Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

BÀI VIẾT HAY 92

CẢNH ĐỜI



Ta cười khanh khách quan san
Chập chùng núi phố, dọc ngang dòng đường
Panô, cột sắt giăng rừng
Ngày mờ tối bụi, đêm trưng sáng đèn
Đàn xe xuôi ngược vang rền
Máy bay phành phạch, xuống lên ngợp trời
Ngó quanh thưa thớt bóng người
Diễn viên nở rộ, chào mời, múa may
Văn minh dụ khị khôi hài
Ruộng vườn đem đổi lấy vài đẹp ngon...






Ta cười nhếch mép vàng son
Gương xưa, phế tích chồm ồm nhe răng
Tràn lan xây lấp làm sang
Ngô nghê chồng chất nát tan dân tình
Thương nòi, yêu nước, béo mình?
Tận tâm ngu bộc, thất kinh chủ nhà!




Ta cười lặng lẽ bao la
Gió mây thoáng đãng, nắng mưa êm đềm
Trời xanh, đằm thắm một nền
Đất son kim cổ hai miền nước non
Ta cười viễn cảnh cháu con
Cạn tàu ráo máng, trơ hòn đất lăn



Ta cười ngặt nghẽo nhân gian
Tham lam bạc bẽo, cơ man ngậm ngùi...


                                           Trần Hạnh Thu



(ĐC sưu tầm trên NET)

01/04/2015

Bauxite Tây Nguyên: NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

TS. Nguyễn Thành Sơn
Chuyên gia tư vấn độc lập
New Technology Solutions

1          “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”

1.1       Nhà thầu không có kinh nghiệm

Theo viện sỹ A.E. Ferzman, trong thiên nhiên có 250 khoáng vật chứa nhôm, trong đó chủ yếu có 20 loại khoáng vật có hàm lượng ô xít nhôm cao nhất như trong bảng sau (xếp từ cao đến thấp):
Bảng 1: Các khoáng vật chủ yếu có chứa ô xit nhôm (bauxite)
No
Name
Chemical formula
Al2O3 Percentage, %
Specific gravity
1
Corundum
Al2O3
100
4,0
2
Diaspore
HAlO2 hoặc AlO2.H2O
84,98
3,4
3
Chrysoberyl
BeAl2O4
80,29
3,67
4
Spinel
MgAl2O4
71,0
3,8
5
Gibbsite
Al(OH)3 hoặc Al2O3-3H2O
65,4
2,3
6
Andalusite
Al2O3(SiO4)
63,70
3,18
7
Kyanite
Al2O(SiO4)
60,43-62,74
3,6
8
Topaz
Al2(SO4)(OH,F)4
55,67-56,76
3,5
9
Kaolinite
Al4(Si4O10)
39,5
2,6
10
Muscovite mica
K2Al4(Si6Al2O20)(OH,F)4
38,4
7,5
11
Turquoise
CuAl6(PO4)4(OH)8.4H2O
37,60
2,7
12
Wavellite
Al3(OH)3(PO4)2.5H2O
37,11
2,32
13
Alunite
KAl3(SO4)2(OH)6
36,92
2,67
14
Anorthite feldspar
CaAl2Si2O8
36,7
2,75
15
Amblygonite
LiAl(PO4)F
34,46
3,05
16
Lazulite
(Mg,Fe)Al2(PO4)2(OH)2
33,73
3,1
17
Albite feldspar
NaSi3AlO8
19,3
2,61
18
Orthoclase feldspar
K(AlSi3O8)
18,4
2,57
19
Beryl
Be3Al2(Si6O18)
18,05
2,9
20
Epidote
Ca2Fe+3Al2O.OH(Si2O7)(SiO4)
13,1-24,36

Nguồn: SME Mineral Processing Handbook, N.L.Weiss, Editor, Volume 1

Trong khoa học, khái niệm “bauxite” (theo giá trị sử dụng) được dùng chung cho những khoáng vật có chứa Al2O3 với tỷ lệ lớn.
Theo bảng pn loại trên, bauxite diaspore khác xa so với bauxite gibbsite.
Nhà thầu TQ chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite diaspore (có hàm lượng Al2O3 tới 84,98%, và trọng lượng riêng 3,4), trong khi bauxite Tây Nguyên thuộc loại gibbsite (có hàm lượng Al2O3 chỉ có 65,4%, và trọng lượng riêng 2,3). Hàm lượng quặng có ích và trọng lượng riêng (tỷ trọng) của khoáng vật là hai thông số rất cơ bản trong công nghệ tuyển khoáng.
Như vậy, theo Luật đấu thầu, lẽ ra, nhà thầu TQ cần bị loại ra ngay từ bước xét thầu đầu tiên theo tiêu chuẩn “kinh nghiệm của nhà thầu” và cụ thể là theo tiêu chí “đã triển khai các dự án tương tự”.
Nhân đây cũng cần nhấn mạnh thêm: kể cả phân xưởng tuyển rửa quặng bauxite nguyên khai do các nhà thầu VN thực hiện cũng mắc sai lầm khi “copy-paste” công nghệ của TQ chỉ phù hợp với loại bauxite có trọng lượng riêng (specific gravity) lớn (= 3,4 tấn/m3) dễ tuyển. Trong khi bauxite của Tây Nguyên có trọng lượng riêng nhỏ (< 2,3 tấn/m3) thuộc loại khó tuyển hơn nhiều. Khó khăn này của xưởng tuyển bauxite Tân Rai cũng giống như khó khăn của nhà máy tuyển than Vàng Danh (Uông Bí, Quảng Ninh) của TKV. Thực tế cho thấy, TKV đã phải “đánh vật” với phân xưởng tuyển khá vất vả tưởng như bế tắc và chỉ khắc phục được nhờ có ý kiến của các chuyên gia tư vấn bên thứ 3 (Ấn Độ). Thực ra, TKV đã không cần phải nhờ chuyên gia nước ngoài để xử lý nếu chỉ cần khiêm tốn hỏi người nhà.

1.2       Bayer là gì?

1/ Trong kỹ thuật, có 3 công nghệ sản xuất alumina từ bauxite dựa trên loại hóa chất được sử dụng là: kiềm (NaOH), axit (H2SO4, HCl, HNO3) và hỗn hợp kiềm-axit. Hầu hết, trên thế giới đều áp dụng công nghệ kiềm. Công nghệ kiềm có 3 qui trình: thủy-hóa (hydrochemical), nhiệt (thermal), và hỗn hợp thủy-hóa-nhiệt. Qui trình Bayer là qui trình thủy-hóa bằng kiềm được sử dụng cho bauxite có hàm lượng Al2O3 cao và thành phần SiO2 thấp dựa trên phản ứng hóa học sau:
Al(OH)3 +  NaOH ƒ NaAlO2 + 2H2O
Trong các tài liệu kỹ thuật về tuyển khoáng thường dùng khái niệm qui trình Bayer (BAYER PROCESS). Vì axít có tính độc hại và chi phí cao hơn kiềm, trên thế giới, hầu hết các nước đều áp dụng qui trình Bayer. Vì vậy, Bayer là qui trình công nghệ duy nhất “cả thế giới tin dùng”. Công nghệ Bayer ở Tân Rai có “tiên tiến nhất” hay không là phụ thuộc vào các thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được dùng để triển khai qui trình đó có tiên tiến và hiện đại hay không.
Trong điều kiện kiềm hóa, cân bằng của phản ứng hóa học trên dịch sang phải, tức là hydroxit nhôm trong bauxite sẽ chuyển sang dạng aluminat natri trong dung dịch. Trong điều kiện tách (decomposition), cân bằng hóa học trên sẽ dịch sang trái, tức sẽ xẩy ra quá trình hydrolysis (aluminat natri sẽ tác dụng với nước) tạo ra hydroxit nhôm kết tủa làm giảm hiệu suất thu alumina. Vì vậy, để áp dụng qui trình Bayer đòi hỏi phải có các ‘know how’ và ‘licence’ nhất định.

1.3       Đánh giá chi tiết bản chào của nhà thầu

Trong quá trình đấu thầu hay chọn thầu, việc đánh giá chi tiết các giải pháp kỹ thuật trong bản chào của nhà thầu là bắt buộc để so sánh về kinh tế (bản chào đó “đắt” hay “rẻ”) đối với chủ đầu tư.
Vì tính “hai chiều” của công nghệ sản xuất alumina theo qui trình Bayer, nhà thầu phải xác định các giải pháp kỹ thuật tối ưu để đạt được các thông số công nghệ tối ưu như:
-         mức độ khử tạp chất và chất lượng alumina;
-         thời gian kiềm hóa (quá trình thu hồi Al2O3 bằng cách sử dụng NaOH),
-         nhiệt độ kiềm hóa,
-         nồng độ kiềm caustic trong dung dịch tuần hoàn và trong aluminat,
-         modul (hay tỷ số phân tử) kiềm caustic (caustic soda) trong dung dịch tuần hoàn và trong dung dịch aluminat,
-         tiêu hao vôi;
-         mức độ tổn thất Al2O3, Na2O (kiềm tổng) Na2Ok (kiềm caustic) trong bùn đỏ;
-         hiệu quả quá trình kiềm hóa.
Trong các dự án Tân Rai và Nhân Cơ, các thiết bị quan trọng cần thiết để áp dụng qui trình Bayer cần được nhà thầu thiết kế lựa chọn và cần được chủ đầu tư đánh giá chi tiết gồm:
-         nhà máy nhiệt điện CFB;
-         hồ bùn đỏ;
-         thiết bị khí hóa than;
-         thiết bị nghiền (breaker), thiết bị trộn (mixer);
-         bơm dung dịch các loại (li tâm, ruột gà, membram);
-         các bộ sấy, bộ ngưng (đầu vào, đầu ra);
-         các van điều chỉnh;
-         các abtoclav (nung, phản ứng);
-         bộ phân li các cấp;
-         thùng chứa; máy khuấy;
-         hệ thống đo lường-điều khiển (C&I), v.v.
Dưới đây là một số đánh giá/so sánh về kinh nghiệm của nhà thầu cũng như trình độ công nghệ của dự án Tân Rai:
1/ Mức độ khử tạp chất và chất lượng alumina
Mức độ khử các tạp chất trong sản phẩm cuối cùng và chất lượng của sản phẩm theo cam kết của nhà thầu được tổng hợp so sánh trong bảng sau:
Bảng 2: So sánh các thông số cam kết của nhà thầu với các thông số của qui trình Bayer về chất lượng sản phẩm
N0
Thông số
Bayer Process
Nhà thầu cam kết
Nhận xét

Khử tạp chất có hại (Reduction-Grade Alumina Impurities) %
1
Si
0,004-0,010
0,012
quá cao, không tốt
2
Fe
0,009-0,030
0,01
đạt
3
Na
0,20-0,50
0,001
đạt, nhưng cam kết nhầm (theo thiết kế là 0,38)
4
Ca
0,01-0,07
0,035
đạt
5
Zn
0,005-0,015
0,01
đạt
6
Mn
0,0005-0,0015
?
không cam kết
7
Ti
0,001-0,005
0,003
đạt
8
P
0,0005-0,001
?
không cam kết
9
Ga
0,01-0,05
?
không cam kết

Chất lượng alumina (Physical Properties of Sandy Alumina)

1
Loss on Ignition, %
0,30-1,50
<1
đạt
2
Alpha alumina, %
10-50
5-10
quá thấp, không tốt
3
Angle of repose, o
30-40
khoảng 30
thấp, không tốt
4
Sieve analysis, cum %



5
+100 mesh
1-10
<45µ: 8-10
>150µ: 5-10
tỷ lệ dưới cỡ lớn gây tổn thất lớn cho khách hàng
6
+200 mesh
40-80
7
+325 mesh
85-98
8
Water sorption, %
1-3
?
không cam kết
9
Bulk density, lb/ft3
55-60
1 tấn/m3
đạt
10
Absolute density, g/ml
3,6-3,7

không cam kết
11
Al2O3 content, %
>99,5+
>98,6
(nhận xét riêng)
Nguồn: Hợp đồng EPC của dự án Tân Rai; và Mineral Processing Handbook

Theo bảng phân loại “Commercial Alumina Products”, qui trình Bayer cho phép thu được 4 loại nguyên liệu, và 8 loại sản phẩm như trong bảng sau:
Bảng 3: Phân loại sản phẩm thương mại của qui trình Bayer
No
Generic Name
Al2O3 Content, %

Raw materials

1
Calcined bauxite, fused bauxite
80-90
2
Activated bauxite
75-90
3
Alumina hydrate (gibbsite, bayerite)
65,4
4
Alumina monohydrate
82,6

Alumina products

1
Gel alumina
70-80
2
Amorphous alumina
~50
3
Transition aluminas
92-97
4
Calcined aluminas
99,5+
5
Reactive aluminas
99,5+
6
Tabular alumina
99,5+
7
Beta alumina
varies
8
Fused alumina
99,5+
Nguồn: Mineral Processing Handbook, Volume 2

Theo bảng phân loại trên, chất lượng sản phẩm alumina của Tân Rai chỉ cao hơn “Calcined bauxite” (bauxite nung) và “Transition aluminas” (alumina chuyển tiếp), chưa đạt tiêu chuẩn của “Calcined aluminas” như ghi trên bao bì.

