Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

ĐỒ CỔ

 

 
Thẩm Định Đồ Cổ Những Món Đồ Mà Mọi Người Sưu Tầm Và Có Cả Những Món Đồ Gia Truyền Do Ông Bà Để Lại

máy đánh chữ trên bàn, gramophone cổ điển, sách cũ, đài phát thanh, quả địa cầu, ống nhòm, mặt nạ lễ hội, máy ảnh, fiddle trên kệ, vô lăng, m�áy bay, ba lô du lịch, cung. ảnh được lọc theo phong cách r - cửa hàng đồ cổ hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

ĐỒ CỔ 

Có những món đồ thô sơ, cũ kỹ
Tưởng mua phải đồ giả dối, mang về
Bỗng một ngày chói lòa, thành của quí
Tiếc nuối muộn màng vì hắt hủi đi
 
Em ơi đừng có trách vì
Những gì hư cũ, những gì già nua 
Đó là hiện thực cổ xưa
Là tinh hoa của nắng mưa một thời!
 
Trần Hạnh Thu

 
Săn Lùng Cổ Vật Tại Chợ Đồ Cổ Lớn Nhất Sài Gòn - Đồ Từ Thời "Ông Bà Anh" Tới Cổ Vật Nghìn Năm Tuổi!!

Chiếc ấm đồng xanh thời nhà Thanh sẽ được đấu giá tại Đồ Cổ Tứ Xung

Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu thành lập, một dân tộc thiểu số ở một số nước Đông Á hiện nay. Vốn là những người du mục bán khai, người Mãn Châu dần chiếm ưu thế tại vùng hiện ở phía đông nam Nga. Quốc gia Mãn Châu được Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) thành lập vào đầu thế kỷ 17. Ban đầu chỉ là một nước chư hầu của nhà Minh, ông tự tuyên bố mình là hoàng đế của nước Hậu Kim năm 1609. Cùng năm ấy, ông phát triển các nguồn tài nguyên kinh tế, con người của đất nước cũng như kỹ thuật bằng cách thu nhận những người Hán sống tại vùng Mãn Châu.

Năm 1636 Hoàng Thái Cực đổi tên nước thành Thanh, có nghĩa là thanh khiết, biểu hiện những tham vọng đối với vùng Mãn Châu. Cái tên Thanh được lựa chọn bởi vì tên của nhà Minh (明) được cấu thành từ các ký hiệu của chữ nhật (日, mặt trời) và nguyệt (月, Mặt Trăng), đều liên quan tới hỏa mệnh. Chữ Thanh (清) được cấu thành từ chữ căn bản là thuỷ (水, nước) và từ chỉ màu xanh (青), cả hai đều là mệnh thuỷ. Trong thuyết Ngũ hành, thì thủy khắc được hỏa, ám chỉ việc nhà Thanh sẽ đánh tan toàn bộ nhà Minh. Trong một loạt những chiến dịch quân sự, Hoàng Thái Cực đã khuất phục được vùng Nội Mông và Triều Tiên trước khi tiếp tục chiếm quyền kiểm soát vùng Hắc Long Giang.

Ấm đồng xanh thời nhà Thanh

Ấm đồng xanh thời nhà Thanh

Nhắc đến thời nhà Thanh phải kể đến 3 người quyền lực vang danh nhất là hoàng đế Ung Chính, Càn Long, Từ Hi Thái Hậu. Dưới sự lãnh đạo của các hoàng đế nhà Thanh có thời gian thịnh vượng lâu nhất mà không thời nào có được từ năm 1636 – 1912.

Song song với sự hưng thịnh đó kéo theo là nền văn hóa dân tộc bền vững, phát triển. Cho đến ngày nay rất nhiều đổ cổ còn xót lại được đưa vào bảo tàng. Những bộ ấm chén vua chúa dùng hay vật dụng hằng ngày có giá trị kinh tế rất cao. Thật khó khăn và hiếm hoi khi chiếc ấm đồng xanh này vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.

