Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

TRỐNG ĐỒNG (tư liệu 6)

 (ĐC sưu tầm trên NET)

“Hot“: Nhà sàn Indonesia giống hệt hình vẽ trống đồng Việt Nam

Thứ Năm, 11/07/2013 - 06:30
(Kienthuc.net.vn) - Một tộc người ở Indonesia vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn của Việt Nam. 
 
Những hình khắc trên nhiều chiếc trống đồng Đông Sơn của Việt Nam thể hiện hình ảnh của một loại nhà sàn có mái cong vút lên như hai đầu mũi thuyền. Hai đầu nhà có hai cột chống và ở giữa có kê thang để lên sàn. Các dữ liệu lịch sử về kiểu nhà sàn này ở Việt Nam hầu như không có.  
 
Tuy vậy, một tộc người ở Indonesia vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn. Đó là tộc người Toraja sống trên đảo Sulawesi của Indonesia. 
  
Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan
  
Tongkonan có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam. 
  
Điểm nổi bật của công trình này là hai đầu mái nhà kéo dài và cong lên, khiến ngôi nhà trông như một con thuyền. 
  
Theo một truyền thuyết, tổ tiên người Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan. 
  
Tongkonan được xây dựng với ý nghĩa như một ngôi nhà của dòng họ, tổ tiên, là nơi diễn ra các nghi lễ, hội họp của người trong họ chứ không phải nơi ở. Người Toraja sinh sống trong những ngôi đơn giản hơn gọi là banua, nằm không xa tongkonan.  
  
Mặt Tây của Tongkonan là nơi chôn nhau những đứa trẻ sơ sinh của dòng họ. 
  
 Tongkonan được coi là tài sản thiêng liêng của dòng họ. Mọi người trong họ đều phải tham gia việc dựng nhà.
 
Tongkonan được chia ra các đẳng cấp khác nhau, phụ thuộc vào địa vị của dòng họ. Các dòng họ quý tộc sẽ có tongkonan bề thế, trong khi tongkonan của dòng họ bình dân sẽ khiêm nhường hơn.
 
Mặt ngoài tongkonan được trang trí họa tiết rất cầu kỳ với 4 màu trắng, đen, vàng, đỏ. Những họa tiết và màu sắc này mang những sắc thái tâm linh riêng của người Toraja.
 
Quy mô và các họa tiết trang trí trên tongkonan được quy ước tương ứng với sự phân biệt đẳng cấp giữa các dòng họ.
 
Những chiếc đầu trâu là vật trang trí không thể thiếu của các tongkonan. Việc treo đầu trâu vừa thể hiện sự phú quý, vừa để ngăn ma quỷ vào nhà.
 
Vốn sinh sống bằng nghề trồng lúa, người Toraja coi trâu là linh vật, cũng là tài sản quý giá nhất trong gia đình.
 
Tongkonan của những dòng họ quyền thế sẽ treo rất nhiều cặp sừng sâu phía ngoài. Đó là những cặp sừng để lại từ nghi lễ giết trâu trong đám tang của người Toraja.
 
Con trâu được coi là phương tiện tiễn đưa người chết về cõi bên kia, người càng có thể lực, số trâu bị giết trong đám tang càng nhiều.
 
Những mô hình thu nhỏ của tongkonan cũng được đặt tại nghĩa trang của người Toraja theo văn hóa truyền thống của bộ tộc này. Quan tài của người Toraja được táng trong những huyệt mộ khoét sâu vào đá.
 
Nền văn hóa độc đáo cùng sự cuốn hút của những chiếc nhà sàn hình thuyền tongkonan đã khiến vùng đất của người Toraja trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế.
  
Tuy vậy, sự hội nhập với thế giới cũng khiến nhiều ngôi nhà tongkonan bị biến dạng so với truyền thống. Nhiều tongkonan sử dụng mái tôn thay cho vật liệu thiên nhiên.
 
Nhiều tongkonan khác đã bị bê tông hóa và không còn giữ được kết cấu nhà sàn nguyên bản.  
Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 37

+Ông bà nói: "Học hỏi" (chứ không nói: "Hỏi học"), và dạy: "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe" (chứ không dạy: "Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng")!
+Lão Tử nói: "Biết người là khôn, biết mình mới là sáng suốt"
Nhưng làm sao "biết"? "Học"! Học mới biết, biết mới khôn, càng khôn càng thấy mình dại, thấy được cái dại của mình là đạt đến sáng suốt. Sáng suốt rồi thì lúc đó muốn hỏi gì thì hỏi (để học thêm chứ không phải để hợm hĩnh "ta đây"!).
+Hồ Xuân Hương viết:
"Một đoàn thằng ngọng đứng xem chuông
Chúng nói nhau rằng: -Ấy ái uông!"
ĐC
______________

(ĐC chép từ donglasgblogspot)