2/ Thời gian kiềm hóa quyết định tỷ lệ thu hồi alumina. Theo lý thuyết, trong 180 phút kiềm hóa, tỷ lệ thu hồi alumina có thể đạt 90%, chia ra: trong 60 phút đầu tiên tỷ lệ thu hồi là 60%, trong 60 phút thứ 2 tỷ lệ thu hồi 25%, và trong 60 phút thứ 3 chỉ thu hồi được 5%.
Trong quá trình kiềm hóa, tỷ lệ alumina trong dung dịch tăng dần từ 0% lên đến 90%, và modul kiềm caustics sẽ giảm dần từ 3,75 xuống 1,75.

3/ Nhiệt độ kiềm hóa càng cao, tốc độ quá trình kiềm hóa càng lớn. Mỗi loại bauxite khác nhau có nhiệt độ bắt đầu kiềm hóa khác nhau. Ví dụ, gibbsite - khoảng 105oC, beryl - hơn 160oC, diaspore - hơn 200oC. Trên thực tế và theo lý thuyết, để nâng cao tốc độ kiềm hóa, người ta có thể thiết kế qui trình có nhiệt độ kiềm hóa cao hơn 240oC.
Một trong những hướng hoàn thiện công nghệ Bayer là nâng cao nhiệt độ kiềm hóa lên tới 280÷320oC đồng thời với việc tăng lượng nhiệt cho nung nóng dung dịch. Theo lý thuyết, lợi ích của việc nâng cao nhiệt độ là để:
-         nâng cao tỷ lệ thu hồi alumina (thêm 2÷4%);
-         giảm đáng kể thời gian kiềm hóa (5÷6 lần);
-         giảm nồng độ kiềm trong dung dịch tuần hoàn;
-         giảm modul caustic trong dung dịch aluminat (còn 1,4÷1,5).
Đối với diaspore, với nhiệt độ 235oC, nồng độ kiềm caustic trong dung dịch tuần hoàn cần có là 280÷300 gam/lít. Nếu tăng nhiệt độ lên 260÷280oC, nồng độ kiềm cần thiết giảm xuống còn 180÷200 gam/lít (cho tỷ lệ thu hồi alumina cao nhất). Vì vậy, việc nâng cao nhiệt độ kiềm hóa cuối cùng sẽ làm giảm tiêu hao năng lượng (nhờ giảm thời gian kiềm hóa) và tiêu hao kiềm (nhờ giảm nồng độ kiềm cần thiết).
Do chưa có kinh nghiệm về gibbsite, nhà thầu chỉ thiết kế nhiệt độ kiềm hóa là 145oC (tương đối thấp). Với nhiệt độ này, mức tiêu hao kiềm và nhiệt sẽ rất lớn.
4/ Nồng độ kiềm trong dung dịch tuần hoàn càng cao, quá trình kiềm hóa xẩy ra càng mạnh và càng nhanh hơn. Tuy nhiên, nồng độ kiềm lớn sẽ dẫn đến hiện tượng ăn mòn thiết bị càng nhanh, đòi hỏi phải đầu tư thiết bị đắt tiền.
Nồng độ kiềm trong dung dịch tuần hoàn được nhà thầu thiết kế là 165÷170 gam/lít (cũng tương đối thấp). Các chỉ số này chứng tỏ nhà thầu không có bí quyết hay bản quyền về công nghệ Bayer. Cụ thể, các thông số thiết kế của nhà thầu như trong bảng sau:
Bảng 4: Nồng độ và modul kiềm caustic theo thiết kế của nhà thầu
No
Công đoạn
Nồng độ kiềm, g/lít
Modul kiềm cautic
1
Dung dịch nghiền bauxite
165÷170
2,7÷3
2
Dung dịch hòa
150÷160
1,36
3
Dung dịch lắng
135
1,41
4
Aluminat trước kết tinh
135
1,41
5
Aluminat sau kết tinh
145÷150
2,7÷3
6
Aluminat sau nung
250
2,7÷2,9
Nguồn: Hợp đồng EPC của Tân Rai

5/ Modul kiềm caustics
Modul (tỷ số phân tử) kiềm caustic trong dung dịch tuần hoàn: càng cao, quá trình kiềm hóa xảy ra càng nhanh. Thông thường chỉ số này khoảng 3÷3,8. Nhà thầu chỉ thiết kế được 2,7÷3.
Modul kiềm caustic trong dung dịch aluminat: modul kiềm caustic (Na2Ok) ngoài việc có ảnh hưởng tích cực (xuôi chiều) đến quá trình kiềm hóa (càng cao, càng nhanh), nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực (ngược chiều) đến tiêu hao kiềm trong toàn bộ chu trình Bayer. Ví dụ, nếu chỉ số này giảm từ 1,7 xuống còn 1,5 tiêu hao dung dịch kiềm có thể giảm 20%, xem đồ thị sau:

Tuy nhiên, modul kiềm caustic giảm sẽ dẫn đến giảm tính bền vững của aluminat và nếu modul giảm đến mức độ nhỏ hơn sẽ làm cho aluminat bắt đầu bị phân tách ngay trong quá trình tách bùn đỏ. Điều này sẽ dẫn đến tăng tổn thất alumina. Chỉ số này trong thiết kế của nhà thầu là 1,36÷1,41 (thấp hơn mức 1,4÷1,5 nêu trên) sẽ làm tăng tổn thất alumina vào bùn đỏ (gây thiệt hại cho chủ đầu tư) và chứng tỏ thiết bị công nghệ của nhà thầu có mức độ chống ăn mòn hóa học thấp (nhà thầu có lợi về giá trong đấu thầu).
6/ Tiêu hao vôi: Vôi cần được bổ sung do trong bauxite có chứa TiO2. Trong quá trình kiềm hóa, ôxít titan sẽ tạo thành NaHTiO3 (metatitanat natri). Liên kết này sẽ bao quanh Al2O3 bằng một lớp màng bền vững làm cho dung dịch kiềm khó tiếp xúc đến các khoáng vật chứa alumina. Vôi sẽ liên kết với ôxít titan tạo thành titanat canxi (2CaO.TiO2.nH2O) và phá vỡ lớp màng ngăn cách đó.
Vì vậy, nếu lượng vôi bổ sung không đủ, ôxít titan sẽ chuyển thành metatitanat làm giảm mức độ thu hồi alumina và tăng tiêu hao kiềm. Ngược lại, khi lượng vôi dư thừa sẽ tạo thành hydrogranat cũng sẽ dẫn đến tổn thất alumina. Vì vậy, theo các giáo trình tuyển bauxite, đối với bauxite gibbsite, việc bổ sung vôi là không cần thiết, do các phần tử Al2O3-3H2O (gibbsite) có tốc độ kiềm hóa nhanh hơn và thường kịp kiềm hóa trước khi hình thành lớp màng bao quanh.
Như vậy, việc nhà thầu thiết kế và cam kết mức tiêu hao vôi bằng 49,26 kg/tấn alumina (tương đương 2% trọng lượng bauxite khô) có thể là do:
-         theo kinh nghiệm làm bauxite diaspore, và/hoặc,
-         không có các bí quyết, bản quyền (công nghệ nguồn) về gibbsite.
Các giải pháp thiết kế không tối ưu (không có know how) sẽ dẫn đến thực tế vừa tiêu tốn vôi không cần thiết, vừa giảm thu hồi alumina.

7/ Hiệu quả kiềm hóa (caustic hóa)
Hiệu quả kiềm hóa hay mức thu hoạch alumina trong quá trình tách là thông số công nghệ quan trọng, phản ánh trình độ công nghệ trong tất cả các khâu của qui trình Bayer. Mức độ thu hoạch alumina là tỷ lệ giữa alumina kết tinh trong quá trình tách so với alumina còn trong dung dịch (tuần hoàn). Đối với qui trình Bayer, theo các giáo trình chỉ số này là 40-55%. Chỉ số này của Tân Rai được nhà thầu cam kết 40%, tức là ở mức thấp nhất.
8/ Tổn thất quặng Al2O3
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các dự án tuyển/luyện quặng. Theo số liệu của TKV, hàm lượng Al2O3 trong bauxite đầu vào là 47,11%. Theo số liệu thiết kế của nhà thầu, tiêu hao bauxite cho 1 tấn alumina là 2,737 tấn và hàm lượng Al2O3 trong alumina là 98,6%. Như vậy, tổn thất Al2O3 theo thiết kế của nhà thầu là (2,737*47,11 - 1*98,6) = 30,34%. Tỷ lệ tổn thất này quá lớn, chứng tỏ các giải pháp kỹ thuật chưa tối ưu.
9/ Mức độ nghiền của bauxite
Khi độ nghiền của bauxite tăng, bề mặt tiếp xúc với kiềm của các phần tử bauxite tăng, tốc độ kiềm hóa càng tăng. Tuy nhiên, việc tăng độ nghiền quá mức là không cần thiết vì tăng chi phí nghiền và ảnh hưởng xấu đến sự cô đặc của dung dịch trong quá trình kiềm hóa. Do đó, cấp độ hạt của bauxite cần được xác định bằng các thí nghiệm thực tế. Vấn đề là: nhà thầu Chalieco có lấy mẫu hay không? Lấy mẫu có thử nghiệm hay không? Thử nghiệm có theo qui trình chuẩn hay không?
10/ Mức độ tự động hóa
Mức độ tự động hóa thể hiện trình độ công nghệ của nhà thầu và ảnh hưởng đến năng suất lao động của chủ đầu tư. Tùy theo mức độ tự động hóa, các dự án alumina thường có nhu cầu lao động (manpower) cho sản xuất và cho bảo dưỡng sửa chữa b/q khoảng 2÷5 giờ công/tấn sản phẩm. Trong công đọan chính (bauxite slurrying), nhu cầu lao động được xác định trên cơ sở năng suất lao động khoảng 300÷1200 tấn/ngày.
Như vậy, nhà máy alumina có công suất 630.000 tấn/năm và có mức độ tự động hóa thấp nhất cũng chỉ cần 3,15 triệu giờ công/năm. Nếu thời gian làm việc 300 ngày/năm, 3 ca/ngày và 8 h/ca, tổng nhu cầu lao động cần có mặt tối đa 438 người. Thực tế, ở Tân Rai nhu cầu lao động lớn hơn nhiều lần, chứng tỏ trình độ công nghệ của nhà thầu và mức độ cơ giới hóa, tự động hóa của dự án rất thấp.

Kết luận: “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”. Kết quả xem xét các thông số thiết kế trên đây cho thấy nhà thầu chưa có kinh nghiệm về gibbsite.

2          TKV bị sập bẫy “giá rẻ” như thế nào?

2.1       Bẫy “giá rẻ” của chính chủ đầu tư

Theo qui định của Luật đấu thầu (kể cả trường hợp chỉ định thầu), chủ đầu tư bắt buộc phải có Hồ sơ mời thầu (HSMT) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Alumina là một dự án mới, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, có điều kiện triển khai phức tạp. Để chọn được đối tác triển khai dự án có hiệu quả, chủ đầu tư phải: (i) chuẩn bị rất kỹ “đầu bài” (thuê các cơ quan tư vấn có kinh nghiệm soạn thảo HSMT); (ii) có kinh nghiệm tổ chức đấu thầu; và, (iii) có kinh nghiệm và trình độ giám sát các nhà thầu. Ở VN, đến nay không có bất kỳ cơ quan tư vấn nào có đủ kinh nghiệm và trình độ để thực hiện 3 công đoạn trên. Giá trị Hợp đồng thuê tư vấn quốc tế thường chiếm không quá 5% giá trị gói thầu EPC (khoảng 600 tỷ VND). Thực tế, TKV đã không chọn các nhà tư vấn quốc tế có kinh nghiệm, chỉ chọn tư vấn theo tiêu chí “nội lực” và tiêu chí “đang không có việc làm” nên đã bị “sập” cái “bẫy giá rẻ” do chính mình đặt ra. Về mặt luật pháp, việc chủ đầu tư (với bất kỳ lý do gì) đã bỏ qua giai đoạn đấu thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà  tư vấn độc lập là một sai phạm không thể chấp nhận được.

