, giống như tất cả các cửa hiệu và quầy hàng rong khác ở thành phố này mà phóng viên Reuters có dịp ghé thăm.
Theo các chuyên gia, trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường “chợ đen”, chính quyền Kim Jong Un không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiếp tục những nỗ lực cải cách kinh tế mới ở mức độ manh nha.
Trong vòng 20 năm qua, Triều Tiên đã trải qua những thay đổi về mặt kinh tế, và “trái ngọt” của những thay đổi này đang hiện rõ hơn bao giờ hết ở Bình Nhưỡng. Các công ty lớn của Triều Tiên giờ đây đã sản xuất được nhiều mặt hàng để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân. Người Triều Tiên đã tiêu tiền cởi mở hơn, mua sắm những mặt hàng như điện thoại động, xe đạp điện và xe đẩy trẻ em.
Cởi mở hơn với kinh tế tư nhân
Do một số chính sách thiếu hợp lý, Triều Tiên đã trải qua nạn đói nghiêm trọng vào giữa thập niên 1990 và siêu lạm phát sau đợt đổi tiền vào năm 2009. Tuy nhiên, kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2011, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã cởi mở hơn với sự phát triển của thị trường “chợ đen” và kinh tế tư nhân ở nước này.
“Dưới thời Kim Jong Un, chưa có một chính sách nào được thực thi mà có ảnh hưởng bất lợi tới lợi ích và hiệu quả của kinh tế tư nhân”, ông Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Kookmin ở Seoul, nhận xét. “Đây là thời điểm tốt để là người giàu ở Triều Tiên”.
Nhiều hàng hóa bày bán ở bách hóa Pothonggang có mức giá nằm ngoài tầm tay của nhiều người Triều Tiên. Một chiếc điều hòa không khí có giá bán 3,78 triệu Won, tương đương 450 USD. Nếu thanh toán bằng đồng nội tệ, số tiền sẽ là 756 tờ 5.000 Won, tờ tiền có mệnh giá cao nhất của Triều Tiên.
Mặc dù vậy, tầng lớp trung lưu (donju) đang phát triển nhanh ở Triều Tiên đã bắt đầu mua sắm nhiều hơn những sản phẩm mới như vậy, bên cạnh giới quan chức có cuộc sống khá giả từ lâu.
Điện thoại di động cũng đang ngày càng trở nên phổ biến là Bình Nhưỡng. Ở Triều Tiên, số thuê bao di động đã vượt ngưỡng 3 triệu - một nhân viên của nhà mạng di động Koryolink tiết lộ với Reuters. Từ năm 2012 đến nay, số thuê bao di động ở nước này đã tăng gấp 3, đồng nghĩa với việc trong 24 triệu dân Triều Tiên, cứ 8 người thì có 1 người dùng di động.
Bóng đèn LED tiết kiệm điện sản xuất trong nước rất phổ biến ở Triều Tiên, dù ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên “tối đen như mực” vào ban đêm. Do tình trạng thiếu điện, pin mặt trời, pin dự phòng và máy phát điện cỡ nhỏ cũng là những mặt hàng bán chạy ở bách hóa Pothonggang.
Xe đạp điện do Trung Quốc sản xuất mới xuất hiện ở Triều Tiên từ năm ngoái, người dân địa phương cho biết.
Thẻ ngân hàng và quảng cáo
Một tín hiệu nữa của sự phát triển kinh tế ở Triều Tiên là những chiếc thẻ tiền mặt từ ngân hàng thương mại ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là thẻ Narae của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên. Thẻ này được nạp tiền là USD và chủ yếu được sử dụng để thanh toán các giao dịch bằng ngoại tệ, hoặc để nạp tiền cho điện thoại di động.
Sau một chuyến taxi có giá 4 USD, người tài xế được phóng viên Reuters đưa cho một tờ 20 USD. Khi được đề nghị trả lại tiền thừa bằng đồng Won Triều Tiên, người tài xế tỏ ra lưỡng lự.
Theo quy định chính thức, người nước ngoài không được phép sử dụng đồng nội tệ, nên việc giao dịch như vậy là một dấu hiệu cho thấy thị trường “chợ đen” đang trở nên công khai ở Triều Tiên. Người tài xế ngại trả lại bằng đồng Won chỉ vì cảm thấy bất tiện, chứ không phải vì sợ bị phát hiện.
“Tiền của chúng tôi phải đếm nhiều”, người tài xế làu bàu khi đếm 130.000 Won từ một tệp lớn những tờ 5.000 Won.
Ở đâu có kinh doanh, ở đó có quảng cáo. Bên cạnh những tấm biển chỉ đường và áp phích tuyên truyền lớn trên đường phố Bình Nhưỡng, đã xuất hiện nhiều thông báo nhỏ quảng cáo dịch vụ sửa xe, đồ điện tử, và các công ty.
Một công ty nổi tiếng ở Triều Tiên là Naegoyang quảng cáo tại các trận đấu bóng đá và có cả một đội bóng đá được đặt tên theo công ty này. Naegoyang sản xuất nhiều mặt hàng từ quần áo tới loại thuốc lá mà nhà lãnh đạo Kim Jong Un hay hút.
Trong bài phát biểu nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong Un hứa sẽ áp dụng chính sách “đặt nhân dân lên trên hết”. Nhưng chưa rõ liệu ông Kim Jong Un cam kết tới mức độ nào với các cải cách dựa trên thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Lankov thuộc Đại học Kookmin, việc Triều Tiên đi theo kinh tế thị trường chỉ là vấn đề thời gian. “Đó sẽ là một ngày tuyệt vời, nhưng có thể sẽ chẳng có ý nghĩa gì lắm. Bởi đó sẽ chỉ là sự công nhận chính thức đối với những gì đã xảy ra rồi mà thôi”, ông Lankov phát biểu.
Theo An Huy
VNEconomy