Đây sẽ là một sản vật quý giá mà các nhà sưu tầm cổ vật đang săn lùng. Điều đặc biệt là chiếc ấm được làm từ đồng xanh, trên chiếc ấm không có hoa văn nhưng vẫn toát lên được sự tinh tế từng chi tiết nhỏ nhất.

Chiếc ấm đồng xanh đơn giản vẫn tồn tại đến tận bây giờ thì chắc hẳn nguyên vật liệu làm nên chúng thời ấy có giá trị cao, không bị mai mòn theo năm tháng. Nhìn những hình ảnh rõ nét này với bất kỳ ai cũng muốn sở hữu chúng.

Hiện nay chúng tôi may mắn có được cổ vật quý giá. Bạn đọc quan tâm liên hệ với chúng tôi tại đây để sớm sở hữu chiếc ấm đồng xanh này.

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/952

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/10: Tạm giữ hình sự đối tượng lấy xe mô tô đặc chủng của CSGT
 
Thời sự quốc tế 15/10: Israel sửng sốt thốt lên kinh ngạc, phát hiện bí mật khủng khiếp của Hamas
 
Bản tin sáng ngày 14-10-2023 | Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Dự báo thời tiết hôm nay
 
Thu đến bao giờ - Lam Phương (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Dải Gaza: Người chết được chôn tạm trên đường phố, người sống tìm cách di tản

 

Xem tiếp...

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/951

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 13/10: Chủ động sơ tán người dân, cho học sinh vùng lũ nghỉ học
 
Toàn cảnh thời sự quốc tế tối 13/10: Cận cảnh Israel thả 6.000 quả bom, xới tung Dải Gaza | THVN
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 13-10-2023
 
Dĩ vãng - Trịnh Nam Sơn (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Ai Cập củng cố biên giới với Gaza, '13 con tin thiệt mạng do Israel không kích'

Hamas 'nắm trong tay' những tấm bản đồ 'thần kỳ' về Israel?

 

Xem tiếp...

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

TÌNH CÂM

 
GIỌNG HÁT VANG NÚI RỪNG - Bóng Cây Kơ Nia - Hương Ly Sao Mai 4K


TÌNH CÂM 
 
Biển bao la nhất là biển vô bờ
Tình yêu sâu thẳm là tình câm nín!
Khát khao nào cồn cào hơn sóng biển
Ngày ngày, đêm đêm dào dạt không lời!
 
Tình yêu đôi ta như tình của đất - trời
Trời ươm nắng, tỏ tình xanh lồng lộng 
Đất bên trời, cùng vỗ về cuộc sống 
Tình yêu đẹp hơn muôn vạn lời thơ!
 
Anh yêu thương em biết mấy cho vừa 
Tình yêu mù lòa, vùi vào năm tháng
Lẽo đẽo theo người, sục sôi mà nín lặng 
Mãi mãi hóa vàng một mối tình câm!...
 
Trần Hạnh Thu 

 
THƠ TÌNH CỦA NÚI - TÂN NHÀN FT TUẤN ANH [BẢN GỐC]

Đứng giữa núi rừng Tây Nguyên, vì sao cây Kơ nia giờ bỗng thành "cây cô đơn" khiến bao người thương nhớ?

Thứ ba, ngày 21/06/2022 19:05 PM (GMT+7)
Aa Aa+
Lừng lững và cô độc, cao vút và rì rào giữa nắng gió trời xanh cao nguyên, Kơ nia là biểu tượng của vùng đất này cùng với khan, cồng chiêng, tượng gỗ nhà mồ... Nhưng, bây giờ họa hoằn lắm mới tìm thấy một cây ở típ tắp những làng xa.