2.2       Bẫy “giá rẻ” bên nhà thầu

Theo Luật đấu thầu, trong HSMT của dự án alumina cần phải xác định chi tiết: phạm vi công việc; giá trị/chất lượng công việc; và tiến độ thực hiện công việc. Đồng thời, để đánh giá 3 nội dung trên, trong HSMT cần công bố rõ: tiêu chuẩn chấm thầu và phương pháp tính “giá đánh giá” theo từng tiêu chuẩn chấm thầu; các chỉ tiêu bắt buộc các nhà thầu phải cam kết bảo hành; và, các mức độ/giá trị xử phạt khi xẩy ra vi phạm (không đúng cam kết).
Theo qui định, HSMT của chủ đầu tư cần giữ bí mật cho đến khi phát hành (bán cho các đối tác dự thầu). Còn hồ sơ dự thầu (HSDT) của các nhà thầu cần giữ bí mật cho đến khi công bố kết quả đấu thầu. Rất tiếc, cho đến nay, việc tiệm cận HSMT và HSDT của các dự án alumina vẫn rất khó khăn do việc công khai và minh bạch chưa thành thói quen của TKV.
Vì vậy, các nội dung trình bày trong báo cáo này mới chỉ dựa trên cơ sở của các phụ lục trong Hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa TKV và nhà thầu Chalieco ngày 14/7/2008 của dự án Tân Rai. Ngoài ra, để định lượng khi đánh giá các sai lệch, căn cứ vào các qui định trong đấu thầu, các tham số chính (cần được công bố trong HSMT) của dự án Tân Rai được giả định như sau:
-         Công suất thiết kế: 650.000 tấn/năm;
-         Thời gian thi công: 3 năm;
-         Giá bán sản phẩm alumina tham chiếu là 250 U$/tấn;
-         Vòng đời của dự án 20 năm;
-         Lãi suất huy động vốn của TKV: 5%/năm;
-         Giá than cấp cho dự án: 100U$/tấn (= 0,004 U$/MJ);
-         Giá bauxite tinh cấp cho nhà máy alumina: 25 U$/tấn.
Ngoài các thông số bắt buộc phải có trong HSMT, trong quá trình chấm thầu, tư vấn xét thầu có thể tham chiếu các thông số khác được xác định bằng mức bình quân của các thông số tương ứng được “chào” trong các HSDT, hay mức bình quân trên thực tế (thế giới).
Trên cơ sở đó, theo qui định trong đấu thầu, các sai lệch (deviations) trong bản chào (HSDT) của Chalieco cần được đánh giá như sau:
1/ Về công suất thiết kế: theo cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV. Sai lệch này cần được đánh giá cả về giá trị thực và giá trị hiện tại thuần.
Giá trị thực của sai lệch này bằng (giá trị 20.000 tấn/năm nhân (x) với suất đầu tư bình quân (khoảng 1000U$/tấn công suất) = 20 tr.U$.
Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này được tính theo mức độ giảm doanh thu hàng năm trong vòng 20 năm. Doanh thu giảm hàng năm là (20.000 t./n.*250 U$/tấn =) 5 tr.U$/năm. Như vậy, giá trị hiện tại thuần (NPV) trong 20 năm với lãi suất 5%/năm của 5 tr.U$ này là 62,31 tr.U$.
2/ Hệ số huy động công suất: theo nhà thầu cam kết là ³ 92,5% tức tương đương với 8.103 h/năm. Trong khi đó, cũng trong cam kết của nhà thầu, thời gian phải dừng để sửa chữa 28 ngày/năm, tức tương đương với hệ số huy động chỉ có 92,3%, hay tương đương với 8.088 h/năm. Sai lệch (8.103 – 8088) = 15 h này tương đương với công suất là 1302 tấn/năm và có giá trị bằng tiền là (1302 tấn/năm*250 U$/tấn =) 325.000 U$/năm. Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này là (NPV với lãi suất 5%/năm, trong 20 năm của 325.000 U$) = 4,05 tr.U$.
3/ Mức tiêu hao quặng bauxite tinh: là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng của dự án alumina. Chỉ tiêu này được đánh giá trên cơ sở so sánh với mức b/q của các nhà thầu khác, hoặc (trường hợp không có các nhà thầu khác), so sánh với mức b/q của thế giới. Cụ thể: mức tiêu hao quặng để sản xuất alumina b/q trên thế giới là < 2 tấn/tấn. Mức cam kết của nhà thầu là 2,737 tấn/tấn. Giá trị bằng tiền của sai lệch này là  [(2,737 tấn/tấn - 2,000 tấn/tấn)*25 U$/tấn * 630.000 tấn/năm] = 11,607 tr.U$/năm. Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này là (NPV của 11,607 tr.U$/năm, trong vòng 20 năm, với lãi suất 5%/năm=) 144,65 tr.U$;
4/ Mức tiêu hao năng lượng: đối với nhà máy alumina được qui đổi về đơn vị tính là MJ/tấn sản phẩm.
Tiêu hao năng lượng để sản xuất alumina trên thế giới trong giai đoạn 1985-2012 khoảng 12.156÷15.737MJ/tấn, b/q 13.606 MJ/tấn như trong đồ thị sau:


Mức tiêu hao nhiệt để sản xuất alumina trên thế giới như được tổng hợp chi tiết trong bảng sau:
Period
Africa & Asia (ex China)
China
North America
South America
Europe
Oceania
World
1985
16,239
ND
12,048
12,452
12,267
13,417
12,977
1986
15,536
ND
11,512
10,286
12,126
13,031
12,156
1987
18,016
ND
12,728
9,965
12,269
12,592
12,229
1988
15,463
ND
13,365
9,981
12,23
12,402
12,234
1989
14,456
ND
13,653
11,462
11,893
12,339
12,476
1990
15,488
ND
13,289
11,985
12,001
12,706
12,737
1991
15,379
ND
13,286
12,278
12,084
12,435
12,696
1992
15,004
ND
13,02
12,372
12,453
12,447
12,705
1993
15,698
ND
12,872
12,613
12,264
11,398
12,353
1994
15,169
ND
12,327
12,644
11,723
11,5
12,194
1995
15,065
ND
12,528
12,794
12,094
12,301
12,621
1996
16,455
ND
12,668
12,58
11,987
12,213
12,637
1997
16,356
ND
11,356
12,052
12,191
12,269
12,339
1998
17,468
40,632
11,025
12,144
13,031
12,126
14,919
1999
17,106
38,278
11,273
11,709
12,883
11,964
14,774
2000
16,687
35,644
11,654
11,903
12,627
11,37
14,479
2001
15,421
34,691
11,082
11,807
12,934
11,087
14,366
2002
12,938
33,948
11,957
11,436
13,49
11,375
14,554
2003
14,536
32,612
10,927
11,112
12,312
11,745
14,193
2004
12,581
30,088
10,352
10,043
12,403
11,864
13,756
2005
12,788
29,348
11,385
11,19
12,51
11,444
14,133
2006
19,093
23,598
12,076
11,065
17,005
11,457
15,201
2007
18,057
25,522
10,961
10,741
14,628
11,23
15,737
2008
16,787
23,356
10,871
10,504
15,84
11,295
15,456
2009
16,955
19,385
11,819
9,554
17,137
11,397
14,638
2010
16,325
18,581
12,018
9,814
14,741
10,89
14,289
2011
15,491
16,64
11,262
9,043
14,274
13,573
14,071
2012
15,503
17,14
11,617
8,882
13,251
12,497
14,064
b/q
15,787
27,964
11,962
11,229
13,094
12,013
13,606
















Bảng trên cho thấy, mức tiêu hao nhiệt của các dự án alumina ở Trung Quốc thường xuyên cao nhất thế giới, và bình quân là 27.964 MJ/tấn và vào thời điểm năm 2012 vẫn ở mức cao 17.140 MJ/tấn (17,14 GJ/tấn).
Tiêu hao năng lượng cho lò nung alumina Tân Rai được nhà thầu cam kết (chưa tính năng lượng từ nhà máy điện CFB) chỉ có (25,32 MJ/kg*0,180 tấn/tấn) = 4.558 MJ/tấn. Ngoài ra, theo cấu hình, trong khuôn khổ của dự án còn có nhà máy nhiệt điện, với suất tiêu hao được cam kết là (25,32 MJ/kg*0,499 tấn/tấn) = 12.634 MJ/tấn. Như vậy, mức tiêu hao năng lượng để sản xuất alumina theo thiết kế của nhà thầu ở Tân Rai là (4.558+12.634) = 17.192 MJ/tấn (tương đương với mức b/q ở TQ năm 2012                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            - xem bảng trên).
Nếu lấy mức b/q của TG (thay cho mức b/q trong các HSDT) để tham chiếu, sai lệch này là (17.192-13.606=) 3.586 MJ/tấn, hay tương đương với giá trị (3.586 MJ/tấn x 0,004 U$/MJ x 630.000 tấn/năm =) là 9,036 tr.U$/năm. Như vậy, giá trị hiện tại thuần của sai lệch này (NPV của 9,036 tr.U$/năm trong vòng 20 năm với lãi suất 5%/năm=) là 112,95 tr.U$.
Tóm lại, mới chỉ xét theo 4 tiêu chuẩn cam kết chính, tổng giá trị các sai lệch trong HSDT của Chalieco đã lên tới (20+62,31+4,05+144,65+112,95) = 344 tr.U$ (lấy số chẵn). Hay nói theo ngôn ngữ đấu thầu, “giá đánh giá” phải được cộng cho HSDT của Chalienco thêm ít nhất 344 tr.U$ để so sánh với các nhà thầu khác, hoặc cân nhắc trước khi quyết định chọn nhà thầu.
Nói theo ngôn ngữ kinh tế, TKV đã mua dự án Tân Rai với giá “đắt hơn giá trị thực” 344 tr.U$! Nói theo ngôn ngữ bình dân, chủ đầu tư đã bị “sập bẫy giá rẻ” với thiệt hại 344 tr.U$. Còn nói theo ngôn ngữ nhà chùa, nhà thầu có “lại quả” 344 tr.U$.
Lưu ý: Con số 343 tr.U$ này còn nhỏ hơn thực tế rất nhiều, vì:
(i) Thông thường trong HSMT phải có ít nhất 10÷15 tiêu chuẩn chấm thầu khác nhau, và trong HSDT (kể cả của những nhà thầu nghiêm túc) có ít nhất vài chục sai lệch. Trên đây, mới chỉ có 4 sai lệch được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn; và,
(ii) Các sai lệch đó được đánh giá theo các giả định rất khiêm tốn (ví dụ: giá quặng bauxite tinh cấp cho nhà máy chỉ giả định có 25 U$/tấn, trong khi giá quyết toán của TKV là 26,1 U$/tấn, và giá b/q của thế giới >  60U$/tấn; giá bán alumina được giả định có 250 U$/tấn, trong khi giá bán b/q của TKV là 326 U$/tấn v.v.).

3          “Sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó”, còn lỗ “chỏng vó” biết có ai lo?

