Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Câu chuyện tâm linh 28

(ĐC sưu tầm trên NET)

 +Bản chất của hiện tượng thôi miên (một "khía cạnh" thuộc lĩnh vực tâm linh) thực ra vẫn đang là một bí ẩn "khủng" của khoa học đương đại!
+Bất cứ ai cũng ít nhiều có khả năng tâm linh dù nhận biết được hay chưa nhận biết được, và ở vài người khả năng đó có thể cao đặc biệt, dễ thấy. Nhưng năng lực tâm linh không phải là vô hạn! Trường hợp sau đây là một tham khảo hay:


Xem tiếp...

TRỐNG ĐỒNG (tư liệu 2)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trống đồng Đông Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.

Công dụng trống đồng

Nhìn chung chức năng chủ yếu của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí. Đánh vào vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt MiFa; ở vành 7 cũng được nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra lại trở lại nốt Mi (theo kết quả ghi âm của Cao Xuân Hạo)
Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối. Theo Hậu Hán thư (後漢書 - một cuốn chính sử của Trung Quốc), Mã Viện, tướng nhà Hán đã dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng năm 40-43, đã thu và nấu chảy trống đồng của các thủ lĩnh địa phương. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa chính trị của trống đồng Đông Sơn những ngày này.

Tên gọi theo phân loại

Trong năm 1902, nhà nghiên cứu người Áo F. Heger đã xuất bản tập sách "Những trống kim khí ở Đông Nam Á" đã chủ trương chia trống đồng thành 4 loại chính, gọi tắt là HI, HII, HIII và HIV, theo thứ tự từ cổ nhất đến gần đây nhất. (Xem bài chính Hệ thống phân loại trống). Trống đồng Đông Sơn của Việt Nam được xếp vào loại HI.

Đặc điểm trống đồng Đông Sơn

  • Kích thước trống đa dạng, đường kính từ 30 cm đến 80 cm, cao từ 30 cm đến 70 cm.
  • Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh (có thể là tượng trưng cho 12 tháng trong năm), xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Có những hình vẽ thể hiện sinh hoạt của cộng đồng người Việt cổ như giã gạo, săn bắt, thờ cúng, trẻ em chơi đùa...
  • Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ \int_{\,}^{\,} gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ.
  • Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.
  • Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.

Phân loại trống

Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống:

Nhóm A

Tiểu nhóm A1

Gồm 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.
  1. Đặc điểm:
    • Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo
    • Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình võ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.
  2. Hoa văn:
    • Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ \int_{\,}^{\,} gãy khúc và có hoa văn răng cưa

Tiểu nhóm A2

Gồm 8 trống: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hoà Bình.
  1. Đặc điểm:
    • Giống tiểu nhóm A1 là tang trống cũng có cảnh đua thuyền, nhưng số lượng thuyền thay dổi, nhưng trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân và đuôi dài như đươi cáo hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há. Thay vào hình vũ sĩ là hình hay hình chim.
  2. Hoa văn:
    • Hoa văn chủ đạo là hoạ tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa.

Nhóm B

Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống: Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn II, Đông Sơn IV, Đào Thịnh, Phú Khánh
Đặc điểm:
  • Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một ít là hình sao 8 cánh và 10 cánh.
  • Vành chim trên mặt trống thường khắc 4 con, một vài trống là 6 con.
  • Hoạ tiết lông công đã có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song.

Nhóm C

Gồm 11 trống: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Glao, Thôn Mống, Hàng Bún.
Đặc điểm:
  • Trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình quả trám và hoa văn có hình trâm.
Ngoài ra còn có nhiều trống minh khí có kích thước nhỏ, trên trống lại có rất ít hoa văn trang trí nên không được đưa vào hệ thống phân loại trên.
Tháng 8 năm 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 80 năm văn hóa Đông Sơn xuất lộ với nhiều hoạt động trưng bày hiện vật, trong đó có việc trưng bày các loại trống đồng Đông Sơn.

Danh sách trống đồng Đông Sơn

Xem bài chính Danh sách một số trống đồng Đông Sơn nổi tiếng

Văn hóa, xã hội Lạc Việt theo hình thức trống

Kinh tế và văn hoá vật chất

Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.
Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc BộBắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ.
Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng.

Quan niệm tôn giáo

  • Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.
  • Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.
  • Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là "lễ khánh thành trống đồng", "lễ chiêu hồn", "đám tang" hoặc "lễ cầu mùa"...

Nghệ thuật


Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ 1

Hình dáng trống đồng Làng Vạc 1

Hình dáng trống đồng Phú Phương 1

Trang phục

Quần áo được tả trên trống có các loại như: áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau.

Kiến trúc

Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt.

Tượng trang trí

Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.

Vũ nghệ

Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như: mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi tkhi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).

Âm nhạc

Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèntrống. Có hai cách sử dụng trống:
  • Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp.
  • Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.

Nghệ thuật tạo hình

Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được diễn tả theo tư thế động: múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ: tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng.

Những kiến thức khoa học

  • Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp: tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng hóa của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề.
  • Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
  • Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm: giáo, rìu, cung, dao gămmộc.

Trống đồng Đông Sơn với xã hội Hùng Vương

Những trống đồng Đông Sơn sớm nhất đã xuất hiện vào những thế kỷ 6 TCNthế kỷ 7 TCN trên địa bàn miền Bắc Việt Nam ngày nay, thuộc thời kỳ Hùng Vương. Nhưng lịch sử của thời đại các vua Hùng còn chưa được giới sử học tranh luận ngã ngũ vì chưa tìm được "dấu ấn" của vua Hùng. Những hình khắc trên trống đồng Đông Sơn giờ đây có thể nói lên phần nào xã hội thời bấy giờ.
Theo "truyền thuyết trăm trứng" và mo "Đẻ đất đẻ nước", 50 người con về đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt, 47 người di cư lên miền núi trở thành tổ tiên các dân tộc miền núi, còn lại 3 người từ những trứng nở đầu tiên tên là Tá Cần, Tá Kài và cô nàng Kịt, ba người sống chung với nhau... Về sau Tá Cần lên làm vua và đã từng lấy Bà Chu Bà Chuông làm vợ sinh ra 18 người con: 9 trai và 9 gái. Họ trở thành lang và chia nhau đi coi các bản mường. Con số 18 khá quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước người Lạc Việt, giống như số 60 của người BabilonLưỡng Hà hay số 20 của người Maya cổ.[cần dẫn nguồn]
Nghiên cứu số lượng chim trên các vành chim bay (chim vật tổ của người Lạc Việt) chúng ta nhận thấy phần lớn mỗi vành đều có 18 chim. Điều đặc biệt là trên mặt trống Sông Đà, người nghệ nhân do lúc đầu sơ ý đã chia nhầm thành 17 cung bằng nhau, khi khắc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn một đoạn, do đó đã phải cố khắc 2 con chim vào vành cuối này cho đủ số lượng là 18 con. Có thể nghĩ rằng con số 18 đời Hùng Vương là 18 dòng họ đầu tiên, kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang.
Xem tiếp...