VỤ NGOẠI CẢM: ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA ÔNG CHÂU

Vừa rồi Đại tá Đào Văn Sử có gởi và nhờ đăng trên trang của tôi đơn của anh Châu và một số người khác phản đối cô Thu Uyên. Tôi thấy chỉ có thể đăng đơn của anh Châu còn của các người khác vì có nhiều nội dung có tính chất hình sự nên tôi không thể đăng được. Như đơn của ông Cấn Văn Hành, cựu chiến binh, trưởng đoàn tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ tỉnh Bình Phước. Cư trú ở Thôn 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, điện thoại: 0982 202 508 – 0962 025 249. Ông tố rằng, trong đoàn của ông có ông Vũ Đình Luật có hành vi lừa gạt thân nhân LS để trục lợi nên đã bị loại ra  khỏi đoàn. Mới đây, ông bất ngờ về chuyện trước khi VTV1 phát chương trình “Trở về từ ký ức” số 22, ông Luật đã loan báo trước để mọi người đón xem. Ông nghĩ ông Luật đã có mối quan hệ mờ ám với nhà báo Thu Uyên. Ông mong các cơ quan chức năng điều tra làm rõ quan hệ của ông Luật với Thu Uyên. Ông có gửi kèm theo văn bản xác nhận việc này. Nhưng vì tôi không phải là cơ quan điều tra, tôi cũng không được phép tin một phía, nên tôi vẫn không thể đăng đơn của ông. Vì những gì tôi đăng trên trang của tôi tôi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mong ông Hành thông cảm.
ĐÔNG LA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
                                                                      