Một giáo viên tiểu học chiếm đoạt của ‘game thủ’ trên 5 tỉ đồng

(TNO) Ngày 30.10, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Lê Thị Tân, giáo viên Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, TP.Kon Tum về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bà Lê Thị Tân trước khi bị bắtBà Lê Thị Tân trước khi bị bắt
Theo thông tin ban đầu, từ tháng 1.2015 đến tháng 6.1015, bà Tân đã dùng các thủ đoạn lôi kéo 30 người ở Kon Tum tham gia trò chơi game trực tuyến và các nạn nhân đã giao cho bà Tân 7,1 tỉ đồng (tiền mặt và chuyển khoản qua ngân hàng). Sau đó, bà Tân đã chuyển trả lại cho các nạn nhân 2,1 tỉ đồng và chiếm đoạt 5,4 tỉ đồng.
Vụ cô giáo bị bắt vì lừa tiền qua trò chơi game trực tuyến: Nạn nhân lên tiếng 4Giao diện game trước khi bị gỡ bỏ
Để làm rõ hành vi này, các điều tra viên của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã thực hiện 16 chuyến đi trong và ngoài tỉnh. Lãnh đạo Công an tỉnh Kon Tum còn chỉ đạo các điều tra viên phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an nhanh chóng vào cuộc điều tra.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã xác minh, bà Tân không có tư cách đại diện cho một công ty nào để nhận tiền đầu tư của người chơi game theo hình thức đầu tư game trực tuyến. Ngoài ra, khi thu tiền các nạn nhân, bà Tân chỉ thỏa thuận miệng chứ không có giấy tờ chứng minh bà Tân là người đại diện của Công ty sản xuất game Beautiful Word.
Tin, ảnh: Phạm Anh

​Xe tải chở hơn 9 tấn xương thối để làm bột nêm

30/10/2015 17:12 GMT+7
    TTO - Chiều 30-10, Trạm CSGT Thăng Bình (Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa bắt xe tải chở hơn 9 tấn xương động vật bốc mùi hôi thối trên tuyến quốc lộ 1.
    
