Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

VĂN MINH HÓA 11/b (Tình bạn vĩ đại)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Karl Marx

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Karl Marx
Karl Marx 001.jpg
Marx vào năm 1875
Cư trú Đức , Vương Quốc Anh
Quốc tịch Người Đức
Thời đại Triết học trong thế kỷ 19
Lĩnh vực Triết học Tây phương, Triết học Đức

Chữ ký Karl Marx Signature.svg
Karl Heinrich Marx (Berlin Phát âm tiếng Đức: [kaːɐ̯l ˈhaɪnʀɪç ˈmaːɐ̯ks], Hán Việt: Khải Nhĩ Mã Khắc Tư, thường được phiên âm là Các Mác trong các tài liệu tiếng Việt; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh) là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế.
Những hoạt động cách mạng và triết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 - giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ phát triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có những hoạt động cách mạng chống chế độ tư bản. Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei): "Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp." Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học cùng Friedrich Engels. Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa các hệ tư tưởng được thành lập trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học Đức, kinh tế học chính trị Anh hay chủ nghĩa xã hội học Pháp.
Trong thời đại của Marx, có thể nói là chủ nghĩa tư bản đã đạt thắng lợi tuyệt đối và có khả năng sẽ tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, Karl Marx và người bạn thân của ông, Friedrich Engels, đã viết nên “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào năm 1848, nói cách khác là hai ông đã lên án những bất công trong chế độ tư bản. Với Tuyên ngôn này, chủ nghĩa xã hội trỗi dậy trong khi chủ nghĩa xã hội không tưởng thì tàn lụi.
Nhà triết học người Đức này cho rằng cách hiểu của Hegel về sự phát triển của lịch sử loại người là đúng. Tuy nhiên, mặt khác ông cho rằng vật chất mới đóng vai trò chính yếu trong quá trình này, chứ không phải là tinh thần. Người ta nói tư tưởng của Marx là chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử, hay khoa học. Ông cũng cho rằng, con người có thể quyết định vật chất qua việc sản xuất.

Tiểu sử

Tuổi thơ


Nơi sinh của Marx tại Trier, Rhineland-Palatinate, hiện nay là bảo tàng tưởng niệm ông.
Karl Marx sinh ra trong một gia đình luật sư giàu có trung lưu ở Trier (còn gọi là Trèves) thuộc tỉnh Rhénanie của Vương quốc Phổ. Cha ông, Heinrich, người có nguồn gốc nhiều đời là giáo sĩ Do thái, đã cải đạo sang Ki-tô giáo, dù ông có nhiều xu hướng thần luận. Tên thật của cha Marx là Herschel Mordechai, nhưng luật của Vương quốc Phổ không cho phép người Do Thái làm về luật pháp, ông đổi sang đạo Lutheran. Tuổi thơ của Marx được tiếp xúc với nhiều học giả, họa sĩ thường xuyên lui tới gia đình ông. Năm 1830, Karl Marx lên 12 tuổi, ông trở thành học sinh của trường trung học Trier. Là một học sinh có chất lượng, ông có sở trường ở những môn học cần có tính chất độc lập sáng tạo. Ông cũng học tốt môn Toán.

Học vấn


Karl Marx khi còn trẻ
Sau khi tốt nghiệp Trung học Trier vào mùa thu năm 1835, Marx vào Đại học Bonn theo học luật năm 17 tuổi. Tại đây, ông tham gia nhóm uống rượu Quán Trier và từng là chủ nhiệm câu lạc bộ; vì thế việc học tập của ông cũng bị ảnh hưởng. Marx quan tâm đến nghiên cứu triết họcvăn học, nhưng cha không cho phép điều đó vì không tin rằng Marx sẽ sống sung túc trong tương lai nếu làm một học giả.
Những năm tiếp theo, cha của Marx buộc ông chuyển sang Đại học Friedrich-Wilhelms ở Berlin. Khi đó, Marx viết nhiều thơtiểu luận liên quan đến cuộc sống, sử dụng ngôn ngữ triết học nhận được từ người cha thần luận tự do của mình, chẳng hạn tác phẩm "Thượng đế". Trong suốt giai đoạn này, ông tiếp thu triết học vô thần của những người Hegel cánh tả (hay Hegel trẻ). Marx đạt học vị Tiến sĩ năm 1841 với luận án mang tiêu đề: "Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus".

Marx và những người Hegel trẻ

Ở Berlin, Marx chủ yếu quan tâm đến triết học. Ông tham gia một nhóm sinh viêngiáo sư trẻ gọi là những "người Hegel trẻ". Đối với nhiều người trong số họ, phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, mặc dù chỉ với nội dung lí thuyết, đã cung cấp một vũ khí mạnh mẽ cho việc phê bình nền chính trị và tôn giáo lúc đó. Một số thành viên đã thấy sự tương tự giữa triết học Aristotetriết học Hegel. Một người Hegel trẻ khác, Max Stirner, đã áp dụng sự phê bình Hegel và cho rằng những người theo chủ thuyết vô thần thật sự là những người "ngoan đạo" (trong cuốn Der Einzige und sein Eigenthum). Quan điểm của ông không được đồng tình bởi hầu hết các đồng sự; nhưng dù sao, cuốn sách của Stirner là lí do chính để Marx từ bỏ quan điểm của Ludwig Andreas Feuerbach để phát triển các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Một trong những giáo sư của Marx là Nam tước Westphalen, cha của Jenny von Westphalen, vợ của Marx sau này.

Marx tại Paris và Brussels

Vì những điều kiện kiểm duyệt tại Phổ, Marx rút khỏi ban biên tập của tờ Rheinische Zeitung, và dự định xuất bản, cùng với Arnold Ruge, một nhà cách mạng Đức khác, Deutsch-Französische Jahrbücher, ('Biên niên sử Đức-Pháp) với trụ sở tại Paris, và tới đây vào cuối tháng 10 năm 1843. Paris ở thời điểm đó là nơi ở và hoạt động của nhiều nhà cách mạng Đức, Anh, Ba Lan và Italia. Ở Paris, ngày 28 tháng 8 năm 1844, tại Café de la Régence ở Place du Palais ông gặp Friedrich Engels, người sẽ trở thành người bạn và đồng sự quan trọng nhất trong cả cuộc đời ông. Engels mới chỉ gặp Marx một lần trước đó (và ngắn ngủi) tại văn phòng của Rheinische Zeitung năm 1842; ông tới Paris để giới thiệu với Marx cuốn sách mới xuất bản của mình, Điều kiện của giai cấp lao động tại Anh Quốc năm 1844. Cuốn sách này đã thuyết phục Marx rằng giai cấp lao động sẽ là tác nhân và công cụ của cuộc cách mạng cuối cùng trong lịch sử.
Sau khi Deutsch-Französische Jahrbücher thất bại, Marx, sống tại rue Vaneau, đã viết cho tờ báo cực đoan nhất trong mọi tờ báo Đức tại Paris, và cả ở châu Âu, Vorwärts, được thành lập và điều hành bởi một hội kín tên là Liên hiệp của sự Công bằng. Khi không viết, Marx nghiên cứu lịch sử Cách mạng Pháp và đọc Proudhon. Ông cũng bỏ nhiều thời gian nghiên cứu một khía cạnh của cuộc sống mà ông chưa từng tìm hiểu trước đó: một tầng lớp vô sản lớn ở thành thị.
“ [Cho tới nay chỉ xuất hiện chủ yếu tại các khu vực đại học...] Sự tán thành bất ngờ của Marx với lý tưởng vô sản có thể được quy trực tiếp (có thể sự tán thành đó của các nhân vật cộng sản Đức thời kỳ đầu như Weitling) cho những cuộc tiếp xúc đầu tiên với những trí thức [và sách vở] xã hội tại Pháp.
Marx đã đánh giá lại mối quan hệ của mình với Những người Hegel trẻ, và trong hình thức một bức thư trả lời về chủ nghĩa vô thần của Bauer viết Về vấn đề Do Thái. Tiểu luận này chủ yếu gồm một sự phê bình các ý tưởng hiện thời về các quyền dân sựnhân quyềngiải phóng con người; nó cũng bao gồm nhiều luận điểm chỉ trích đạo Do Thái và cả Thiên chúa giáo từ quan điểm giải phóng xã hội. Engels, một người cộng sản nhiệt thành, đã khơi dậy sự quan tâm của Marx với tình hình của giai cấp lao động và hướng sự chú ý của Marx vào kinh tế. Marx trở thành một người cộng sản và đã đặt ra các quan điểm của mình trong một loạt các bài viết được gọi là Các bản thảo kinh tế và triết học năm 1844, không được xuất bản cho tới tận thập niên 1930s. Trong Bản thảo, Marx vạch ra một quan niệm nhân đạo của chủ nghĩa cộng sản, bị ảnh hưởng bởi triết lý của Ludwig Feuerbach và dựa trên sự đối lập giữa bản chất xa lạ của lao động dưới chủ nghĩa tư bản và một xã hội cộng sản trong đó con người được tự do phát triển bản chất của mình trong sản xuất tập thể.
Tháng 1 năm 1845, sau khi Vorwärts thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành của mình với nỗ lực ám sát vua nước Phổ là Frederick William IV, chính quyền Pháp ra lệnh cho Marx, cùng nhiều người khác, rời Paris. Ông và Engels chuyển sang Brussels Bỉ.
Marx chú tâm nghiên cứu kỹ lịch sử, và cùng với Engels đưa ra ý tưởng chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt trong một bản thảo (được xuất bản sau khi ông mất với tên gọi Ý thức hệ Đức), phát biểu luận cương căn bản của nó rằng "bản chất của các cá nhân phụ thuộc vào các điều kiện vật chất quyết định sức sản xuất của họ ". Marx đã lần theo lịch sử nhiều mô hình sản xuất và phán đoán sự sụp đổ của mô hình sản xuất khi đó - chủ nghĩa tư bản công nghiệp – và sự thay thế nó bằng chủ nghĩa cộng sản. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên của cací các học giả coi là giai đoạn sau của ông, từ bỏ chủ nghĩa nhân đạo bị ảnh hưởng bởi Feuerbach trong các tác phẩm thời kỳ đầu.
Sau đó, Marx viết Sự nghèo đói của triết học (1847), một câu trả lời cho Triết học của sự nghèo đói của Pierre-Joseph Proudhon và một sự phê bình với ty tưởng xã hội Pháp. Các tác phẩm này đặt ra nền tảng cho tác phẩm nổi tiếng nhất của Marx và Engels, Tuyên ngôn Cộng sản, được xuất bản lần đầu ngày 21 tháng 2 năm 1848 như bản tuyên ngôn của Liên đoàn Cộng sản, một nhóm nhỏ những người Cộng sản châu Âu đã bị ảnh hưởng của Marx và Engels. Cuối năm ấy, châu Âu xuất hiện một loạt các cuộc phản kháng, nổi dậy và bất ổn bạo lực, Các cuộc cách mạng năm 1848. Chính quyền Bỉ trục xuất Marx khỏi nước này.
Tháng 2 năm 1848 một phong trào cấp tiến chiếm quyền lực của Vua Louis-Philippe tại Pháp và mời Marx quay trở lại Paris, nơi ông chứng kiến cuộc Nổi dậy cách mạng những ngày tháng 6. Khi chính quyền này sụp đổ năm 1849, Marx quay trở lại Cologne và tuyên bố Neue Rheinische Zeitung ("New Rhenish Newspaper"). Trong thời gian tồn tại của nó ông hai lần bị đưa ra xét xử, ngày 7 tháng 2 năm 1849 bởi một lỗi nhỏ của báo chí, và vào ngày 8 với tội danh xúi giục nổi dậy vũ trang. Cả hai lần ông đều được trắng án. Tờ báo nhanh chóng bị đàn áp và Marx quay trở lại Paris, nhưng lại bị trục xuất. Lần này ông sang tị nạn tại London.