Lừng lững một biểu tượng

Có lẽ, ai cũng từng nghe đến một loài cây đặc trưng ở miền cao nguyên, ít nhất là qua lời bài hát “Bóng cây Kơ nia”, được phổ nhạc từ bài thơ “Bóng cây Kơ nia” nổi tiếng của nhà thơ Ngọc Anh. Nhưng, tượng hình, dáng cây, thế đứng như thế nào, chắc chẳng mấy người mường tượng ra. Cả người trẻ Jrai, Ê Đê, Xê Đăng, Ba Na... của vùng đất này cũng ít còn được thấy nữa.

Amí Toan (gần 70 tuổi, người làng Ah, xã Ia mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai) ngồi ghếch chân lên cầu thang nhà sàn, mắt hướng về phía gần nhà mồ của làng bảo làng chỉ còn một cây Kơ nia đó, nó là cây Kơ nia con, mọc lên từ gốc cây Kơ nia mẹ đã chết mấy chục năm trước. 

Nói là cây Kơ nia con nhưng nó cùng tuổi với Amí Toan. Amí Toan bảo, sau giải phóng năm 75, vùng này nhiều lắm, lớn chừng nào cũng có, có cây 2-3 người ôm không hết. Bây giờ thì hết rồi, chỉ còn vài cây quanh vùng mà thôi.

Đứng giữa núi rừng Tây Nguyên, vì sao cây Kơ nia lại bị gán mác là "cây cô đơn" khiến bao người thương nhớ? - Ảnh 1.

Kơ nia được gọi là cây “mồ côi” bởi loài này không mọc tập trung thành rừng mà rải rác, đơn lẻ.

Trong trí nhớ của Amí Toan, vẫn y nguyên chuyện xưa kể rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng nghèo đã già mà chẳng có con. Hai vợ chồng buồn tủi vì cả đời sống lương thiện, ông đến bên sườn núi tế 7 ngày 7 đêm liền.Yang thấy được lòng thành, thương tình giúp ông bà có một đứa con gái.

Ngày làm lễ đặt tên, vợ chồng ông đặt là K’nia.Cha mẹ mất mà vẫn nợ nhà giàu nên K’nia bị bắt về làm người ở. Công việc quá khổ cực khiến cô kiệt sức, nằm lại nơi mảnh đất cằn cỗi đầy gió trên triền đồi.Rồi từ nấm mộ cô mọc lên một cây thẳng tắp vươn cao. Cành cây như những cánh tay gân guốc dang rộng giữa trời xanh. 

Bao trận dông bão càn quét qua quật đổ các loài cây khác, riêng nó vẫn hiên ngang, sừng sững. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu, nhà chủ đưa đi phân phát cho người nghèo. Dân làng đặt tên cây là Kơ nia. Từ đó, khi phát rẫy, thấy cây Kơ nia, dân làng giữ nguyên vì họ tin đó là nơi trú ngụ của thần linh, linh hồn người đã khuất.

Từ truyền thuyết ấy, mà có lẽ chính vì sức sống bền bỉ, mãnh liệt không có cây nào như cây Kơ nia, bốn mùa không thay lá. Đã trở thành huyền thoại. Cây Kơ nia chẳng biết vì sao lại là loài cây cô độc, thường mọc một mình giữa cánh rừng, giữa triền đồi cao, hay trong những lũng sâu. Họa hoằn lắm mới thấy Kơ nia mọc đôi, mọc ba nhưng rất ít. 

Amí Toan bảo, Kơ nia trên những triền thảo nguyên nắng gió không mọc nhiều bao giờ, nó lừng lững vươn cao lên hẳn so với những cây rừng khác. Nắng lửa 6 tháng mùa khô đằng đẵng, cây vẫn một màu xanh thủy chung. Càng nắng, cây càng xanh tốt hơn. 

Cây Kơ nia thẳng tắp vươn cao giữa đại ngàn. Những cành cây như những cánh tay gân guốc dang rộng giữa trời xanh. Dông bão bao phen, bom đạn chiến tranh bao phen quật đổ bao loài cây, riêng Kơ nia vẫn hiên ngang, sừng sững. Có phải vì thế mà cây được ví như người Tây Nguyên, ngay thẳng, kiên trung, bất khuất.