TP Vùng Tàu, ngày 30 tháng 10 năm 2013
ĐƠN KIẾN NGHỊ
               Kính gửi:
              - Ông Trần Bình Minh, Tổng giám đốc Đài THVN
-   Bộ Thông tin- Truyền thông
-  Bộ Quốc Phòng
-  Thủ tướng chính phủ nước CHXHCNVN
Tôi là Nguyễn Thúc Châu,   sinh năm 1958
      Thường trú: Ấp Bầu Sôi, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, BRVT
Địa chỉ: T345, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
Nay tôi viết đơn này gửi lên ông và các cơ quan chức năng, kiến nghị  một việc như sau:
Tôi rất yêu mến các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam VTV. Trong đó có VTV1 đặc biệt là chương trình “Trở về từ kí ức” của VTV1 phát vào chiều chủ nhật tuần thứ hai trong tháng, do nhà báo Thu Uyên phụ trách. Chương trình mang tính nhân văn sâu sắc đã đem lại niềm hạnh phúc cho biết bao gia đình Liệt sỹ đang mòn mỏi mong chờ tìm hài cốt, mộ phần của người thân. Khi những dòng nước mắt của mọi người thân tuôn trào trên các chương trình đã phát, tôi lại càng trân trọng yêu mến những người thực hiện chương trình cũng như của VTV1.
Nhưng thật bất ngờ khi vào ngày 20/10/2013 khi xem chương trình “Trở về từ ký ức” số 22, tôi thấy nhà báo Thu Uyên đã ngang nhiên dùng những lời lẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một con người, một nhà ngoại cảm đã được Viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người công nhận là cán bộ của Viện. Đó là Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hoà. Chị là người mà theo ghi nhận của hàng trăm, hàng ngàn gia đình Liệt sỹ gọi là ân nhân, trong đó có tôi (con trai của Liệt sỹ Nguyễn Thúc Phan, hi sinh năm 1967).
Tôi khẳng định chắc chắn rằng nhà báo Thu Uyên chưa một lần chứng kiến việc cô Vũ Thị Hòa bốc mộ, chưa một lần tiếp xúc với cô Hòa thì căn cứ đâu mà lại có những lời lẽ xúc phạm quá phũ phàng, nặng nề như vậy. Đây là hành vi phạm Pháp luật vì đã bôi nhọ, vu cáo người khác. Thu Uyên nói Vũ Thị Hòa lừa đảo. Theo danh từ này trong luật hình sự Việt Nam thì lừa đảo là một tội phạm mà đã là tội phạm thì đương nhiên phải bị  bắt để điều tra và ngăn chặn họ phạm tội. Theo Luật thì chỉ có chánh án phiên toà mới đủ tư cách kết tội công dân. Vậy Thu Uyên là ai mà dám kết tội như vậy? Thu Uyên nói Vũ Thị Hòa lừa đảo thì đã lừa đảo ai, bao nhiêu tiền hoặc tài sản ...? Nếu Thu Uyên không làm rõ được mọi việc thì bồi thường danh dự sao đây?
Một nhà báo có bề dày kinh nghiệm, đã từng được hàng triệu người mến mộ như Thu Uyên sao lai có những việc làm chủ quan, vội vàng, thiếu hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ như thế ? Đau nhất là Thu Uyên lại phát hành vi ấy trên một kênh truyền hình số 1 của Việt Nam (VTV1), hậu quả lớn biết chừng nào?
Nhưng sự thật vẫn là sự thật, không ai có thể phủ nhận, bóp méo được ngược lại càng làm cho mọi người tăng thêm niềm tin yêu cô Vũ Thị Hòa, khích lệ cô “thay trời hành đạo” như nhà báo, Đại tá Đào Văn Sử đã nói hôm 30/10/2013 tại huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Chúng tôi thực sự xúc động khi đọc bài viết của Nhà văn Đông La. Ông là nhà văn đứng đắn, phân tích sâu sắc, có lý, có tình về sự việc này khiến chúng tôi cởi mở tấm lòng.
Đối với tôi và gia đình tôi coi cô Vũ Thị Hòa là ân nhân. Ân nhân vì cô đã giúp tôi tìm lại được hài cốt của bố tôi sau gần 50 năm hy sinh, tưởng chừng như đã vô vọng. Những năm tháng mòn mỏi trông chờ Nhà nước tìm kiếm chưa được thì cô đã làm được. Việc này không phải riêng gia đình tôi mà là hàng trăm, hàng ngàn gia đình khác trên đất nước Việt Nam. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các gia đình Liệt sỹ được cô Hòa giúp đỡ tìm lại được hài cốt Liệt sỹ của nhân thân mình đều “tâm phục khẩu phục” và chính xác tuyệt đối. Một vài ví dụ như: hài cốt Liệt sỹ Lê Đình Bái được cô Hòa tìm thấy ở Khe Sanh huyện Hướng Hóa, Quảng Trị có tên khắc trong hộp quẹt Zip pô, con đang là Giám đốc công an tỉnh Yên Bái; Hài cốt của Liệt sỹ Trần Văn Nhượng được cô Hòa tìm thấy tại căn cứ của Quân giải phóng ở gần chân núi Mây Tàu thuộc xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT có tên khắc trong bình tong nước là cậu ruột của ông Vũ Văn Hiền- nguyên Tổng giám đốc đài tiếng nói Việt Nam hiện là phó chủ tịch của Hội đồng lý luận Trung ương hoặc Liệt sỹ Dương Danh Tùng, anh ruột của Đại tá Dương Danh Nga công an tỉnh BR-VT tại xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Không thể kể hết hàng trăm hài cốt Liệt sỹ được cô Hòa tìm thấy, cất bốc ở núi Mây Tàu huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT được các cơ quan chức năng tổ chức lễ truy điệu và an táng long trọng. Hôm ấy  cô Hòa được mời lên bục danh dự…
Tôi đã đi nhiều, chứng kiến rất nhiều việc cô Vũ Thị Hòa bốc mộ liệt sỹ ở BR-VT, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Quảng Trị, Gia Lai là tuyệt đối chính xác. Hơn 35 năm công tác trong ngành công an, tôi đã có thể nhận biết được đâu là thật, đâu là giả dối, đâu là mê tín, đâu là tâm linh, khó ai lừa tôi được. Cô Hoà giúp các gia đình tìm được hài cốt nhưng không hề nhận tiền của ai. Tấm lòng cô thật trong sáng vì liệt sĩ và các gia đình than nhân liệt sĩ.
Bởi vậy, nhà báo Thu Uyên đã gây phẫn nộ, bức xúc cho hàng trăm gia đình Liệt sỹ đã được cô Hòa giúp đỡ tìm hài cốt Liệt sỹ của thân nhân mình. Thiết nghĩ ông Trần Bình Minh là người lãnh đạo cao nhất của Đài truyền hình Việt Nam cần phải nhanh chóng chỉ đạo , xử lý nghiêm nhà báo Thu Uyên và sớm đính chính trên VTV1 theo Luật báo chí.
Qua đây có một điều cần nói thêm rằng việc cô Vũ Thị Hòa đã tìm kiếm, cất bốc được hàng trăm, hàng nghìn hài cốt Liệt sỹ, nhưng cho đến nay vẫn là việc làm mà chưa được các cơ quan như Bộ lao động Thương binh – Xã hội, Bộ Quốc phòng, các Cơ quan chức năng tạo điều kiện để cô Hòa giúp cho các gia đình Liệt sỹ tìm lại hài cốt của người thân mình theo đúng tinh thần chỉ thị số 24 ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc phát hiện quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Tôi nhớ vào sáng 18/11/2012 sau khi cô Hòa phát hiện và giúp đỡ để ông Vũ Văn Hiền tìm được hài cốt cậu ruột của mình là liệt sỹ Trần Văn Nhượng, nhà thơ Trần Đăng Khoa (chứng kiến) tại chân núi Mây Tàu ở huyện Xuyên Mộc nói rằng: “Anh Hiền ơi anh nên báo cáo với cấp trên thế nào để cho cô Hòa có điều kiện thuận tiện đi tìm hài cốt Liệt sỹ. Việc cô làm từ trước đến nay xứng đáng là anh hùng nhưng thực tế cô đi làm chui lủi thế này nhục lắm”. Tại sao vậy? Thực tế có một số nhân thân Liệt sỹ có chức vụ cao (cấp Bộ trưởng) vẫn nhờ cô Hòa tìm kiếm đều có kết quả tốt và được tổ chức long trọng. Theo tôi còn hàng trăm, hàng ngàn gia đình Liệt sỹ muốn nhờ cô Vũ Thị Hòa tìm giúp hài cốt Liệt sỹ của nhân thân mình nhưng cô Hoà chưa đủ điều kiện làm được theo yêu cầu lớn như vậy. Các gia đình Liệt sỹ chưa tìm được hài cốt của thân nhân mình sẽ chờ ai? Chờ đến bao giờ?
Ông đang là Đại biểu Quốc hội, qua việc này tôi cũng mong ông có  tiếng nói trước Quốc hội.
Xin chào ông ! Tôi đặt nhiều niềm tin vào ông.
                                                                                   Người viết
                                                                             Nguyễn Thúc Châu
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Buồn ơi, về đây với cô hồn! 7

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

HÌNH ẢNH 27

(ĐC sưu tầm trên NET)

14 bộ phận cơ thể 'khủng' nhất thế giới

Tất cả những bộ phận này đều là những kỉ lục thế giới cập nhật nhất. Lưỡi 9,7cm, mũi 8,8 cm, tóc 5,7m, móng dài 8,6m, ngực 51kg, của quí dài 34cm...


Click the image to open in full size.


Robert Pershing Wadlow, người Mỹ, sinh năm 1918 mất 1940 là người cao nhất
trong lịch sử thế giới. Anh cao 2m72 và được gọi là quái vật bang Illinois vì anh
được sinh ra ở đây. Nặng 199kg, anh mất sớm khi 22 tuổi. Chiều cao
bất thường là do anh bị mắc bệnh tăng sản do rối loạn hóc môn.