London

Marx chuyển tới London tháng 5 năm 1849 và ở lại đó trong phần còn lại của cuộc đời. Trong vài năm đầu ông và gia đình sống rất nghèo khổ. Ông làm việc một thời gian ngắn như một cộng tác viên cho tờ New York Tribune năm 1851. Tại London Marx chú tâm vào hai hoạt động: tổ chức cách mạng, và cố gắng tìm hiểu kinh tế chính trị và chủ nghĩa tư bản. Đã đọc nghiên cứu của Engels về giai cấp lao động, Marx rời khỏi triết học và cống hiến cho Quốc tế cộng sản I, và ông được bầu vào Tổng Hội đồng của tổ chức này tại kỳ họp đầu tiên của nó năm 1864. Ông hoạt động đặc biệt tích cực để chuẩn bị cho các Đại hội hàng năm của Quốc tế cộng sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại phe vô chính phủ của Mikhail Bakunin (1814–1876). Dù Marx chiến thắng trong cuộc đấu tranh này, việc chuyển trụ sở của Tổng Hội đồng từ London sang New York năm 1872, được Marx ủng hộ, khiến Quốc tế cộng sản suy tàn. Sự kiện chính trị quan trọng nhất trong thời gian tồn tại của Quốc tế cộng sản là Công xã Paris năm 1871 khi các công dân Paris nổi dậy chống chính phủ và chiếm giữ thành phố trong hai tháng. Về cuộc đàn áp đẫm máu với cuộc nổi dậy này, Marx đã viết một trong những cuốn sách nhỏ nổi tiếng nhất của ông, Cuộc nội chiến ở Pháp, với lập trường bảo vệ Công xã.
Với những thất bại và tan rã liên tục của các cuộc cách mạng và phong trào công nhân, Marx cũng tìm cách tìm hiểu chủ nghĩa tư bản, và giành rất nhiều thời gian trong Thư viện Anh nghiên cứu và phê bình các tác phẩm của các nhà kinh tế chính trị và dữ liệu kinh tế. Tới năm 1857 ông đã có hơn 800 trang ghi chú và tiểu luận ngắn về tư bản, đất đai, lương lao động, nhà nước, thương mại nước ngoài và thị trường thế giới, mãi tới năm 1941 tác phẩm này mới được xuất bản, dưới tựa đề Grundrisse. Năm 1859, Marx xuất bản Đóng góp vào phê bình kinh tế chính trị, tác phẩm kinh tế nghiêm túc đầu tiên của ông. Đầu những năm 1860 ông làm việc để soạn ra ba tập lớn, Các lý thuyết giá trị thặng dư, bàn về các nhà lý thuyết kinh tế chính trị, đặc biệt là Adam SmithDavid Ricardo. Tác phẩm này được xuất bản sau khi ông mất với sự biên tập của Karl Kautsky và thường được coi là tập thứ tư của cuốn Tư bản, và tạo nên một trong những chuyên luận đầy đủ đầu tiên về lịch sử tư tưởng kinh tế. Năm 1867, khá lâu sau dự định, tập đầu của Tư bản được ấn hành, một tác phẩm phân tích các quá trình sản xuất tư bản. Trong tác phẩm này, Marx trình bày chi tiết lý thuyết giá trị lao động của mình và ý tưởng về giá trị thặng dưbóc lột mà ông cho là sẽ chắc chắn dẫn tới sự sụt giảm trong tỷ lệ lợi nhuận và sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Các Tập II và II vẫn chỉ ở dạng bản thảo và Marx tiếp tục làm việc với chúng trong suốt cả cuộc đời và chỉ được Engels xuất bản sau khi ông mất.
Trong thập kỷ cuối cùng của cuộc đời mình, sức khoẻ của Marx suy sụp và ông không còn khả năng duy trì nỗ lực là đặc điểm của tác phẩm trước đó của ông. Ông quả thực đã tìm cách bình luận về căn bản chính trị đương thời, đặc biệt là chính trị tại Đức và Nga. Cuốn Phê bình Chương trình Gotha của ông phản đối khuynh hướng của những người theo ông là Wilhelm Liebknecht (1826–1900) và August Bebel (1840–1913) để thích ứng với chủ nghĩa tư bản nhà nước của Ferdinand Lassalle về lợi tức trong một đảng xã hội thống nhất.
Trong một bức thư gửi Vera Zasulich ngày 8 tháng 3 năm 1881, Marx thậm chí dự tính về khả năng nước Nga bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở sở hữu chung về ruộng đất của làng mir. Tuy chấp nhận rằng ở nông thôn Nga "làng xã là điểm tựa của sự cải tạo xã hội ở Nga ", Marx cũng cảnh báo rằng để mir hoạt động như một phương tiện để đi thẳng lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nó "đầu tiên phải loại bỏ các ảnh hưởng độc hại đang tấn công nó (làng xã nông thôn) từ mọi phía". Với điều kiện loại bỏ các ảnh hưởng nguy hiểm đó, Marx cho phép, rằng "các điều kiện bình thường của sự phát triển tự sinh " của làng xã nông thôn có thể tồn tại. Tuy nhiên cũng trong lá thư gửi Vera Zaulich, Marx chỉ ra rằng "ở cốt lõi của chế độ tư bản chủ nghĩa...có sự tách biệt hoàn toàn người sản xuất khỏi phương tiện sản xuất". Marx có thể được tha thứ vì đã không thấy điều này ở giai đoạn đầu năm 1881, các điều kiện bên trong làng xã nông thôn sẽ nhanh chóng dẫn tới "sự khác biệt của giới nông dân " bên trong làng xã nông thôn Nga và sự dần tách biệt của nhiều nông dân bên trong làng xã khỏi phương tiện sản xuất.
Với hai mươi năm lợi thế quan sát kỹ hơn các làng xã nông nghiệp ở Nga, V. I. Lenin đã có thể kết luận rằng làng xã nông nghiệp không thể là hạt nhân phát triển xã hội chủ nghĩa ở Nga, chính xác bởi sự gia tăng số lượng nông dân Nga tại các làng xã nông nghiệp đang bị chia tách khỏi phương tiện sản xuất bên trong làng xã nông nghiệp. Bên trong làng xã nông thôn Nga, đất đai là "phương tiện sản xuất". Theo cách lý tưởng, mọi nông dân trong làng xã nông thôn sẽ sở hữu hay được tiếp cận phần đất đai ngang nhau trong làng. Sự phân tích kỹ của Lenin về các làng xã kết luận rằng không phải mọi nông dân bên trong làng xã nông thôn có quyền tiếp cận như nhau với đất đai. Quả thực, ở thời điểm Lenin viết cuốn sách của mình (1899), đã có sự khác biệt rất lớn giữa lượng đất đai được trồng cấy bởi một số nông dân kulak giàu có tương phản với những nông dân nghèo bên trong làng xã nông nghiệp. Hơn nữa, kết luận này không cố định. Đúng hơn "sự tách biệt của nông dân bên trong làng xã nông nghiệp là một quá trình đang diễn ra. Ngày càng nhiều các nông dân nhỏ bên trong làng xã nông thôn trở nên không thể tự duy trì cho mình với lượng đất đai nhỏ mà họ được tiếp cận bên trong làng xã nông thôn.
Một cách không thể tránh khỏi, nhiều nông dân nghèo bên trong làng xã nông thôn trên khắp nước Nga thực tế "không có ruộng đất". Khi thời gian trôi đi nhiều nông dân nhỏ khác bên trong các làng xã nông thôn trở nên không có đất đai khi quá trình "tách biệt nông dân" cho phép các nông dân giàu có trở nên giàu hơn và nông dân nghèo nghèo hơn.
Một số nông dân không có ruộng đất phải tìm kiếm việc làm từ các nông dân "kulak" giàu có hơn bên trong làng xã nông thôn. Những nông dân không đất đai này sẽ được coi là một phần của tầng lớp vô sản nông thôn. Những nông dân không đất đai khác sẽ rời bỏ làng xã và gia nhập vào tầng lớp vô sản thành thị. Dù trong trường hợp nào đi nữa, Lenin chỉ ra rằng sự phát triển này hoàn toàn quen thuộc với chúng ta cũng như quá trình suy sụp và "vô sản hoá" tầng lớp nông dân nhỏ, bằng cách hoàn thành sự tách biệt những nông dân nhỏ "không ruộng đất" khỏi phương tiện sản xuất.