3.1       Giá thành alumina Tân Rai đã được quyết toán

Giá thành xuất xưởng (chi phí sản xuất) của alumina Tân Rai năm 3013 đã được quyết toán như sau:
Bảng 3.1: Giá thành alumina Tân Rai năm 2013 đã được quyết toán
No
Các công đoạn sản xuất alumina
Khai thác bauxte
Tuyển bauxite
Vận chuyển đến nhà máy
Nghiền-lọc
Nung
Đóng bao
Xuất xưởng
A
Loại sản phẩm tính giá thành
quặng NK
quặng tinh
quặng tinh
hydrat
alumina
alumina/
hydrat
alumina/ hydrat
B
Sản lượng tính giá thành, tấn
612375
576051
533969
133987
89132
101214
235201
C
Giá thành sản phẩm, đ/tấn
70838
254776
235483
2017589
4755867
210896
7545450
1
Chi phí nguyên liệu, vật liệu
8950
50717
49235
1570681
3963040
182326
5824949
1.1
nguyên liệu, vật liệu
2118
15446
14197
894830
1657346
182226
2766163
1.2
nhiên liệu
6832
16781
18141
627854
2193143
100
2862851
1.3
Động lực
0
18490
16897
47998
112550
0
195935
2
Chi phí nhân công
4026
20291
20376
93774
261802
2811
403079
2.1
Tiền lương
3533
15324
15490
75380
223491
2352
335570
2.2
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
298
3036
2988
10531
21607
305
38765
2.3
Ăn ca
194
1931
1898
7864
16703
154
28744
3
Khấu hao tài sản
2575
5463
4926
9106
14137
0
36207
4
Dịch vụ mua ngoài
6116
60190
54276
138906
222199
25759
507445
5
Chi phí khác bằng tiền
49172
118114
106670
205123
294689
0
773769
Nguồn: Báo cáo quyết toán của TKV

3.2       Năm 2013: “lãi giả” và “lỗ thật”?


1/ Giá thành 7.545.450 đ/tấn nêu trên là “giá thành xuất xưởng”, chưa tính chi phí vận chuyển alumina từ Tân Rai về cảng Gò Dầu (được khoán ~390.000 đ./tấn); và chưa tính khấu hao tài sản nhà máy alumina, chỉ tính khấu hao các tài sản khác với giá trị rất thấp (36.207 đ/tấn).
Ngoài ra, giá bauxite nguyên khai cấp cho dự án được TKV tính rất thấp (chỉ có 70.838 đ/tấn- tương đương 3,3 U$/tấn) do không phải khai thác (phần lớn có sẵn nhờ thu hồi trong quá trình xây dựng cơ bản- chi phí đã tính vào vốn đầu tư của công trình) và do thuế tài nguyên của VN không đáng kể (gần như “biếu không” tài nguyên bauxite cho TKV). Theo quyết toán trên, giá quặng bauxite tinh cấp cho nhà máy alumina chỉ có 561.097 đ/tấn (tương đương 26,1 U$/tấn). Giá quyết toán này quá thấp so với mức b/q của thế giới là trên 60 U$/tấn (xem http://www.boxitvn.net/bai/32850).

2/ Theo công bố của TKV tại VUSTA 9/5/2013, tổng mức đầu tư của Tân Rai là 14.642.227 tr.VND và thời hạn khấu hao dự kiến 30 năm. Như vậy, giá trị khấu hao tài sản phải được đưa vào giá thành hàng năm là (14.642.227 tr.đ : 30 năm =) 488.074 tr.đ/năm. Như vậy, tính b/q năm 2013 (với sản lượng 235.201 tấn) khoản mục chi phí khấu hao phải là (488.074 tr.đ/năm : 235.201 tấn/năm) = 2.075.136 đ/tấn. Như vậy, giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển của alumina Tân Rai năm 2013 là (7.545.450 + 390.000  + 2.075.136 - 36.207) = 9.974.379 đ/tấn, tương đương 464 U$/tấn.

3/ Giá bán cũng theo “dự kiến” TKV công bố 9/5/2013 tại VUSTA là 7.957.414 đ/tấn (tương đương 370 U$/tấn). Như vậy, để báo cáo Thủ tướng “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó”, TKV đã cố tình “lờ” đi con số lỗ khổng lồ của năm 2013 là (464 - 370=) 94 U$/tấn.

4/ Nếu tổng số alumina tiêu thụ lũy kế được 663 ngàn tấn, năm 2014 tiêu thụ 492 ngàn tấn, thì năm 2013 tiêu thụ được (663 – 492) = 171 ngàn tấn (tương đương tổng mức lỗ khoảng 16 tr.U$/năm 2013).

3.3       Năm 2014: chưa công bố quyết toán

TKV đang “phong tỏa” số liệu quyết toán của dự án Tân Rai. Vì vậy, dưới đây sẽ xem xét hiệu quả dựa trên các số liệu của TKV đã công bố. Theo đó:
Năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ 492 ngàn tấn với giá bán b/q 326,5 U$/tấn. Vì “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó”, nên mức khấu hao tài sản năm 2014 vào giá thành của 492 ngàn tấn alumina b/q là (488.074 tr.đ : 0,492 tr.tấn) = 992.020 đ/tấn. Nếu các chi phí khác coi như không tăng, giá thành b/q của alumina tính cả chi phí vận tải về cảng Gò Dầu, và tính đủ khấu hao năm 2014 tối thiểu là (7.545.450 + 390.000 + 992.020 -36.207) = 8.891.263 đ/tấn, tương đương 413,5 U$/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là (413,5 - 326,5) = 87 U$/tấn. Tổng số lỗ do “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó” là (87 U$/tấn*492.000 tấn) = 42,8 tr.U$/năm 2014.

3.4       Năm 2015: đã đưa vào “Kế hoạch phối hợp kinh doanh”

1/ Về giá bán: Theo Kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2015 của TKV, cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ sản xuất 660 ngìn tấn alumina, được dự kiến tổng doanh số 4.920 tỷ đ. Như vậy, giá bán b/q của alumina năm 2015 được TKV dự tính là (4.920 tỷ đồng : 660.000 tấn) = 7,454545 tr.đ/tấn, tương đương với giá bán chỉ có 346,7 U$/tấn.
2/ Giá thành b/q năm 2015: Giả sử các khoản mục chi phí sản xuất không tăng (bằng mức năm 2013), nhà máy alumina đạt công suất 630.000 tấn/năm, khoản mục khấu hao phải tính vào giá thành b/q là (488.074 tr.đ/năm : 630.000 tấn/năm) = 774.720 đ/tấn. Giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển năm 2015 sẽ là (7.545.450+390.000+774.720-36.207) = 8.673.963 đ/tấn, tương đương với 403,4 U$/tấn.
3/ Như vậy, alumina “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó” trong năm 2015 sẽ lỗ (403,4 - 346,7) = 56,7 U$/tấn, tương đương với tổng mức lỗ là (56,7 U$/tấn*660.000 tấn) = 37,42 tr.U$/năm 2015.
Toàn cảnh bức tranh “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó” theo các số liệu của chính TKV được tổng hợp như trong bảng sau:
Bảng 3.2: Dự kiến mức lỗ tối thiểu của alumina chưa được TKV báo cáo Thủ tướng
No
Năm
2013
2014
2015*


Tân Rai
Tân Rai
Tân Rai + Nhân Cơ
1
Alumina sản xuất, tấn
235.201
492.000
660.000
2
Alumina tiêu thụ, tấn
171.000
492.000
660.000
3
Giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển, U$/tấn
464
413,5
403,4
4
Giá bán tại Gò Dầu, U$/tấn
370
326,5
346,7
5
Lỗ bình quân, U$/tấn
94
87
56,7
6
Tổng mức lỗ, triệu U$/năm
16
42,8
37,4
7
Tỷ lệ lỗ hàng năm, %/năm
-20%
-21%
-14%
Ghi chú (*): năm 2015, nếu dự án Tân Rai cũng vẫn chưa đạt công suất thiết kế 630.000 tấn thì giá thành sẽ còn cao hơn rất nhiều.

4          Những câu hỏi cần được trả lời

4.1       Hậu quả của “bẫy giá rẻ” sẽ như thế nào?

Như trên đã phân tích, cái “bẫy giá rẻ” đã làm cho mỗi tấn alumina của TKV bị lỗ ít nhất gần 56,7 U$/tấn (14%). Trong quản trị kinh doanh, cái “bẫy giá rẻ” đang dẫn đến cái bẫy “chết người” là dòng tiền của dự án. Với tình trạng như hiện nay, dự tính sơ bộ, cả 2 dự án alumina sẽ có dòng tiền “âm” (B-C < 0) cho đến trước năm 2038-2039 (xem đồ thị sau):
Đồ thị 4.1: Dòng tiền (B-C) của Tân Rai và Nhân Cơ

Như trên đã phân tích, dự án alumina Tân Rai chỉ tồn tại được để “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó” nhờ có kế hoạch “phối hợp kinh doanh” (chủ yếu dựa trên tăng chi phí khai thác than ở Quảng Ninh) đang được áp dụng một cách méo mó trong nội bộ TKV (“bù giá”, “bù lỗ”, “hoãn khấu hao”, “treo chi phí”, v.v.).
Như vậy, cách đây vài năm, những vi phạm trong chọn thầu khi xây dựng dự án alumina đã dẫn TKV chui vào “cái bẫy giá rẻ” gây thiệt hai hàng trăm triệu U$. Hiện nay, khi đi vào hoạt động, dự án alumina còn đang tiếp tục dẫn TKV đến các sai lầm khác trong hạch toán kinh tế. Sau đây vài năm, cũng chính các dự án alumina sẽ dẫn đến việc phải giảm đáng kể sản lượng khai thác của các mỏ than ngoài Quảng Ninh.
Việc giảm sản lượng than ngoài Quảng Ninh (nếu nó xẩy ra) sẽ dẫn đến nhiều bất cập: phải nhập khẩu than, phải giảm việc làm của hàng vạn lao động (vốn có năng suất lao động đang rất thấp, và thu nhập không cao), hệ thống điện của VN sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào thiên nhiên và vào nước ngoài v.v.
Đã đến lúc, TKV hôm nay không nên cứ tiếp tục che dấu trước Thủ tướng những sai lầm của TKV ngày hôm qua. Người gây ra sai lầm chưa chắc đã có tội (vì đều đã “hạ cánh an toàn”), nhưng người che dấu sai lầm có khi còn mắc tội nhiều hơn. Bé như một “cái kim trong bọc cũng còn bị lòi ra”, to như 2 dự án alumina (giá trị hơn 2 tỷ U$) làm sao cứ tiếp tục không trung thực với Thủ tướng, với đảng, với nhân dân mãi được.

