Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

BÀI VIẾT HAY 71

(ĐC chép từ .vietnamplus.vn)

Báo Nga khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa

Cao Cường/Moskva (Vietnam+)
Ảnh chụp từ trang web Gazeta.ru

Ngày 1/6, tờ Gazeta.ru, một trong 3 báo điện tử tư nhân lớn nhất ở Nga với lượng truy cập trung bình 3 triệu lượt/ngày có bài viết: “Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận” của nhà báo Vladimir Koryagin.
Tác giả đã đưa ra một số chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ yêu sách chủ quyền phi căn cứ của Trung Quốc và cung cấp cho đọc giả thông tin khái quát về diễn biến tranh chấp xung quanh quần đảo này. PV TTXVN tại Liên bang Nga giới thiệu nội dung bài viết:
400 năm không có Trung Quốc

Trong thế kỷ 20, Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng tiềm tàng mà xung đột có thể dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba. Tuy nhiên lịch sử xung đột xung quanh các vùng lãnh thổ tranh chấp nằm trên Biển Đông đã có lịch sử ít nhất vài thế kỷ. Về cơ bản, các nước trong diện tranh chấp đều đưa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng nhằm khẳng định chủ quyền đối với một hoặc một vài hòn đảo.

Quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được nhắc đến vào thế kỷ thứ 17 trong “Tuyển tập bản đồ chỉ dẫn các con đường dẫn xuống đất phía Nam” của Việt Nam dưới tên có nghĩa là “Cát vàng."
Theo các tài liệu lịch sử, vào năm 1721 Việt Nam đã thành lập Cơ quan hành chính “Hoàng Sa” (Hoàng Sa là tên gọi bằng tiếng Việt của Paracel) nhằm khai thác tập trung các hòn đảo ở biển Đông, cũng như trang bị các tàu để tiến ra các đảo này.
Trong khi đó, trong các tàng thư và tài liệu của Trung Quốc thời đó, kể cả trong “Đại sử ký nhà Thanh” đều không nhắc đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Hoàng Sa cũng chỉ được một số ít các nhà đi biển người Pháp và Hà Lan nhắc đến, những người may mắn vượt qua Biển Đông thành công và đến được Việt Nam. Họ cũng viết rằng chính người Việt Nam đã thu được một số lượng lớn súng đạn và các đồ vật có giá trị khác từ những con tàu bị đắm khi đi qua các quần đảo này. Người Việt Nam thậm chí còn xây dựng một hạm đội quy mô nhỏ nhằm kiểm soát các tàu của nước ngoài đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Đến đầu thế kỷ 19, vua Gia Long, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là vị vua đầu tiên của Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong thời gian này nhiều bản đồ các loại đã được xuất bản, trong đó Hoàng Sa được biểu thị là lãnh thổ của Việt Nam.

Năm 1838 nhà truyền giáo Công giáo Pháp Joan-Luis-Taberu đã xuất bản cuốn "Dictionarium Latino-Annamiticum completum et novo ordine dispositum (tạm dịch là cuốn từ điển tiếng Việt-Latinh). Trong đó quần đảo Hoàng Sa được định nghĩa là "Paracel seu Cát vàng." Tiếp sau đó, nhà địa lý Hà Lan Villem Blau chính thức đặt tên cho đảo này bằng tiếng châu Âu là “Pracel.” Về sau này do sự mai một của thời gian và các nhà đi biển người Pháp truyền khẩu không chính xác nên “Pracel” đã bị gọi trệch đi thành “Le Paracel.”

Cuối thế kỷ 19 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa có 2 tàu chở đồng của Anh bị đắm. Người dân đảo Hải Nam của Trung Quốc trục vớt được và chiếm giữ hàng hoá trên tàu khiến chính quyền Anh hết sức bất bình. Khi đó Trung Quốc trả lời chính quyền Anh rằng quần đảo Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, vì vậy chính quyền nước này không chịu trách nhiệm trước bất cứ sự việc gì xảy ra ở đây.

(Ảnh chụp từ trang web)

Bành trướng trỗi dậy

Hiện trạng ở quần đảo Hoàng Sa lẽ ra được giữ nguyên dưới thời Pháp thuộc nếu như không có sự đối đầu Anh-Pháp và kéo theo sự ủng hộ tương ứng của Trung Quốc và Việt Nam. Năm 1933 cuốn “Bản đồ quản lý hành chính mới của Trung Quốc” ra đời, trên đó Trường Sa và Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi theo tiếng Hán là “Nam Sa và Tây Sa” trực thuộc quản lý hành chính của tỉnh Quảng Đông.

Dưới tác động của bối cảnh mới này chính quyền đô hộ Pháp đã áp dụng một số biện pháp: Khâm sứ Pháp tại Đông Dương Jules Brevie đã ra lệnh thành lập cơ quan hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa và cho dựng trên quần đảo một tấm bia có dòng chữ “Cộng hòa Pháp-Vương quốc Annam - quần đảo Hoàng Sa, 1816." Cũng trong khoảng thời gian đó, Nhật tích cực hoạt động, đánh chiếm đầu tiên là Trường Sa sau đó là Hoàng Sa vào đầu thế chiến thứ hai.