Tư tưởng của Marx


Một tượng đài Karl Marx tại thành phố Chemnitz nước Đức, trước kia là thành phố Karl-Marx-Stadt (Thành phố Karl Marx) Đông Đức.

G.W.F. Hegel
Friedrich Engels có ghi nhận trong "Lugwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức":
"Từ sự tan rã của trường phái Hegel cũng còn nảy ra một khuynh hướng khác, khuynh hướng duy nhất thực sự đem lại kết quả - khuynh hướng này gắn liền với tên tuổi của Marx... Ở đây, xin cho phép tôi trình bày một giải thích có liên quan đến cá nhân tôi... đại bộ phận các tư tưởng chỉ đạo cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch sử, và đặc biệt là trong việc trình bày các tư tưởng ấy thành những công thức chặt chẽ cuối cùng, thì đó là phần của Marx. Phần đóng góp của tôi - nhiều lắm là trừ một vài ngành chuyên môn - Marx vẫn có thể làm được mà không cần có tôi. Nhưng điều mà Marx đã làm thì tôi không thể làm được. Marx hơn tất cả chúng tôi, nhìn xa hơn, rộng hơn và nhanh hơn tất cả chúng tôi. Marx là một thiên tài... Nếu không có Marx, thì lí luận thật khó mà được như ngày nay, vì vậy gọi lí luận đó bằng tên của Marx là điều chính đáng".
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa Marx đã đương đầu với nhiều đợt công kích từ những tư tưởng khác. Nhà học giả về Marx người Mỹ Hal Draper từng lưu ý, "có ít nhà tư tưởng trong lịch sử hiện đại có tư tưởng bị hiểu nhầm tai hại như vậy, bởi những người Marxist và cả những người chống Marxist." Di sản tư tưởng của Marx đã bị tranh cãi dữ dội giữa nhiều khuynh hướng và mỗi bên đều coi mình là người giải thích chính xác nhất về Marx, gồm cả (nhưng không hạn chế bởi) Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Trotsky, Chủ nghĩa Maoi, Chủ nghĩa Luxemburg, và Chủ nghĩa Marx tự do.

Những ảnh hưởng trên tư tưởng của Marx

Tư tưởng của Marx thể hiện những ảnh hưởng mạnh từ:
Quan điểm của Marx về lịch sử, sẽ được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử (bị sửa đổi theo cách gây tranh cãi như triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng bởi Engels và Lenin) rõ ràng cho thấy ảnh hưởng của khẳng định của Hegel rằng một người phải quan sát thực tế (và lịch sử) theo cách biện chứng. Hegel tin rằng lịch sử loài người có đặc trưng bởi sự di chuyển từ sự tan rã tới tổng thể và thực tế (cũng là sự di chuyển theo hướng ngày càng hợp lý hơn). Sự phát triển tiến hoá này của sự Tuyệt đối (the Absolute) liên quan tới sự tích tụ dần dần mang tính cách mạng lên tới đỉnh điểm là sự nhảy vọt cách mạng—những sự bất ổn theo tính chu kỳ chống lại tình trạng nguyên trạng đang hiện hữu. Ví dụ, Hegel phản đối mạnh mẽ chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ trong thời gian cuộc đời mình, và ông đã dự báo một thời điểm khi các quốc gia Thiên chúa giáo sẽ loại bỏ nó khỏi nền văn minh của mình.
Sự chỉ trích của Marx với chủ nghĩa duy tâm triết học Đức, kinh tế chính trị Anh, và chủ nghĩa xã hội Pháp dựa chủ yếu vào sự ảnh hưởng của Feuerbach và Engels. Hegel đã suy nghĩ trong các khái niệm duy tâm, và Marx tìm cách viết lại các biện chứng theo các khái niệm duy vật. Ông viết rằng chủ nghĩa Hegel đặt sự vận động của thực tế trên đầu, và rằng mọi người cần phải đặt nó dưới chân. Sự chất nhận của Marx với khái niệm biện chứng duy vật này phản đối lại chủ nghĩa duy tâm của Hegel bị ảnh hưởng nhiều từ Ludwig Feuerbach. Trong Bản chất của Thiên chúa giáo, Feuerbach cho rằng Chúa thực tế là một sản phẩm của con người và rằng các tính chất mà loài người gán cho Chúa thực tế là các tính chất của loài người. Vì thế, Marx cho rằng chính thế giới vật chất là thực và rằng các tư tưởng của chúng ta là hậu quả của nó, chứ không phải là nguyên nhân của thế giới. Vì thế, như Hegel và các nhà triết học khác, Marx phân biệt giữa vẻ ngoài và thực tế. Nhưng ông không tin rằng thế giới vật chất ẩn giấu khỏi chúng ta thế giới "thực" của lý tưởng; trái lại, ông nghĩ rằng về mặt lịch sử và xã hội ý tưởng riêng biệt khiến con người không thấy được các điều kiện vật chất của cuộc đời họ một cách rõ ràng.
Cống hiến quan trọng khác của Marx cho việc sửa đổi lại chủ nghĩa Hegel có trong cuốn sách của Engel, Điều kiện của Tầng lớp Lao động tại Anh năm 1844, khiến Marx hình thành biện chứng lịch sử theo những khái niệm xung đột giai cấp và xem giai cấp lao động hiện đại là lực lượng tiến bộ nhất của cách mạng. Bài viết của Engel "Đề cương Kinh tế Chính trị" trong Deutsch-Französische Jahrbücher cũng có ảnh hưởng lớn khiến ông nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế tư bản.
Marx tin rằng ông có thể nghiên cứu lịch sửxã hội một cách khoa học và phân biệt các khuynh hướng của lịch sử và kết quả của những cuộc xung đột xã hội. Một số người theo Marx, vì thế, đã kết luận, rằng một cuộc cách mạng cộng sản là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Marx đã xác nhận một cách nổi tiếng trong phần mười một của cuốn Theses on Feuerbach của mình rằng "các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới, theo nhiều cách; tuy nhiên việc thiết yếu là thay đổi nó", và ông rõ ràng đã dành cả đời mình để tìm cách làm thay đổi thế giới. Vì thế, hầu hết những người theo Marx không tán thành thuyết định mệnh, mà là chủ nghĩa tích cực: họ tin rằng những cuộc cách mạng phải tổ chức thay đổi xã hội.