   Ảnh: Xe tải chở hơn 9 tấn xương động vật bốc mùi hôi thối - Ảnh: LÊ TRUNG
    Ảnh: Xe tải chở hơn 9 tấn xương động vật bốc mùi hôi thối - Ảnh: LÊ TRUNG
    Theo đại úy Lê Phan Minh Mẫn, trạm phó trạm CSGT Thăng Bình, khoảng 14g cùng ngày, qua tin báo, tổ tuần tra của trạm đã lệnh dừng xe tải mang BKS 92C-009.22 do tài xế Trần Văn Viên (32 tuổi, trú xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) điều khiển theo hướng Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
    Tại thời điểm này, lực lượng CSGT đã phát hiện trên xe chở hơn 9,3 tấn xương động vật (chủ yếu là xương bò, trâu, heo) đã bốc mùi hôi thối, có giòi, xung quanh ruồi bu nhiều. Tài xế Viên không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh rõ nguồn gốc số lượng xương trên.
    Tài xế Viên khai nhận đã chở thuê số hàng trên cho một người phụ nữ ở TP Đà Nẵng gửi đến một phụ nữ tên Nữ ở tỉnh Quảng Ngãi để đem vào Nam chế biến bột nêm.
    Lực lượng CSGT đã lập biên bản hai lỗi là chở quá tải và thải mùi hôi thối vào không khí, rồi bàn giao cho Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Quảng Nam) để điều tra nguồn gốc số xương động vật thối trên.
    LÊ TRUNG

    Hoa hậu “nhặt rác” bị phát hiện nói dối về trình độ học vấn

    VOV.VN - Phía BTC đã xác minh Mint Kanistha nói dối về học vấn. Tuy nhiên, tân Hoa hậu sẽ không bị thu hồi vương miện và giải thưởng.

    Xinh đẹp, tài năng, có học thức nhưng điều khiến mọi người ấn tượng hơn cả sau khi cuộc thi Miss Uncensored News Thailand 2015 - Hoa hậu không phân biệt giới tính Thái Lan 2015 kết thúc chính là lòng hiếu thảo của tân Hoa hậu Mint Kanistha với mẹ và sự tự tin của cô gái 17 tuổi biết vượt lên trên số phận.
    hoa hau "nhat rac" bi phat hien noi doi ve trinh do hoc van hinh 0
    Hoa hậu "nhặt rác" có nguy cơ bị tước ngôi khi bị phát hiện nói dối.
    Tuy nhiên, mới đây nhất, tại một buổi họp báo, phía đại diện của ban tổ chức cuộc thi đã thừa nhận Mint Kanistha có hành vi gian dối. Theo đó, phía ban tổ chức  đã xác minh Tân hoa hậu Thái Lan mới chỉ học hết cấp hai, trong khi trước đó, cô lại trả lời phỏng vấn rằng mình đã học hết cấp 3 và không thể theo học đại học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. 
    Sau khi sự việc bị phanh phui, Mint Kanistha đã thừa nhận và gửi lời xin lỗi đến ban tổ chức, giới truyền thông cũng như đông đảo người hâm mộ. Tân Hoa hậu bày tỏ, thực sự cô mới học xong lớp 9 và không có ý định lừa dối mọi người. Cô chỉ làm vậy vì sợ không được phép tham gia cuộc thi.
    Chia sẻ thêm về vấn đề này, đại diện phía ban tổ chức cho biết, thể lệ cuộc thi không quy định thí sinh phải tốt nghiệp cấp 3. Chính vì thế, trong trường hợp này, ban tổ chức sẽ không thu hồi vương miện và giải thưởng của Mint Kanistha. 
    Sau khi đăng quang, trở thành người nổi tiếng, cuộc sống của Mint Kanistha có khá hơn trước nhưng hai mẹ con cô vẫn duy trì việc nhặt rác như trước đây bởi nghề nhặt rác đã nuôi sống gia đình cô và bản thân cô có sự thành công hôm nay cũng xuất thân từ nghề nhặt rác./.

    Hương Giang/VOV.VN Tổng hợp

    Tàu Nhật Bản sẽ lần đầu thăm cảng Cam Ranh


    Dân trí Hãng tin Nikkei của Nhật Bản đưa tin, tàu của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JSDF) sẽ tới thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam vào năm tới.