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

TRỐNG ĐỒNG (tư liệu 1)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trống đồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng rất độc đáo của vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ thời đại đồ đồng.
Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến tranh khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quí, và được chôn theo khi người chủ qua đời.
Ngày nay, ngoài hàng trăm chiếc trống đồng được lưu giữ và trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương, thì dường như trống đồng đã vắng mặt trong cuộc sống đời thường kể cả những dịp hội hè, lễ tết, người ta chỉ còn gặp trống đồng ở các viện bảo tàng và các truyện cổ tích. Tuy nhiên, vùng đất Thanh Sơn miền tây của tỉnh Phú Thọ là nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội Trống đồng của dân tộc Mường với "Đâm Đuống" và "Chàm thau". Đây cũng là một trong số những vùng địa linh của Việt Nam phát hiện được nhiều trống đồng trong lòng đất nhất. Chính vì lý do đó mà gần đây Việt Nam đã khôi phục một tập tục đánh trống đồng ngày giỗ Tổ các vua Hùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Trống đồng cũng là nhạc cụ gõ phổ biến trong các dân tộc Khơ Mú, Lôlô và Mường ở Việt Nam hiện nay. Trong những cộng đồng này người ta sử dụng nó với mục đích tang lễ, ngoài ra không dùng cho bất kỳ trường hợp nào khác.

Sử liệu

Ghi chép cổ nhất có liên quan đến trống đồng xuất hiện trong Sử Bản (chữ Hán: 史本), một cuốn sách Trung Quốc từ trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cuốn sách này nay không còn, nhưng được dẫn lại một phần tại một cuốn sách cổ khác: cuốn Thông điển (通典) của Đỗ Hữu (杜佑).
Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận....". Sách này còn chép rằng Mã Viện, tướng nhà Hán, sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng 40-43, đã tận thu trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và cột đồng Mã Viện.
Ở Việt Nam, các cuốn Việt Điện U Linh TậpLĩnh Nam Chích Quái thế kỷ 14 ghi lại nhiều truyền thuyết về trống đồng. Các cuốn sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng nói đến trống đồng.

Khảo cổ

Trống đồng là một trong những loại di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tìm được tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Trong các vùng này, các nhóm dân tộc đã sử dụng trống đồng từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trống đồng ở nhiều vùng khác nhau ở Đông Nam Á, nơi tìm thấy trống thường là khu mộ táng quan trọng, mộ của những người đứng đầu trong làng. Nhiều trống được tìm thấy dọc theo các con sông và đường thủy ở Đông Nam Á, do đây là hình thức giao thông chính của dân cư bản địa thời đó.

Trống đồng Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp.
Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Vân Namkhu tự trị người Tráng ở Quảng Tây là hai vùng nơi đại đa số các trống đồng cổ đã được tìm thấy. Theo một báo cáo năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng (??). Tổng số trống đồng tìm được ở Việt Nam cho đến năm 1980 là 960 chiếc, trong đó có 540 chiếc thuộc loại trống đồng Đông Sơn và 420 chiếc thuộc trống đồng Ngọc Lũ.
Ngoài ra, trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như: Indonesia, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, PhilippinesNhật Bản.
Trống đồng đã có vai trò quan trọng bậc nhất trong văn hóa Đông Sơn - nền văn hóa được biết đến với những trống đồng trang trí cầu kỳ được tìm thấy ở nhiều nơi ở Đông Nam Á và Bắc Việt Nam. Số lượng lớn trống Đông Sơn đã được tìm thấy tại Mê Linh - trung tâm của văn hóa Đông Sơn. Nhiều trống Đông Sơn cũng được tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng - vùng dân cư đông đúc thời cổ.

Cấu tạo và cách sử dụng

Trống đồng thường có đường kính mặt khoảng 50 cm, cao từ 45 đến 50 cm, mặt trống phủ vừa sát đến tang trống. Điều này cho thấy chúng có kích cỡ trung bình so với các loại trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Giữa mặt trống có ngôi sao 12 cánh, không có tượng cóc trên rìa mặt trống. Phần trên thân trống phình ra, đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ tròn.
Loại trống đồng này đúc bằng hợp kim đồng, âm thanh không vang, không trong như loại Hê gơ I của trống đồng đông Sơn.
Người ta đặt úp trống trên sàn nhà hay trên mặt đất, dùng cái dùi có mỏ khoắm bọc vải gõ vào. Trong nghi thức tang lễ người ta dùng trống đồng với kèn đám ma, sao ngang, đàn nhị, cồng chiêng, thanh la và trống bịt da dê. Riêng người Khơ Mú họ dùng dùi thẳng có phần đầu bọc vải để gõ vào trống úp xuống, còn người Lôlô đặt 2 cái trống đồng nằm nghiêng hoặc treo nghiêng, mặt trống đối diện nhau và dùng dùi thẳng như người Khơ Mú.
Tiếng trống đồng đối với những dân tộc kể trên là âm thanh của trời (tiếng sét), còn mặt trống tượng trưng cho mặt trời. Tiếng trống sẽ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên họ.
Trống đồng của Việt Nam rất đa dạng. Ngoài những loại trống kể trên còn nhiều loại khác như Đông Sơn, Hoàng Hạ và Ngọc Lũ.

Phân loại

Theo phân loại của Heger:

Trống đồng Hoàng Hạ, loại Heger I, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
  • Trống Heger I, còn được nhiều người gọi là trống Đông Sơn. Trống loại này thường lớn, thân trống hình trụ thẳng đứng. Mặt dưới để trống, mặt trên có hình sao đúc nổi với 12 cánh. Trên một số trống, chỉ có 8 cánh sao, như trống đồng Quảng Xương, hoặc 14 cánh như trống đồng Ngọc Lũ, Sông Đà, Thượng Lâm. Hoặc 16 cánh như Hoàng Hạ, Salayar. Trống loại này được tìm ở khắp vùng Đông Nam Á, nhưng tập trung nhiều nhất ở Việt Nam. Tiêu biểu nhất là các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, và Sông Đà.