Triết học

Một cách nền tảng, Marx cho rằng bản chất loài người liên quan tới việc cải tạo tự nhiên. Với quá trình cải tạo này ông đặt ra thuật ngữ "lao động", và với khả năng cải tạo tự nhiên là thuật ngữ "sức lao động." Marx phát biểu:
“ Một con nhện tiến hành các công việc giống với công việc của một thợ dệt, và một con ong hơn hẳn một kiến trúc sư khi xây dựng những chiếc tổ của nó. Nhưng điều khiến người kiến trúc sư tồi nhất khác biệt với những con ong tài năng nhất là điều này, rằng người kiến trúc sư đã tưởng tượng ra công trình của mình trước khi anh ta xây dựng nó trên thực tế. ”
— (Tư bản, Quyển I, Chương 7, Pt. 1)   
Sự phân tích lịch sử của Marx tập trung vào việc tổ chức lao động và phụ thuộc vào sự phân biệt của ông giữa:
  1. Phương tiện / lực sản xuất, theo nghĩa đen những thứ (như đất đai, các nguồn tài nguyên, và công nghệ) cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá vật chất; và
  2. Quan hệ sản xuất, nói theo cách khác, quan hệ xã hội mà con người tham gia vào khi họ thu thập và sử dụng phương tiện sản xuất.
Cùng với nhau chúng tạo ra phương thức sản xuất, và Marx phân biệt các thời kỳ lịch sử theo các phương thức sản xuất. Ví dụ, ông quan sát thấy rằng các xã hội châu Âu đã tiến bộ từ một phương thức sản xuất phong kiến tới một phương thức sản xuất tư bản. Marx tin rằng dưới chế độ tư bản, các phương tiện sản xuất thay đổi nhanh hơn các quan hệ sản xuất (ví dụ, chúng ta phát triển một công nghệ mới, như Internet, và sau đó chúng ta mới phát triển các điều luật quản lý công nghệ đó). Marx coi sự không đối xứng này giữa (kinh tế) nền móng và (xã hội) siêu cấu trúc như nguồn lực chính cho sự xung đột và phá vỡ xã hội.
Như một nhà khoa họcngười theo chủ nghĩa duy vật, Marx không hiểu các tầng lớp chỉ như chủ quan (nói cách khác, các nhóm người có ý thức phân biệt mình với người khác). Ông tìm cách định nghĩa các tầng lớp theo các thuật ngữ của tiêu chí khách quan, như khả năng tiếp cận của họ với các nguồn tài nguyên—có nghĩa là, liệu một nhóm có sở hữu hay không phương tiện sản xuất. Với Marx:
“ Lịch sử của mọi xã hội tồn tại cho tới nay là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp.  ”
—  (Tuyên ngôn Cộng sản, Chương 1)   
Marx có một lo ngại đặc biệt với việc làm sao con người liên quan tới nguồn tài nguyên có tính nền tảng nhất, sức lao động của chính họ. Ông đã viết nhiều về điều này trong các thuật ngữ về vấn đề của sự chuyển nhượng. Như với biện chứng, Marx bắt đầu với một khái niệm của Hegel về sự chuyển nhượng nhưng đã phát triển một khái niệm duy vật hơn. Chủ nghĩa tư bản dàn xếp các quan hệ sản xuất (như giữa những người thợ hay giữa những người thợ và các nhà tư bản) thông qua hàng hoá, gồm cả lao động, được đưa ra và bán trên thị trường. Với Marx, khả năng rằng một người có thể ngừng việc sở hữu sức lao động của chính mình—khả năng của một người trong việc cải tạo thế giới—là ngang với việc bị chuyển nhượng khỏi bản tính tự nhiên của chính mình; đó là một sự mất mát về tinh thần. Marx đã miêu tả sự mất mát này là sự sùng bái thương mại, trong đó những thứ con người tạo ra, hàng hoá, dường như có đời sống và sự di chuyển của chính nó và con người và cách hành xử của họ chỉ đơn giản đáp ứng.
Sự sùng bái thương mại cung cấp một ví dụ cho cái mà Engels gọi là "sai lầm ý thức", liên quan chặt chẽ tới việc hiểu ý thức hệ. Bằng "ý thức hệ", Marx và Engels cho rằng các ý tưởng phản ánh các quyền lợi của một tầng lớp xã hội riêng biệt ở một thời điểm trong lịch sử, nhưng những người cùng thời với các ông coi nó như là vấn đề chung và vĩnh cửu. Quan điểm của Marx và Engels không chỉ cho rằng những niểm tin như vậy ở trạng thái tốt nhất cũng chỉ là nửa sự thật; chúng hoạt động như một chức năng chính trị quan trọng. Theo một cách khác, việc kiểm soát mà một tầng lớp thực hiện với phương tiện sản xuất gồm không chỉ việc sản xuất lương thực hay hàng hoá chế tạo; nó gồm cả sản xuất ý tưởng (điều này cung cấp một khả năng giải thích tại sao các thành viên của một tầng lớp phụ thuộc có thể giữ các ý tưởng trái ngược với các quyền lợi của chính họ. Vì thế, tuy các ý tưởng đó là sai lầm, chúng cũng hé lộ dưới hình thức quy tắc một số sự thật về các quan hệ chính trị. Ví dụ, dù niềm tin rằng các đồ vật con người tạo ra thực tế có khả năng sản xuất cao hơn chính người tạo ra nó theo nghĩa đen là điều vô lý, nó quả thực phản ánh (theo Marx và Engels) rằng con người ở chủ nghĩa tư bản bị tách khỏi chính khả năng lao động của mình. Một ví dụ khác về kiểu phân tích này là sự hiểu biết của Marx về tôn giáo, đã được tổng kết trong một đoạn ở lời nói đầu tác phẩm năm 1843 của ông Đóng góp vào Chỉ trích Triết học cánh Hữu của Hegel:
“ Đau đớn tôn giáo là, ở một và cùng thời điểm, sự thể hiện sự đau đớn thực và một sự phản kháng chống lại đau đớn thực. Tôn giáo là tiếng thở dài của loài người bị đàn áp, trái tim của một thế giới không trái tim, và linh hồn của những điều kiện vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân. ”
— (Đóng góp vào Chỉ trích Triết học cánh Hữu của Hegel)   
Trong khi luận cương cao học Gymnasium cho rằng tôn giáo có mục tiêu xã hội hàng đầu là khuyến khích sự đoàn kết, ở đây Marx xem xét chức năng xã hội của tôn giáo theo các quan điểm chính trị và kinh tế nổi bật/bảo tồn tương đương. Hơn nữa, ông đưa ra một phân tích về các chức năng lý tưởng của tôn giáo: để phát lộ "một sự ý thức đảo ngược của thế giới." Ông tiếp: "Nó trực tiếp là nhiệm vụ của triết học, mà trong khi phục vụ cho lịch sử, để bộc lộ sự tự ghẻ lạnh trong các hình thức phi thần thánh của nó, một lần nữa tôn giáo, hình thức thần thánh của sự tự ghẻ lạnh của con người đã bị bộc lộ". Với Marx, sự tự ghẻ lạnh phi thần thánh này, "sự mất mát của con người", hoàn thành một khi giai cấp vô sản nhận ra khả năng tiềm tàng của họ trong việc đoàn kết trong sự đoàn kết cách mạng. Kết luận cuối cùng của ông là rằng với Đức, sự giảm phóng con người nói chung chỉ có thể như một sự ngừng sở hữu tư nhân bởi giai cấp vô sản.

Kinh tế chính trị

Marx cho rằng sự liên kết của công việc của con người (và commodity fetishism) hoạt động chính xác như đặc điểm định nghĩa của chủ nghĩa tư bản. Trước chủ nghĩa tư bản, các thị trưởng tồn tại ở châu Âu nơi những nhà sản xuất và các nhà buôn mua và bán hàng hoá. Theo Marx, một phương thức sản xuất tư bản đã phát triển ở châu Âu khi chính lao động trở thành một hàng hoá - khi những người nông dân được tự do bán sức lao động của chính mình - khả năng, và cần phải làm như vậy bởi họ không còn sở hữu đất đai của mình nữa. Mọi người bán sức lao động của mình - khả năng khi họ chấp nhận sự thanh toán trở lại cho bất cứ công việc nào họ làm trong một đơn vị thời gian cho trước (nói cách khác, họ không bán sản phẩm của lao động của mình, mà bán khả năng làm việc). Để đổi lại việc bán lao động - khả năng họ nhận được tiền, cho phép họ tồn tại. Những người phải bán sức lao động - khả năng của mình là "những người vô sản". Người mua sức lao động khả năng, nói chung là là người sở hữu đất đai và công nghệ để sản xuất, là một "nhà tư bản" hay "tư sản". Những người vô sản do vậy sẽ chiếm đa số so với những nhà tư bản.
Marx phân biệt các nhà tư bản công nghiệp khỏi các nhà buôn tư bản. Các nhà buôn mua hàng hoá tại một thị trường và bán chúng tại một thị trường khác. Vì các quy luật cung cầu hoạt động bên trong các thị trường đó, một sự khác biệt thường tồn tại giữa giá của một mặt hàng tại một thị trường này và một thị trường khác. Sau đó, các nhà buôn thực hiện việc buôn bán, và hy vọng có được sự khác biệt giữa hai thị trường đó. Theo Marx, các nhà tư bản, ở mặt khác, lợi dụng ưu thế của sự khác biệt giữa thị trường lao động và thị trường cho bất kỳ mặt hàng nào nhà tư bản có thể sản xuất. Marx quan sát thấy rằng trên thực tế mọi ngành công nghiệp thành công đều có các đơn giá đầu vào thấp hơn đơn giá đầu ra. Marx gọi sự khác biệt đó là "giá trị thặng dư" và cho rằng giá trị này có nguồn gốc từ thặng dư lao động, sự khác biệt giữa cái người công nhân phải có để sống và cái họ có thể tạo ra.
Chủ nghĩa tư bản có thể tạo ra sự tăng trưởng cao bởi nhà tư bản có thể, và có ý muốn, tái đầu tư lợi nhuận vào các công nghệ và thiết bị tư bản mới. Marx coi tầng lớp tư bản là tầng lớp cách mạng nhất trong lịch sử, bởi họ thưởng xuyên cải tiến công cụ sản xuất. Nhưng Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản có khuynh hướng khủng hoảng theo định kỳ. Ông cho rằng cùng với thời gian, những nhà tư bản sẽ đầu tư ngày càng nhiều vào các kỹ thuật mới, và ngày càng ít hơn vào lao động. Bởi Marx tin rằng giá trị thặng dư bị chiếm đoạt từ lao động là nguồn gốc của lợi nhuận, ông kết luận rằng tỷ suất lợi nhuận phải giảm thậm chí khi nền kinh tế tăng trưởng. Khi tỷ suất lợi nhuận giảm dưới một mức nào đó, kết quả sẽ là một sự giảm phát hay khủng hoảng trong đó một số lĩnh vực của nền kinh tế sẽ sụp đổ. Marx cho rằng trong một cuộc khủng hoảng kinh tế như vậy giá lao động cũng sẽ sụt giảm, và cuối cùng khiến không thể đầu tư vào các kỹ thuật mới và sự tăng trưởng của các lĩnh vực của nền kinh tế.
Marx tin rằng sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng sẽ xé rách chu kỳ tăng trưởng, sụp đổ, và tăng trưởng tiếp này. Hơn nữa, ông tin rằng về dài hạn quá trình này sẽ tăng cao và làm tăng cường sức mạnh cho tầng lớp tư bản và làm khốn khó tầng lớp vô sản. Ông tin rằng nếu tầng lớp vô sản nắm được phương tiện sản xuất, họ sẽ khuyến khích các quan hệ xã hội để mọi người đều được có lợi ích một cách công bằng, và một hệ thống sản xuất ít bị ảnh hưởng hơn bởi các cuộc khủng hoảng định kỳ. Ông đặt ra lý thuyết rằng giữa chủ nghĩa tư bản và việc thành lập một hệ thống xã hội chủ nghĩa, có một sự chuyên chính của tầng lớp tư sản - một giai đoạn khi tầng lớp lao động giữ quyền lực chính trị và bắt buộc xã hội hoá các phương tiện sản xuất - tồn tại. Và ông đã viết trong cuốn "Chỉ trích Chương trình Gotha" của mình, "giữa xã hội tư bản và cộng sản có một giai đoạn chuyển tiếp cách mạng từ xã hội này tới xã hội kia. Tương ứng với nó cũng là một giai đoạn chuyển tiếp chính trị trong đó nhà nước có thể không là gì mà chỉ là sự chuyên chính cách mạng của tầng lớp vô sản." Tuy ông cho phép khả năng chuyển tiếp hoà bình ở một số quốc gia có các thể chế dân chủ mạnh (như Anh Quốc, Hoa Kỳ và Hà Lan), ông cho rằng ở các quốc gia khác với các truyền thống nhà nước tập trung mạnh, như Pháp, Đức, "đòn bẩy cuộc cách mạng của chúng ta phải là bạo lực."