Click the image to open in full size.


Theo kỷ lục Guinness, lưỡi của chị Chanel Tapper dài tới 9,75cm, tính từ đỉnh cuống lưỡi
đến đầu lưỡi, gấp đôi so với chiều dài của lưỡi người bình thường. Chanel cho biết
mọi người rất thích nhìn thấy cô thè lưỡi và luôn hỏi cô rằng có thể dùng lưỡi
chạm mũi hoặc lông mày được không.


Click the image to open in full size.


Miệng rộng nhất thế giới thuộc về Francisco Domingo Joaqui, 20 tuổi
đến từ Sambizanga, Angola.


Click the image to open in full size.


Ông Mehmet Ozyurek, người Thổ Nhĩ Kỳ đang là người có chiếc mũi dài nhất thế giới.
Chiếc mũi của ông được đo vào ngày 6/7/2007 có độ dài là 8,8cm. Hiện
người đàn ông này đang sinh sống tại Artvin, Thổ Nhĩ Kỳ.


Click the image to open in full size.


Kim Goodman (Mỹ) có thể làm hai con ngươi lồi ngoài hốc mắt khoảng 12mm.

Click the image to open in full size.


Người đàn ông 58 tuổi đến từ Ấn Độ, Ram Singh Chauhan đã nuôi ria mép từ năm 1970
và ngày 11/6/2013 vừa được ghi vào sách kỉ lục Guinness thế giới có bộ ria mép
dài nhất hành tinh còn sống: 4,30 m.


Click the image to open in full size.


Ông Radhakant Baijpai người Ấn độ có lông tai dài 25cm được đo vào năm 2011
và là người có lông tai dài nhất hành tinh.


Click the image to open in full size.


Với chiều dài mái tóc là 5,627m (được đo vào 8/5/2004), cô Xie Qiuping
từ Trung Quốc đang là người phụ nữ có mái tóc dài nhất thế giới.


Click the image to open in full size.


Từ năm 1979, bà Lee Radmond người Mỹ chưa từng cắt móng tay mà nuôi dưỡng
và chăm sóc chúng cẩn thận. Móng tay bà tổng cộng có độ dài là 8,65m sau khi
được đo tại Lo Show Dei Record ở Tây Ban Nha vào ngày 23/2/2008, và kỳ lạ
hơn bà không hề cảm thấy vướng bận với những móng tay của mình
bà còn là một thợ làm tóc.


Click the image to open in full size.


Cổ dài nhất thế giới là của những phụ nữ bộ lạc Kareni ở Thái Lan. Họ dài tới 40 cm.
Phụ nữ ở đây luôn có tục đeo vòng vào cổ.


Click the image to open in full size.


Chàng trai Moustafa Ismail (24 tuổi) đến từ Mỹ được Kỷ lục Guinness ghi nhận
là người có bắp tay “khủng” nhất thế giới mới nhất. Khẩu phần ăn hàng ngày
của Moustafa Ismail gồm có khoảng 1,4kg thịt gà, 500g thịt bò hoặc cá
4 ly nước quả hạnh ép với 9 lít nước.


Click the image to open in full size.


Cô Annie Hawkins-Turner, 53 tuổi đến từ Atlanta, Georgia đang là người phụ nữ
sở hữu bộ ngực tự nhiên lớn nhất. Vòng ngực của cô đo gần đây nhất
là 259cm. Cô phải dùng áo ngực từ năm 10 tuổi. Hiện bộ ngực
của cô nặng 51kg.


Click the image to open in full size.


Với chiều dài "cậu nhỏ" lên đến 13,5 inch (34,29cm) Jonah Falcon đã nổi danh
trên toàn thế giới.


Click the image to open in full size.


Đôi chân dài nhất 132 cm - cô Svetlana Pankratova, Nga.
Xem tiếp...

TRƯỜNG SƠN

(ĐC sưu tầm trên NET)
Trường Sơn đông nắng tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình
                                                                        Tố Hữu

 

Nguyễn Đình Hòe, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam- VACNE
( Tham luận tại Hội Thảo Bảo vệ Đa dạng sinh học Trường Sơn lần thứ 2-2009)
******


1.    
Tên Trường Sơn có từ khi nào?
Thời Bắc thuộc, nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt Việt Nam (tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) là An Nam đô hộ phủ (679-757 và 766-866). Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, được gọi là An Nam quốc vương (kể từ năm 1164 trở đi).Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Sau đó xuất hiện các cách gọi "người An Nam", "tiếng An Nam" dần dần được người châu Âu gọi theo [8].
Dải Trường Sơn – xương sống của bán đảo Đông dương vì thế được các văn liệu nước ngoài (Âu Mỹ) gọi theo tên nước ta trước đây là dãy núi An Nam (Annamese Range, Annamese Mountains, Annamese Cordillera, Annamite Mountains, Annamite Cordillera, Chaine Annamitique). Bên Lào, dãy Trường Sơn được gọi là Phou Loang (Phu Luông) [9,10,11,12].
Do thời kỳ Pháp thuộc bị coi là một giai đoạn ô nhục của dân tộc, nên người dân Việt Nam thường hiểu từ "Annam" theo một nghĩa tiêu cực, mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không  sử dụng tên này kể từ khi giành độc lập năm 1945 [8].Có lẽ cũng bắt đầu từ năm này mà cái tên Trường Sơn xuất hiện để thay tên “Dãy núi An Nam” và vẫn chưa rõ ai là người đầu tiên sử dụng địa danh Trường Sơn. Năm 1953 Nhạc sỹ Phạm Duy viết ca khúc về Trường Sơn có lẽ là nhạc phẩm đầu tiên mang tên mới của dãy núi này. Trong thời kỳ chống Mỹ (1954-1975), tên Trường Sơn trở nên phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng một phần cũng nhờ những ca khúc kháng chiến bất diệt, đi sâu vào lòng người. Năm 1975, Địa danh dãy Trường Sơn xuất hiện trong một ấn phẩm khoa học của Giáo sư Lê Bá Thảo (Thiên nhiên Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1975) [6], tuy nhiên trong ấn phẩm sau này của ông (Việt Nam- lãnh thổ và các vùng địa lý, nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2002) [7], tuy vẫn nói về dãy Trường Sơn nhưng ông lại dùng một phạm vi khác sẽ bàn trong mục 2 dưới đây.