Năm 1946, người Pháp và Việt Nam tiến ra quần đảo Hoàng Sa để giải giáp quân Nhật đang đồn trú tại đây, tuy nhiên bị quân đội Trung Quốc ngăn cản. Trong vòng 1 ngày, Quân đội Trung Quốc đã củng cố vững chắc lực lượng trên quần đảo và năm 1947 Tưởng Giới Thạch ban bố một quyết định, theo đó Trường Sa và Hoàng Sa chính thức mang tên gọi của Trung Quốc và thuộc thành phần lãnh thổ Trung Quốc. Lúc đó Bắc Kinh phớt lờ sự phản đối từ phía chính phủ Việt Nam và Pháp.
Khi Tưởng Giới Thạch và thân cận trong Quốc Dân Đảng bỏ chạy sang Đài Loan thì toàn bộ các đơn vị đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa cũng rút theo. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông lên nắm quyền tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Cùng thời điểm này Nhật Bản chính thức tuyên bố từ bỏ quyền và yêu sách đối với cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Điều này được ghi nhận trong Hiệp ước hoà bình San-Francisco 1951.
Năm 1956 Viễn chinh Pháp rút hoàn toàn khỏi lãnh thổ Việt nam và kể từ thời điểm này Việt Nam, vốn bị chia cắt làm 2 miền phải độc lập chống lại chính sách bành trướng của Trung Quốc. Cũng trong năm 1956 Trung Quốc đánh chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa còn Việt Nam chiếm giữ một phần, nơi trước đây quân đội Pháp kiểm soát.

Sự căng thẳng tình hình tiếp theo xảy ra vào năm 1959, khi Trung Quốc đưa 80 lính và vật liệu xây dựng lên quần đảo xây nhà kiên cố và sau đó dựng cờ Trung Quốc. Các đơn vị biên phòng miền Nam Việt Nam ngay lập tức có mặt tại các hòn đảo và bắt giữ toàn bộ người trên đó. Bắc Kinh chỉ thể hiện sự phẫn nộ bằng cách ra công hàm phản đối ở cấp Bộ Ngoại giao vì lo ngại phải chạm trán với quân đội Mỹ đến giúp đỡ chính quyền miền Nam Việt Nam.

Năm 1964 Mỹ đẩy mạnh can thiệp vào Việt Nam bằng cách hậu thuẫn chính quyền miền Nam.

Trung Quốc đã không thể lợi dụng sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt nam vào mục đích của mình và từ năm 1971 bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việc này cho phép Trung Quốc hợp pháp hoá yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ các hòn đảo. Thời điểm đó Mỹ đang bận chuẩn bị ký Hiệp định hoà bình với Việt Nam, đồng thời rút toàn bộ quân ra khỏi các vùng cứ điểm ở miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, chính quyền miền Bắc Việt Nam cũng đang tập trung toàn bộ lực lượng để tiến hành chiến dịch lịch sử giải phóng Sài Gòn.
Trung Quốc đánh chiếm được Hoàng Sa một mặt do chính quyền miền Nam Việt Nam không còn nhận được sự hẫu thuẫn của Mỹ nên rất yếu và Mỹ-Trung không còn là đối thủ của nhau. Mặt khác chính quyền miền Bắc Việt Nam còn đang lo nhiệm vụ thống nhất đất nước nên chưa thể nêu yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa. Như vậy, việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa được xem như sự đã rồi, để từ đây Trung Quốc bắt đầu hướng bành trướng xuống quần đảo Trường Sa./.
Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 70

(ĐC chép từ .24h.com.vn)
     
    TQ bộc lộ chiến lược thâm hiểm mới ở Shangri-La
    Vương Quán Trung, tướng tuyên truyền hàng đầu của quân đội Trung Quốc.

    TQ bộc lộ chiến lược thâm hiểm mới ở Shangri-La

    Thứ Hai, ngày 02/06/2014 13:00 PM (GMT+7)
    Những lời lẽ đầy thù địch của viên tướng tuyên truyền Trung Quốc tại Shangri-La có thể là con dao hai lưỡi khiến Trung Quốc bị cô lập hơn trên trường quốc tế.