4.2       Nhôm kim loại có “cứu” được alumina

“Nhôm kim loại” và “sắt xốp” đang được coi là “cứu cánh” của alumina. Đến nay, nhôm kim loại đã “lộ diện” rõ thành dự án, còn “sắt xốp” vẫn ở qui mô thí nghiệm “đầy tiềm năng” (sẽ bàn sau khi được “trình làng”).
Đầu Xuân 2015, ông Trần Xuân Hòa - nguyên Chủ tịch HĐTV của TKV thông báo, để “cứu” alumina và biến Tây Nguyên thành “trung tâm của thế giới” (về nhiều mặt), một nhà đầu tư tư nhân của VN đang triển khai dự án nhôm kim loại ở Nhân Cơ. Trước khi vui mừng được trở thành “cái rốn” của vũ trụ, phải chăng, nên đưa ra các con số về cơ sở kinh tế.
1/ Đối với nhôm kim loại: được sản xuất thương mại theo qui trình điện phân (do Hall (Mỹ) và Heroult (Pháp) độc lập lẫn nhau đề xuất từ năm 1886) dựa trên phản ứng hóa học khử ôxy trong ôxít nhôm như sau:
Al2O3 + 3/2C ®  2Al + 3/2CO2
Theo công nghệ trên, mức b/q trên thế giới, để điện phân ra được 1 tấn nhôm kim loại cần phải có:
1.     Ôxít nhôm (alumina):                                 1,90÷1,95 tấn;
2.     Chất điện phân (electrolyte):                      0,04÷0,06 tấn;
3.     Cácbon điện cực (anode carbon):                0,43÷0,50 tấn;
4.     Điện năng:                                                  13.000÷16.000 kWh
Như vậy, 1 tấn nhôm kim loại luyện tại Nhân Cơ sẽ không phải vận chuyển xuôi từ Nhân Cơ xuống biển 1,95 tấn alumina (b/q ~ 450.000 đ/tấn), nhưng vẫn phải vận chuyển xuôi xuống vùng biển 1 tấn nhôm và phải vận chuyển ngược từ biển lên Nhân Cơ 0,56 tấn điện cực và chất điện phân (b/q ~ 475.000 đ/tấn). Chi phí vận tải chung sẽ giảm được [(1,95-1,0)*450.000 - 0,56*475.000] = 161.000 đ/t. (~ 7,5 U$/t. nhôm - không đáng kể). Nhưng dự án nhôm kim loại lại tạo ra thêm một rủi ro mới trên Tây Nguyên là chất thải điện cực với khối lượng không hề nhỏ. Chi phí để xử lý chất thải điện cực không thể nhỏ hơn 7,5 U$/tấn.
2/ Đối với các dự án alumina: nhờ tiêu thụ tại chỗ, alumina Nhân Cơ giảm được chi phí vận tải về Gò Dầu khoảng 450.000 đ/tấn (giảm lỗ được 20 U$/tấn alumina). Nói cách khác, dự án nhôm kim loại sẽ giảm lỗ cho alumina Nhân Cơ (nếu mở rộng lên 900.000 t/n) b/q là (450.000 t/n x 1,95 t/t)*20U$/t) = 17,55 tr.U$/năm.
3/ Đối với nền kinh tế: Để triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ, nhà đầu tư yêu cầu chính phủ cam kết cho mua điện với giá 5 cents/kWh trong vòng 10 năm.
Với mức tiêu hao điện thấp nhất thế giới (12.900 kWh/tấn), dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có công suất 450 nghìn tấn nhôm/năm sẽ phải mua 5,8 tỷ kWh/năm (lớn hơn sản lượng điện của cả Bộ Điện và Than trước đây!).
Hiện nay, giá bán điện b/q của EVN là 1.622 đ/kWh, tương đương ~ 7,5 cents/kWh, và giá bán điện thấp nhất (cho các hộ nghèo dùng < 50 kWh/tháng) là 1388 đ/kWh, tương đương ~6,45 cents/kWh. Hy vọng mức giá bán điện này sẽ “trong tầm kiểm soát”, không tăng trong 10 năm tới. Như vậy, tất cả người dân VN dùng điện sẽ phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại hàng năm b/q [(7,5 cents/kWh - 5 cents/kWh)*5,8 tỷ kWh] = 145 tr.U$/năm. Công suất nhôm kim loại càng cao, bù lỗ càng lớn, dự án nhôm kim loại càng triển khai nhanh, càng sớm phải bù lỗ. Và trong vòng 10 năm, số tiền bù lỗ của người dân cho nhôm kim loại là 1450 tr.U$. Số tiền nhà đầu tư được hưởng lợi này còn cao hơn tổng mức đầu tư của dự án nhôm kim loại (665 tr.U$) ~2,2 lần. Có lẽ, chưa có dự án nào đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay với mục đích xóa đói, giảm nghèo của nhà nước được bù lỗ “khùng” như vậy.
Dự án nhôm kim loại sẽ làm giảm lỗ cho các dự án alumina tối đa là 17,55 tr.U$/năm. Nhưng, những người dùng điện VN phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại 145 tr.U$/năm (cao hơn 8 lần)!!! Có lẽ, chưa có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nào chấp nhận bài toán kinh tế “ngược đời” đến như vậy.

4.3       Chi phí cơ hội của việc bù giá điện

“Chi phí cơ hội” là bài toán của kinh tế thị trường có “định hướng” rõ nhất tới XHCN. Khái niện này có nguồn gốc từ “chi phí biên dài hạn” cả thế giới đang tin dùng, do các học trò (đã được giải thưởng Nobel) của Lê Nin đề xuất lần đầu tiên trong xây dựng lý thuyết cho nền kinh tế kế hoạch ở Liên Xô. Có nhiều chi phí cơ hội cần được tính đến. Sơ bộ như sau:
1/ Theo biểu giá bán điện của EVN, hiện nay, những hộ dân nghèo của VN (có mức tiêu thụ dưới 50 kWh/tháng) đã phải mua điện với giá là 1388 đ/kWh, tương đương với 6,45 cents/kWh, đắt hơn so với giá điện bán cho dự án nhôm kim loại. Nếu tính một hộ dân nghèo dùng 50 kWh/tháng, tương đương 600 kWh/năm, thì 9,666 triệu hộ dân nghèo mới dùng hết số điện của 1 dự án nhôm kim loại. Có lẽ, không có nền chuyên chính vô sản nào hy sinh quyền lợi của hàng chục triệu người để phục vụ lợi ích cho 1 chủ đầu tư như vậy.
2/ Để có thêm 5,8 tỷ kWh/năm, EVN phải đầu tư thêm, hoặc, một dự án thủy điện (vận hành 3000 h/năm) có công suất 1933MW với chi phí đầu tư phải bỏ ra khoảng 3,8 tỷ U$ (lớn hơn thủy điện Hòa Bình), hoặc, một dự án nhiệt điện chạy than (vận hành 7000 h/năm) có công suất 828 MW với chi phí đầu tư khoảng 830 tr.U$ (lớn hơn nhiệt điện Phả Lại 2).
3/ Hiệu suất sử dụng điện của nền kinh tế VN hiện nay rất thấp, b/q ~1 kWh/1U$ GDP. Như vậy, 5,8 tỷ kWh điện/năm có thể tạo ra thêm ít nhất 5,8 tỷ U$ GDP/năm. Nếu sử dụng 5,8 tỷ kWh điện này để luyện nhôm, giá trị GDP hàng năm của dự án nhôm kim loại Nhân Cơ được dự tính như sau:
-         Giá bán nhôm kim loại b/q (năm 2014) trên thế giới: 1897,81 U$/t.;
-         Chi phí alumina (mua của TKV): 346U$/t.*1,95 t./t.= 675 U$/t. nhôm;
-         Chi phí điện (mua giá được người nghèo bù lỗ): 12.920 kWh/t.*0,05 cents/kWh= 646 U$/t. nhôm kim loại.
-         Giá trị GDP của dự án nhôm kim loại làm ra tối đa là (1898 U$/t. - 675 U$/t. - 646U$/t.)*450.000t./năm = 259.650.000 U$/năm (lấy chẵn 260 tr.U$/năm).
-         Chi phí chất điện dung và điện cực (lấy giá rẻ hơn than) là 200 U$/tấn*0,56 tấn/tấn nhôm = 112 U$/tấn nhôm kim loại.
Như vậy, giá trị GDP của dự án THQ làm ra tối đa là (1898U$/t. - 675U$/t. -   646U$/t. - 112)*450.000 t./năm= 209.250.000 U$/năm (lấy chẵn 210 tr.U$/năm)
Như vậy, thông qua chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là GDP, hiệu suất sử dụng điện của dự án nhôm kim loại thấp hơn ít nhất 27,6 lần so với mức b/q chung của nền kinh tế VN.
VN đang mất cân đối nghiêm trọng về điện cho phát triển kinh tế. Việc triển khai dự án luyện nhôm có hiệu suất sử dụng điện rất thấp như vậy là một hướng đi sai lầm trong tái cơ cấu nền kinh tế và trong phát triển bền vững.
Câu hỏi được đặt ra và cần được trả lời xung quanh việc triển khai “quyết liệt” dự án luyện nhôm kim loại ở đây là:
-         Trong khi, cho đến nay, Quy hoạch hiệu chỉnh về bauxite-nhôm chưa được Thủ tướng Chính phủ thông qua, dự án nhôm kim loại được triển khai trên cơ sở quy hoạch của ngành nào?
-         Trong khi Quy hoạch Điện VII còn nhiều mất cân đối, các vấn đề hạ tầng kỹ thuật khác (cung cấp nước, giao thông vận tải) phục vụ phát triển kinh tế Tây Nguyên cũng đang mất cân đối, dự án nhôm kim loại được triển khai theo những cân đối liên ngành như thế nào?
-         Trong trường hợp không cần theo qui hoạch, không cần phải cân đối liên ngành, nền kinh tế VN cứ phải triển khai dự án nhôm kim loại với bất cứ giá nào thì tại sao nhôm kim loại (là một dự án sử dụng tài nguyên khoáng sản có hạn thuộc sở hữu toàn dân và sử dụng nguồn điện khan hiếm nhưng với giá rất rẻ) không được triển khai theo hình thức “đấu thầu dự án” như qui định của luật?
-          

5           TKV “Hãy tự cứu mình trước khi Chúa rủ lòng thương”

Giả sử, có dự án nhôm kim loại ngay bên cạnh hàng rào, sản phẩm alumina Nhân Cơ cũng không tăng được giá bán. Vì giá bán alumina phụ thuộc vào giá nhôm, nhưng, giá nhôm lại phụ thuộc vào giá điện nhiều hơn phụ thuộc vào giá alumina. Trong khi đó, tỷ trọng b/q của khoản mục “alumina” trong giá nhôm kim loại của thế giới đã giảm đi đáng kể: năm 1982: 42÷49,5%; 2002: 20÷25,0%; 2012: 12÷13,0% (xem đồ thị sau).
Tỷ trọng khoản mục alumina trong giá thành nhôm kim loại

Vì vậy, alumina phải “tự cứu mình trước khi Chúa rủ lòng thương”.
“Cứu” bằng cách nào? Đã bị “sập bẫy” bằng cách nào thì nên thoát ra khỏi bẫy bằng chính cách đó. Như trên đã phân tích, do không có kinh nghiệm (know how), không có bản quyền công nghệ (licence), nhà thầu đã thiết kế qui trình Bayer cho dự án alumina với các thông số không tối ưu, làm tăng các chi phí đầu vào (tiêu hao quặng, tiêu hao nhiệt, tiêu hao hóa chất, tiêu hao nước v.v. đều lớn), làm giảm chất lượng sản phẩm alumina đầu ra (hàm lượng Al2O3 thấp, tỷ lệ α-alumina thấp, tỷ lệ dưới cỡ lớn), đã dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn giá bán. Vì vậy, chủ đầu tư cần:
-         Tổ chức chạy nghiệm thu nghiêm túc và đúng qui định (chạy liên tục ở mức công suất tối đa để kiểm toán tất cả các thông số cam kết). Yêu cầu nhà thầu phải đảm bảo đúng các thông số cam kết bảo hành.
-         Trường hợp, nghiệm thu không đạt các thông số cam kết bảo hành, phải cương quyết phạt vi phạm theo đúng qui định;
-         Thuê chuyên gia tư vấn độc lập có đủ trình độ và kinh nghiệm để giúp chủ đầu tư trong việc nghiệm thu dự án (trước mắt), và đánh giá kết quả vận hành (sau 24 tháng bảo hành của nhà thầu), nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công nghệ một cách bài bản;
-         Minh bạch, công khai, hạch toán đúng và hạch toán đủ;
-         Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia; và
-         Quan trọng nhất là nên báo cáo trung thực với Thủ Tướng về kết quả thực hiện những nhiệm vụ được Thủ tướng giao (tại văn bản số 650/TTg-KTN ngày 29/4/2009 v/v phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite, sản xuất alumine) và báo cáo trung thực với Đảng về kết quả triển khai thử nghiệm theo Thông báo 245.

6          Kết luận

Trước đây, chương trình bauxite đã thu hút sự quan tâm của cả xã hội về các vấn đề có liên quan đến môi trường (bùn đỏ) và an ninh quốc phòng trên Tây Nguyên.
Hiện nay, sau 6 năm thử nghiệm, do có nhiều bất cập (vi phạm) trong chọn thầu, dự án alumina có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, rất khó khắc phục (tiêu hao quặng, tiêu hao năng lượng lớn), đang bị lỗ kéo dài và đang làm nẩy sinh thêm vấn đề kinh tế (các mỏ than ở Quảng Ninh đang phải “gánh” lỗ cho alumina Tây Nguyên).
Trong thời gian tới, nếu không cân nhắc đầy đủ và có trách nhiệm, việc triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có thể sẽ còn dẫn đến những điều đáng lo ngại hơn là sự bất công trong xã hội (toàn dân dùng điện phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại).
N.T.S.
Tác giả gửi BVN
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 44

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiến dịch Đồng Xoài (10.5-22.7.1965)

VietnamDefence - Chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ tại khu vực tỉnh Bình Long và Phước Long nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.
Lực lượng ta gồm: 3 trung đoàn bộ binh (271, 272, 273), 2 tiểu đoàn đặc công, một bộ phận pháo binh, công binh của Miền; 1 trung đoàn, 2 tiểu đoàn bộ binh của Quân khu 6 miền Đông Nam Bộ và LLVT địa phương 6 tỉnh Bình Long, Phước Long, Lâm Đồng, Long Khánh, Biên Hoà, Bà Rịa.

Lực lượng địch có: 9 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn và 7 đại đội bảo an, 21 đại đội biệt kích, 1 chi đoàn thiết giáp QĐ Sài Gòn ở hai tỉnh Bình Long, Phước Long (địa bàn tác chiến chủ yếu).