2. Ranh giới phía bắc của dãy Trường Sơn
Là xương sống của bán đảo Đông Dương, dãy Trường Sơn quyết định hình dạng chữ S của bán đảo này, tạo thành đường chia nước giữa một bên là các sông nhỏ đổ về sông Mekong (phía tây) và một bên là các sông nhỏ đổ vào biến Đông (phía đông), vì vậy không khó để nhận diện hai phần Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở phần phía bắc, sống núi Trường Sơn gần trùng với biên giới Lào-Việt, ở phần phía nam, sống núi Trường Sơn uốn cong vế phía biển Đông và chạy sát biển tạo thành các dải núi Nam Trung bộ, nên có một phần khá rộng của sườn Tây Trường Sơn nằm trên lãnh thổ Việt Nam (Tây Nguyên). Tuy nhiên ranh giới phía bắc còn nhiều điểm bất nhất trong giới khoa học lẫn trên thông tin đại chúng.
Vườn Quốc GIa Pù Mát, Trường Sơn Bắc
Quan điểm cực đoan nhất ghép cả Tây Bắc Việt Nam vào Trường Sơn, nên Trường Sơn theo khái niệm này xuất phát từ tận cao nguyên Tây Tạng- Vân nam (Trung Quốc) [14, 15].Cách hiểu cực đoan này không được chấp nhận rộng rãi, không có cơ sở cả về lịch sử địa chất lẫn địa sinh thái, và không tôn trọng khái niệm “dãy Trường Sơn là đường chia nước giữa sông Mekong và biển Đông”
Lùi xa hơn về phía Nam chút ít, Lê Bá Thảo (2002) [7] coi ranh giới phia bắc của Trường Sơn là hữu ngạn sông Chu (Thanh Hóa) mà không đưa ra lời giải thích nào. Có lẽ do nhận thấy cấu trúc địa chất của “khối nâng Quỳ Châu” (Nam Thanh Hóa- Bắc Nghệ An) không giống cấu trúc địa chất Tây Bắc Việt nam nên ông đã ghép vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ này vào Trường Sơn chăng?. Quan niệm này chỉ có duy nhất Lê Bá Thảo (2002) sử dụng.
Tất cả các văn liệu khác được thu thập, kể cả Lê Bá Thảo (1975)[2,3,5,6,8,10,11,12,15,16] đều coi Trường Sơn Bắc bắt đầu từ vùng sinh thủy của sông Cả trên cao nguyên Trấn Ninh (Lào) (xem bản đồ ). Do đó sông Cả (Nghệ An) được coi là ranh giới phía bắc của dãy Trường Sơn. Quan niệm này có lẽ hợp lý hơn cả về nhiều phương diện, mà quan trọng hơn cả là địa lý và sinh khí hậu. Dải núi khởi nguyên từ thượng nguồn sông Cả kéo về phía đông nam chính là đường chia nước (phân thủy) giữa sông Mekong và biển Đông và đồng thời tạo ra xương sống của bán đảo Đông Dương.. Phần bắc của dãy núi này (từ sông Cả đến Đèo Hải Vân) cũng tạo ra hiệu ứng phơn với hiện tượng gió Lào điển hình, và khác hẳn phần phía Nam bởi mùa đông lạnh, từ đó quyết định đến hệ động thực vật đặc thù của Bắc Trường Sơn.
2.     Ranh giới phía nam của dãy Trường Sơn
Rừng khộp,  Trường Sơn Nam
Về phía nam, dãy Trường Sơn kết thúc khi tiếp xúc với miền Đông Nam Bộ. Quan điểm này là thống nhất ở hầu hết các nhà nghiên cứu, kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà địa chất Pháp nghiên cứu về Địa chất Đông Dương như Saurin, E (1935) (Etude sur l'Indochine du Sud-Est. Bulletin du. Service Géologique de l'Indochine, v. 22) [16], hay Fromaget,J.(1941) (L’Indochine francaise, sa structure géologique, ses roches, ses mines et leur relation possible avec la tectonique. Bull. SGI, Hanoi) [13]. Tuy nhiên cũng cần nói rõ là vẫn có một số nhà nghiên cứu coi Trường Sơn nam chỉ là sườn Đông của Trường Sơn Nam, còn Tây Nguyên vốn là sườn tây của Trường Sơn Nam thì lại coi như một cấu trúc độc lập, không thuộc Trường Sơn Nam. Quan niệm này phổ biến trong giới địa chất, xuất phát từ cấu trúc Địa kiến tạo (Saurin,E. 1935,) [16].
3.     Ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Có 2 quan điểm về ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: 1/ Các nhà địa chất Pháp như Saurin, E. hay Fromaget,J. như đã nói ở trên, cho rằng Trường Sơn Bắc kéo dài đến hết tỉnh Quảng Nam (dãy núi Ngọc Linh), và 2/ Trường Sơn Bắc và Nam được phân chia theo dải núi Bạch Mã, ranh giới giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Quan điểm thứ 2 được Lê Bá Thảo (1975, 2002) [6] đề xuất và phân tích rất cặn kẽ, sau đó được nhiều nghiên cứu khác sử dụng.
Thực ra về mặt địa lý và địa sinh thái thì vùng Quảng Nam-Đà Nẵng (nằm giữa hai ranh giới nói trên) có nhiều nét trung gian giữa hai phần Bắc và Nam của dải Trường Sơn. Khó có thể vạch ra một ranh giới rach ròi giữa 2 khu vực của một dải núi đồ sộ dài hàng ngàn kilomet chỉ bằng một vách núi của dãy Bạch Mã hay Ngọc Linh. Có lẽ cần coi Quảng Nam-Đà Nẵng là vùng đệm hay vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam thì hợp lý hơn: Quảng Nam-Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, giống Trường Sơn Nam ở chỗ chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình cao đến 2000-2500mm, nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.
Hệ thực vật Quảng Nam-Đà nẵng cũng mang tính chuyển tiếp giữa 2 phần Trường Sơn. Nghiên cứu trường hợp Bà Nà (Đà Nẵng) cho thấy:
Bà Nà nằm phía nam sông Cu Đê tách bạch hẳn ra khỏi khối núi Bạch Mã-Hải Vân. Nhiệt độ trên đỉnh ban ngày mát lạnh, thường 17 đến 22oC. Đặc biệt mây chỉ u ám vần vũ ở lân cận độ cao 1000 m nên đỉnh núi luôn quang đãng. Những cơn gió lạnh và khô, giống như gió heo may cuối thu ở xứ Bắc, luôn luôn ào ạt trên đỉnh núi làm cho mây mù ít khi tụ lại được. Về đêm, gió lạnh có thể làm nhiệt độ hạ xuống rất thấp.
Hệ động thực vật tự nhiên của Bà Nà được bảo tồn khá tốt từ độ cao khoảng 800 mét trở lên. Các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Bà Nà 136 họ thực vật gồm 543 loài, trong đó một nửa là loài thảo dược và 256 loài động vật có cả các loài quý hiếm. Có thể coi Bà Nà là vườn cây thuốc hoặc thảo cầm viên tự nhiên. Rất nhiều loài thực vật cận nhiệt đới, thậm chí ôn đới đã được phát hiện, trong đó có thông 3 lá, dẻ gai, sồi ... Các loài thực vật khác nhau mọc chen chúc trong một khoảng không gian hẹp, hiếm thấy có bụi cây nào lại chỉ có 1 loài.
4.     Có Trung Trường Sơn không?
Cây bòn bon,  Quảng Nam -
Đà Nẵng
Khái niệm Trung Trường Sơn lần đầu và duy nhất được Bộ NN và PTNT nêu ra năm 2004 trong Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn nhằm đến việc tạo dựng nền móng cho bảo tồn lâu dài và loại bỏ những hiểm hoạ trước mắt đối với các sinh cảnh, loài có nguy cơ tuyệt chủng cao tại vùng này. Cục kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tổ chức Hội thảo “Chương trình bảo tồn Trung Trường Sơn” tại Hội An (Quảng Nam) năm 2004. Theo khái niệm đưa ra trong hội thảo này, vùng sinh thái Trung Trường Sơn bao gồm các khối núi trung tâm dãy Trường Sơn thuộc 4 tỉnh Nam Lào và 7 tỉnh trung trung bộ: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình ĐỊnh, Gia Lai, Kon Tum có tổng diện tích 3,7 triệu ha với trên 2,38 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm tới gần 2,2 triệu ha, còn lại là rừng trồng, độ che phủ bình quân của vùng đạt 42,75%, 3.000 loài thực vật trong đó có 46 loài được ghi trong sách đỏ, 28 loài thú đặc hữu, gần 400 loài chim, 11 loài lưỡng cư bò sát...Mục tiêu đặt ra trong vòng 50 năm tới, đa dạng sinh học của khu vực Trung Trường Sơn sẽ được quản lý, bảo vệ và phục hồi bền vững. Theo đó 17 khu bảo tồn sẽ được thiết lập. Với 12 dự án bảo tồn ưu tiên cho toàn vùng sinh thái [1,4].
         Việc lấy 7 tỉnh từ Quảng Trị đến Kon Tum làm vùng Trung Trường Sơn có lẽ chỉ phản ánh mối quan tâm của Bộ NN và PTNT, mà không dựa trên bất cứ cơ sở địa lý hay địa sinh thái nào. Nếu thực sự có Trung Trường Sơn thì đó chỉ có thể là Quảng Nam-Đà Nẵng, vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Bắc và Nam mà thôi.