Ảnh hưởng của Marx

“ Công lao của Marx là ông đã bất ngờ tạo ra sự thay đổi về lượng trong lịch sử tư tưởng xã hội. Ông giải thích lịch sử, hiểu sự vận động của nó, dự đoán tương lai, nhưng ngoài việc dự đoán nó, ông đã thể hiện một quan niệm cách mạng: thế giới không chỉ cần được giải thích, nó phải được chuyển đổi. ”
— Che Guevara, Nhà cách mạng Marxist  
“ Việc Mác phát hiện ra những quy luật của sự phát triển xã hội đã cho ta chìa khóa để quản lý một cách khoa học các quá trình xã hội vì lợi ích của con người. Nhưng cũng cần nhấn mạnh – theo Mác – chỉ có thể quản lý một cách khoa học các quá trình xã hội sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sau khi thủ tiêu chế độ tư hữu, xã hội hóa nền sản xuất trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chỉ có hoàn thành những cải cách xã hội chủ nghĩa mới xóa bỏ được tính tự phát và bảo đảm được sự phát triển theo kế hoạch nền sản xuất và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội ”
— PGS-TS Nguyễn Văn Nam   

Tượng đài Karl Marx và Friedrich Engels tại Marx-Engels-Forum, Berlin-Mitte
Tác phẩm của Marx và Engels đề cập tới rất nhiều chủ đề và có một sự phân tích phức tạp về lịch sử và xã hội về các quan hệ giai cấp. Những người theo Marx và Engels đã lấy từ tác phẩm này để đề ra những lý thuyết tương lai to lớn và liên kết được gọi là "Chủ nghĩa Marx". Tuy nhiên, những người Marxist thường tranh luận lẫn nhau về cách giải thích các tác phẩm của Marx và cách để áp dụng những ý tưởng của ông vào các sự kiện và điều kiện hiện thời của họ. Sinh thời, Marx cho rằng những người xưng là "Marxist" khi đó thật ra chỉ là những kẻ không thật sự hiểu tư tưởng Marx, mà miêu tả và chủ nghĩa này một cách "nông cạn, hời hợt, thậm chí lệch lạc, mang tính chất biếm hoạ". Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam cũng ghi nhận "Họ là những kẻ kiếm chác lợi lộc, danh vị ở các luận điểm đó, và họ lại tạo thành những bè phái, tự nhận là macxit". Hơn nữa, cũng cần phân biệt giữa "Chủ nghĩa Marx" và "cái Marx tin tưởng"; ví dụ, ngay trước khi ông mất năm 1883, Marx đã viết một bức thư cho nhà lãnh đạo công nhân Pháp Jules Guesde, và cho con rể của mình là Paul Lafargue, buộc tội họ "revolutionary phrase-mongering" và thiếu niềm tin ở giai cấp lao động. Sau khi đảng Pháp chia rẽ thành một đảng cải cách và cách mạng, một số người buộc tội Guesde (lãnh đạo đảng cách mạng) đã nhận mệnh lệnh từ Marx; Marx đã lưu ý Lafargue, "nếu đó là Chủ nghĩa Marx, thì tôi không phải là một người Marxist" (trong một bức thư gửi Engels, Marx sau này buộc tội Guesde là một "Bakuninist").
Đặc biệt, mọi người đã sử dụng từ "Marxist" theo một trong hai cách:
  1. để miêu tả những người dựa vào ngôn ngữ ý tưởng của Marx (ví dụ: "phương thức sản xuất", "giai cấp", "commodity fetishism") để hiểu chủ nghĩa tư bản và các xã hội khác; hay:
  2. để miêu tả những người coi cuộc cách mạng công nhân là phương tiện duy nhất tới một xã hội cộng sản.
Một số người, đặc biệt trong giới hàn lâm, những người chấp nhận hầu hết lý thuyết của Marx, nhưng không phải tất cả sự ứng dụng của nó, tự gọi mình là "Marxian" để thay thế.
Sáu năm sau cái chết của Marx, Engels và những người khác đã thành lập "Quốc tế cộng sản hai" như một cơ sở để tiếp tục hoạt động chính trị. Tổ chức này chứng tỏ thành công hơn nhiều so với Quốc tế cộng sản một: nó bao gồm các đảng công nhân, đặc biệt là Đảng Dân chủ Xã hội Đức lớn và thành công, chủ yếu thể hiện một viễn cảnh Marxist. Quốc tế cộng sản hai sụp đổ năm 1914, tuy nhiên, một phần bởi một số thành viên đã quay sang với "chủ nghĩa xã hội cách mạng" của Edward Bernstein, và một phần bởi những sự chia rẽ do Thế chiến I gây ra.
Thế chiến I cũng dẫn tới cuộc Cách mạng Nga năm 1917, trong những giai đoạn sau này của nó một nhóm ly khai cánh tả của Quốc tế cộng sản hai, nhóm Bolshevik, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin, lên nắm quyền lực. Cách mạng Nga đã khuyến khích công nhân trên khắp thế giới lập ra "Quốc tế cộng sản ba" Bolshevik. Lenin hiện diện như một người thừa kế chính trị và triết học của Marx, và đã phát triển một chương trình chính trị, được gọi là "Chủ nghĩa Lenin" hay "Chủ nghĩa Bolshevik", kêu gọi cách mạng có tổ chức và được lãnh đạo bởi một tổ chức trung ương tiền phong "Đảng Cộng sản".
Marx tin rằng cách mạng vô sản sẽ diễn ra trước hết ở những xã hội công nghiệp tiên tiến như Pháp, Đức và Anh, nhưng Lenin cho rằng trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc, và bởi "quy luật phát triển không đều", theo đó nước Nga một mặt có một xã hội nông nghiệp lạc hậu, nhưng mặt khác lại có một trong số những vấn đề mới nhất của nền công nghiệp, "dây xích" có thể đứt ở điểm yếu nhất của nó, đó là, trong cái gọi là các quốc gia "lạc hậu", và sau đó gây ra cách mạng tại các xã hội công nghiệp phát triển tại châu Âu, nơi xã hội đã sẵn sàng cho chủ nghĩa xã hội, và sau đó nó lại giúp đỡ trở lại cho nhà nước công nhân tại Nga.
Karl Marx và Friedrich Engels đã có một bình luận đáng chú ý trong lời nói đầu của ấn bản tiếng Nga cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
“ Hiện tại vấn đề là: liệu obshchina Nga, dù vẫn còn rất yếu ớt, đã là một hình thức sở hữu ruộng đất tập thể, chuyển trực tiếp tới hình thức cao hơn là sở hữu tập thể Cộng sản? Hay, trái lại, đầu tiên nó phải trải qua cùng quá trình tan rã như các cấu thành của tiến trình lịch sử của phương Tây? Câu trả lời duy nhất cho câu hỏi đó ở thời điểm hiện tại có thể là: Nếu Cách mạng Nga trở thành một tín hiệu của một cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây, vì thế cả hai sẽ bổ sung cho nhau, phương thức sở hữu chung ruộng đất hiện nay ở Nga có thể là một điểm khởi đầu cho một sự phát triển cộng sản.  ”
— (Marx và Engels, Lời nói đầu ấn bản tiếng Nga của Tuyên ngôn Cộng sản)    
“  Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. ”
— V. I. Lenin   
Những lời của Marx đã là điểm khởi đầu cho Lenin, người, cùng với Trotsky, luôn tin rằng cách mạng Nga phải trở thành một "tín hiệu cho một cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây". Những người ủng hộ Trotsky cho rằng sự thất bại của cách mạng ở phương Tây (theo những sự kiện đã được Marx dự đoán) để giúp đỡ cuộc cách mạng Nga sau năm 1917 đã dẫn tới sự xuất hiện của Chủ nghĩa Stalin và đã đặt ra khuôn khổ của lịch sử loài người trong bảy mươi năm.

Đồng 100 Mark der DDR được sử dụng tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Những đồng tiền giấy 100 với chân dung Marx đã được lưu hành từ năm 1964 cho tới khi thống nhất tiền tệ với Tây Đức tháng 7 năm 1990.
Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông cũng tự thể hiện mình là một người thừa kế của Marx, nhưng cho rằng những người nông dân - không chỉ những người công nhân - có thể đóng vai trò lãnh đạo trong một cuộc cách mạng vô sản, thậm chí tại các quốc gia thuộc thế giới thứ ba với đặc điểm là chủ nghĩa phong kiến nông dân và sự vắng mặt của những người công nhân công nghiệp. Mao Trạch Đông gọi nó là Cách mạng Dân chủ Mới. Chủ nghĩa Marx-Lenin như được thể hiện bởi Mao Trạch Đông được quốc tế gọi là "chủ nghĩa Mao".
Dưới thời Joseph Stalin, chính quyền Liên Xô đã thực hiện những chính sách sai lầm, đồng thời tệ sùng bái cá nhân trở nên phổ biến[36] (xem thêm bài Đại thanh trừngVề sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó). Những người theo chủ nghĩa chống cộng không cho rằng những sai lầm trong công cuộc phát triển chủ nghĩa cộng sản là do chủ ý của người thực hiện chúng, mà chứng tỏ bộ mặt thật của chủ nghĩa Marx. Các quốc gia phương Tây có khuynh hướng theo chủ nghĩa tư bản khuyến khích cảm giác này, và bối cảnh chính trị thời Chiến tranh Lạnh cũng vậy. Quả thực, luôn có những giọng điệu bất đồng quan điểm với Marx—những người theo chủ nghĩa Marx của Quốc tế Cộng sản hai cũ, những người Cộng sản cánh tả chia rẽ khỏi Quốc tế Cộng sản ba ngay sau sự thành lập của nó, và sau này là Leon Trotsky và những người ủng hộ ông, đã lập ra một "Quốc tế Cộng sản bốn" năm 1938 để cạnh tranh với Quốc tế Cộng sản của Stalin, tuyên bố đại diện cho chủ nghĩa Bolshevik đích thực.