Chiến dịch chia làm 3 đợt:
  • Đợt 1 (10-31.5), ta đánh điểm để kéo viện: đêm 10 rạng 11.5 Tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 271) cùng Tiểu đoàn bộ binh 840 và đặc công tiến công tx Phước Long, đồng thời tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 272) tiến công chi khu quân sự Phước bình. Địch đưa 4 tiểu đoàn đến giải toả, ta không tiêu diệt được.
  • Đợt 2 (9-20.6), ta lập thế để đánh trận then chốt, đêm 9.6 Trung đoàn 272 cùng Tiểu đoàn bộ binh 2 (Trung đoàn 273) tiêu diệt chi khu Đồng Xoài, Thuận Lợi, Phú Riềng.
  • Đợt 3 (24.6-22.7), tiếp tục đánh địch ở Bù Đốp, Đầu Bàng, đường 13, 15.

Kết quả: Ta tiêu diệt 3 tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn dù 7, 1 chi đội thiết giáp, gồm 4.459 quân; phá huỷ 60 xe quân sự, 34 máy bay trực thăng, 6 đầu máy và 12 toa xe lửa, 390 súng, pháo; thu 1.652 súng, giải phóng 56.000 dân.

Chiến dịch Đồng Xoài góp phần cùng với chiến dịch Ba Gia (28.5-20.7.1965), chiến dịch Bình Giã (2.12.1964-3.1.1965) đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ, đánh dấu bước trưởng thành về trình độ tổ chức chuẩn bị và tác chiến tập trung tiêu diệt chiến đoàn QĐ Sài Gòn của LLVTND miền Nam VN (MH171).
  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

    Chiến dịch Plây Me (19.10-26.11.1965)

    VietnamDefence - Chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên ở khu vực Đức Cơ-Bàu Cạn-Plây Me (tỉnh Gia Lai), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ trên chiến trường.
    CHIẾN DỊCH PLÂY ME (19.10-26.11.1965), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên ở khu vực Đức Cơ-Bàu Cạn-Plây Me (t. Gia Lai), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ trên chiến trường.

    Lực lượng ta có: 3 trung đoàn bộ binh (320, 33 và 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm và LLVT địa phương.

    Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có: Sư đoàn kỵ binh không vận 1 của Mỹ; 1 chiến đoàn dù, 1 chiến đoàn thiết giáp QĐ Sài gòn.

    Thực hiện chủ trương “đánh diểm diệt viện”, đêm 19.10, ta diệt đồn Chư Ho, vây ép đồn Plây Me; 23.10 phục kích diệt Chiến đoàn thiết giáp 3 QĐ Sài gòn đến ứng cứu trên đường 21, buộc Sư đoàn kỵ binh không vận 1 Mỹ phải đưa 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 vào tham chiến (24.10). Ta tiếp tục chặn đánh QĐ Sài Gòn giải toả, đồng thời điều chỉnh đội hình sẵn sàng đánh quân Mỹ phản kích.

    Trong các ngày 31.10-9.11 địch liên tiếp tiến hành các hoạt động thăm dò, tập kích vào hậu phương chiến dịch và một số khu vực trận địa ta, nhưng đều bị ta kịp thời chặn đánh, đẩy lui. Mỹ đưa Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 vào chiến đấu, từ ngày 14.11 dùng chiến thuật “ nhảy cóc” đổ quân xuống khu vực núi Chư Pông định bất ngờ đánh vào sau lựng dội hình ta.

    Dựa vào trận địa đã chuẩn bị sẵn, ta chặn đánh quyết liệt, dồn quân Mỹ về thung lũng Ia Đrăng, tiến công tiêu diệt gần hết một tiểu đoàn, hoàn thành thắng lợi trận then chốt chiến dịch (xem trận Ia Đrăng, 17.11.1965).

    Kết quả: Loại khỏi chiến đấu gần 3.000 địch, phá huỷ 89 xe quân sự (có 42 xe tăng và xe bọc thép), bắn rơi 59 máy bay.

    Là chiến dịch đánh Mỹ đầu tiên ở Tây Nguyên trong Kháng chiến chống Mỹ, khẳng định ta có khả năng mở chiến dịch tiến công tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mỹ bằng tác chiến vận động ở chiến trường rừng núi, góp phần làm thất bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ.
    • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.

    Chiến dịch Sấm rền (2.3.1965-31.10.1968)

    VietnamDefence - Chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder, 2.3.1965-31.10.1968), chiến dịch tiến công bằng không quân của Mỹ mở rộng và leo thang chiến tranh ra miền Bắc VN trong chiến tranh phá hoại lần I (7.2.1965-1.11.1968), nhằm phá huỷ tiềm lực quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, gây sức ép buộc chính phủ VN DCCH thương lượng theo những điều kiện của Mỹ.
    Sau khi chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965) thất bại, Mỹ tiếp tục huy động lực lượng lớn không quân mở chiến dịch Sấm rền đánh phá quy mô lớn và liên tục trên miền Bắc VN:
    • Ngày 2.3.1965, sử dụng 100-160 (lúc cao nhất 250) lần chiếc máy bay/ngày đánh phá các đầu mối giao thông, kho tàng, khu dân cư từ Vĩnh Linh đến nam Thanh Hoá;
    • Từ tháng 6.1965 mở rộng, đường sắt Nam và Bắc Sông Hồng…
    • Năm 1966, Mỹ tăng cường độ đánh phá lên gấp đôi, với 200-250 (lúc cao nhất 400) lần chiếc máy bay/ngày (từ tháng 4.1966 sử dụng cả B-52) đánh phá các kho xăng dầu, cơ sở  công nghiệp… ở ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác;
    • Năm 1967, tập trung vào các khu công nghiệp (Thái Nguyên, Việt trì…), mở nhiều đợt đánh lớn vào Hà Nội, Hải Phòng, rải mìn phong toả các cửa sông, bến cảng…
    Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân miền Nam, ngày 31.3.1968, Mỹ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời tập trung đánh phá ác liệt các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào với số trận đánh tăng 2,6 lần, mật độ bom đạn gấp 20 lần.

    Bị thất bại nặng (hơn 3.200 máy bay bị bắn rơi) mà không đạt mục đích, 31.10.1968 chiến dịch Sấm Rền kết thúc; ngày 1.11.1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom, bắn phá miền Bắc.

    Chiến dịch Sấm Rền dự tính tiến hành trong 6 tháng đã phải kéo dài 3 năm 8 tháng, với khoảng 400.000 phi vụ, ném 643.000t bom, phá huỷ nhiều cơ sở vật chất, giết hại nhiều dân thường nhưng không khuất phục được nhân dân VN.
    • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
Xem tiếp...

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 39

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phạm Văn Xảo (? - l429)

VietnamDefence - “(Phạm) Văn Xảo là người tài trí vượt bậc, rất được Nhà vua (chỉ Lê Lợi - NKT) tin dùng. Ông đã từng làm tướng cầm quân đi đánh dẹp, khiến cho (Vương) An Lão và Mộc Thạnh đều phải thua, lập được nhiều công lao rất vẻ vang” - Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển XV, tờ 27).
Phạm Văn Xảo quê ở Thăng Long, sinh vào năm nào chưa rõ.  Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, Phạm Văn Xảo là một trong số những người đầu tiên hăng hái hưởng ứng. Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, Phạm Văn Xảo được trao chức Khu mật Đại sứ. Từ đó, ông bắt đầu cuộc đời cầm quân đánh giặc và đúng như sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã viết, ông “lập được nhiều công lao rất vẻ vang”. Trong số nhiều công lao rất vẻ vang đó, nổi bật lên hai công lao được sử sách trân trọng ghi chép sau đây:
  • Phạm Văn Xảo - một trong số bốn vị tướng chỉ huy cao cấp nhất và lập công lớn nhất trong trận quyết chiến chiến lược Tốt Động-Chúc Động
Năm 1426, sau khi đã giải phóng được một vùng đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tấn công ra Bắc. Hơn 1 vạn quân sĩ và một loạt tướng lĩnh, chia làm ba đạo khác nhau, được lệnh nhanh chóng thi hành quyết định này.
Ba đạo này cụ thể như sau:
- Đạo thứ nhất gồm hơn 3000 quân và một thớt voi, do các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả và Đỗ Bí chỉ huy, tiến ra uy hiếp mặt Nam của thành Đông Quan, đồng thời, sẵn sàng chặn đứng viện binh của giặc rất có thể sẽ tràn từ Vân Nam sang. 
- Đạo thứ hai gồm hơn 2000 quân và một thớt voi, do các tướng Bùi Bị, Lưu Nhân Chú, Lê Trương và Lê Ninh chỉ huy, đánh vào khu vực hạ lưu sông Hồng và sẵn sàng chặn đánh bọn giặc từ các thành Nghệ An và Tây Đô tháo chạy ra Bắc. Đạo này vừa xuất phát thì được Lê Lợi cho thêm hơn 2000 quân và một thớt voi nữa, giao cho hai tướng Lê Bồi và Lê Vị Canh chỉ huy, nhanh chóng tiến theo để tiếp ứng. Đạo quân thứ hai vì thế mà có lực lượng hùng hậu nhất.
- Đạo quân thứ ba gồm hơn 2000 quân, do hai tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy. Đạo này cũng tiến ra vùng phía Nam của thành Đông Quan, vừa phô trương thanh thế để uy hiếp quân Minh, vừa sẵn sàng phối hợp với các đạo quân khác để giải phóng vùng đồng bằng và trung du phía Bắc. Đây là đạo quân giữ vị trí tiếp ứng cho đạo quân thứ nhất, nhưng là một đạo riêng biệt chứ không phải như lực lượng tiếp ứng do Lê Bồi và Lê Vị Canh chỉ huy. Và đạo quân này vì một vài lý do riêng nên đã tiến hơi chậm so với dự kiến ban đầu.
Trong ba đạo quân nói trên, đạo quân do các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả và Đỗ Bí chỉ huy là lập được nhiều công lao hơn cả.
Ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ (ngày 13/ 9/1426), đạo quân thứ nhất đã giành được chiến thắng đầu tiên tại Ninh Kiều (Nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Đây là nơi có địa hình rất hiểm trở: trên là dãy Ninh Sơn, dưới là Ninh Giang (tức sông Đáy), rất tiện lợi cho việc bố trí mai phục. Phần lớn lực lượng của đạo quân thứ nhất nhanh chóng được bí mật cho ém sẵn tại đây.
Khi đã bày binh bố trận xong, Phạm Văn Xảo đã tình nguyện dẫn một bộ phận nhỏ đến giả vờ tập kích bất ngờ vào thành Đông Quan. Tướng giặc ở đấy là Trần Trí, thấy quân Phạm Văn Xảo quá ít liền nhất tề xông ra đánh. Phạm Văn Xảo vờ thua và chạy về Ninh Kiều. Trần Trí chủ quan, cứ thế hăng hái đuổi theo. Hắn bị lọt vào ổ mai phục, bị quân Lam Sơn xông ra đánh tới tấp. Giặc bị giết tại chỗ trên 2000 tên. Trần Trí hốt hoảng chạy thẳng về Đông Quan.
Sau trận đánh, quan trọng này, đạo quân thứ nhất đã nhanh chóng biến Ninh Kiều thành căn cứ cho mình. Nhưng, do đạo quân thứ ba do các tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy tiến hơi chậm cho nên căn cứ Ninh Kiều luôn bị đe dọa.
Bấy giờ, nếu giặc ở trong thành Đông Quan có thêm viện binh thì một cuộc tấn công nguy hiểm và rất ác liệt vào Ninh Kiều nhất định sẽ nổ ra, tác hại thật khó mà lường trước được. Để có thể ứng phó một cách có hiệu quả với mọi bất trắc, các tướng chỉ huy đạo quân thứ nhất đã quyết định chia lực lượng tình hai bộ phận, thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau:
- Bộ phận thứ nhất do các tướng Lý Triện và Đỗ Bí chỉ huy, ở lại bảo vệ và tu bổ khu căn cứ Ninh Kiều, đồng thời, tiếp tục uy hiếp mặt Nam của thành Đông Quan.