      Kết luận:
-          Dãy Trường Sơn kéo dài 1100 km từ thượng nguồn sông Cả, trong phạm vi cao nguyên Trấn Ninh (Lào) đến giáp miền Đông Nam Bộ, là đường chia nước giữa sông Mekong và Biển Đông, tạo ra xương sống của bán đảo Đông Dương.
-          Dãy Trường Sơn có thể được chia ra 2 vùng: Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, được phân chia bằng vùng chuyển tiếp Quảng Nam-Đà Nẵng. Một vách núi (Bạch Mã phía bắc hay Ngọc Linh phía nam) không đủ lớn để tách biệt 2 vùng Nam Bắc Trường Sơn.
-          Trên lãnh thổ Việt nam, Trường Sơn Bắc chủ yếu chỉ có sườn Đông vì sống núi Trường Sơn Bắc trùng hầu hết với biên giới Việt Lào, sống núi này uốn cong về phía biển ở Trường Sơn Nam nên tại đây có cả sườn Đông và sườn Tây. Sườn Đông rất dốc và hẹp trong khi sườn Tây thoải và rộng. Tây Nguyên chính là sườn Tây của Trường Sơn Nam. Tách Tây Nguyên khỏi Trường Sơn Nam là không hợp lý.
-          2 vùng Trường Sơn Bắc và Nam có đặc điểm địa sinh thái rất khác biệt, vì vậy Đa dạng sinh học và phương cách bảo tồn cũng khác biệt.
(ĐC trích lược)