    Trong thời điểm gần kết thúc diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 vừa được tổ chức tại Singapore, một chuyên gia tuyên truyền hàng đầu của quân đội Trung Quốc đã tận dụng cơ hội được phát biểu sau cùng để lên tiếng “cãi” lại những lời chỉ trích của Nhật Bản và Mỹ mà ông này cho là “đầy giọng điệu của chủ nghĩa bá quyền”.
    Trong khi Mỹ cử Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cùng nhiều vị tướng cấp cao, còn Nhật Bản có đích thân Thủ tướng Shinzo Abe và ngoại trưởng tới tham dự diễn đàn, Trung Quốc không hề cho các lãnh đạo cao nhất của Bộ Quốc phòng tới dự.
    Thay vào đó, họ lại rất khôn ngoan khi cử một đoàn đại biểu gồm toàn các học giả, quan chức giỏi tiếng Anh và dày dạn kinh nghiệm trong tuyên truyền quốc tế do trung tướng Vương Quán Trung, một quân cờ tuyên truyền chiến lược lão luyện của quân đội Trung Quốc dẫn đầu.
    TQ bộc lộ chiến lược thâm hiểm mới ở Shangri-La - 1
    Vương Quán Trung đã có bài phát biểu "gây sốc" tại Shangri-La
    Sự xuất hiện của tướng Vương, người từng nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền của Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc và hiện là “một trong những vũ khí tâm lý chiến xuất sắc nhất của quân đội” nước này (theo nhà phân tích quân sự Mark Stokes) đã làm lộ rõ một trong những đòn miếng chiến lược của Trung Quốc trong nỗ lực làm thay đổi hiện trạng chủ quyền trên biển, đó chính là chiến tranh chính trị.
    "Vương Quán Trung là một trong những vũ khí tâm lý chiến xuất sắc nhất của quân đội Trung Quốc."
    Chuyên gia phân tích Mark Stokes
    Trong bài phát biểu trước diễn đàn, Vương Quán Trung đột nhiên ngừng đọc văn bản và quay sang “nói vo” với những lời lẽ vô cùng hung hăng, ngông cuồng để phản bác những lời chỉ trích của Mỹ và Nhật. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng những lời phát biểu này của ông Vương nhiều khả năng cũng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước chứ không phải “nói suông”.
    Trong những tuyên bố của ông Vương có đoạn: “Bài phát biểu của Bộ trưởng Hagel đầy những lời lẽ đe dọa và áp bức.” Ngoài ra, ông Vương còn dùng những ngôn từ đao to búa lớn khác một cách dồn dập để “bắn hỏa lực mồm” vào Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel như “bài phát biểu đầy kích động và xúi giục”, “đầy khiêu khích” hay “thái độ không mang tính xây dựng”.
    Không những thế, ông Vương còn đưa ra một lập luận khá buồn cười là Mỹ và Nhật Bản đã thông đồng để “song ca” với nhau lên án Trung Quốc, và rồi lại ngạo mạn đặt câu hỏi: “Ai mới là người chủ động khuấy động sự việc, khơi dậy tranh chấp và gây ra xung đột?”
    Đối tượng mà tướng Vương nhắm đến trong những tuyên bố này là bài phát biểu của Thủ tướng Abe hôm 30/5 và Bộ trưởng Hagel hôm 31/5. Cả hai quốc gia này đã tái khẳng định một cách thẳng thắn lập trường của mình trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
    TQ bộc lộ chiến lược thâm hiểm mới ở Shangri-La - 2
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
    Bài phát biểu của ông Abe không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng ông Hagel thi lại “điểm mặt chỉ tên” rằng cách hành xử hung hăng của Trung Quốc là nguồn cơn của căng thẳng, bất ổn và nguy cơ xung đột trong khu vực. Đây không phải là lập trường mới mẻ của Mỹ, tuy nhiên tuyên bố này của ông Hagel là sự thể hiện rõ ràng hơn quan điểm của Washington với Trung Quốc.
    Bị cả hai cường quốc trên thế giới cùng lên án, đại diện của Trung Quốc là tướng Vương đã không dám trực diện đứng ra phản bác những lý lẽ chính mà ông Abe và Hagel đưa ra. Thay vào đó, viên tướng tuyên truyền này lại tỏ ra thích thú với việc phản bác một cách quyết liệt bằng “lý sự cùn” với những lập luận cũ rích đã bị cả thế giới bác bỏ.
    Ông Richard D. Fisher, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế nhận định: “Nhiệm vụ của tướng Vương lần này là hăm dọa lợi ích của Nhật và Mỹ bằng cách lu loa rằng Trung Quốc không hề có lỗi trong các căng thẳng quân sự ở biển Hoa Đông và Biển Đông.”
    Những lời nói kiểu “lý sự cùn” của tướng Wang nhanh chóng được chia sẻ trên các diễn đàn quốc tế, và các chuyên gia đều có chung nhận định này với ông Fisher.
    Chiến lược tuyên truyền
    Theo báo cáo của Dự án 2049 do quân đội Mỹ tiến hành, suốt 6 năm qua, tướng Vương là chiến lược gia chiến tranh chính trị thuộc Cục Tuyên truyền của Tổng cục Chính trị, chịu trách nhiệm đối với “tác chiến chính trị” của quân đội Trung Quốc.
    TQ bộc lộ chiến lược thâm hiểm mới ở Shangri-La - 3
    Tướng Vương Quán Trung (trái), quân cờ tuyên truyền hàng đầu của Trung Quốc
    Báo cáo của Dự án 2049 nhấn mạnh rằng chiến tranh chính trị của quân đội Trung Quốc là một tập hợp những chiến lược và kỹ thuật nhằm tìm cách tác động đến cảm xúc, tình cảm và lý trí của các thực thể nước ngoài.
    Báo cáo này nêu rõ: “Chiến tranh chính trị áp dụng các chiến thuật tâm lý chiến lược như những công cụ để dẫn dắt các diễn đàn quốc tế và gây ảnh hưởng tới chính sách của cả bạn và thù. Đối với quân đội Trung Quốc, những chiến lược và thủ đoạn này là vô cùng quan trọng để hủy hoại sĩ khí của đối phương.”
    Tại Đối thoại Shangri-La, có vẻ như tướng Vương đã áp dụng chiến thuật “dùng lời lẽ đao to búa lớn để làm suy yếu ý chí chính trị của đối phương và buộc đối phương phải hành động có lợi cho mình.”
    Theo ông Fisher, mục đích của tướng Vương không phải là để đấu lý, bởi Trung Quốc hoàn toàn đuối lý bởi những hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế của họ. Chiến lược đó cũng đã thể hiện qua việc Trung Quốc không dám ra “cãi lý” với Philippines tại tòa án quốc tế. Thay vào đó, họ đang “sử dụng giọng điệu rất thù địch để bắt nạt cả Tokyo và Washington.”
    Chuyên gia này nói thêm: “Giọng điệu đó của Trung Quốc còn gây ra cả hiệu ứng sốc khi nó được sử dụng tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn nhằm thúc đẩy các giải pháp hòa bình của khu vực.”
    Theo ông Fisher, mục tiêu tối thượng mà Trung Quốc muốn đạt được qua những lời lẽ “gây sốc” của tướng Vương là khiến các nước châu Á phải kết luận rằng “Trung Quốc đủ điên cuồng để giết người” và phải chịu lùi bước, qua đó quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng biến Biển Đông thành ao nhà.
    Chuyên gia này nhận định: “Nếu Trung Quốc có thể hét vào mặt người khác để buộc họ phải từ bỏ lợi ích của mình, họ sẽ sẵn sàng làm vậy.”
    Từ lâu, các chuyên gia phân tích đã chỉ ra một chiến thuật quen thuộc của Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo, đó là tạo ra “sự đã rồi trên thực địa”, chẳng hạn như đâm va tàu của nước khác, bắt giữ tàu cá, bắt cóc ngư dân, và làm như thể Biển Đông đang là vùng biển của Trung Quốc.
    Với lập luận phi lý và ngang ngược này, Trung Quốc cho rằng các nước trong khu vực đang xâm phạm vùng biển của mình, và đây cũng chính là cơ sở cho lập luận mà tướng Vương tung ra để tấn công Mỹ và Nhật Bản.
    Tuy nhiên, những hành động hung hăng và giọng điệu ngang ngược này của Trung Quốc rất có thể sẽ có tác dụng ngược và sẽ trở thành một đòn “gậy ông đập lưng ông”. Ông Fisher nói: “Trung Quốc đang đi một nước cờ vô cùng mạo hiểm. Khi họ tung ra những lời lẽ chỉ chứa đựng sự thù địch mà không hề mang một chút lý lẽ nào, họ sẽ tạo điều kiện cho Tokyo và Washington lôi kéo được các nước nhỏ hơn cùng chung tay thực hiện những hành động phù hợp với lẽ phải.”
    Trí Dũng (Theo EPT) (Khampha.vn)
    Xem tiếp...