Trống đồng Lạng Sơn, loại Heger II, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
  • Trống Heger II: thân trống chỉ có 2 phần, không có hình người hay vật nữa, thay vào đó toàn là hoa văn hình học. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi 6 con. Mặt trời có 8 tia. Loại này phân bố ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng có nhiều loại trống này và còn được người Mường sử dụng, nên có người gọi là trống Mường.

Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
  • Trống Heger III có quai nhỏ đẹp. Mặt trời có 12 cánh. 4 góc mặt có cóc, thường là 3 con chồng lên nhau thành 12. Trang trí toàn bằng họa tiết hình học và hoa văn. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây "đời sống". Đôi khi ốc thay voi. Được phát hiện ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc).

Trống đồng Long Đọi Sơn, loại Heger IV, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
  • Trống Heger IV có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia, nhiều khi rõ tên 12 con vật địa chi. Tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.
Trong cách phân loại này, trống loại I được cho là cổ nhất.
Tại Indonesia, có loại trống đồng đặc biệt, thân dài, gọi là trống Moko và không xếp vào các loại trống Heger. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng thiết kế và kiểu trang trí của loại trống này rất có thể có nguồn gốc từ văn hóa Đông Sơn . Nổi tiếng nhất trong các trống Moko là chiếc "Trăng Pejeng" (Moon of Pejeng) có đường kính 160 cm và chiều cao 180 cm , được cho là có tuổi khoảng từ 1000 đến 2000 năm, hiện được dùng trong điện thờ tại Pejeng, Bali. Người dân trên đảo Alor, Indonesia, vẫn dùng trống Moko làm đồ dẫn cưới và là biểu tượng cho địa vị xã hội.
Năm 1976, người ta phát hiện loại trống nhỏ ở Vạn Gia Bá (万家坝), Trung Quốc, được đặt tên là trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Trung Quốc, loại trống này là trống Tiền Heger và là nguồn gốc của mọi loại trống Heger. Ở Việt Nam, cũng đã tìm thấy loại trống này, nhưng nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam lại coi loại trống này thuộc giai đoạn cuối của loại Heger I.

Nghiên cứu về nguồn gốc trống đồng

Tại phương Tây, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Nam. Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại - phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác đã được đề xuất, nhưng không có cách nào được chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger.
Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được bắt đầu và được bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết các nghiên cứu quan trọng đều được viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống..., nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc. Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Hegel nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa đi được đến một kết thống nhất về một xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng - một truyền thống mà có thể đã được chia sẻ giữa tổ tiên của cả hai. Thực tế là tại thời điểm trống đồng được phát minh, không có một đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó đã có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc đã che lấp tình huống mà khảo cổ học đã khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết rằng trống đồng đã được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: "Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến". Quan điểm này tương đồng với sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây rằng trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt - tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.

Đúc trồng đồng hiện đại


Trống đồng đúc tại Thanh Hóa theo đơn đặt hàng, đặt tại một giảng đường ở cơ sở Hòa Lạc của Đại học FPT
Hiện tại, ở Thanh Hóa, vẫn có nhiều nghệ nhân đúc trống đồng bằng phương pháp thủ công, theo các đơn đặt hàng . Chẳng hạn, chính phủ Việt Nam đã đặt hàng đúc một số trống đồng để trưng bày tại một số Viện bảo tàng và Đại sứ quán của Việt Nam tại một số nước . Nhiều tổ chức và cá nhân cũng đặt đúc các trống đồng theo mẫu cổ, chẳng hạn như trống đồng đặt tại cơ sở Hòa Lạc của Đại học FPT theo mẫu trống đồng Đông Sơn.
Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 36

(ĐC sưu tầm trên NET)

+ Với trình độ nhận thức và trang thiết bị đo đạc, kiểm nghiệm hiện nay, khoa học phương Tây vẫn chưa thể tiếp cận được lĩnh vực tâm linh, lĩnh vực mà bằng con đường chiêm nghiệm thần thức và một cách định tính, các hiền triết phương Đông (ít ra là) ngay từ thời cổ đại, đã "thấy được" sự tồn tại của nó. (Rất có thể là vì chưa có cách vượt qua được "sự lũng đoạn" của ông khổng lồ mang tên "Nguyên lý bất định"!?)
+ Trong thời đại ngày nay, cái quan niệm lấy thực chứng (trực giác!) để xác nhận chân lý như thời Niutơn đã trở nên lỗi thời rồi!
+ Khoa học nhiều khi chỉ là chân lý được thời đại thừa nhận chứ chưa hẳn là chân lý khach quan đích thực. Cho nên đừng quá tin vào nó!
+ Một người dù mang đầy học hàm học vị khoa học cao siêu đến mấy, nhưng khi phát biểu trước công luận mà xưng đại ý rằng, đã học này học nọ bên trời Âu, từng "lăn lộn" theo tháng năm nghiên cứu sâu xa đủ kiểu, từng đảm nhận, kinh qua nhiều quyền cao chức trọng, rồi chủ quan "vỗ ngực xưng tên", đưa ra những lời thách đố, cá cược hợm hĩnh giống phường "chợ búa", thì không phải là nhà khoa học chân chính, và do đó mà cũng chưa đủ độ làm chỗ dựa "thực chứng" để ai đó "đem ra"...cãi nhau!
ĐC

______________________________

Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà khoa học hay “gã phù thủy”?

Báo Gia Đình Việt Nam - 21/09/2012 11:19

    (GĐVN) Là người đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về những khả năng đặc biệt của con người, ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm Bộ môn thông tin dự báo (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) đã phải đối mặt với biết bao sóng gió của cuộc đời, phải ly hôn với vợ, mất việc, bị người khác gán cho những biệt danh không mấy hay ho như lẩm cẩm, thần kinh, phù thủy, mê tín dị đoan…

    Tuy nhiên, nếu có dịp được trò chuyện với ông, được ông phân tích bằng những dẫn chứng cụ thể, logic, mọi người sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác về ông…

    Ranh giới mong manh giữa nhà khoa học và “gã phù thủy”

    Tôi biết Nguyễn Phúc Giác Hải đã lâu, nhưng chưa một lần dám chắp bút, bởi quả thực tôi ngại va chạm, sợ bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã mà các đồng nghiệp của mình đang loay hoay khi viết về ông, cũng như lĩnh vực hết sức nhạy cảm mà ông đang theo đuổi. Bản thân ông khi dấn thân vào lĩnh vực này, ngoài cái “số”, với ông còn là niềm đam mê, là cái tâm của một nhà khoa học, dù biết rằng phía trước đầy rẫy những chông gai.