    Tàu của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (Ảnh: JapanTimes)
    Tàu của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (Ảnh: JapanTimes)
    Đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu Nhật Bản tới cảng nằm ở thành phố Nha Trang của Việt Nam.
    Trước đây, tàu của Nhật Bản từng tới thăm các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
    Theo hãng tin Nikkei, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani có thể sẽ thảo luận và ký kết thỏa thuận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh về chuyến thăm nêu trên trong chuyến viếng thăm thủ đô Hà Nội vào tuần sau.
    Hoạt động viếng thăm cảng Cam Ranh được đánh giá là một động thái mở rộng khả năng hoạt động của JSDF trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    Một quan chức của Nhật Bản cho hãng tin Nikkei biết hoạt động nêu trên cũng sẽ giúp tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này trong khu vực.
    Ngoài chuyến viếng thăm cảng Cam Ranh, JSDF và Hải quân Mỹ cũng sẽ phối hợp tiến hành tập trận trung ở vùng biển phía Bắc của đảo Borneo trong thời gian tới.
    Cuộc tập trận này nhằm tăng cường khả năng liên lạc, vận chuyển binh sĩ giữa các tàu chiến tham gia và các nội dung khác.
    Tính tới lúc này, Mỹ thông báo sẽ điều các tàu chiến, trong đó có một tàu sân bay, và Nhật Bản có hai tàu hộ tống tham gia tập trận.
    Ngọc Anh
    Theo Nikkei