Theo Amí Toan, trước đây, khi bà con phát rừng làm rẫy thường để lại những cây Kơ nia để lấy bóng mát. Các cây khác thường làm ảnh hưởng đến cây trồng nhưng riêng Kơ nia vô hại. 

Những bà mẹ địu con trên lưng trong những tháng ngày lao động trên nương, khi mỏi, thường đặt con dưới bóng mát Kơ nia. Hoặc, giữa buổi trưa nắng, chỉ cần ngơi nghỉ chốc lát dưới bóng loài cây này cũng tan đi mỏi mệt. 

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu bị no hơi, đầy bụng, hái lá Kơ nia về nấu nước uống vài ngụm là khỏi; nếu bị bệnh sốt rét rừng, bệnh mà dân làng tin đó là do ma ám thì uống nước nấu cây Kơ nia sẽ khỏi bệnh. Bao nhiêu em bé đã lớn lên dưới bóng mát Kơ nia. Hình bóng Kơ nia gắn với hình ảnh thương yêu của bao nhiêu bà mẹ Tây Nguyên vô danh. 

Có lẽ thế, mà gần như vô thức, Kơ nia trở nên thân thuộc, sẵn trong tiềm thức sâu xa của mỗi đứa con sinh ra và lớn lên giữa Tây Nguyên đại ngàn.

Đứng giữa núi rừng Tây Nguyên, vì sao cây Kơ nia lại bị gán mác là "cây cô đơn" khiến bao người thương nhớ? - Ảnh 4.

Mùa Kơ nia rụng quả, người dân có thêm khoản thu nhập đáng kể từ hạt đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.

Già Rơ Châm Chuck (làng Phung, xã Ia mơ Nông) mơ màng nhớ: “Ngày đó, tôi còn thấy cây Kơ nia có mặt ở khắp nơi: chân núi, ven đồi, đầu buôn, bờ suối... Nhưng, người ta đã ngả cây, đốn gỗ, phá rừng làm nương rẫy. Những cây Kơ nia cũng chịu chung số phận như những cánh rừng. Có một dạo, người ta còn muốn chặt hạ cả mấy cây Kơ nia đầu buôn để lấy đất xây nhà, dựng quán. 

Nhưng, già làng không cho phép làm điều đó. Bởi Kơ nia là người thân của buôn làng, là hồn cốt của buôn làng, phải giữ lấy!”. Bây giờ, Kơ nia thân thương của làng Phung vẫn đó, dang rộng tay nơi bến nước, xòa bóng mát bên đường buôn cho người làng nghỉ chân mỗi lúc mệt nhoài.

Thao thiết gió triền đồi

00:00
00:11
00:31

Kơ nia phát triển hết cỡ có thể cao đến 30-40 mét, đường kính vòng thân trên dưới nửa mét. Tán lá luôn vun hình bầu dục, vươn thẳng lên trời, xanh tốt quanh năm vì không có mùa thay lá. Trước đây, ở Tây Nguyên đâu đâu cũng thấy Kơ nia. 

Những bóng Kơ nia lừng lững ven đường đi, trầm tư trên triền đồi nương, rủ bóng quanh các buôn làng... luôn là hình ảnh quen thuộc thân thương trong mắt mọi người. Nhưng, cuộc sống khó khăn khiến nhiều người đốn hạ cây xuống hầm than bán buôn kiếm sống. Kơ nia cứ thế dần vắng bóng và lùi khỏi những khu dân cư, nhất là quanh vùng đô thị, chỉ còn lại ít ỏi ở những vùng xa.

Cuối tháng 4, cũng là cuối mùa khô Tây Nguyên, gió vẫn thao thiết triền đồi, nắng vẫn hừng hực vàng, những rừng cao su, cà phê, tiêu vẫn đang xanh ngăn ngắt một màu, nhưng dường như đều đặn và bình lặng quá đỗi trong những cánh rừng cây trồng công nghiệp ấy. 