    Dù đã ở tuổi “cổ lai hy”, nhưng ông Nguyễn Phúc Giác Hải vẫn luôn đau đáu, miệt mài theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. Với ông, niềm đam mê, khát vọng lớn nhất trong cuộc đời mình là nghiên cứu và kể lại cho mọi người biết một cách dễ hiểu nhất về khoa học và tâm linh. Chính từ tấm lòng ấy, đã khiến tôi không thể im lặng được nữa…
    Ông Nguyễn Phúc Giác Hải và nhạc sỹ Văn Cao. Ảnh tư liệu

    Len lỏi quanh con đường Bạch Đằng, Hà Nội chúng tôi có mặt trong ngôi nhà nhỏ, chồng chất sách vở, bao quanh chiếc bàn uống nước bề bộn tài liệu. Như đoán được vẻ thắc mắc, ngỡ ngàng của chúng tôi, ông vội vàng cười xòa: “Ngôi nhà của tôi đặc biệt thế đấy, chỉ có sách mà không có giường…”. Nói rồi, ông đưa tay lên vuốt lại mái tóc đã bạc trắng, ánh mắt tinh nhanh, nụ cười tươi, pha café mời chúng tôi, rồi vào chuyện.

    Nguyễn Phúc Giác Hải sinh năm 1934 (Giáp Tuất), vào giờ Chính Ngọ tại Hải Phòng. Ngay từ bé, ông đã bộc lộ những tố chất thông minh hơn người. Ngoài việc thích đọc sách, say mê môn vật lý, ông còn sáng tác truyện thám hiểm Tây Nguyên, cũng như tham gia vào tổ tuyên truyền về du hành vũ trụ của GS Tạ Quang Bửu… Chính vì niềm ham mê khám phá, khi đang học Đại học khoa học ngành Lý - Hóa, Nguyễn Phúc Giác Hải vội vàng chuyển sang lớp sinh học Đại học Sư phạm. Ra trường, sau một thời gian giảng dạy tại trường Bổ túc công nông trung ương, ông xin về Ủy ban Khoa học Nhà nước để nghiên cứu về di truyền học. Thời ấy lĩnh vực nghiên cứu di truyền học ở nước ta còn mới mẻ lắm, nguyên do là chịu sự tác động bởi quan điểm của Lư-xen-cô. Đến năm 1966, ông đề xuất thành lập Hội di truyền học Việt Nam do ông là Tổng thư ký Hội đầu tiên.

    Trong thời gian nghiên cứu, trường hợp chữa bệnh kỳ lạ không phải dùng thuốc của ông Nguyễn Đức Cần đã khiến ông quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, cái khó ở thời điểm đó là nhà nước đang bài trừ nạn mê tín dị đoan, trong khi đó, khả năng chữa bệnh của ông Cẩn chưa được ai nghiên cứu. Chính vì vậy, ông chỉ biết lẳng lặng nghiên cứu.

    “Cơ may đến với tôi khi một quan chức biết chuyện, ông ấy đã nhờ tôi đưa đến cụ Cần để chữa bệnh, sau thời gian thì có hiệu quả. Để cảm ơn tấm lòng của tôi, ngày 26.4.1974, cụ đã tác động để tôi được sang Bộ công an để trình bày đề tài nghiên cứu của mình”, Mắt ông ánh lên niềm vui. Trong quá trình nghiên cứu này, Nguyễn Phúc Giác Hải đã đưa ra khái niệm “Trường sinh học” đầu tiên trong giới khoa học. Công việc tiến triển một cách thuận lợi, ngày 30.4.1974, ba đoàn phim gồm: Đoàn phim tư liệu Việt Nam, quân đội, an ninh đã tiến hành quay phim tư liệu việc ông cần chữa cho hai bệnh nhân bằng phương pháp điều khiển từ xa, không phải dùng thuốc trước sự chứng kiến của Bộ công an. Cuộc thực nghiệm diễn ra tốt đẹp, tuy nhiên, ngày 19.5 một số cơ quan báo chí đã đăng tải thông báo của Sở y tế về việc cấm cụ Cần hành nghề mê tín.

    Ông Hải bất bình: “Đó là một quyết định hoàn toàn sai, đi ngược lại với quy định của pháp luật và đạo đức của ngành y. Tuy nhiên, không hiểu sao, nhiều báo vẫn nhảy vào “đánh” hội đồng, thậm chí họ còn dùng những từ ngữ miệt thị như Lão phù thủy và nhà khoa học…”. Chính sức ép từ dư luận, vì sợ ảnh hưởng đến con đường chính trị, nhiều người cộng tác cùng ông đã rút lui. Thậm chí, mọi người còn khuyên vợ ông hãy ly hôn và vào Nam sinh sống, kẻo ảnh hưởng đến tương lai chính trị của các con.

    Trong thời kỳ căng thẳng nhất, mọi người cho ông lựa chọn, nếu muốn ở lại thì phải nhận khuyết điểm, nếu không sẽ phải chịu kỷ luật và buộc phải thôi việc. Với lập trường của mình, ông giữ nguyên quan điểm, do đó, năm 1976, mọi người buộc ông thôi việc với mức hỗ trợ… một tháng lương.

    Dù mất việc, vợ ly hôn, nhưng với suy nghĩ: Nếu định mệnh chỉ cho ta một trái chanh chua thì hãy cố gắng biến nó thành một ly nước ngọt. Nghĩa là nếu anh chỉ có đường thôi thì anh không bao giờ có một cốc nước chanh thơm ngon.