    TÂM SỰ VẶT 9

    Người Cuối Cùng Của Bộ Tộc Mohican
    Người Cuối Cùng Của Bộ Tộc Mohican
    Người Cuối Cùng Của Bộ Tộc Mohican
    Người Cuối Cùng Của Bộ Tộc Mohican
    Người Cuối Cùng Của Bộ Tộc Mohican       

    (ĐC sưu tầm trên NET)        

    Tôi quan niệm:  kẻ lưu vong không phải là người vì mưu sinh đành rời xa quê hương xứ sở - tha phương cầu thực, mà là người ngay khi thân xác vẫn còn ở quê hương xứ sở nhưng tâm hồn đã đành đoạn phản bác, lìa xa! 

      

    ĐI ĐI CON, MÀ TÌM MỘT THIÊN ĐƯỜNG

    (Tặng những con dân Việt đang tự ti Dân Tộc và chán nản Tổ Quốc)



     
    Sao lại trách mẹ đã sinh ra con
    Để con hổ thẹn trong tồi tàn, rách nát
    Bầu vú mẹ bèo nhèo chua chát
    Chẳng đầy cho con dòng sữa ngọt thơm?

    Sao lại hờn cha, ơi con yêu thương
    Khi gia đình ta còn nghèo, cơ cực
    Chân lấm tay bùn, nhà tranh vách đất
    Gom nhặt qua ngày manh áo miếng cơm?

    Sao lấy một thời để trách cả Nước Non
    Lận đận làm ăn, sụt sùi, thất bát
    Nhung nhúc bọ sâu, như rươi trộm cướp
    Đời sống hiền lương trôi nổi, chòng chành?

    Sao vội tin vào ảo vọng, hư danh
    Dại khờ nghe theo phù hoa mua chuộc
    Chối bỏ cội nguồn, chê bai Tổ Quốc
    Ôm bóng thiên đường, bôi xóa quê hương?

    Con đâu từng qua khủng khiếp chiến tranh
    Bộ mặt ngoại xâm tham tàn, bạo ngược
    Con nào thấy cảnh con dân mất nước
    Ê chề, tủi nhục, đau thương!...

    Sinh ra làm người, ai không muốn giàu sang?
    Nhưng thừa mứa chưa phải là hạnh phúc
    Gác tía lầu son chưa đủ nên vinh dự
    Lấp liếm lạc loài, trống trải, lưu vong!

    Đi đi con!
    Cha không cản ngăn khi ý con đã quyết
    Con hãy cứ đi đến tận cùng ly biệt
    May còn ngày về tình xứ sở thiêng liêng!...

    Ừ! Đi đi con
    Giao cho may rủi mất còn
    Mong tròn hiểu biết
    Thấm thía ngọn nguồn sự tích
    Đồng bào trăm trứng xuống biển lên non
    Quả cảm, thông minh, tần tảo, sắt son
    Thuận vợ, thuận chồng, mối tình Âu-Lạc
    Từ thuở Văn Lang hiện hồn Đất Việt
    Đã là Sơn Tinh chế ngự Thủy Tinh
    Là tiếng trống đồng âm vang bình minh
    Con rồng cháu tiên quây quần, đoàn tụ
    Đấu cật chung lưng đắp thành Tổ Quốc
    Dòng giống nối đời gìn giữ gian nan!

    Đi đi con!
    Trong khinh khi may nhớ nước non
    Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
    Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
    Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
    Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
    Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
    Ôi! Dân tộc hiền hòa mà khí phách:
    "Thà chết làm quỉ nước Nam
    Chứ không thèm sống làm vương đất Bắc!"*

    Đi đi con!
    Hãy cứ đi tìm thần tượng, kỳ quan
    Thỏa chút riêng con chọn làm đất hứa
    May khắc khoải những khuya hồn chan chứa
    Da diết mộng về muôn thuở quê hương
    Một dải đất-trời ven Thái Bình Dương
    Như cánh diều lả bay xanh biếc
    Như uốn lượn rồng thiêng phơi nắng
    Hùng vĩ vây rồng là trùng điệp Trường Sơn!
    Cảnh tiên bồng nào hơn vịnh Hạ Long
    Nơi quần tụ của muôn loài sơn thủy
    Nàng tiên cá múa lưng ong mê mải
    Lưu luyến dân gian, nên chuyện Lạc-Hồng?!

    Đi đi con!
    Cố một bước đàng học lấy được sàng khôn
    Để thắm lại tình yêu Tổ Quốc
    Để ấm lại niềm tự hào dân Việt
    Thuần phác, cần cù, bất khuất, lạc quan
    Để cùng buồn vui theo với nước non
    Nối chí ông cha, giữ gìn, gánh vác
    Khối óc, bàn tay là tương lai đất hứa
    Hiển hiện kỳ quan trên xứ sở kỳ quan!

    Cứ đi đi, con
    Một chuyến rủi may, vinh nhục, mất còn
    Trốn tránh nhọc nhằn, bán thân lưu lạc
    Khát dục vọng, quăng đời vào canh bạc
    Cay cú đỏ đen, cháy túi tình người!
    Cứ chơi đi con, đến cạn máu tâm hồn
    May sực tỉnh, nhận chân trò gian lận
    May thấm thía rằng dẫu cho được cuộc
    Chẳng tiền tài nào đủ chuộc Quê Hương!...