    Thế giới 24h: Tiền ồ ạt chảy vào túi Nga

    - Các nước ồ ạt đặt hàng vũ khí của Nga; Triều Tiên sẽ tổ chức đại hội đảng đầu tiên từ năm 1980... là những tin đáng chú ý trong ngày.
    Nổi bật
    Sputnik dẫn tin ngày 29/10 trên tờ Thời báo Ấn Độ cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch mua 149 xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được sản xuất ở nước này theo giấy phép của Nga.
    Quyết định trên, do Hội đồng Mua sắm quốc phòng (DAC) thông qua, được đưa ra ngay trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar lên đường sang thăm nước Nga trong ngày 30/10.
    Nga, Ấn Độ, xuất khẩu vũ khí, xe chiến đấu bộ binh, máy bay, vũ khí khí tài, hợp đồng vũ khí, thiết bị quân sự, thế giới 24 giờ
    Vũ khí của Nga bán chạy. (Ảnh: AP)
    Theo đó, New Delhi dự kiến sẽ ký với Moscow một hợp đồng, cho phép việc lắp ráp 149 chiếc xe bọc thép BMP-2 sẽ được thực hiện trực tiếp ở Ấn Độ, tại một trong các cơ sở thuộc công ty OFB.
    OFB là một công ty quốc doanh chuyên sản xuất các loại đạn dược, vũ khí và xe bọc thép của Ấn Độ. Dự kiến, Ấn Độ sẽ chi khoảng 140 triệu USD để thu mua số xe bọc thép chiến đấu bộ binh này.
    Tờ Thời báo Ấn Độ cho biết, nội dung chi tiết hợp đồng mua sắm nói trên sẽ được bàn luận trong chuyến thăm nước Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar bắt đầu từ ngày 30/10.
    Trước đó, hôm 28/10, tờ Economic Times cho biết rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ thông qua 2 kế hoạch mua sắm quốc phòng lớn với Nga trước khi chuyến thăm Moscow của Bộ trưởng Parrikar diễn ra.
    Hai kế hoạch mua sắm lớn đó, theo tờ Economic Times, bao gồm việc mua khoảng 150 xe bọc thép chiến đấu mới như đã nói ở trên, và nâng cấp toàn diện phi đội máy bay vận tải Ilyushin của Ấn Độ.
    Cũng trong chuyến thăm Moscow lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ sẽ cùng với phía Nga thảo luận về việc mua hai chiếc tàu ngầm lớp Kilo thế hệ mới để trang bị cho lực lượng hải quân Ấn Độ.
    Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela cho biết rằng, chính phủ nước này đã thông qua quyết định mua một phi đội máy bay quân sự mới do Nga chế tạo, trị giá 480 triệu USD.
    "Tổng thống Nicolas Maduro đã quyết định mua các máy bay Sukhoi do phía Nga chế tạo, để duy trì sứ mệnh bảo vệ không phận quốc gia", Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino Lopez tuyên bố.
    Hồi tháng 7 năm nay, tập đoàn Rostekh chuyên sản xuất vũ khí của Nga dự báo, năm nay công ty Rosoboronexport sẽ đạt mức doanh thu 13 tỷ USD trên tổng giá trị đơn đặt hàng khoảng 40 tỷ USD.
    Trong năm 2014, công ty Rosoboronexport đã đạt kim ngạch xuất khẩu vũ khí và khí tài ở mức 13,2 tỷ USD. Trong đó khoản tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu vũ khí đã ở mức hơn 11,2 tỷ USD.
    Tin vắn
    - Theo kết quả bỏ phiếu tại quốc hội Campuchia, ông Kem Shokha, Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), thôi giữ chức Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia.
    - Ít nhất 22 người đã thiệt mạng, trong đó bao gồm hơn 10 trẻ em, trong hai vụ chìm tàu chở người di cư xảy ra vào đêm 29/10 ở vùng biển Aegean ngăn cách Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
    - Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 30/10 cho biết, Triều Tiên đang đào một đường hầm mới tại bãi thử hạt nhân của nước này, nhằm chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân trong tương lai.
    - Theo lời một quan chức Mỹ, cuộc thảo luận về giải pháp chính trị cho nội chiến ở Syria có sự tham dự của các đại diện 17 quốc gia, cùng với Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu.
    - Do bị không tặc, chiếc máy bay chở khách số hiệu HK5058 của hãng hàng không Saviare (Colombia) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Santiago Perez Quiroz, bang Arauca.
    - Nghị sĩ Naing Ngan Linn, ứng viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập, đã bị một kẻ tấn công bằng dao khi ông đang vận động bầu cử tại thị trấn Tharketa ở Yangon.
    - Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cảnh báo người đồng cấp Mỹ John Richardson rằng, các đụng độ giữa lực lượng quân đội hai bên có nguy cơ leo thang thành xung đột.
    - Hơn 3.500 tấn vũ khí lưu trữ ở một kho quân sự đã bốc cháy sau 2 loạt đạn ở thị trấn Svatove do chính phủ kiểm soát ở đông Ukraina tối 29/10, một quan chức địa phương cho hay.
    - Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Paul Ryan ngày 30/10 đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ, thay cho ông John Boehner, sau khi giành được số phiếu bầu áp đảo vào hôm 29/10.
    - Theo USFK ngày 30/10, USS Ronald Reagan, siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, đã thăm cảng Busan (Hàn Quốc), sau khi diễn tập hải quân chung với Seoul.
    - Phó Thủ tướng Nga Sergei Ryabkov ngày 30/10 tuyên bố rằng, không quốc gia nào được quyền sử dụng lực lượng quân sự tại Syria nếu không được sự đồng ý của Chính phủ Syria.
    - Ít nhất 40 người đã bị thiệt mạng và khoảng 100 người khác bị thương, khi lực lượng quân đội Chính phủ Syria bắn tên lửa vào một khu chợ tại thị trấn Douma, gần thủ đô Damascus. 
    Tin ảnh
    Nga, Ấn Độ, xuất khẩu vũ khí, xe chiến đấu bộ binh, máy bay, vũ khí khí tài, hợp đồng vũ khí, thiết bị quân sự, thế giới 24 giờ
    Đảng Lao động Triều Tiên sẽ tổ chức đại hội vào tháng 5/2016. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980, Triều Tiên tổ chức đại hội đảng. Trong ảnh là lễ duyệt binh hôm 10/10 vừa qua ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: Reuters)
    Phát ngôn
    Việc