    Ảnh lưu niệm với cụ Nguyễn Đức Cần

    Với suy nghĩ đó, đã giúp ông có động lực để vượt qua quãng thời gian sóng gió nhất cuộc đời mình. “Thời ấy, để phục vụ cho việc đi khiếu nại, cũng như có tiền mua tài liệu tham khảo, nghiên cứu về các lĩnh vực, tôi đã mở một lớp học dạy thêm để lấy tiền. Vẫn biết rằng thời gian đầu, những lá đơn của tôi không ai ngó ngàng đến, nhưng với suy nghĩ, gieo hạt có thể chết, nhưng nếu không gieo thì chắc chắn sẽ không bao giờ có cây mọc. 14 năm gieo hạt như thế, cuối cùng cái “cây công lý” đã nảy nở khi đơn của tôi được đến tay Phó thủ tướng Nguyễn Khánh. Tôi được quay trở lại với công việc của mình”, đưa ánh mắt vui như bao trùm hết toàn bộ thân thể của chúng tôi, ông tâm sự: “14 năm bị mất việc không phải mất hoàn toàn, mà chính trong thời gian ấy, tôi có nhiều thời gian để nghiên cứu khoa học hơn. Chính cái ngày tôi và vợ chia tay cũng là ngày vừa tròn 19 năm chúng tôi cưới nhau. Xem lại lịch, tôi biết thêm một điều rằng trong tự nhiên có một chu kỳ bí ẩn. Cứ sau 19 năm thì cả ngày âm và ngày dương sẽ lại trùng nhau. Từ phát hiện đó, cộng với niềm ham mê vật lý từ nhỏ, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để giải mã những hằng số vũ trụ. Không những thế, tôi còn tham gia vận động thành lập Hội thiên văn học Việt Nam và cho đến nay tôi vẫn là một thành viên trong Hội…”.

    Người đi tìm hai chữ… Việt Nam

    Ngoài công việc nghiên cứu khoa học, thiên văn vũ trụ, với sở thích đọc sách, say mê tìm hiểu, ông còn đưa ra một số lý giải thú vị về lời Sấm ứng của Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà lý học nổi tiếng thế kỷ XV - XVI). Theo đó, hai chữ Việt Nam được nhắc đi nhắc lại một cách có ngụ ý từ thời của Trạng Trình. Khi ông công bố chuyện này đã gây lên môt luồng tranh cãi gay gắt trong nhân dân và các nhà lịch sử. Bởi từ trước đến nay, mọi người vẫn luôn nghĩ vào khoảng những năm 1804, thuộc thời nhà Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam mới ra đời. Trong khi đó, thời của Trạng Trình cách đây hơn 500 năm. Chính điều này đã thôi thúc ông đi tìm cho ra sự thật.

    Từ lời Sấm ứng kia, ông nhận thấy rằng, chắc chắn phải có những tài liệu, bia đá còn ghi tên quốc hiệu Việt Nam vào thời đó. Vì vậy, ngoài việc lặn lội đi tìm kiếm tài liệu, ông còn báo cho bạn bè trong giới khảo cổ, lịch sử, văn hóa, nếu thấy ở đâu có ghi chữ Việt Nam thì báo lại. Nhờ những thông tin quý báu của bạn bè, ông đã tập hợp được 4 tấm bia có viết chữ Việt Nam. Trong đó phải kể đến tấm bia từ năm 1670 ở Đồng Đăng có khắc rõ ràng rằng đây là cửa ngõ yết hầu Việt Nam trấn giữ ải quan phương Bắc. Hay như việc chụp, quay phim được tấm bản đồ đầu tiên có tên Việt Nam do người Trung Quốc vẽ năm 1870, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc sở hữu cả ta do thư viện Hoàng gia Anh lưu giữ… đã có ý nghĩa rất lớn trong việc chứng minh quốc hiệu Việt Nam không phải do người Trung Quốc đặt, hay tới tận thời nhà Nguyễn mới có, cũng như chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Tiến tới chứng minh tâm linh bằng… vật chất

    Trong quá trình nghiên cứu những người có khả năng đặc biệt, Nguyễn Phúc Giác Hải đã rút ra được 4 nguyên nhân như bẩm sinh, do các tai biến liên quan đến não, do tập luyện hay có duyên gặp được những người có khả năng mở luân xa…

    Từ những trường hợp nghiên cứu, Nguyễn Phúc Giác Hải đang trên đường chứng minh rằng, tất cả những điều mà mọi người chưa giải thích được rồi quy vào tâm linh kia đều có nguyên do của nó, tồn tại dưới dạng vật chất. Bởi, bản thân khoa học đã đưa ra kết quả rằng, con người hiện nay mới chỉ sử dụng được khoảng từ 4 - 6 % khả năng của mình mà thôi. Còn lại những khả năng kia đang tồn tại dưới dạng vô thức, điều quan trong là làm sao để sử dụng được nó. Ông Hải đặt câu hỏi, vì sao các nhà ngoại cảm, tiên tri lại có thể biết trước được những điều sẽ xảy ra trong tương lai? Phải chăng họ tiếp thu, giải mã được những thông tin có chứa trong vũ trụ liên quan đến vấn đề đó?...

    Để chứng minh cho lập luận đó, hiện nay Nguyễn Phúc Giác Hải còn đi sâu vào nghiên cứu linh hồn dưới dạng vật chất. Đó là việc ông chụp hàng nghìn bức ảnh “ma”, cũng như tìm hiểu về sự tồn tại của linh hồn dưới dạng vật chất. Bởi, theo ông, nếu linh hồn không tồn tại dưới dạng vật chất, thì không thể nào máy ảnh có thể chụp được những “ma” mà cả trên thế giới và ở Việt Nam đã công bố.

    Cũng theo ông Hải thì, việc chứng minh được linh hồn tồn tại dưới dạng vật chất, sẽ giúp cho xã hội ngày càng “sạch” hơn. Bởi thế giới tâm linh, vô hình luôn tồn tại quanh chúng ta. Ta có thể sống lách luật, nhưng không thể lừa dối được linh hồn. Như thế mọi người sẽ luôn phải dè chừng để sống tốt hơn, thiện hơn. Đó cũng chính là cái đích mà ông đang hướng tới…


    Ngô Hùng
    Xem tiếp...

    Tin buồn 19

    (ĐC sưu tầm trên NET)
    Đúng là "buôn thần bán thánh"!

    Vĩnh Long: Sư trụ trì ở... biệt thự!

    Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỉ đồng sát cạnh chùa

    Trong khi ngôi biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa này - nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ - lại xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.
    Để chùa hoang vắng
    Đến viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4 đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.
    Người phụ nữ này tự xưng là cô Tư, một Phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một Phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư (!).
    Có việc cần xử lý mới qua chùa
    Nhà của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2 m. Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch lát sàn, ốp tường cao cấp.
    Ngôi biệt thự được sử dụng làm tịnh thất của nhà sư trụ trì chùa Bồ Đề Cổ Tự
    Ngôi biệt thự được sử dụng làm tịnh thất của nhà sư trụ trì chùa Bồ Đề Cổ Tự
    Đón tiếp chúng tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là những người làm ăn từ TP HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”.
    Với câu hỏi việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền, thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.
    Điều đáng nói là nhiều người dân, trong đó có những người là người thân của các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, rất bức xúc về chuyện này. Họ cho rằng thầy Tấn cố ý xây Bồ Đề Cổ Tự ì ạch nhằm xin thêm tiền của những người đến viếng các “ông Cầu” (cách người dân gọi những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ). Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.
     