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN VỀ THÔI MIÊN 2

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức

Green - Theo Trí Thức Trẻ | 28/07/2013 - 00:00

Có hay không việc thôi miên có thể điều khiển hành động của người khác?

Chắc mọi người cũng không còn quá xa lạ với thuật ngữ “thôi miên“. Không chỉ được truyền miệng ngoài đời mà nó còn xuất hiện khá nhiều trên những bộ phim, truyện tranh, các chương trình biểu diễn ảo thuật... Thôi miên ám chỉ khả năng điều khiển suy nghĩ của người khác, khiến họ làm mọi việc theo ý của mình. Người bị thôi miên dường như không còn khả năng kiểm soát bản thân, bộ não bị chi phối hoàn toàn bởi người khác. Đó vẫn là những gì mà các chương trình giải trí đã đem lại cho khán giả những khái niệm cơ bản về thuật thôi miên. Trong thực tế, vẫn còn nhiều bí ẩn về thôi miên mà nhiều người chưa biết đến. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Khả năng điều khiển của thôi miên
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Thuật thôi miên thực sự là một môn nghệ thuật kì lạ bởi khả năng điều khiển tâm trí của nó. Người bị thôi miên sẽ nghe hoàn toàn theo những lời các nhà thôi miên nói. Nhưng nhiều người lại không biết rằng có những người dễ bị thôi miên hơn người khác. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy khả năng bị thôi miên của từng người là khác nhau. Nhóm tuổi dưới 12 tuổi thường dễ bị thôi miên hơn bởi chu trình xử lý của não bộ chưa được hoàn chỉnh. Trong khi đó có khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.
Chữa bệnh bằng thôi miên ( thôi miên y khoa )
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Với khoa học, công dụng chính của thôi miên chính là khả năng chữa bệnh của nó hay còn gọi là thôi miên y khoa ( hypnotherapy). Thôi miên giúp người bệnh có thể thay đổi được nhiều hành vi xấu hoặc cũng có thể giúp họ quên đi những ký ức không đáng nhớ… Phương pháp này hướng đến một sự thay đổi vô thức trong bệnh nhân bằng cách đặt họ trong một trạng thái bị điều khiển hoàn toàn. Nhiều người vẫn không tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh này nhưng một số khác lại coi đây là một công việc thực sự và còn coi nó là một phương hướng điều trị mới trong tương lai.
Thôi miên biểu diễn
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Thực tế có hai loại thôi miên đó là thôi miên y khoa như đã đề cập ở trên và ở phần này là thôi miên biểu diễn ( stage hypnosis ). Đó là những gì mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy ở các chương trình giải trí – nhà thôi miên sẽ điều khiển tâm trí của khán giả và bắt họ làm những hành động theo ý của mình. Đây thực sự được coi là một công cụ để giải trí bởi các nhà thôi miên biểu diễn này ngoài thôi miên họ còn sử dụng nhiều mánh ảo thuật khác và thường là sử dụng những người đã được lựa chọn trước để biểu diễn. Nó giúp kích thích đám đông và khiến họ cảm thấy trầm trồ, thích thú nhưng thực tế phương pháp này ít liên hệ với bản chất thực sự của thuật thôi miên.
Tự động thôi miên
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta cũng có thể tự thôi miên chính mình mà không cần đến những nhà thôi miên, điều bạn cần là những kiến thức cần thiết. Có một phương pháp tạm gọi là tự động thôi miên hay tự thôi miên chính mình, cho phép bạn có thể sử dụng tiềm thức để tác động lên các hành vi của mình theo cách mà ý thức không kiểm soát được. Phương pháp này được phát hiện ra bởi một người có tên là Coue, tác giả của cuốn “Self-Mastery Through Conscious”, miêu tả một cách chi tiết làm cách nào mà chúng ta có thể tự đặt bản thân vào trạng thái bị thôi miên như những nhà thôi miên vẫn thường làm.
Kí ức
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Trên phim ảnh hay những chương trình giải trí, thôi miên còn có thể khiến chúng ta quên đi một phần kí ức nào đó. Với khoa học, điều này cũng khá là chính xác nhưng chỉ khi người bị thôi miên thực sự muốn quên đi điều đó và nghe theo những chỉ dẫn của nhà thôi miên. Mặc dù những phần kí ức đó khi bị kích thích rất dễ dàng trở lại, nhưng chúng có thể bị ngăn cản bởi việc sử dụng tiềm thức của mỗi người. Thôi miên cũng có khả năng giúp phục hồi trí nhớ của người khác trong một trạng thái hoàn toàn vô thức. Nhiều người khi bị thôi miên nói rằng họ từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc hay từng gặp quái vật… nhưng có rất ít hoặc không hề có những bằng chứng nào chứng minh những phần kí ức được phục hồi đó là sự kiện đã từng xảy ra hay do chính người bệnh đang buộc bản thân tin vào nó.
Lịch sử của thôi miên
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Thuật thôi miên được cho là đã được sử dụng trong những năm 1800 như một hình thức gây mê hay còn được gọi là “hypnoanesthesia”. Tuy nhiên, quá khứ đã chỉ ra rằng thôi miên còn được sử dụng trong khoảng thời gian trước đó rất nhiều. Trong những phát hiện gần đây, người Ai Cập cổ đại hay người Hy Lạp đã thực hiện phương pháp này trong những nghi lễ từ cách đây khoảng 3000 năm trước.
Tự điều khiển bản thân
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Khả năng khiến người khác hành động theo ý mình có lẽ là một trong những bí ẩn lớn nhất về thuật thôi miên. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thôi miên là một trạng thái bị người khác tác động lên và có những người dễ bị tác động hơn những người khác. Trở thành một nhà trị liệu giỏi là điều đầu tiên mà nhà thôi miên cần. Theo đó, họ sẽ tạo niềm tin bằng cách nói chuyện với bạn và không để lộ rằng thực chất họ không thể điều khiển bắt bạn làm mọi việc theo ý muốn. Những hành động khi bạn đang ở trong trạng thái thôi miên là do bạn hoàn toàn tự nguyện làm, và họ không thể điều khiển bạn làm những việc trái đạo đức hay trái với niềm tin mà họ đã đưa ra cho bạn.
Có hay không ý thức trong khi bị thôi miên?
Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Nhiều người tin rằng người ta thường ngủ trong khi đang bị thôi miên nhưng thực tế không hẳn như vậy. Trong quá trình thôi miên, bạn không những đang tự kiểm soát những hành động của bản thân mà theo các nhà khoa học lúc đó bạn còn đang rất tỉnh táo. Bởi lúc đó bạn hoàn toàn có thể nghe được toàn bộ những điều nhà thôi miên nói nếu bạn thực sự muốn và cố gắng lắng nghe. Một nhà thôi miên dày dạn kinh nghiệm đã từng tự thôi miên để loại bỏ phản ứng đau của bản thân. Ông đã thử thực thực hiện điều này trong quá trình phẫu thuật. Nó quả thực hoạt động rất tốt và ông không hề cảm thấy đau đớn, nhưng để áp dụng rộng rãi chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa. Thật khó tin nếu ông ta chỉ đặt bản thân vào trạng thái ngủ khi đang phẫu thuật mà chắc chắn trong tâm trí ông đang có một quá trình đấu tranh tư tưởng ghê gớm.