Chẳng còn mấy cây Kơ nia ở vùng đất này nữa. Già Rơ Châm Chuck vẫn nhớ ngày xưa vùng này nhiều Kơ nia lắm, ngó hướng mặt trời mọc có vài cây, hướng mặt trời lặn có vài cây, hướng núi Păh có vài cây, hướng nào cũng có. Kơ nia thấp thoáng xa xa, cao hẳn lên trên tán rừng, đó là điểm đánh dấu cho những buôn làng. 

Nhìn về hướng đó, già Chuck biết đó là làng Kep, hướng kia là làng Ah, hướng kia nữa là làng B’loi, hay làng Mun. Hay xa xa hơn nữa nơi dòng Sê San mà nay thành lòng hồ thủy điện Ialy, thì có làng Yã, hay các làng khác nữa.Chỉ cần nhìn thấy cây, là biết ở đó có làng.

Không chỉ già Chuck, mà những người làng khác, ở những vùng đất khác, trên cao nguyên Kon Tum, hay cao nguyên Lâm Viên, hay dưới vùng thung lũng Ayun, dưới vùng An Khê, của những tộc người Ê Đê, Xê Đăng, Ba Na... đều thao thiết với Kơ nia. 

Không chỉ là cây bóng mát, Kơ nia đã soi bóng xuống hai cuộc chiến tranh tàn khốc và anh dũng của vùng cao nguyên này. Trong những ngày tháng chiến đấu cam go mất còn với kẻ thù, hẳn đã có rất nhiều người tựa nương vào Kơ nia tránh lửa đạn, đập hạt Kơ nia ăn chống đói. Hay những lúc im tiếng súng lại có những người như già Chuck ngồi tựa đầu dưới bóng mát cổ thụ trăm năm, để nhớ thương một khúc dân ca vẳng lại từ ký ức như những ngày còn nằm trên lưng mẹ.

“Bây giờ Kơ nia còn ít quá!”, già Chuck quày quả bước vào nhà. Câu chuyện đột nhiên rơi vào im lặng. Già Chuck trao đổi gì đó với lũ trẻ bằng ngôn ngữ Jrai, rồi lũ trẻ cũng sôi nổi hẳn. Chúng mang ra một rổ hạt. Chỉ vào đó và nói: “Mình đi chăn bò thường nhặt quả Kơ nia ăn, ngon lắm. Hạt của nó ăn bùi gần giống đậu phộng. Con nai, con mang cũng rất thích ăn quả này!”.

Hóa ra, Kơ nia không còn mấy nữa nhưng những cây Kơ nia con vẫn còn lại đâu đó trong những khoảnh rừng da báo, lẫn với những ruộng rẫy. Và vào mùa, người làng lại đến gốc cây để nhặt quả. Thú vị là cây Kơ nia có... cây đực và cây cái. 

Đứng giữa núi rừng Tây Nguyên, vì sao cây Kơ nia lại bị gán mác là "cây cô đơn" khiến bao người thương nhớ? - Ảnh 7.

Trong ký ức của người già, Kơ nia có rất nhiều và đã trở thành huyền thoại của đất này.

Cây cái thì mỗi năm hoặc 2-3 năm sẽ cho quả kiểu như hạt dẻ, đập ra ăn có vị béo, thơm quyện nơi chót lưỡi. Quả Kơ nia khi mới chín rụng xuống, phần thịt bên ngoài có vị ngọt.Trái xanh có vị chua người dân thường lấy về kho với cá suối rất ngon.Sau khi trái rụng một thời gian, lớp vỏ thịt mỏng bị phân hủy còn hạt được bọc bởi lớp vỏ gỗ nên để cả năm không hỏng.

Mấy năm trở lại đây, hạt Kơ nia bắt đầu được nhiều người biết đến, trở thành món ăn vặt thay cho hạt bí, hạt dưa, ăn một lần là nhớ mãi. Do vậy, du khách mỗi lần đến Tây Nguyên đều tìm mua một ít hạt Kơ nia về làm quà. Nhờ đó, mùa Kơ nia rụng quả, người dân có thêm một khoản thu nhập đáng kể từ hạt đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.