Tượng của Marx và Engels tại Vườn Tượng, Budapest.
Từ hoàn cảnh của Quốc tế Cộng sản hai trong thập niên 1920 và 1930, một nhóm những người theo chủ nghĩa Marx bất đồng đã thành lập Viện Nghiên cứu Xã hội tại Đức, trong số đó có Max Horkheimer, Theodor Adorno, Erich Fromm, và Herbert Marcuse. Với tư cách một nhóm, những tác giả này đã được gọi là Trường phái Frankfurt. Trường phái tư tưởng của họ, được gọi là Lý thuyết Phê phán, đại diện cho một kiểu chỉ trích triết học và văn hoá Marxist có ảnh hưởng mạnh bởi Hegel, Freud, Nietzsche, và Max Weber.
Trường phái Frankfurt chia rẽ với những người theo chủ nghĩa Marx thời kỳ đầu, gồm cả Lenin và những người Bolshevik ở nhiều khía cạnh quan trọng. Đầu tiên, thời ấy viết về sự gia tăng uy thế của chủ nghĩa Stalin, họ đã đưa ra những nghi ngờ về ý tưởng truyền thống Marxist về ý thức giai cấp của tầng lớp vô sản. Thứ hai, không giống những người Marxist thời kỳ đầu, đặc biệt là Lenin, họ phản đối thuyết định mệnh kinh tế. Dù Trường phái Frankfurt trở nên rất có ảnh hưởng, cả những người theo chủ nghĩa Marx chính thống và một số người khác tham gia vào hoạt động chính trị đã chỉ trích công việc của họ vì đã chia rẽ lý thuyết Marxist khỏi cuộc đấu tranh thực tế và đưa chủ nghĩa Marx vào một khuôn khổ hoàn toàn hàn lâm.
Những người theo chủ nghĩa Marx nổi bật trong cùng thời kỳ gồm cả Georg LukácsAntonio Gramsci thuộc Quốc tế Cộng sản ba, thường gộp vào một nhóm cùng Trường phái Frankfurt dưới thuật ngữ "Chủ nghĩa Marx phương Tây". Marx cũng gây một ảnh hưởng quan trọng tới nhà triết học và phê bình văn học Đức Walter Benjamin, một người thỉnh thoảng liên kết với Adorno và Trường phái Frankfurt.
Năm 1949 Paul Sweezy và Leo Huberman đã thành lập Monthly Review, một tờ báo và tạp chí, để đưa ra tư tưởng Marx tại Hoa Kỳ độc lập với Đảng Cộng sản Hoa Kỳ.
Năm 1978, G. A. Cohen đã tìm cách bảo vệ tư tưởng Marx như một lý thuyết khoa học và có hệ thống của lịch sử bằng cách khởi động lại các giáo điều trung tâm của nó bằng ngôn ngữ triết học phân tích. Điều này đã làm phát sinh Chủ nghĩa Mác Phân tích, một phong trào hàn lâm cũng bao gồm Jon Elster, Adam PrzeworskiJohn Roemer. Bertell Ollman trở thành một nhà vô địch khác về Marx trong phạm vi hàn lâm Anh ngữ, tương tự như Shlomo Avineri người Israel.
Trong cuốn Das Kapital của Marx (2006), người viết tiểu sử Francis Wheen đã lặp lại quan sát của David McLellan rằng bởi chủ nghĩa Marx không giành thắng lợi ở pưhơng Tây, "nó đã không bị chuyển thành một triết lý chính thức và vì thế trở thành chủ đề của sự nghiên cứu nghiêm túc mà không bị các phương tiện kiểm soát của chính phủ ngăn cản".
Các quốc gia sau ở một số thời điểm trong lịch sử từng có các chính phủ với sự lãnh đạo ít nhất trên danh nghĩa là theo chủ nghĩa Marx (các quốc gia được in đậm vẫn đang có chính phủ đó ở thời điểm năm 2009): Albania, Afghanistan, Angola, Bulgaria, Trung Quốc, Cuba, Síp, Tiệp Khắc, Đông Đức, Ethiopia, Hungary, Lào, Moldova, Mông Cổ, Nepal, Mozambique, Nicaragua, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ba Lan, România, Nga, Nam Tư, Việt Nam. Ngoài ra, các bang Kerala, TripuraTây Bengal tại Ấn Độ cũng từng có các chính phủ theo chủ nghĩa Marx.
Các đảng chính trị và các phong trào Marxist đã suy giảm đáng kể về ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, với một số ngoại lệ, có lẽ đáng chú ý nhất là Nepal. Ngoài ra, sau khi Liên Xô đã sụp đổ nhưng tại châu Mỹ, hàng triệu người vẫn chống đối mô hình tự do mới của chế độ tư bản, mà đi theo con đường độc lập. Chính quyền Venezuela tuyên bố đất nước này thực hiện công cuộc phát triển xã hội chủ nghĩa vào thế kỷ XXI. Tại Bolivia, chính quyền đã thực hiện quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí.

Đánh giá về Marx

Năm 1999, ĐH Cambridge (Anh) công bố bình chọn nhà tư tưởng số một thiên niên kỷ, kết quả là Marx đứng đầu, còn Einstein, nhà khoa học lớn đứng thứ hai.
Tháng 7 năm 2005, với câu hỏi tương tự, 27.9% thính giả trong một cuộc thăm dò ý kiến của chương trình In Our Time trên kênh Radio 4 của BBC đã chọn Marx là nhà tư tưởng ưa thích của họ, và vẫn là đứng đầu.. David Hume, nhà triết học Scotland đứng thứ hai chỉ đạt 12,6% số phiếu, đứng xa sau Marx.
Trong cuộc bình chọn 100 nhân vật vĩ đại nhất lịch sử Đức, Marx đứng thứ 3, chỉ sau Konrad Adenauer (thủ tướng Tây Đức giai đoạn 1949-1963) và Martin Luther, người sáng lập ra đạo Tin Lành
Tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, sau khi thực hiện một cuộc khảo sát, người ta nhận thấy rằng số người biết Karl Marx là ai chiếm đến 100% dân số Trung Quốc, họ cho rằng tư tưởng Marx quả là tư tưởng đã làm cho lịch sử nhân loại có sự chuyển biến. Người cha đẻ của chủ nghĩa Marx này được xem là "người thầy của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới".

Phê bình

Kinh tế

Nhiều người đề xướng chủ nghĩa tư bản đã coi chủ nghĩa tư bản là công cụ hiệu quả hơn trong việc tạo ra và phân phối tài sản so với chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản, hay đã thể hiện sự chia tách giàu nghèo như sự lo ngại của Marx và Engels chỉ là một hiện tượng nhất thời. Một số người chỏ rằng tính tư lợi và nhu cầu sở hữu tư bản là một tính chất sẵn có của cách hành xử của con người, chứ không phải bị gây ra bởi việc chấp nhận chủ nghĩa tư bản hay bất kỳ một hệ thống kinh tế riêng biệt nào khác và rằng những hệ thống kinh tế khác nhau phản ánh những sự đáp ứng khác nhau của xã hội với thực tế này. Trường phái Áo về kinh tế đã chỉ trích việc Marx sử dụng lý thuyết giá trị thặng dư lao động. Ngoài ra, sự đàn áp chính trị và các vấn đề kinh tế của nhiều nhà nước Cộng sản lịch sử đã làm giảm sút khá nhiều danh tiếng của Marx ở phương Tây, đặc biệt sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và của Liên bang Xô viết. John Maynard Keynes coi chủ nghĩa Marx là một học thuyết phi lô gíc và gọi cuốn Das Kapital là "một cuốn sách lỗi thời mà tôi biết không chỉ có nhiều lỗi về mặt khoa học mà còn không được quan tâm hay có thể áp dụng vào thế giới hiện đại."
Tuy sự tàn phá kinh tế của cuộc Đại Giảm phát trong thập niên 1930 đã làm gia tăng lời kêu gọi tới chủ nghĩa Marx ở các quốc gia phát triển, sự phục hồi kinh tế sau đó và việc chính phủ áp dụng các biện pháp cứu vãn đã làm giảm sút tầm ảnh hưởng của nó. Trái lại, chủ nghĩa Marx trở nên đặc biệt có ảnh hưởng tại các xã hội phong kiến và chưa phát triển về công nghiệp như nước Nga thời Sa hoàng trước năm 1917, nơi cuộc Cách mạng Bolshevik đã chứng tỏ là một sự thành công.

Hệ thống

Những người khác chỉ trích Marx từ khía cạnh triết lý khoa học. Karl Popper chỉ trích các lý thuyết của Marx là không có tính khả thi, điều mà ông tin là xuất phát từ một số khía cạnh lý luận lịch sử và chính trị xã hội phi khoa học của Marx; tiêu chuẩn tính khả thi của Popper, dù rất có ảnh hưởng, cũng đã bị chứng minh có thể gây tranh cãi. Popper cũng chỉ trích Marx về 'chủ nghĩa lịch sử'; nghĩa là, việc giả định rằng sự phát triển của những xã hội loài người tuân theo một bộ quy luật cố định và có thể thấy trước.
Murray Rothbard cho rằng "...Marx không bao giờ tìm cách đưa ra một câu trả lời. Quả thực ông không thể, bởi nếu ông gắn tình trạng kỹ thuật hay sự thay đổi công nghệ với những hành động của con người, của con người cá nhân, toàn bộ hệ thống của ông sẽ sụp đổ. Với ý thức của loài người, và ý thức cá nhân với điều đó, thì khi ấy mới xác định phương thức sản xuất chứ không phải cách thức khác theo hình tròn." Tuy nhiên, bài viết Lời nói đầu cho một sự đóng góp vào việc phê bình Kinh tế chính trị nổi tiếng của Marx phát biểu rằng "Trong sự sản xuất xã hội của sự tồn tại của nó, con người không tránh được phải tham gia vào những quanh hệ xác định, phụ thuộc vào ý chí của họ, nói rõ ra là những quan hệ sản xuất thích ứng với một giai đoạn cho trước trong sự phát triển các lực lượng sản xuất vật chất của họ." Marx đã gắn một cách rõ ràng các lực lượng sản xuất và sự phát triển của chúng với những hành động của loài người, nhưng nhấn mạnh bản chất xã hội của sự phát triển này, dựa trên nhu cầu, nhu cầu phải duy trì sự tồn tại của con người, vì thế phát triển "độc lập của ý chí của họ", như các cá nhân, và vì thế ảnh hưởng ngược lại tới cá nhân theo những cách phản ứng các điều kiện xã hội cho trước.