    Mà kẻ mất Quê Hương
    Sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nổi thiên đường!


                                                                                                                     Trần Hạnh Thu
     
                            Ảnh: TTXVN.

     Chú thích: *Lời của danh tướng Trần Bình Trọng (thời nhà Trần) khi bị giặc bắt và dụ hàng, trước tướng giặc Thoát Hoan, trong cuộc chiến chống quân Nguyên, bảo vệ Tổ Quốc của dân tộc ta.

     
     
    Bất hạnh thay và đáng thương thay(!):
      

    Phim “Người cuối cùng của bộ lạc Mohican” được dàn dựng dựa trên tiểu thuyết cùng tên. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng của nhà văn Jamese Fenimore Cooper (1789 – 1851) – nhà văn viết tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học Mỹ đa sắc màu.
    Bộ phim xây dựng trong bối cảnh một cuộc chiến tranh giành đất đai giữa hai đế quốc thực dân Anh và Pháp mà nhân vật chính ủng hộ quân Anh chống lại quân Pháp. nó phác họa khung cảnh thiên nhiên hùng tráng của miền đất mới với những chủ nhân thực sự của nó là những người Mohican da đỏ tính cách dữ dội nhưng chất phác, trung thực và trọng nhân phẩm, hoàn toàn cách biệt với sự sa đọa của xã hội văn minh. Những người Mohican vẫn là biểu tượng cho lòng kiên trì, can đảm chiến đấu. Cho đến con người cuối cùng, giọt máu cuối cùng, họ vẫn chiến đấu để bảo vệ cho bộ tộc của mình.
    Lấy bối cảnh vào năm 1757, khi cuộc chiến tranh giành thuộc địa Bắc Mỹ của hai đế quốc Anh và Pháp đang diễn ra khốc liệt. Chàng trai trẻ Nathaniel Mắt Ưng gốc da trắng sống gắn bó với người da đỏ nhiều năm kết bạn cùng hai cha con Chingachook và Uncas là những người cuối cùng còn sống sót của bộ lạc Mohican. Trong một dịp đi săn, tình cờ họ đã ra tay cứu giúp và giải thoát hai người con gái của Đại tá Munro là Cora và Alice thoát khỏi sự săn đuổi chém giết của những chiến binh tàn bạo Huron do Magua dẫn đầu. Tình yêu đã nảy nở giữa chàng trai Mắt Ưng quả cảm và cô gái Cora xinh đẹp, nhân hậu... The last of the Mohicans đã tái hiện một thời kì lịch sử của nước Mĩ, thời kì mà mảnh đất này còn đang bị giành giật giữa người Pháp và người Anh cùng sự kháng cự lại của những tộc người bản địa, qua đó thể hiện sự hoang sơ của nước Mĩ trong giai đoạn đang hình thành.
    Người Cuối Cùng Của Bộ Tộc Mohican
    Người Cuối Cùng Của Bộ Tộc Mohican
    Xem tiếp...

    Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

    VIỆT NAM ƠI, HÒA BÌNH ƠI !

    (ĐC sưu tầm trên NET)

                                        



     
                                        
                                         

       



    Xem tiếp...

    DƯ LUẬN XÃ HỘI 15

    (ĐC sưu tầm trên NET)

     

    Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?

    (VTC News) - Luật sư Hoàng Ngọc Giao nói về việc Việt Nam sẽ chọn toà án nào nếu tiến hành kiện Trung Quốc cũng như kịch bản xấu nhất phải đối mặt.

    Xung quanh vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiến sỹ - luật sư Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ) cho rằng đã đến thời điểm Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.

    - Ngày 24/5, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã cho biết Bộ Ngoại giao đã 26 lần có đề nghị trao đổi nhưng Trung Quốc chỉ bố trí một cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Đến thời điểm này, liệu chúng ta có thể thỏa hiệp được với Trung Quốc không, thưa ông?

    Hơn lúc nào hết, bây giờ Chính phủ Việt Nam phải quyết định khởi kiện ngay Trung Quốc ra trước các cơ quan tài phán quốc tế. Ở đây, chúng ta có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc và Tòa án Quốc tế Luật biển.

    Chúng ta phải quyết định ngay từ bây giờ để chính thức công bố với thế giới rằng sẽ đưa vụ việc này ra trước các cơ quan tài phán quốc tế. Đây phải là một quyết định chính thức của nhà nước.

    - Đưa vấn đề này ra các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam sẽ có được những lợi thế nào, thưa ông?


    Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?
    Tiến sỹ - luật sư Hoàng Ngọc Giao (Ảnh: Phạm Thịnh) 
    Về quan hệ đối nội, Chính phủ thể hiện rõ quyết tâm bản lĩnh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng các biện pháp pháp lý.


    Chúng ta thấy rằng, tại Philippines, bài phát biểu rất mạnh mẽ của Thủ tướng đã giành được sự đồng tình lớn của nhân dân. Điều đó thể hiện bản lĩnh của người đứng đầu kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Thủ tướng phát biểu như vậy nhân dân rất mừng, rất tin tưởng và ủng hộ. Điều đó rất quan trọng.

    Về quan hệ đối ngoại, đối với cộng đồng quốc tế, đối với nhân dân các nước chưa hiểu nhiều về Việt Nam, chưa hiểu nhiều vụ việc này nhưng thấy Việt Nam đưa vấn đề này ra các cơ quan tài phán quốc tế thì người ta cũng hiểu ra rằng những tuyên bố của Việt Nam về vấn đề chủ quyền biển đảo là có căn cứ pháp lý. Người Việt Nam cũng tự tin với điều này.

    Việc đưa sự việc ra các cơ quan tài phán quốc tế, dù chưa biết kết quả thế nào nhưng cũng sẽ chứng minh Chính phủ Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn luôn sống theo pháp luật, làm theo pháp luật. Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn được đề cao trong chính sách đối ngoại hòa bình của Việt Nam.