- Bộ phận thứ hai do các tướng Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả chỉ huy, dẫn quân lên vùng Tam Giang (nay thuộc Vĩnh Phú), sẵn sàng chặn đánh viện binh của giặc.
Tại đất Tam Giang, Phạm Văn Xảo đã lập công lớn. Ông là linh hồn của trận đánh quyết liệt ở Xa Lộc diễn ra vào tháng 10 năm 1426. Bấy giờ, một đạo viện binh của giặc do tướng Vương An Lão chỉ huy hùng hổ tiến từ Vân Nam xuống đúng như dự kiến trước đó của Bộ chỉ huy Lam Sơn. Khi Vương An Lão vừa đến Xa Lộc (Xa Lộc còn có tên khấc là Ròng Rọc hay Đồng Rọc. Đất này nay thuộc làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ở đây, hiện vẫn còn một số di tích của trận đánh này), thì Phạm Văn Xảo bất ngờ cho quân xông ra. Giặc bị giết tại trận trên 1000 tên, Vương An Lão hốt hoảng chạy vào thành Tam Giang cố thủ. Chiến thắng Xa Lộc vừa có ý nghĩa tiêu diệt sinh lực địch, lại vừa có giá trị vô hiệu hóa đạo viện binh nguy hiểm của Vương An Lão. Cuộc vây hãm thành Đông Quan bắt đầu.
Sau chiến thắng Xa Lộc, một bộ phận lực lượng của Phạm Văn Xảo vẫn ở lại để không ngừng uy hiếp thành Tam Giang, còn Phạm Văn Xảo và phần lớn quân sĩ của mình lại kéo về Ninh Kiều để tiếp tục phối hợp với các tướng Lý Triện và Đỗ Bí chuẩn bị ứng phó với tình hình mới. Bấy giờ, các tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí cũng đã đem quân đến Ninh Kiều, khiến cho tương quan thế và lực chuyển biến theo chiều hướng rất có lợi cho Lam Sơn. Nhưng cũng đúng lúc ấy nhà Minh lại sai viên võ tướng, tước Thành Sơn hầu là Vương Thông đem 5 vạn quân tiến gấp sang. Giặc trong thành Đông Quan có sẵn chừng 3 vạn. Giặc từ các thành Diễn Châu, Nghệ An và Tây Đô kéo ra chừng hơn 2 vạn nữa là 5 vạn. Nay có thêm 5 vạn viện binh của Vương Thông, thành thử quân số của chúng tại thành Đông Quan đột ngột tăng lên gấp bội. Lam Sơn chưa kịp mừng vui trước tình thế mới thì đã phải đối đầu với một thử thách rất cam go.
Vừa đến Đông Quan, Vương Thông đã lập tức chia quân ra làm ba mũi, chiếm lĩnh ba vị trí quan trọng khác nhau là Thanh Oai (nay thuộc Hà Tây), Sa Đôi (nay cũng thuộc Hà Tây) và Cổ Sở (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), dự tính sẽ nhất loạt đánh vào Ninh Kiều. Với cương vị là một trong những tướng chỉ huy cao cấp nhất, Phạm Văn Xảo đã góp phần quan trọng vào việc hoạch định kế sách đối phó với Vương Thông. Kế sách này có thể tóm tắt như sau:
- Chủ động tấn công vào Thanh Oai, phá tan âm mưu của Vương Thông ngay khi hắn chưa kịp thực hiện. Và quả đúng như dự kiến, giặc ở Thanh Oai đã bỏ chạy tán loạn, khiến cho giặc ở Sa Đôi cũng bỏ chạy theo, bỏ mặc Vương Thông bơ vơ ở đất Cổ Sở. 
- Khi Vương Thông tập trung hết lực lượng về Cổ Sở để tự mình trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công vào Ninh Kiều, các tướng của Lam Sơn (trong đó có Phạm Văn Xảo) đã kịp thời cho quân bí mật rút hết khỏi Ninh Kiều. Chính cuộc rút lui bí mật này đã khiến cho Vương Thông phải một phen vồ hụt. Hắn tức tốc tung quân do thám đi khắp nơi, quyết tìm cho bằng được địa điểm đóng quân mới của Lam Sơn.
- Khi Vương Thông phát hiện được nơi đóng quân mới của Lam Sơn là Cao Bộ (thuộc Hà Tây), một lần nữa, Phạm Văn Xảo là người đã có công lớn. Ông ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến “tương kế tựu kế” của tướng Lý Triện, cho quân bí mật rút khỏi Cao Bộ kéo về mai phục ở cánh đồng Tốt Động-Chúc Động (cũng thuộc Hà Tây). 
Tốt Động-Chúc Động là một trong những trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời trong lịch sử dân tộc. Đây là trận có ý nghĩa thay đổi hoàn toàn tương quan thế và lực của cả đôi bên. Vương Thông từ vị trí của một viên tướng hung hăng đi cứu nguy, đã bị trọng thương và trở thành kẻ kêu cứu. Đây là thắng lợi chung của cả đạo quân thứ nhất và đạo quân thứ ba, của nhiều vi tướng lĩnh tài ba, dũng mãnh và mưu lược, trong đó có vai trò của Phạm Văn Xảo.
  • Phạm Văn Xảo - tướng chỉ huy lực lượng đánh chặn 5 vạn quân của Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa, góp phần to lớn vào thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng-Xương Giang (1427), đưa cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo đến thắng lợi hoàn toàn.
Cuối năm 1427, nhà Minh quyết định đưa 15 vạn quân sang cứu nguy cho Vương Thông. 15 vạn quân này chia làm hai đạo khác nhau. Đạo thứ nhất gồm 10 vạn tên do đích thân Tổng binh Liễu Thăng chỉ huy, tiến vào nước ta qua ngả Lạng Sơn.  Đạo quân thứ hai do Phó Tổng binh Mộc Thạnh chỉ huy, tiến vào nước ta qua ngả Cao Bằng và Tuyên Quang. Đạo này có tất cả 5 vạn tên.
Bấy giờ, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất vào việc tiêu diệt viện binh. Quyết tâm của Lam Sơn là bóp nát toàn bộ đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy, không cho phép chúng vượt qua vùng trung du phía Bắc để phối hợp với Vương Thông ở Đông Quan. Để thực hiện được quyết tâm lớn này, một trong những vấn đề quan trọng là phải làm sao để có thể đánh chặn được lực lượng của Mộc Thạnh. Đạo quân do Mộc Thạnh chỉ huy, tuy có nhỏ hơn đạo quân do Liễu Thăng cầm đầu nhưng cũng là đạo quân rất lớn. Mộc Thạnh là một viên lão tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, từng được triều đình nhà Minh phong tới tước Kiềm Quốc công. Dưới trướng của Mộc Thạnh là một loạt những tướng sừng sỏ như Hưng An Bá Từ Hanh, Tân Ninh Bá Đàm Trung...
Để sẵn sàng chủ động đối phó, ngay khi vừa nghe tin viện binh của giặc sẽ tràn sang, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã lập tức sai tướng Trần Ban lên ải Lê Hoa, sửa sang đồn lũy và chuẩn bị trận địa cho những trận đánh ác liệt có thể sẽ xảy ra. Trần Ban vừa lên đường chưa được bao lâu thì Lê Lợi đã sai các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Lê Khuyển và Lê Trung đem quân đi tiếp ứng. Sự có mặt của Phạm Văn Xảo và các tướng lừng danh nói trên khiến cho Mộc Thạnh phải chần chừ. Và chính thái độ chần chừ đó đã tạo điều kiện thuận lợi khách quan cho Lam Sơn tiến hành những trận tập kích vang dội vào đạo binh 10 vạn tên của Liễu Thăng.
Sau trận đại thắng ở Chi Lăng-Xương Giang, Lê Lợi sai người đem cờ quạt, ấn tín của Liễu Thăng lên ải Lê Hoa để uy hiếp tinh thần của Mộc Thạnh. Vừa thoáng thấy những chứng tích đại bại khủng khiếp của Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã lập tức hạ lệnh rút quân về Trung Quốc. Nhưng dù ở sát ngay biên giới, dù lực lượng gần như chưa bị tiêu hao, Mộc Thạnh vẫn không thể tháo chạy an toàn. Phạm Văn Xảo và các tướng đã tung quân đánh tới tấp. Bấy giờ, Lam Sơn đã đánh hai trận lớn tại khu vực ải Lê Hoa, một là ở Lãnh Câu và hai là ở Đan Xá. Tính chung cả hai trận này, giặc bị tiêu diệt tại chỗ trên 1 vạn tên, bị bắt sống trên 1 vạn tên nữa. Mộc Thạnh phải hoảng hốt bỏ cả quân sĩ dưới quyền mà chạy Trong Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết về hai trận đánh quan trọng này với những lời hùng tráng như sau:
“Lãnh Câu máu cháy thắm dòng,
nước sông ấm ức
Đan Xá thây chồng thành núi,
cỏ nội nhuốm hồng”
Thắng lợi của Phạm Văn Xảo và các tướng ở ải Lê Hoa đã đập tan hy vọng cuối cùng của Vương Thông. Quân Minh đô hộ chỉ còn một con đường duy nhất là phải quỳ gối đầu hàng. 
Nhờ những công lao lớn nói trên, tháng 3 năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), sau khi triều đình luận công ban thưởng, Phạm Văn Xảo được ban quốc tính là họ Lê, được thăng hàm Thái bảo. Tháng 5 năm Thuận Thiên thứ hai (1429), tên ông được khắc ở hàng thứ ba trong bảng danh sách các Khai quốc Công thần, thăng hàm Thái phó, tước Huyện Thượng hầu. Tiếc thay, ông chưa kịp hưởng phú quý vinh hoa thì đã bị gièm pha, rồi bị giết hại. Vụ án Phạm Vần Xảo và Trần Nguyên Hãn được sử cũ chép lại như sau:
“Nguyên do là bởi vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) tuổi cũng đã khá cao lại lắm bệnh mà con trưởng là Quận (Lê Tư Tề) thì tính nết gàn rở, điên rồ, Thái Tông (tức Hoàng tử Lê Nguyên Long, người về sau làm vua, miếu hiệu là Lê Thái Tông - NKT) còn quá nhỏ, trong lúc đó, Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn đều là những bậc Khai quốc Công thần, lắm công lao, được người đương thời trọng vọng.
Trần Nguyên Hãn vốn là dòng dõi quý tộc họ Trần xưa, Phạm Văn Xảo là người kinh thành Thăng Long, Lê Thái Tổ lo rằng, nếu vua nhỏ tuổi lên cầm quyền, thì những người này sẽ nuôi chí khác, cho nên, bề ngoài tuy tỏ ra trọng vọng, nhưng bên trong thì vẫn chất chứa nghi ngờ. Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí và Lê Đức Dư đoán biết được ý Vua, liền tranh nhau dâng mật sớ lên, khuyên Vua phải quyết trừ bỏ đi. Những ai mà chúng không bằng lòng đều bị chúng vu cho là bè đảng (của Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn), bị đem ra xét xử và bị cầm tù rất đông. Các quan ai ai cũng đều sợ miệng lưỡi của chúng.
Sau này, vua Lê Thái Tổ hối hận, thương hai người ấy bị giết oan, lại biết rõ bọn Lê Quốc Khí đều chỉ là hạng tiểu nhân xảo quyệt, nên rất ghét chúng, khiến chúng đều bị đuổi. Vua xuống chiếu cho trăm quan biết rằng, bọn Lê Quốc Khí, Trình Hoàng Bá, Lê Đức Dư... dẫu có tài cán cũng không được dùng lại nữa. Trong đám bề tôi, giá thử có kẻ làm phản, cần phải tố cáo, thì cũng không cho bọn chúng được quyền tố cáo. Dư luận lúc ấy không ai không thỏa cả.
Năm Thiệu Bình thứ nhất (tức năm 1434 - NKT), đời vua Lê Thái Tông, quan Đại Tư đồ là Lê Sát muốn dùng lại bọn (Trình) Hoàng Bá, nhưng bị Nguyễn Thiên Tích và Bùi Cầm Hồ tố cáo, lại bị triều thần can ngăn nên mới thôi” (Đại Việt thông sử, Chư thần truyện).

Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 1 / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.
Xem tiếp...

NHỚ MỘT THỜI 19

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 38

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lý Triện (? - 1427)

VietnamDefence - “Lý Triện là bậc giàu tài năng và dũng lược hơn người. Ông theo vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) khởi nghĩa ở Lam Sơn ngay từ những ngày đầu tiên, từng trải không biết bao nhiêu gian nan, nguy hiểm” - Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
Lý Triện (Lý Triện được ban quốc tính (tức là lấy theo họ của Lê Lợi), nên sử cũ cũng thường chép là Lê Triện) người làng Bái Đô, huyện Lôi Dương, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hiện vẫn chưa rõ ông sinh vào năm nào. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cùng với thân phụ là Lý Ba Lao, ông đã nhiệt liệt hưởng ứng và có mặt bên cạnh Lê Lợi ngay trong những ngày chuẩn bị gian khổ đầu tiên.