 Theo GenK
Xem tiếp...

TRỐNG ĐỒNG (tư liệu 5)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tranh cãi về trống đồng lạ ở Trung Quốc

Thứ Bảy, 26/10/2013 - 06:00
(Kienthuc.net.vn) - So với trống đồng Đông Sơn, trống đồng Vạn Gia Bá có kích thước nhỏ hơn, tạo hình mềm mại, hoa văn cũng đơn giản hơn. 
 
Vạn Gia Bá là một khu mộ táng lớn thuộc thời đại đồ đồng ở huyện Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được phát hiện năm 1974. Trong quá trình khai quật di chỉ này vào năm 1976, các nhà khoa học đã phát hiện ra 5 chiếc trống đồng lạ, được đặt tên là trống đồng Vạn Gia Bá.  
Kể từ đó, nhiều chiếc trống đồng Vạn Gia Bá đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại nhiều địa điểm khác nhau ở miền Nam Trung Quốc. 
  
So với trống đồng Đông Sơn, trống đồng Vạn Gia Bá có kích thước nhỏ hơn, tạo hình mềm mại, hoa văn cũng đơn giản hơn. 
  
 Kể từ khi được phát hiện đã có nhiều tranh luận trong giới học giả về cách phân loại trống đống Vạn Gia Bá. 
  
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc xếp những chiếc trống đồng này vào loại sớm, tiền thân của các dạng trống đồng Đông Sơn sau này. 
  
 Giới khảo cổ học Việt Nam lại có xu hướng coi loại trống này thuộc giai đoạn cuối của loại Heger I - trống đồng Đông Sơn loại cổ nhất theo phân loại của các nhà khảo cổ học phương Tây. 
  
Một luồng ý kiến khác cho rằng trống đồng Vạn Gia Bá có thể có cùng thời kỳ và được sử dụng song hành với các loại trống đồng Đông Sơn khác.  
  
Ngoài Trung Quốc, một số trống đồng Vạn Gia Bá cũng được tìm thấy ở Việt Nam và Thái Lan.
  
Dù niên đại chưa được thống nhất, nhưng trống đồng Vạn Gia Bá là một minh chứng rõ ràng cho sự phong phú và độc đáo của văn minh Việt cổ.  
 
Các bộ tộc Việt cổ đã từng sinh sống trên một vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam và văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ đã lan tỏa đến rất nhiều địa điểm khác ở vùng Đông Nam Á. Ảnh: Internet.   
Xem tiếp...