    Điều này cũng có tác động trở lại đặt ra câu hỏi liệu đường lối đối ngoại của Trung Quốc có phải là thượng tôn pháp luật không hay là đường lối đối ngoại cường quyền, áp lực, áp bức.

    Nếu đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế và có kết quả thì những điều Việt Nam đòi hỏi được quốc tế công nhận thì chúng ta có căn cứ pháp luật để yên tâm làm ăn. Thậm chí, đối với những đảo phía Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép nhưng Việt Nam vẫn có căn cứ pháp luật để họ buộc phải thực hiện trong tương lai.

    Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
    • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
    • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
    • Kiện ra tòa án quốc tế
    • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
    • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
    • Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào? Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?

    - Cũng có ý kiến cho rằng, khi đàm phán song phương không đạt kết quả thì cần duy trì đàm phán đa phương. Ông bình luận gì về điều này?

    Thực thế cho thấy, Trung Quốc chưa bao giờ có thiện chí đàm phán song phương và đa phương. Thực tế, gần đây nhất trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc còn nói đây là việc riêng của Trung Quốc và Việt Nam, việc này chỉ cần giải quyết song phương.

    Tuy nhiên, bản thân ngoại trưởng Indonesia cũng không đồng ý và cho rằng đây không phải câu chuyện song phương đối với các câu chuyện trên biển Đông.

    Vì vậy, không thể nói câu chuyện đàm phán song phương và cũng đừng hy vọng họ thực tâm đàm phán đa phương, trừ khi họ chịu sức ép của quốc tế và bối cảnh chính trị khu vực thay đổi.

    Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?
    Tàu Trung Quốc thường xuyên bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam quanh khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép

    - Trong trường hợp kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, chúng ta phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?


    Trước hết Chính phủ Việt Nam phải có một quyết định rõ ràng. Chúng ta phải xác định dùng tòa án nào.

    Phải lập các nhóm nghiên cứu đặc biệt gồm các chuyên gia để lập hồ sơ. Nhóm chuyên gia đó sẽ của Bộ ngoại giao. Để có thể huy động được sức mạnh trí tuệ thì có lẽ Bộ Ngoại giao nên mở rộng để thu hút sự tham gia của các luật sư, các chuyên gia, các nhà sử học trong nước và nước ngoài.

    Ngoài ra có thể mời hoặc thuê luật sư quốc tế tham gia vào vấn đề này.

    Sau đó quy tắc tố tụng tùy thuộc vào cơ quan tài phán quốc tế chúng ta theo. Chúng ta phải biết cách để các cơ quan tài phán quốc tế này chấp nhận xử lý vụ việc của Việt Nam.

    - Tuy nhiên, nếu Việt Nam đem sự việc này ra các cơ quan tài phán quốc tế nhưng Trung Quốc không hợp tác thì sao?

    Philippines đã thành công trong việc đưa ra tòa trọng tài quốc tế, đưa ra theo cơ chế công ước Luật biển. Về mặt tố tụng vẫn có thể nghiên cứu các khả năng tố tụng về pháp lý để lường trường hợp Trung Quốc không tham gia.

     

    Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?Việc Trung Quốc sẽ phủ nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán này là rõ ràng và họ sẽ bất hợp tác. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nghiên cứu vụ việc này. Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?


     
    Các biện pháp cụ thể cần phải nghiên cứu. Đặc biệt phải nghiên cứu từ án lệ của các cơ quan tài phán này trong những vụ tương tự. Lúc đó, chúng ta mới có thể tính được các bước tiếp theo sẽ thế nào.


    Việc Trung Quốc sẽ phủ nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán này là rõ ràng và họ sẽ bất hợp tác. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nghiên cứu vụ việc này.

    - Trung Quốc thường viện dẫn công hàm 1958 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký để bảo vệ cho sự chiếm đóng trái phép của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta sẽ phải đập tan luận điệu này thế nào?

    Công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958 về giá trị pháp lý quốc tế là không nhiều.

    Theo hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) 1954, Việt Nam được chia làm 2 miền. Miền Bắc có chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam có chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ở hai miền, mỗi một Chính phủ đều tham gia vào các hoạt động quốc tế và có những hoạt động ký kết với quốc tế.

     

    Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?Nếu như sự việc này được các cơ quan tài phán quốc tế chấp nhận xử lý, tôi tin Việt Nam sẽ giành được những phán quyết có lợi nhất và tôi tin rằng Việt Nam sẽ thắng. Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?

    Tiến sỹ- Luật sư Hoàng Ngọc Giao
     
    Lúc đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý Trường Sa, Hoàng Sa cho nên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có tuyên bố ủng hộ thì cũng chỉ là ý muốn của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


    Chỉ một lời tuyên bố, không thể dựa vào đó để phán xét. Khi vấn đề ra các cơ quan tài phán quốc tế thì không đủ cơ sở để phán xét.

    Việc thể hiện chủ quyền đối với lãnh thổ trên các đảo, theo luật quốc tế dựa vào việc chiếm hữu thực tế của các quốc gia đầu tiên. Chiếm hữu một cách hiệu quả, liên tục về mặt nhà nước. Tức là phải có sự kiểm soát về mặt nhà nước ở đó. Điều này thì ngay từ thời phong kiến Triều Nguyễn chúng ta đã có những đội hải binh Trường Sa, Hoàng Sa ra đó.

    Rõ ràng, Việt Nam đến sớm hơn, sở hữu một cách thường xuyên liên tục trong hòa bình và không có tranh chấp.


    Từ năm 1974 Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép. Đó là hành động xâm phạm. Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đóng bất hợp pháp chủ quyền của Quốc gia khác. Hành động đó của Trung Quốc là bất hợp pháp và hiến chương Liên Hợp Quốc không cho phép. Hành động đó không ai thừa nhận.
    Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?
    Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 
    - Nếu kiện Trung Quốc, khả năng thắng kiện của Việt Nam thế nào, thưa ông?