Từ cánh Tả

Những người cánh tả đã thể hiện sự chỉ trích chủ nghĩa Marx. Henry George (1839–1897), người cùng thời với Marx, tuyên bố rằng nếu các ý tưởng của Marx được thử nghiệm, sự trấn áp chính trị sẽ là kết quả không thể tránh khỏi.[cần dẫn nguồn]
Nhà triết học cánh tả Peter Singer, trong cuốn sách Một người Darwin cánh Tả, đã đặt nghi vấn quan điểm Marxist về bản chất con người là rất dễ thay đổi. Nhà khoa học Lionel Tiger cũng đã trình bày lý lẽ chống lại quan điểm Marxist về bản chất con người. Lionel Tiger cho rằng những tuyên bố Marxist đã không thể loại bỏ và trao quyền lực cho giai cấp vô sản bởi chủ nghĩa xã hội Marxist không nhận ra rằng bởi con người đã được thừa hưởng khuynh hướng cạnh tranh và chuyên chế từ những tổ tiên thời nguyên thuỷ của mình trong một hệ thống "kiểm tra và cân bằng" và những hạn chế với việc cá nhân giành lấy quyền lực và tài sản là cần thiết để duy trì một xã hội xã hội chủ nghĩa quân bình.
Ngoài ra, những nhà tư tưởng cánh tả như Mikhail Aleksandrovich Bakunin - nhà cách mạng vô chính phủ Nga, người có chủ trương "xóa bỏ giai cấp, đưa mọi của cải vào làm của chung, thủ tiêu Nhà nước và mọi quyền lực" - đã chỉ trích Marx về những thành phần chuyên chính trong triết lý của ông và miêu tả ông như là một kẻ "thân chính phủ Bismarck" bị ám ảnh với việc nắm quyền lực quốc gia.

Marx và chống Xê mít

Một số nhà bình luận, như Bernard Lewis, Edward H. FlanneryHyam Maccoby, đã coi Về Vấn đề Do Thái của Marx như một tác phẩm chống xê mít, và xác định những tính chất chống xê mít trong các tác phẩm đã xuất bản và tác phẩm riêng của ông. Theo họ, Marx coi người Do Thái như một hiện thân của chủ nghĩa tư bản và là những người tạo ra các tính chất ma quỷ của nó. Theo quan điểm của họ, sự đánh đồng chủ nghĩa Do Thái với chủ nghĩa tư bản của Marx, cùng với những tuyên bố của ông về người Do Thái, đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các phong trào xã hội chủ nghĩa và định hình nên thái độ và chính sách của họ với người Do Thái. Theo những ý kiến của các học giả này, tác phẩm Về Vấn đề Do Thái của Marx đã ảnh hưởng tới chủ nghĩa Phát xít, cũng như các tình cảm chống xê mít của Liên bang Xô viết và người Ả Rập. Albert LindemannHyam Maccoby đã cho rằng Marx cảm thấy bối rối vì lý lịch Do Thái của mình.
Những tác gia trên thường trích dẫn đoạn sau trong Về Vấn đề Do Thái để làm cơ sở cho lý luận của mình:
“ Đâu là căn bản thế tục của chủ nghĩa Do Thái? Nhu cầu thực tế, tính ích kỷ. Đâu là sự sùng bái thế tục của người Do Thái? Mặc cả. Cái gì là vị thần thế tục của họ? Tiền. Khi ấy thì, một sự giải phóng khỏi sự mặc cả và tiền bạc, từ thực tế, chủ nghĩa Do Thái đích thực sẽ là tự giải phóng khỏi thời đại của chúng ta... ...Giải phóng xã hội của người Do Thái là giải phóng xã hội khỏi chủ nghĩa Do Thái.
Mặt khác, Giáo sư khoa học chính trị Iain Hamphsher-Monk đã viết trong tác phẩm của mình: "Tác phẩm này [Về Vấn đề Do Thái] đã được nêu ra như một bằng chứng về cái được cho là tình cảm chống xê mít của Marx, nhưng chỉ việc đọc nó một cách hời hợt mới có thể dẫn tới một sự giải thích như vậy." Tương tự, McLellan và Francis Wheen cho rằng các độc giả phải hiểu Về Vấn đề Do Thái trong bối cảnh các cuộc tranh cãi của Marx với Bruno Bauer, tác giả của Vấn đề Do Thái, về sự giải phóng Do Thái ở Đức. Francis Wheen nói: Những chỉ trích đó, ai coi nó như một tiền thân của 'Mein Kampf', bỏ sót một điều, điểm quan trọng: bỏ qua sự vụng về trong cách viết và sự thô thiển của bản in, tác phẩm trên thực tế được viết như một sự bảo vệ dành cho người Do Thái. Đó là sự đáp lại với Bruno Bauer, người đã cho rằng người Do Thái không nên được trao đầy đủ các quyền dân sự và tự do trừ khi họ được rửa tội để trở thành các tín đồ Thiên chúa.
Theo McLellan, Marx đã sử dụng từ Judentum theo cách thông tục, với nghĩa thương mại, cho rằng người Đức phải chịu đựng, và phải được giải phóng khỏi, chủ nghĩa tư bản. McLellan kết luận rằng độc giả phải hiểu nửa sau của cuốn tiểu luận như một sự chơi chữ mở rộng làm thiệt hại cho Bauer.
Jonathan Sacks, Chief Rabbi ở Anh, coi việc áp dụng thuật ngữ "chủ nghĩa chống xê mít" cho Marx như một sự sai lầm —bởi Marx khi viết Về Vấn đề Do Thái, rõ ràng mọi nhà triết học lớn đều thể hiện các khuynh hướng chống xê mít, nhưng từ "chủ nghĩa chống xê mít" vẫn chưa được đặt ra, bỏ mặc phát triển một thành phần chủng tộc, và ít sự hiểu biết tồn tại về tầm mức của thiên kiến của người châu Âu chống người Do Thái. Vì thế Marx chỉ đơn giản thể hiệm tư tưởng chung của thời kỳ của mình.

Các tác phẩm tiêu biểu của Karl Marx và Friedrich Engels

  • Lời đầu của góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel
  • Bản thảo kinh tế - triết học 1844
  • Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
  • Gia đình thần thánh
  • Hệ tư tưởng Đức
  • Sự khốn cùng của Triết học
  • Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 1848
  • Tư bản luận
  • Phê phán cương lĩnh Gôta
  • Chống Đuyrinh
  • Nguồn gốc gia đình
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 07:04, ngày 21 tháng 2 năm 2014.

Friedrich Engels

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Friedrich Engels
Thời đại Triết gia thế kỷ 19
Lĩnh vực Triết học phương Tây
Friedrich Engels (Phát âm tiếng Việt là Phridrich Ăngghen) (Sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 mất ngày 5 tháng 8 năm 1895) nhà lí luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. Ông cùng với Karl Marx và là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Engels cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Karl Marx mất.
Ngoài những công trình chung với Marx, ông còn viết nhiều tác phẩm khoa học có giá trị như: "Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước", "Về lịch sử người German cổ đại", "Chống Duhring", "Biện chứng của tự nhiên", v.v... Ngoài ra, cuốn "Tác dụng của lao động chuyển hoá vượn thành người" cũng là một công trình khoa học tuyệt vời góp phần giải thích nguồn gốc hình thành và phát triển của loài người.

Cuộc đời


Trong thời gian ở Anh

Friedrich Engels năm 1856

Friedrich Engels (1862)