    Thùng tam bảo là… két sắt!
    Trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ đặt trong khuôn viên Bồ Đề Cổ Tự có để một thùng tam bảo để khách viếng bỏ tiền cúng dường cho chùa. Điều bất ngờ là thùng tam bảo này lại là một cái két sắt thay vì thùng gỗ như ở một số chùa khác.
    Chiều 22/10, trả lời thắc mắc của phóng viên về những bức xúc của người dân xung quanh vụ việc này, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết ban chưa nắm được sự việc. “Ban Trị sự sẽ xác minh, làm rõ sự việc” - vị đại diện này khẳng định.
    Theo Nhật Thanh
    Người Lao động
    Xem tiếp...

    Câu chuyện tâm linh 27

    (ĐC sưu tầm trên NET)
    TÔI KHÔNG KHẲNG ĐỊNH MÀ CŨNG KHÔNG BÁC BỎ, ĐƠN GIẢN VÌ TÔI KHÔNG BIẾT - ĐC !!!

    Nhà tiên tri Vanga - Đôi mắt mù lòa nhìn thấu tương lai

    00:01:00 23/03/2012

      Không ai có thể phủ nhận khả năng dự báo các sự kiện tương lai tài ba của bà lão mù Vanga...

      Bên cạnh nhà tiên tri lỗi lạc Nostradamus, bà lão mù Vanga cũng là người khiến cả nhân loại ngỡ ngàng vì khả năng tiên đoán chính xác nhiều sự kiện trong tương lai như: Chiến tranh thế giới II, vụ tàu ngầm Kurst (Nga) bị chìm, vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ) hay thậm chí là thảm họa hạt nhân Nhật Bản mới xảy ra vào năm 2011… Liệu đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kì lạ hay thực sự “bà lão mù” Vanga có một khả năng tiên tri đại tài?

      Vanga là ai?

      Bà Vanga tên thật là Vangelia Pandeva Dimitrova, là một nhà tiên tri, đồng thời cũng là người chuyên nghiên cứu về thảo dược. Bà sinh ngày 31/1/1911, sống trọn cuộc đời tại thành phố Rupit, Bulgary và mất ngày 11/8/1996. Thuở ấu thơ, cô bé Vanga với tóc vàng, mắt xanh đã sớm mất đi người mẹ từ nhỏ, không lâu sau lại phải xa rời người cha vì ông nhận lệnh gia nhập quân đội Bulgary. Sau Chiến tranh thế giới I (1914-1918), mấy cha con sống tại một nông trại hoang tàn; tuy nhiên, giữa hoàn cảnh thiếu thốn ấy, cô bé Vanga vẫn kiếm tìm được niềm vui riêng cho bản thân mình. Đó là trò chơi chữa bệnh - tập tành kê đơn thuốc cho bạn bè quanh mình. Đây cũng là một trong những lí do để về sau này, bà có khả năng chữa trị bệnh cho mọi người bằng thảo dược.

      Thế rồi một ngày kia, cơn bão lớn ập đến làng. Trời ban ngày bỗng tối sầm lại như đêm, gió giật tung cây cối, cuốn bay mái nhà. Một cơn lốc xoáy đã nhấc bổng cô bé Vanga lên không trung và cuốn tới cánh đồng xa tít tắp. Sau nhiều nỗ lực kiếm tìm, dân làng thấy Vanga nằm bất tỉnh trong đám đất đá với hai hốc mắt đã bị lấp đầy vì cát bụi. Và Vanga bị mù từ đây, dù chữa trị bằng cách nào cũng không khỏi. Thế nhưng, may mắn thay, cô bé sớm phát triển và có một “giác quan thứ sáu” vô cùng nhạy bén.

      Bà Vanga bắt đầu có khả năng “nhìn thấu tương lai” vào năm 16 tuổi. Một nhà tiên tri nói rằng, bà có khả năng tiên tri siêu việt như vậy là do nhận được thông tin từ những hình nhân xa lạ mà người thường không thể nhìn thấy được. Bà có thể giao tiếp được với họ, tuy nhiên không thể giải thích được về nguồn gốc của chính họ. Theo lời kể của Vanga, họ tới từ hành tinh Vamphim - hành tinh thứ ba tính từ Trái đất và đã sống trên hành tinh của chúng ta nhiều năm nay. Nhờ thông tin từ họ mà khi có một người đứng trước mặt bà, toàn bộ cuộc đời của người đó từ khi sinh ra cho tới lúc nằm xuống dần hiển hiện trước mắt như những thước phim sống động. Bà có thể đọc được tất cả nhưng không có khả năng thay đổi những điều này. Nghe qua thì có vẻ hoang đường nhưng không ai có thể phủ nhận khả năng dự báo các sự kiện tương lai tài ba của “bà lão mù ấy”. Khả năng ấy của bà đã được chứng thực và chính điều đó đã khiến cho bà trở thành một nhà tiên tri đại tài của nhân loại, chỉ đứng sau Nostradamus.

      Đôi mắt lòa nhìn thấu tương lai

      Sinh ra trong một gia đình li tán, thiếu thốn, khó khăn, là một người thất học nên bà không hề viết sách và nói bằng thứ tiếng rất khó nghe (thậm chí những buổi truyền hình trực tiếp về bà bằng tiếng Bulgary - tiếng mẹ đẻ của bà - vẫn phải có phụ đề để chính người Bulgary có thể hiểu được những gì bà nói). Những lời tiên tri của bà thường được những người giúp việc chuyển ngữ lại, những cuốn sách viết về bà cũng do người khác tập hợp lại và biên soạn. Tuy nhiên, khác với Nostradamus, bà Vanga luôn tỏ ra thận trọng với những lời tiên đoán về thảm họa toàn cầu hay số phận của các nguyên thủ quốc gia. Bà cũng chỉ tiết lộ những dự đoán này với một số người nhất định để tránh gây hoang mang cho dân chúng. Chính vì thế, so với Nostradamus, bà được ít người biết tới hơn. Nhưng những lời tiên đoán của bà khiến mọi người phải kinh ngạc vì tính chính xác lạ kì của chúng.