    Nếu sự việc này được các cơ quan tài phán quốc tế chấp nhận xử lý, tôi tin Việt Nam sẽ giành được những phán quyết có lợi nhất và tôi tin rằng Việt Nam sẽ thắng.

    Đó là sự công nhận của quốc tế về các quyền chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và quyền tài phán ở các vùng biển của Việt Nam một cách chính đáng nhất và phù hợp với luật pháp quốc tế.

    - Trong trường hợp chúng ta kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, Việt Nam rất có thể sẽ phải đối mặt với những lệnh cấm vận, ngừng hợp tác từ phía Trung Quốc. Chúng ta phải đối phó với vấn đề này thế nào khi Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam?

    Điều lo ngại đó trên thực tế đã xảy ra chứ không cần phải đến bây giờ. Năm 2003, chúng ta nhập siêu 2,3 tỷ USD. Đến năm 2013, ta nhập siêu 27 tỷ USD. Riêng cán cân thương mại là bất bình đẳng.

    Hàm lượng thương mại trao đổi hai bên cũng không có lợi cho Việt Nam. Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam “thượng vàng hạ cám” các sản phẩm kém chất lượng. Trung Quốc nhập của Việt Nam nông sản và khoáng sản thô. Thậm chí có tin cho biết họ nhập về không dùng mà dự trữ.

    Vì vậy, nếu Trung Quốc có ngừng hoạt động kinh tế với Việt Nam, chúng ta cũng không có ngại.

    Đối với những ngành công nghiệp phụ trợ có sự ảnh hưởng nhưng nếu không có thị trường Trung Quốc chúng ta có những thị trường khác như Ấn Độ.

    Nếu Trung Quốc ngừng quan hệ kinh tế với Việt Nam, chúng ta cũng vẫn có lợi. Chúng ta sẽ không bị nhập siêu, bớt đi việc phải xuất khẩu khoáng sản thô.

    Trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ có thiệt hại nhưng chúng ta sẽ phải thích nghi. Việt Nam sẽ phải có chính sách để những nông sản có giá trị cao hơn để xuất sang những thị trường cao cấp hơn. Ví dụ thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…

    Vì vậy, chúng ta cần cấu trúc lại kinh tế trong mối quan hệ với Trung Quốc. Không có gì đáng lo ngại về mặt kinh tế.

    Video Trung Quốc tạo bằng chứng giả, vu cao Việt Nam:

    Có thể trong một số lĩnh vực, ngành hàng có khó khăn, nhà nước sẽ phải có những chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường mới.

    Hiện nay hàng Trung Quốc tuy rẻ nhưng nhiều người Việt Nam đã không dùng. Vì hàng Trung Quốc tiềm ẩn độc hại và chất lượng không cao.

    Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra được các mặt hàng tiêu dùng có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh. Nhân sự việc  này cần phải có việc cải cách thể chế kinh tế như Thủ tướng kêu gọi.

    Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
    • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
    • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
    • Kiện ra tòa án quốc tế
    • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
    • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
    • Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào? Kiện Trung Quốc, Việt Nam phải lựa chọn toà án nào?

    Tôi cho rằng khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt” vừa thể hiện lòng yêu nước và cũng mang cả ý nghĩa về chính trị. Chúng ta phải tiếp tục làm.

    - Chúng ta làm thế nào để tuyên truyền cho dư luận Trung Quốc, quốc tế biết về những hành động ngang ngược của nhà cầm quyền nước này?


    Trong câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đừng nghĩ rằng cộng đồng quốc tế hiểu Việt Nam, hiểu rõ tình hình biển Đông như Việt Nam tuyên bố.

    Trung Quốc làm rất bài bản, đối với dư luận trong nước, Trung Quốc bưng bít thông tin. Trong giới học giả, họ tuyên truyền bằng những công trình nghiên cứu được dựa trên sự nhào nặn, cắt gọt thông tin.

    Ngay cả Việt Nam cũng cần có chính sách cho nghiên cứu sinh ở các nước, nghiên cứu các đề tài về biển Đông và công bố cho dư luận quốc tế và để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc phía Trung Quốc đưa ra.

    Chúng ta không thể hy vọng nhân dân Trung Quốc lên tiếng. Vừa qua, chỉ một vài học giả Trung Quốc lên tiếng phản đối, đó là con số rất nhỏ.

    Xem video máy bay Trung Quốc bay sát tàu Việt Nam:

    Ở những cấp cao, chúng ta đã lên tiếng nhưng các nhà khoa học Việt Nam cần tổ chức thêm nhiều hội thảo khoa học để bàn sâu hơn nữa về vấn đề biển Đông. Những hội thảo này cần được công bố ra quốc tế.

    Thậm chí, chúng ta cần mời thêm nhiều chuyên gia quốc tế đến thảo luận xung quanh các vấn đề về biển Đông.

    - Xin cảm ơn ông!

    Phạm Thịnh
    Xem tiếp...

    TIẾU LÂM KIM CỔ 42

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Xem tiếp...