Đến với Lam Sơn, Lý Triện được Lê Lợi hết lòng yêu quý và tin cậy. Ông được giao trách nhiệm chỉ huy một đơn vị nghĩa binh.  Đáp lại Lý Triện cũng đã tuyệt đối trung thành và anh dũng chiến đấu vì đại nghĩa cứu nước cứu dân. Càng về sau, tài năng quân sự của Lý Triện càng bộc lộ một cách rõ nét hơn. Trên đại thể, chúng ta có thể phác họa những công hiến của ông đối với cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại đầu thế kỷ XV qua mấy sự kiện chính yếu sau đây:
  •  Sự kiện thứ nhất xảy ra vào năm Canh Tý (1420)
Bấy giờ tướng giặc là Lý Bân và Phương Chính, cho quân băng qua đất Quỳ Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An) để rồi từ đó, vòng lên đánh vào lực lượng của Lam Sơn lúc đó đang đóng tại Mường Thôi.
Lý Triện được lệnh cùng với các tướng Nguyễn Lý và Phạm Vấn, đem quân ra đánh cản bước tiến của quân Minh, tạo điều kiện cho Lê Lợi có đủ thời gian để có thể bố trí một trận đồ mai phục tại khu vực Bồ Mộng. Lý Triện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bình Định Vương Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn hết lời khen ngợi. 
  • Sự kiện thứ hai xảy ra vào năm Nhâm Dần (1422)
Năm ấy nghĩa quân Lam Sơn đã đập tan cuộc tấn công vừa rất bất ngờ lại vừa rất hiểm hóc của Ai Lao và sau đó, rút về đóng tại Quan Gia.  Một lần nữa, giặc Minh và Ai Lao lại phối hợp với nhau đề đánh vào Quan Gia.
Trước cuộc tấn công quyết liệt này, Lê Lợi quyết định cho quân rút lui về Khôi Huyện. Giặc tức tối cho quân truy đuổi và nhanh chóng bao vây địa điểm đóng quân của Lê Lợi ở Khôi Huyện. Một cuộc ác chiến đã diễn ra. Trong trận ác chiến này, Lý Triện và các tướng Lê Lĩnh, Phạm Vấn đã lập công lớn. Ông đã có công chém được tên Tham tướng của giặc là Phùng Quý cùng hơn 1000 tên giặc, bắt được hơn 100 con ngựa. Quân Minh và quân Ai Lao buộc phải tháo lui.
  • Sự kiện thứ ba xảy ra vào đầu nam Ất Tỵ (1425)
Khi ấy Đinh Lễ được lệnh ra đánh Diễn Chậu. Ngay sau khi Đinh Lễ xuất quân, Lê Lợi lại sai Lý Triện cấp tốc lên đường đi tiếp ứng. Lý Triện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hơn thế nữa, ông còn chủ động đem quân ra vây hãm thành Tây Đô. Nhờ công lao này, Lý Triện được Lê Lợi phong tới hàm Thiếu úy.
  • Sự kiện thứ tư xảy ra vào mùa thu năm Bính Ngọ (1426)
Bấy giờ, trên cơ sở phân tích những biến đổi ngày càng sâu sắc của tình hình chung, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn sai một loạt các tướng đem một vạn quân, chia làm ba đạo khác nhau, cùng luồn sâu vào khu vực còn tạm bị quân Minh chiếm đóng để hoạt động và dọn đường cho cuộc tấn công của Lam Sơn sau này.
Lý Triện vinh dự được cùng với các tướng lừng danh khác như Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Đỗ Bí chi huy đạo quân thứ nhất. Đạo này gồm hơn 3000 quân sĩ và một thớt voi, có nhiệm vụ bí mật băng qua khu vực thuộc các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay rồi tiến xuống, trực tiếp uy hiếp mặt Nam của thành Đông Quan, đồng thời, sẵn sàng chặn đánh viện binh của giặc rất có thể sẽ đến từ hướng Vân Nam (Trung Quốc). Đây là đạo quân đã lập được nhiều chiến công vang dội nhất. Vừa tiến ra Bắc, họ đã đánh thắng ba trận lớn. Trận thứ nhất ở Ninh Kiều (nay thuộc Hà Tây). Trận thứ hai ở Nhân Mục (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Và trận thứ ba ở Xa Lộc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Sau ba trận thắng lớn đó, đạo quân thứ nhất đã nhanh chóng biến Ninh Kiều thành một khu căn cứ rất lợi hại cho mình.

Trước tình thế nguy hiểm này, triều đình nhà Minh đã quyết định sai viên tướng, tước Thành Sơn hầu là Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu viện. Vì háo hức muốn lập công, Vương Thông đã lập tức chia quân làm ba mũi, dự tính sẽ nhất tề đánh vào Ninh Kiều. Mũi thứ nhất xuất phát từ Thanh Oai (nay thuộc Hà Tây). Mũi thứ hai xuất phát từ Sa Đôi (nay cũng thuộc Hà Tây). Và mũi thứ ba xuất phát từ Cổ Sở (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Với 10 vạn quân trong tay (Kể cả 5 vạn quân có sẵn trong thành và ở các nơi khác kéo về), Vương Thông hy vọng sẽ bóp nát đạo quân thứ nhất của Lam Sơn ở Ninh Kiều bằng một trận tấn công thật ồ ạt và bất ngờ.
Nhưng, khi Vương Thông chưa kịp ra tay thì từ Ninh Kiều, các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lý Triện và Đỗ Bí đã chủ động đem quân tấn công vào lực lượng quân Minh ở Thanh Oai. Giặc ở Thanh Oai hốt hoảng  tháo chạy tán loạn. Nhân đà thắng lợi đó, quân Lam Sơn truy đuổi rất quyết liệt và chính cuộc truy đuổi này đã khiến cho cánh quân thứ hai của giặc ở Sa Đôi cũng khiếp đảm mà rút thẳng về Thăng Long, bỏ mặc cánh quân do Vương Thông trực tiếp cầm đầu chơ vơ ở đất Cổ Sở.
Vương Thông tức tối hạ lệnh tập trung hết lực lượng về Cổ Sở để đích thân Vương Thông trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công vào Ninh Kiều. Nhưng khi quân của Vương Thông rầm rộ tiến vào thì Ninh Kiều chỉ còn là một vùng hoang vắng, bởi lẽ, Lý Triện cùng các tướng của Lam Sơn đã nhanh chóng cho lực lượng của mình rút khỏi Ninh Kiều từ trước đó rồi. Giận dữ bởi trận vồ hụt ở Ninh Kiều, Vương Thông lập tức tung quân do thám đi khắp nơi, quyết tìm cho bằng được nơi đóng quân của Lam Sơn. Và chẳng bao lâu sau đó, chúng đã biết được nơi đóng quân mới của Lam Sơn là Cao Bộ (nay thuộc Hà Tây).
Vương Thông chia quân làm hai đạo. Đạo thứ nhất gọi là chính binh, đánh trực diện vào Cao Bộ, cốt thu hút sự chú ý của lực lượng Lam Sơn.  Đạo thứ hai gọi là kỳ binh, có nhiệm vụ vòng ra phía sau Cao Bộ, bất ngờ đánh úp và cùng với chính binh, tiêu diệt toàn bộ quân Lam Sơn tại đây. Hai đạo chính binh và kỳ binh hẹn nhau rằng, hễ đạo nào vào Cao Bộ trước thì nổi lửa và nổi pháo hiệu để thông báo cho đạo kia tiến thật gấp. Kế hoạch của Vương Thông quả là rất nguy hiểm, chứng tỏ Vương Thông thực sự là viên tướng có tài cầm quân. Rất tiếc là tướng Lý Triện đã bắt được khá nhiều lính do thám của Vương Thông, rồi nhờ khéo khai thác nên đã nắm trước được mưu toan này. Theo đề nghị của Lý Triện, các tướng chỉ huy đạo quân thứ nhất của Lam sơn đã quyết định “tương kế tựu kế”, bí mật rút khỏi Cao Bộ và bố trí một trận mai phục có quy mô lớn tại Tốt Động-Chúc Động.
Ngày 7 tháng 11 năm 1426, Vương Thông hí hửng hạ lệnh cho cả chính binh lẫn kỳ binh theo đúng kế hoạch đã định mà đánh vào Cao Bộ.  Nhưng khi chính binh của giặc vừa lọt vào ổ mai phục ở Tốt Động-Chúc Động, thì từ Cao Bộ mật hiệu của giặc đã được quân Lam Sơn nổi lên.
Chính binh cứ tưởng là kỳ binh tiến quá nhanh, ngược lại kỳ binh cứ tướng là chính binh tiến quá nhanh. Chúng vội cột vũ khí lại gấp rút vượt đồng lầy Tốt Động-Chúc Động để kịp vào Cao Bộ. Đúng lúc đó, quân mai phục của Lam Sơn liền nổi lên. Hàng ngũ của giặc bị rối loạn. Lam Sơn nhanh chóng chia cắt đội hình chúng để tiêu diệt. Với khí thế áp đảo, Lam Sơn đã dồn Vương Thông vào cảnh ngộ bất lực hoàn toàn. Hàng vạn quân giặc phải bỏ xác trên cánh đồng Tốt Động-Chúc Động. Bản thân Vương Thông cũng bị thương, phải hốt hoảng tháo chạy về Đông Quan.
Sử cũ chép:
“Ta cả phá giặc, chém dược Trần Hiệp và Lý Lượng cùng hơn 5 vạn sĩ tốt. Giặc bị chết đuối rất nhiều, bị bắt sống hơn 1 vạn tên. Ta bắt được khí giới, ngựa chiến và các thứ vàng bạc, của cải, quân trang, xe cộ không biết bao nhiêu mà kể. Bọn tướng giặc là Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ và Mã Kỳ chỉ chạy thoát thân vào thành Đông Quan” (Lam Sơn thực lục, Quyển 2).
Như vậy, cha đẻ của kế hoạch nhanh chóng rút lui khỏi Cao Bộ và đặt mai phục tại Tốt Động-Chúc Động là tướng Lý Triện.  Ông là linh hồn của trận quyết chiến chiến lược quan trọng này.
  • Sự kiện thứ năm diễn ra vào ngày 20 tháng chạp năm Bính Ngọ (1426)
Ngày hôm đó, Lý Triện cùng các tướng như Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyên Lý và Lê Lãnh (còn đọc là Lê Lĩnh) đem quân đi đánh thành Tam Giang. Thành này là một trong những thành lớn của giặc, nằm ở huyện Phong Châu của tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Sau cuộc tấn công ấy, Lý Triện được điều về để cùng với tướng Lê Văn An, chỉ huy 14 vệ quân án ngữ phía cửa Bắc thành Đông Quan, tham gia vào việc bao vây Vương Thông đang cố thủ trong thành này. 
Ngày 7 tháng 2 năm Đinh Mùi (1427), Vương Thông sai tướng Phương Chính bất ngờ tấn công vào lực lượng của Lý Triện ở Cảo Động (nay là vùng Nhật Tảo, nằm ở mé tây của Hồ Tây-Hà Nội).  Bởi cuộc tấn công thình lình này, Lý Triện đã anh dũng hy sinh.Tướng Đỗ Bí thì bị giặc bắt.
Lý Triện ngã xuống khi cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại sắp đến ngày toàn thắng. Cái chết của ông là một tổn thất lớn của Lam Sơn Sử cũ chép:
“Vua (Lê) Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) cho rằng, tướng Lý Triện là người có công lớn, nhiều lần đánh tan giặc mạnh, lại chết vì việc nước, cho nên thương xót vô cùng. Vua trao cho thân phụ của ông là Lý Ba Lao chức Quan sát sứ, hàm Thượng phẩm lại cấp cho 400 mẫu ruộng; cho con của Lý Triện là Lý Lăng chức Phòng ngự sứ, tước Phục hầu, hàm Thượng Trí Tự và hai con ngựa. Năm Thuận Thiên thứ nhất (tức năm 1428 - NKT), truy tặng (Lý Triện) hàm Nhập nội Tư mã” (Đại Việt thông sử, Chư thần truyện).

Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 1 / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.
Xem tiếp...