    Bỏ túi tiền triệu mỗi ngày nhờ nghề mua ... rơm

    Trước đây, rơm là loại phế phẩm bỏ đi sau mỗi mùa thu hoạch thì nay loại phế phẩm này được các thương lái gần xa đổ xô tìm mua, đưa về các tỉnh miền Đông bán lại. Sau 1 - 2 chuyến hàng, trừ hết mọi chi phí, các thương lái bỏ túi 1,5 - 2 triệu đồng/ngày.
    Nông dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đang vào vụ thu hoạch rộ lúa vụ 3, lúa Thu Đông. Dọc theo những cánh đồng tỉnh lộ 942 và 944, không khí ngày mùa sôi động hẳn lên khi xuất hiện nhiều máy cuốn rơm xen lẫn với máy cắt lúa. Thương lái lùng sục tranh mua, còn nông dân thì có nhu cầu bán nhằm cải thiện chi phí sản xuất cho một vụ mùa, điều đáng quan tâm là việc mua, bán rơm diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và rầm rộ nhanh hơn cả bán lúa.
    Nhu cầu mua rơm hiện rất lớn, nhiều thương lái săn lùng khắp ruộng tranh mua khiến giá rơm đẩy lên cao. Anh Phạm Minh Tuấn cho biết, nếu như trước đây thu hoạch xong vụ lúa, gia đình đốt rơm ngoài đồng chuẩn bị vụ mùa sau thì khoảng 5 năm trở lại đây, rơm được thương lái tìm mua hết. Tận dụng việc bán rơm, thu nhập trang trải chi phí cho mùa lúa cũng đáng kể. Với khoảng 6 ha, mỗi vụ anh Tuấn cũng có thêm thu nhập khoảng 30 triệu đồng từ loại phụ phẩm tưởng chừng bỏ đi này.
    Những năm trước đây, rơm thường được nông dân đốt tại đồng, nay có nhiều người mua nên mỗi công (1.000m2) bán được 70.000 đồng
    Những năm trước đây, rơm thường được nông dân đốt tại đồng, nay có nhiều người mua nên mỗi công (1.000m2) bán được 70.000 đồng.
    Thương lái ồ ạt tranh mua khiến giá rơm luôn được đẩy lên cao. Không chỉ các hộ chăn nuôi trâu bò cần rơm bổ sung cho thức ăn gia súc mà nông dân trồng trọt cũng cần rơm để che gốc thanh long hay cà phê.
    Anh Trần Duy Phương, thương lái mua rơm ở tỉnh Long An cho biết: Rơm được thu mua từ nhiều cánh đồng Chợ Mới rồi đưa đi bán khắp nơi, từ khu vực ĐBSCL đến nhiều tỉnh ở Đông Nam bộ. Nông dân miền Tây đa số thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, máy cắt đến đâu phun rơm rạ ra đồng ruộng đến đó nên thương lái phải đầu tư loại máy chuyên dụng để đi mua rơm và cuốn thành cuộn tròn mang đi bán.
    Nhờ đầu tư 2 máy cuộn rơm cùng lúc nên mùa này anh Phương mua được số lượng lớn rồi thuê xe chở ra miền Đông bán.
    Anh Phương cho biết, mỗi ngày anh chở 2 chuyến khoảng 12 tấn. Sau khi trừ chi phí, như tiền mua rơm (70.000 đồng/1.000m2), tiền thuê nhân công (200.000 đồng/người)… , mỗi ngày anh Phương bỏ túi khoảng 1,5 triệu đồng.
    Riêng các thương lái mua bán rơm, mỗi ngày trừ hết chi phí còn lời từ 1,5 -2 triệu đồng/ngày. Nhờ nghề mua bán rơm, nhiều người khá lên
    Riêng các thương lái mua bán rơm, mỗi ngày trừ hết chi phí còn lời từ 1,5 -2 triệu đồng/ngày. Nhờ nghề mua bán rơm, nhiều người khá lên.
    Anh Trần Văn Phi - huyện Chợ Mới An Giang làm nghề mua rơm hơn 2 năm qua cho biết, công việc mua rơm bây giờ thuận tiện.
    "Máy gặt lúa phun rơm thành hàng, mình chỉ mỗi việc đưa máy cuộn rơm thành cục kéo lên xe tải rồi đưa lên các tỉnh miền Đông bán lại cho các hộ trồng hoa màu, nấm… Cái vui là mỗi ngày trừ hết chi phí bỏ túi từ 1,5 - 2 triệu đồng, đặc biệt là giải quyết việc làm cho 5 - 6 công nhân lao động có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng", anh Phi hồ hởi chia sẻ.
    Việc thu mua rơm diễn ra quanh năm, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác và cũng nhờ công việc này mà 2 năm nay, anh Phương, anh Phi… cùng nhiều hộ mua rơm khác có cuộc sống khá lên. Ngoài ra còn tạo việc làm có thu nhập cao cho hàng chục công nhân lao động tại những địa phương anh Phương đến thu mua rơm.
    Theo Bảo Phong
    Dân trí
    triệu tập đại hội là nhu cầu của đảng và cuộc cách mạng đang tiến triển sau một kỷ nguyên thay đổi, nhằm hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Juche, làm cho công cuộc xây dựng quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn mạnh", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết lý do tổ chức đại hội đảng vào tháng 5 năm sau.
    Tư tưởng Juche (Chủ thể) là kim chỉ nam cho đường lối phát triển của Triều Tiên. Juche là hệ tư tưởng được cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành xây dựng.
    Sự kiện
    Ngày 31/10/2011, dân số thế giới chính thức chạm ngưỡng 7 tỷ người.
    Thanh Vân