    BÀI NÓI HAY 3

    -Lão Tử:
    "Kẻ kiễng chân không đứng được (vững), kẻ xoạc cẳng không đi được (lâu), kẻ tự biểu hiện thì không sáng tỏ, kẻ tự cho là phải thì không chói lọi, kẻ tự kể công thì không có công, kẻ tự phụ thì không trường cửu...".
    "Trong thiên hạ không gì mềm yếu bằng nước, mà thắng được những vật cứng thì không gì bằng nó, không gì thay nó được"
    "Ta có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận, một là lòng từ ái, hai là tính kiệm ước, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì từ ái nên sinh ra dũng cảm, vì kiệm ước nên hóa ra sung sức, vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới làm chủ thiên hạ. Nếu không từ ái mà mong được dũng cảm, không kiệm ước mà mong được sung sức, không chịu đứng sau người mà cứ tranh đứng trước người, thì tất phải chết! Vì từ ái nên hễ chiến đấu là thắng, cố thủ thì vững...."
    "Thuật dùng binh có câu: ta không dám làm chủ (tức gây hấn trước) mà chỉ muốn làm khách (tức kháng chiến), không dám tiến một tấc, thà chịu lui một thước. Như vậy là dàn trận mà như không thành hàng, xua đuổi mà không đưa cánh tay ra, tuy có binh khí mà như không dùng binh khí, tuy có địch mà như không chạm trán với địch. (...). Cho nên khi hai bên cử binh giao chiến, bên nào từ ái thì bên đó thắng lợi".
    "Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền".
    -Ngô Thì Nhậm: 
    "Tướng giỏi xưa, lường thế giặc mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động, tùy theo tình thế thay đổi mà bày ra chước lạ. Giống như đánh cờ, trước thì chịu thua người một nước, sau mới được người ta một nước, đừng có đem nước sau làm nước trước, đó mới là tay cao cờ. (...)"
    -Trong nhu có cương, trong cương có nhu. Lấy nhu nhược thắng cương cường!

    -----------------------------------

    (ĐC chép từ http://dantri.com.vn)

    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Không để xảy ra xung đột

    (Dân trí) - Tại Đối thoại Shangri-la 13, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho rằng quân đội Việt Nam và Trung Quốc phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, chiến tranh.
     >>  Đại tướng Phùng Quang Thanh dự Đối thoại Shangri-La 13
     >>  Biển Đông “nóng” tại Đối thoại Shangri-La 13
     >>  Chủ tịch Trung Quốc “đuối lý” khi nói về căng thẳng Biển Đông

    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Không để xảy ra xung đột 
    Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2014. (Ảnh: Lê Hải - Pv TTXVN tại Singapore)
    Sáng 31/5, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã có bài phát biểu tại
    phiên họp toàn thể Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13, với chủ đề “Quản lý những căng thẳng chiến lược”.
    Xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng:
    ***
    Trước hết, chúng tôi bày tỏ sự đánh giá cao thông điệp về “chính sách hòa bình tích cực” của Nhật Bản được Thủ tướng Shinzo Abe trình bày tối hôm qua.
    Cũng tại Diễn đàn này năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp về “lòng tin chiến lược”, trong đó đã nhấn mạnh rằng “lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra những nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”.
    Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột, hoặc chiến tranh như chúng ta đang chứng kiến hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
    Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế giới, phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ đề tôi chia sẻ cùng các bạn.
    Thưa các quý vị!
    Nhìn chung, tình hình thế giới và khu vực hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng.
    Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sự phát triển năng động, tăng trưởng cao và là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư thế giới, tuy nhiên, vẫn tồn tại những căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông... Đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.
    Nguyên nhân của các vấn đề trên, xuất phát từ mâu thuẫn và xung đột lợi ích, dẫn đến sự hoài nghi về thiện chí và lòng tin trong quan hệ, hợp tác, sự cọ sát về lợi ích trong cạnh tranh chiến lược và hành động kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ... vẫn tồn tại, trong khi các bên liên quan vẫn chưa có được các giải pháp xử lý hữu hiệu.
    Nguyện vọng chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là luôn mong muốn khu vực duy trì được môi trường hòa bình, ổn định, cùng hợp tác phát triển và ngăn chặn không để xảy ra xung đột, chiến tranh.
    Tôi cho rằng, để quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết chúng ta cần có một nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, mà đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cường quốc. Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp Quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ.
    Khi có được nhận thức chung, chúng ta sẽ có nền tảng vững chắc để xây dựng lòng tin. Lòng tin không chỉ được thể hiện bằng lời nói, mà phải bằng hành động cụ thể, bằng những việc làm thiết thực để thúc đẩy sự minh bạch, đối thoại bình đẳng, cởi mở, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn có vai trò trách nhiệm và đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược này.
    Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ, lãnh đạo cấp cao của các nước nên hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước.
    Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột. Xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội hết sức quan trọng, quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của từng người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu như tàu chiến, máy bay....
    Trong quản lý căng thẳng chiến lược, thì vấn đề truyền thông có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng, đó là đưa tin phải trung thực khách quan, kịp thời với tinh thần xây dựng vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Truyền thông nên tạo ra môi trường thuận lợi để góp phần giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp một cách hòa bình, không nên dùng những lời lẽ kích động, càng không nên kích động hận thù dân tộc, càng không nên làm cho tình hình căng thẳng thêm, hoặc gây áp lực cho lãnh đạo trong quá trình xem xét đưa ra quyết định giải quyết các vấn đề tranh chấp.
    Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương. Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương, còn vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên thì giải quyết theo cơ chế đa phương. Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm, hoặc gây hoài nghi cho dư luận.
    Hiện nay, chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP) Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF), cũng như Đối thoại Shangri-La hôm nay, là những khuôn khổ hợp tác quan trọng về xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lý có hiệu quả xung đột.
    Thưa các quý vị!
    Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
    Chúng tôi nhận thức rõ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt -Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng hiện nay.
    Với chủ trương trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới.
    Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, càng không để xảy ra chiến tranh.
    Việt Nam rất chủ động, tích cực trong hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN như tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, thiết lập đường dây nóng chia sẻ thông tin giữa các nước ASEAN. Ngày 8/6/2014 tới đây, Việt Nam và Philippines sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực lượng đóng quân trên các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, để tăng cường hữu nghị và xây dựng lòng tin cũng như giảm căng thẳng ở khu vực.
    Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới.
    Cuối cùng, để kết thúc phần trình bày của mình, một lần nữa, tôi muốn chuyển đến quý vị một thông điệp từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam rằng, với truyền thống hòa hiếu và yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, cùng nhau xây dựng một môi trường hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.

    TTXVN
    Xem tiếp...