Chiều hoàng hôn phủ xuống đỏ ối triền Tây, tôi dừng lại, ngắm nhìn để cảm nhận sâu hơn những cảm xúc mà mình có được về một loài cây biểu tượng này.Tiếng lá rì rầm như một lời thủ thỉ trò chuyện từ ngàn xưa vọng lại, tiếng chim hót ríu rít trên cao. 

Thỉnh thoảng, đàn chim cất cánh bay lên giữa không trung rồi lúc lại trở về chốn cũ trên những cành cây vươn ra giữa bầu trời. Không biết ở những vùng đất khác trên cao nguyên này có còn nơi nào giữ lại được nhiều cây Kơ nia không, dù người ta gọi Kơ nia là cây “mồ côi” bởi loài này không mọc tập trung thành rừng mà rải rác, đơn lẻ. 

Nó “mồ côi” như một ám ảnh nhân sinh trong các cộng đồng buôn làng ở Tây Nguyên. Dù bây giờ, cây Kơ nia đã có tên trong Sách Đỏ bởi ngay tại Tây Nguyên thì loài cây này cũng đã trở thành của hiếm. Làm sao đừng để Kơ nia chỉ còn trong hoài niệm? Và, biết đâu, về sau xa nữa, nếu không được “bảo tồn” ngay từ giờ này, thì Kơ nia có lẽ cũng sẽ chỉ còn là... ký ức, như cái cách mà Amí Toan hay già Chuck vẫn thẫn thờ nhắc nhớ.

Nhiều thương lái thu mua hạt Kơ nia của bà con với giá 50.000 đồng/kg nhân hạt, sau đó mang về loại bỏ những hạt xấu, hư rồi phơi khô, rang lên, đóng bì bán với giá 140.000 đồng/kg. Rang hạt Kơ nia lên sẽ làm mùi tinh dầu hăng nồng trong hạt mất đi, khi ăn không còn cảm thấy nhớt nhớt trong miệng như lúc nhai sống, phần nhân hạt lúc này trở nên thơm hơn, béo ngậy và giòn tan. Những ai dù chỉ thử một lần loại hạt rừng dân dã này sẽ vô cùng thích thú. 

Và hạt Kơ nia đã trở thành đặc sản, món quà biếu đậm hương vị núi rừng của vùng đất Tây Nguyên bây giờ.

Đứng giữa núi rừng Tây Nguyên, vì sao cây Kơ nia lại bị gán mác là "cây cô đơn" khiến bao người thương nhớ? - Ảnh 9.

Hạt Kơ nia bắt đầu được nhiều người biết đến, trở thành món ăn vặt như hạt bí, hạt dưa.

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/950

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 12/10: Bắt tài xế “hổ báo”, chửi CSGT khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn
 
Thời sự Quốc tế tối 12/10.Nga đánh Avdiivka, xuyên thủng phòng ngự; Israel giải oan cho Nga vụ Hamas
 
Bản tin sáng ngày 12-10-2023 | Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Dự báo thời tiết hôm nay
 
Khuya nay anh đi rồi - Châu Kỳ (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu bà Hàn Ni, Trần Văn Sỹ bồi thường 500 tỷ đồng

 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/949

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online ngày 11/10: Bắt khẩn đối tượng dùng dao cứa cổ vợ để níu kéo về sống chung | ANTV
 
Thời sự quốc tế 12/10: Cả thế giới bàng hoàng, cực sốc về kế hoạch “khủng khiếp” của Hamas
 
BẢN TIN SÁNG ngày 12/10 - Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | VTVcab Tin tức
 
Phải Chăng Tập Cận Bình đang Muốn 'HỦY' Trung Cộng? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Người về bỗng nhớ - Trịnh Công Sơn (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Hezbollah tuyên bố tấn công tên lửa vào Israel

 

Xem tiếp...