      Bà bắt đầu dự đoán về số phận của những người thân trong gia đình. Khi cậu em trai tên Vasil gia nhập đảng phái chống đối nhà nước, bà đã gào khóc và khuyên nhủ hết lời vì cho rằng nếu làm như vậy, anh sẽ phải hứng chịu cái chết đau đớn ở tuổi 23. Vasil cho rằng đó là chuyện tầm phào nhưng sự việc đã xảy ra. Tháng 10 năm đó, cậu đã bị bắt, bị tra tấn một cách dã man và kết thúc cuộc đời bằng một cái chết đau đớn.

      Trong những năm Chiến tranh thế giới II (1939-1945), bà đã tạo dựng được lòng tin vững chắc trong lòng dân chúng nhờ giúp đỡ họ biết được số phận người thân của mình ở chiến trường, còn sống hay đã hy sinh, thi thể đang nằm lại nơi nào… Nữ tiên tri cũng mách bảo nhiều ngưới cách để né tránh hòn tên, mũi đạn; cách chữa trị vết thương, cách tìm lại kỉ vật đã mất…


      Hình ảnh trong cuộc Chiến tranh thế giới II.

      Trước sự nổi tiếng bởi tài tiên đoán của bà, vào năm 1942, vua Bulgary khi này là Boris III đã tới thăm và ngỏ ý muốn bà dự đoán về số phận của mình. Bà không nói nhiều với ông, chỉ dặn dò: Hãy luôn ghi nhớ ngày 28 tháng 8. Hơn một năm sau, người dân Bulgary đã tường rõ tại sao bà lại nói với đức vua như vậy. Đúng ngày 28 tháng 8 năm 1943, đức vua Boris III qua đời.

      Vào năm 1952, bà Vanga nói rằng chỉ một năm nữa thôi, lãnh tụ Stalin sẽ mất. Ngay lập tức, bà đã gặp rắc rối với chính quyền Bulgary, bị họ bắt giữ vì tội tung tin đồn thất thiệt khiến người dân hoang mang. Song, thực tế đã chứng minh bà lần này lại đúng. Một năm sau, Stalin từ trần. Ai nấy cũng đều ngỡ ngàng khi nghe tin này và rùng mình khi nhớ lại lời tiên đoán rợn người của bà lão mù ấy một năm về trước. Chính quyền ngay lập tức phải trả tự do cho bà. Kể từ đây, các chính khách rất lo sợ khi được bà nhắc tên, vì đã được bà nói tới tên nghĩa là họ sẽ sớm gặp một biến cố lớn nào đó trong đời. Người ta kể lại rằng, Adoft Hitler - người đứng đầu chế độ phát xít Đức cũng đã từng đến gặp Vanga. Ông ra về với vẻ mặt tái mét và rầu rĩ nhưng không ai biết là vì lí do gì. Không lâu sau, Hitler tự tử dưới hầm và Chiến tranh thế giới II kết thúc (1945).



      Thảm họa Kursk.

      Về những thảm họa lớn, bà Vanga cũng đã nhiều lần khiến toàn nhân loại phải “sởn gai ốc” khi đã tiên đoán chính xác thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào năm 1986 hay vào năm 1980, bà đã dự đoán rằng 20 năm sau, tàu ngầm nguyên tử Kursk sẽ chìm trong nước. Bà nói rằng “Vào thời điểm chuyển giao thế kỉ, khoảng tháng 8 năm 1999 hay năm 2000, Kursrt sẽ ngập chìm trong nước và cả thế giới sẽ rơi lệ về điều này”. Quả nhiên không sai, bởi vào đúng tháng 8 năm 2000, tàu ngầm nguyên tử Kurst của Nga (đặt theo tên của thành phố Kurst) đã gặp nạn và 118 thủy thủ trên tàu không còn cơ hội sống sót. Cả thế giới nói chung và nước Nga nói riêng vô cùng đau buồn trước sự tổn thất lớn không lấy gì bù đắp lại được này.

      Năm 1989, bà lão mù Vanga đã đưa ra những dự đoán về một vụ khủng bố kinh hoàng “Đáng sợ! Đáng sợ! Những anh em sinh đôi của Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công. Những con sói sẽ gầm rú trong lùm cây và máu của những người vô tội sẽ chảy”. Lời tiên tri này của bà dần rơi vào lãng quên bởi người ta không hiểu lắm về nó. Chỉ cho tới khi hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York bị khủng bố tấn công thì người ta mới rùng mình khi liên tưởng lại và thấy được tính chính xác của lời tiên đoán. “Anh em sinh đôi” ở đây được gắn với hai tòa tháp đôi đã đổ sụp sau khi bị hai chiếc máy bay lao vào; “chim sắt” được ám chỉ tới máy bay; “lùm cây” trong tiếng Anh là “bush” (ám chỉ tới tổng thống Mỹ khi đó là Geogre Bush). Và quả nhiên là sau vụ khủng bố, máu của nhiều dân thường vô tội đã rơi.


      Thảm họa tại Nhật Bản tháng 3/2011.

      Thậm chí, bà Vanga cũng đã tiên đoán khá chính xác về thảm họa kép xảy ra tại Nhật Bản vào tháng 3 năm ngoái. Mặc dù đã mất vào năm 1996 nhưng bà đã đưa ra những lời dự đoán của mình về tương lai, trong đó bà nói về năm 2011 như sau: “Do những trận mưa phóng xạ nên ở Bắc Bán cầu, cả động vật lẫn thực vật đều sẽ bị tuyệt diệt vào tháng 3 năm 2011”. Đúng như lời bà, vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, cả thế giới bàng hoàng trước thảm họa kinh hoàng xảy ra tại Nhật Bản. Trận động đất với cường độ 9.0 độ richter, những con sóng thần cao tới 10m, sự rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và Onagawa đã đưa nước Nhật bước vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất (kể từ sau Chiến tranh thế giới II) với số người chết và mất tích nhiều không kể xiết.

      Thế nhưng, cũng có nhiều sự kiện được bà dự đoán… trật lất. Bà cho rằng, xung đột vũ trang tại Nam Ossetia và trong thế giới của người Hindu, những vụ mưu sát các nhà lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia sẽ dẫn tới bùng nổ Chiến tranh thế giới III vào năm 2010 và kết thúc vào năm 2014. Theo bà, Ngày tận thế là kết quả do Cuộc Chiến tranh thế giới III dẫn đến thảm họa chiến tranh hạt nhân trên phạm vi toàn cầu, sự diệt vong của loài người và toàn bộ sự sống trên Trái đất. Thế nhưng, bây giờ đã là năm 2012 và thực tế đã chứng minh không hề có cuộc chiến tranh nào trên quy mô toàn cầu như vậy cả. 