    Quế Vân tự tử: Ngắm lại những khung hình được ‘yêu’ của cô

    Thông tin Quế Vân tự tử đã khiến công đồng mạng dậy sóng. Trước Quế Vân, Đan Trường, Thủy Tiên, Cao Thái Sơn từng nghĩ đến cái chết khi gặp chuyện buồn. Hãy cùng nhìn lại những khung hình được ‘yêu'.
    Sáng ngày 30/10, một người em quen biết của ca sĩ Quế Vân cho hay, cô phải nhập viện cấp cứu đêm 29/10 sau khi tự tử. Rất may, Quế Vân đã được cấp cứu và qua cơn nguy kịch. Hiện cô đã được về nhà.

    Quế Vân tự tử vì chuyện buồn

    Quế Vân từ một người mẫu chuyển sang ca hát và từng đạt giải Á hậu 1 cuộc thi người đẹp hoa hậu tổ chức tại Mỹ. Cô tham gia cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo và để lại nhiều ấn tượng. Thời gian gần đây, Quế Vân thể hiện nhiều tâm trạng buồn. Người chồng cũ của cô cũng vừa kết hôn với vợ mới.
    Kể từ khi gia nhập giới showbiz đến nay, Quế Vân liên tục bị scandal bủa vây. Không có bằng chứng về những cáo buộc liên quan đến những vụ việc lùm xùm này, nhưng điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của cô.
    Quế Vân không chỉ phải đối mặt với các lùm xùm liên quan đến các mối quan hệ mà phong cách thời trang hở bạo của người đẹp cùng khiến cô chịu nhiều búa rìu dư luận. Thời gian gần đây, Quế Vân đã lột xác hoàn toàn. Cô thường chọn những set đồ kín đáo theo phong cách trang nhã và thanh lịch. Sự thay đổi này đã giúp Quế Vân nhận được tình cảm của công chúng.
    Phong cách thu của Quế Vân khá đa dạng. Cùng với những mẫu quần áo đa sắc, chìa khóa không thể thiếu của người đẹp chính là những đôi giày cao giúp tôn vóc dáng.
    Cách kết hợp "cây" họa tiết khá thú vị và Quế Vân. Tuy nhiên, cô bị chỉ trích với nghi án rập khuôn phong cách của Hồ Ngọc Hà.
    Đứng trước phản biện cho rằng Quế Vân bắt chước thần tượng Hồ Ngọc Hà của nhiều fan, Quế Vân rất bình thản: "Việc đụng hàng trong showbiz không có gì là mới. Tôi cảm thấy vui khi mình có chung gu thẩm mỹ với một ca sĩ được đánh giá cao như Hà Hồ hoặc bất cứ nghệ sĩ mặc đẹp nào khác".
    Là một người sành về thời trang, Quế Vân có sở thích với hàng hiệu từ rất lâu, chính vì vậy, ngoài công việc đi hát tại một số tụ điểm, Quế Vân đã mở một cửa hiệu thời trang, kinh doanh các món đồ hàng hiệu xa xỉ dành cho đối tượng sành điệu tại thủ đô.
    Quế Vân chia sẻ, chị đã cân nhắc rất nhiều trước khi mở cửa hiệu thời trang, bởi cửa hàng sẽ "lấy đi" của cô rất nhiều thời gian. Cô phải dành thời gian để chăm sóc khách hàng và lựa chọn những món đồ ưng ý cho đối tượng là bạn bè hoặc khách hàng VIP.
    Ngoài ra, Quế Vân cũng không khỏi lo lắng trong việc tư vấn cho khách hàng. Lựa chọn trang phục, phụ kiện sao cho phù hợp với tình huống và vóc dáng của từng khách hàng là công việc không hề đơn giản.
    An Tú
    Xem tiếp...