      Tuy nhiên, người ta cũng khá quan tâm tới những lời tiên tri này của bà bởi với tình hình thế giới bất ổn như ngày nay: chiến tranh dầu mỏ, hạt nhân, vũ khí sinh học…; nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến quy mô lớn đến như vậy được bà đặt ra không phải là không có cơ sở.


      Ngôi nhà của bà Vanga tại thành phố Rupit.

      Bà Vanga qua đời vào năm 1996. Trước khi mất, bà nói rằng một cô bé mù 10 tuổi sống tại Pháp đã thừa kế được năng lực tiên tri của bà và thế giới sẽ sớm biết về người đó thôi. Tuy nhiên đã 16 năm trôi qua, thông tin về cô bé vẫn còn là một ẩn số bí ẩn chưa được khám phá…
      Xem tiếp...

      Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

      Tin mừng 9

      (ĐC chép từ VnExpress)

      Chủ nhật, 27/10/2013 11:42 GMT+7
      Lý Hoàng Nam giành chức vô địch lịch sử cho tennis Việt Nam
      Lần đầu tiên một tay vợt Việt Nam vô địch giải ITF Junior G2 khi Hoàng Nam xuất sắc đánh bại hạt giống số một Pokotilov trong trận chung kết tại Nonthaburi (Thái Lan) vào sáng 27/10.
        Nam-JPG-8435-1382850760.jpg
        Hoàng Nam với chiếc Cúp ITF Junior G2 tại Thái Lan. Ảnh: Đức Quỳnh
        Đúng như phân tích của HLV Trần Đức Quỳnh, trận chung kết diễn ra ngang ngửa và kịch tính giữa hai tay vợt hạt giống hàng đầu. Ngay trong game giao bóng đầu tiên của Hoàng Nam, hai bên giằng co đến bốn lần tỷ số deuce và phải đến lần thứ năm có cơ hội dứt điểm game, Nam mới thành công. Ở game thứ ba, học trò của HLV Đức Quỳnh dẫn 30-0 nhưng Boris Pokotilov ghi bốn điểm liền để giành break.
        Game thứ năm cũng diễn ra rất kịch tính, Nam đối mặt với hai điểm break nhưng đều vượt qua để gỡ lại 2-3 trước khi giành lại break ở game thứ sáu để cân bằng tỷ số 3-3.
        Ngay sau đó, Pokotilov chứng tỏ bản lĩnh khi giành break ở game thứ bảy rồi vươn lên dẫn 5-3. Ở thời điểm bị đối thủ dồn vào chân tường, Nam vùng lên mạnh mẽ, thắng liền 3 game để dẫn lại 6-5. Pokotilov thắng trắng ở game thứ 12 để đưa 2 tay vợt vào loạt tie-break.
        Trong loạt đấu cân não này, Nam chứng tỏ bản lĩnh với những pha đánh rất táo bạo, trong đó điểm quyết định được ghi sau tình huống bỏ nhỏ thông minh. Thắng 7-3 trong loạt tie-break, Nam tạo lợi thế lớn về tâm lý để bước vào màn đua thể lực với đối thủ. Thế nhưng, điều bất ngờ xảy ra là tay vợt người Nga xin rút lui do chấn thương vai và nhường ngôi vô địch.
        Đây là ngôi vô địch mang tính lịch sử với tennis Việt Nam, bởi trước đó chỉ có Hoàng Thiên từng vào chung kết giải ITF Junior G2 hồi năm 2011. Với chức vô địch này, Hoàng Nam có thêm 100 điểm trên bảng xếp hạng và sẽ có mặt trong top 100 trẻ thế giới ở bảng xếp hạng tuần tới.
        HoangNamA-JPG-8942-1382851186.jpg
        Hoàng Nam chia vui với HLV Trần Đức Quỳnh.
        Nguyễn Tùng
        Xem tiếp...

        Tin buồn 18

        (ĐC chép từ Trelangblogspotcom)
        Nếu thế thì tệ thật đấy!
        ___________________________

        PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ TĨNH VÔ CẢM KHI GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG

        Chiếc ô tô va chạm với xe máy khiến người lái xe máy văng xa. Điều đáng nói, người lái ô tô là PGĐ Sở TNMT Hà Tĩnh đã dửng dưng đút tay túi áo đứng nhìn rồi lên xe bỏ đi.

        8h sáng ngày 23/10, tại bùng binh giao nhau giữa Phan Đình Phùng – Hà Huy Tập, xẩy ra vụ TNGT giữa xe ô tô Altis BKS 38A - 01936 với xe máy BKS 38F- 6558, làm người đi xe máy văng 4m, xe máy kẹt dưới gầm xe ô tô.
        Hình ảnh được ghi lại tại hiện trường vụ việc.
        Đáng chú ý, rất nhiều người chứng kiến vụ tai nạn đã rất bức xúc khi người lái ô tô đã dửng dưng, rời xe đút tay ống áo vest đứng nhìn, không đỡ người bị nạn và cũng không hề hỏi thăm.

        Do sợ tắc đường, người đi xe máy cố gắng đưa chiếc xe máy ra khỏi đầu xe ô tô, trong lúc đó người đi ô tô vẫn đứng yên.

        Nhiều người càng bức xúc hơn khi phát hiện ra người lái xe ô tô là ông Phan Văn Dương, nguyên chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, hiện là PGĐ Sở TNMT Hà Tĩnh

        Sau đó xuất hiện 2 CSGT đến, tuy nhiên các CSGT cũng đã bỏ đi một lúc sau đó, đề nghị 2 bên tự giải quyết.

        Người bị nạn là ông Kiều Thái Hồng, 48 tuổi, phường Hà Huy Tập bức xúc cho biết, sau khi tai nạn, người lái ô tô (ông Dương) liền yêu cầu người đi xe máy đưa 1 triệu để đi sửa xe.

        “Tôi đang đau đớn chưa kịp hiểu thì CSGT nói hai người tự xử lý rồi bỏ đi và người lái ô tô cũng đã bỏ đi sau đó”, ông Hồng nói.

        Ông Hồng cho biết, mặc dù ông bị xây xát nhẹ nhưng ông Dương không hề hỏi thăm một lời.

        Mời xem: Clip: PGĐ Sở thản nhiên đút túi nhìn người bị ôtô đâm




        Trần Văn - Duy Tuấn
        Xem tiếp...