Friedrich Engels vào 1891
Friedrich Engels sinh ở Barmen, tỉnh Rhine của Vương quốc Phổ (hiện nay là một phần của Wuppertal, nước Đức). Ông là con trai trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt giàu có người Đức.. Thân phụ ông là một chủ tư bảnlớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng về chính kiến thì rất bảo thủ. Mẹ ông là một trí thức kinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Ông ngoại của Engels là một giáo sư đại học về ngôn ngữ học, thường kể cho cháu ngoại mình nghe chuyện về các anh hùng trong các thần thoại Hy Lạp cổ đại và trong các truyền thuyết dân gian Đức.
Lúc Friedrich Engels vừa chào đời, thân mẫu không hứng thú gì với việc cha ông đã đặt tên cho ông là Friedrich, theo tên của vua Friedrich II Đại đế nước Phổ. Khác với cha ông, mẹ của Engels muốn lấy tên Johann Wolfgang Von Goethe - một đại thi hào và nhà thông thái người Đức để đặt cho con trai.[1] Ngay từ khi còn bé, Engels đã bộc lộ tính cách độc lập, sống trong một gia đình tư bản giàu có, những lời dạy bảo nghiêm khắc của cha và những sự đe doạ trừng phạt không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng. Đến năm 14 tuổi, Engels học ở trường tại thành phố Barmen. Học ở bậc trung học, ông luôn suy nghĩ, nêu nghi vấn rồi tự tìm đọc thêm để tự giải đáp cho mình. Ông có một châm ngôn là “Tôi nghi ngờ những gì mà tôi chưa rõ”.
Do nhu cầu tra cứu, ông đã đọc thêm rất nhiều ngoại ngữ. Ông đã sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ, mới 17 tuổi mà Engels đã biết 15 ngoại ngữ, nói viết thông thạo tiếng La tinh, Cổ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Italya. Ngoài ra còn có thể đọc được các thứ tiếng Xcandinaves, Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ireland mà trên khắp Trái Đất chỉ có 550 người nói.
Vào tháng 10 năm 1834, Engels được cho đi học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Khi còn là học sinh trung học, Engels đã căm ghét sự chuyên chế và độc đoán của giới quan lại, ông kiên trì tự học, nuôi ý chí làm khoa học và hoạt động cải biến xã hội bằng cách mạng.
Vào năm 1838, theo yêu cầu của bố, ông phải dời trường trung học khi chưa tốt nghiệp và được gửi đến làm việc với vai trò một thư ký không công ở văn phòng thương mại tại thành phố cảng Bremen năm 1838. Trong thời gian này ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca, cũng trong thời gian này, Engels bắt đầu tiếp cận các tác phẩm triết học của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, một triết gia đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền triết học Đức thời gian đó. Ông say mê nghiêm cứu về bộ môn này.
Tháng 9 năm 1838, ông đã xuất bản tác phẩm đầu tiên có tựa đề The Bedouin, trong Bremisches Conversationsblatt Số 40. Ông cũng bận rộn với lĩnh vực văn chương khác và các tác phẩm báo chí.. Cũng trong thời gian này, Engels cũng đã có tác phẩm về báo chí đầu tiên của mình trong bài báo có tựa đề "Những bức thư từ Vesphalia" công bố vào tháng 3 năm 1839. Trong tác phẩm này, ông đã phê phán những chủ xưởng sùng đạo, đồng thời thể hiện rõ thiện cảm đối với công nhân. Bài báo đầu tiên này đã thể hiện tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần của ông.
Tháng 9 năm 1841, Engels đến Berlin gia nhập Quân đội Phổ theo diện nghĩa vụ quân sự, được biên chế vào binh đoàn Pháo binh Ngự lâm, ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những năm sau, ông rất cần đến nó. Nhờ địa vị này ông đã có điều kiện để lui tới Berlin nơi ông tham gia theo dõi các bài giảng trong trường đại học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo. Vào thời điểm này, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hegel trẻ Cuối năm này, Engels đã được tiếp cận tác phẩm Bản chất đạo Cơ Đốc của Fuerbac, tác phẩm nổi tiếng này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới quan của ông.
Mùa xuân 1842, Engels bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh) và xuất bản một vài bài trên Nhật báo sông Rhein.. Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ báo Engels đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức.
Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Engels mãn hạn phục vụ trong quân đội, từ Berlin ông trở về Barmen. Một tháng sau vào tháng 11 năm 1842, ở tuổi 22, Engels đã được gửi đến Manchester, Anh để làm việc cho một công ty dệt Ermen and Engels, nơi cha của ông là một cổ đông để thực tập buôn bán. Trên đường sang Anh, Engels đã ghé thăm trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Kioln và tại đây, ông đã lần đầu tiên gặp Marx, Tổng biên tập tờ báo này. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai người được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xoá bỏ Chủ nghĩa tư bản, xây dựng Chủ nghĩa cộng sản.
Nhìn chung, trong thời gian này, những tác phẩm của Engels chủ yếu tập trung vào phê phán quan điểm của Sherling, một giáo sư và là triết học Đức trong thời kỳ này. Ông vẫn đứng trên lập trường duy tâm của triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Ví dụ: Ông cho rằng, cái gọi là lợi ích vật chất không bao giờ có thể xuất hiện trong lịch sử với tính cách là những mục đích độc lập, chủ đạo, những bao giờ cũng phục vụ một cách tự giác hoặc không tự giác cho cái nguyên tắc đang dẫn đường cho tiến bộ của lịch sử. Nhưng ông bắt đầu cảm thấy sự mâu thuẫn giữa tính cách mạng và bảo thủ trong triết học của Hegel, đồng thời cũng thấy tính triệt để hơn của triết học theo trường phái của Ludwig Andreas Feuerbach so với trường phái triết học của Hegel.
Trong thời gian hai năm sống ở Manchester từ mùa thu năm 1842, việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển của chính trị nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới dẫn đến việc chuyển biến căn bản trong thế giới quan và lập trường quan điểm chính trị của ông từ một người duy tâm về triết học và là những nhà dân chủ cách mạng về quan điểm chính trị để dần trở thành một người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và là một người cộng sản. Ông đã đi thăm những nơi công nhân sống chen chúc trong cảnh nghèo nàn, bẩn thỉu. Ông đã tìm đọc tất cả những gì người trước đã viết về cuộc sống của công nhân. Cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh của ông đã miêu tả một cách chân thực và sâu sắc nhất cuộc sống khốn cùng của giai cấp công nhân. Chính Engels, lần đầu tiên đã phát hiện ra rằng, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp đau khổ trong xã hội tư bản, mà còn là giai cấp có sứ mệnh đấu tranh cho sự giải phóng cuối cùng của mình, đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.
Cũng trong thời gian ở Anh, dù phải tất bật với việc buôn bán nhưng ông vẫn không ngừng nghiên cứu viết bài cho tạp chí sông Rhinne từ nước Anh như: Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị là tác phẩm Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học, trong đó ông đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản, Tình cảnh nước Anh, Thomas Carley, Quá khứ và hiện tại, "Alexhsander Iung: Những bài giảng về văn học hiện đại của người Đức"... Đặc biệt là bài báo "Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh năm 1844" (1844) đã phân tích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản. Ông còn tham gia viết bài cho tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức (tháng 2 năm 1844) của A. Ruge. Các bài báo này đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản.
Các tác phẩm này đã cho thấy Engels đã hoàn tất quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Khi đánh giá về cuộc cách mạng xảy ra ở nước Anh, ông viết: "Cuộc cách mạng ấy là tất yếu đối với nước Anh, nhưng cũng như tất cả mọi việc xảy ra ở Anh, cuộc cách mạng đó sẽ' được khởi đầu và tiến hành vì những lợi ích, chứ không phải vì những nguyên tắc, các nguyên tắc chỉ có thể phát triển từ lợi ích, tức là cách mạng sẽ không phải là cách mạng chính trị, mà là cách mạng xã hội". Ông cũng đã đứng trên lập trường duy vật và cộng sản để phê phán kinh tế chính trị học của nhà kinh tế học Adam SmithDavid Ricardo đồng thời cũng vạch trần quan điểm chính trị của Thomas Carley, một người phê phán chủ nghĩa tư bản trên lâp trường của giai cấp phong kiến.
Trong thời gian sống ở Paris, Engels quan tâm nhiều đến hoạt động của Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản và trở thành Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những lãnh đạo Câu lạc bộ công nhân Đức (Tháng 3 năm 1848) do Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản lập ra.
Tháng 3 năm 1848, cùng với Marx, Engels thảo ra Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức được Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức. Tháng 4 năm 1848 ông cùng với Marx trở về Đức tham gia cuộc cách mạng Đức.
Ngày 20 tháng 5 năm 1848 Engels đến cùng với Marx chuẩn bị xuất bản tờ Neue Rheinische Zeitung. Engels tham gia viết các bài xã luận, bài điểm tình hình chính trị. Tháng 10 năm 1848 ông đi Bỉ để tránh lệnh truy nã của chính quyền Phổ nhưng ông không được phép cư trú chính trị. Engels lại đến Paris sau đó sang Thụy Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàn công nhân Đức, ông được bầu vào Uỷ ban trung ương của tổ chức này.
Tháng giêng năm 1849 ông trở về Đức tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi cuộc đấu tranh bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức (vào tháng 5 năm 1849) Engels đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạng tiến hành cuộc khởi nghĩa.
Ngày 10 tháng 5 năm 1849, Engels đến Elberfeld và được sung vào Ban quân sự. Engels đưa ra một kế hoạch để triển khai cuộc đấu tranh cách mạng dấy lên thành phong trào toàn nước Đức. Trong thời kỳ này, ông tham gia trực tiếp bốn trận đánh lớn, trong đó có trận Rastatt. Sau này Engels đã viết một luận văn quân sự nổi tiếng có tên là: Tiểu luận về chiến tranh.
Tháng 11 năm 1849, Engels đến Luân Đôn và được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn Những người cộng sản mà Marx đã cải tổ sau khi đến đây. Engels sống ở London một năm, trong thời gian đó ông đã viết các tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức. Sau đó, ông cùng với K. Marx viết "Lời kêu gọi của Ban chấp hành trung ương gửi Liên đoàn những người cộng sản. Tháng ba - 1850".
Trong cuộc Cách mạng 1848 - 1849 ở Đức, Engels đã trực tiếp chiến đấu trong quân đội cách mạng. Cách mạng thất bại, tháng 11 năm 1850, Engels buộc phải chuyển dến Manchester và lại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại phụ trách doanh nghiệp ngành sợi bông của gia đình, sau chung cổ phần với một hãng buôn. Điều này tạo điều kiện cho Engels có thể giúp đỡ về vật chất cho Marx hoạt động cách mạng. Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình Marx gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Engels luôn là người tận tình giúp đỡ bạn của mình bằng số tài sản có được từ gia đình. Ngày 3 tháng 2 năm 1845, Marx bị trục xuất khỏi Paris giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Engels đã tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình Marx vượt qua khó khăn. Những năm tiếp theo, Marx vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Engels đã chấp nhận làm thư ký trong hãng buôn của cha mình suốt 20 năm để lấy tiền giúp Marx.
Engels đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, môn quân sự, chính sách quốc tế. Cùng với Maex, Engels tham gia lãnh đạo Quốc tế cộng sản I. Tháng 9 năm 1870, Engels đến Luân Đôn và được đưa vào tổng hội đồng của quốc tế cộng sản I. Ông luôn kiên trì đấu tranh chống lại quan điểm cơ hội của phái Bakunin, Proudhon, Lassalle.
Năm 1871, Engels tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ Công xã Paris. Trong thời gian này, Engels đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn Chống Duhring (1818) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận cho chủ nghĩa Marx.
Sau khi Marx qua đời (1883), Engels là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà K. Marx chưa kịp hoàn thành. Engels còn viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866), Biện chứng tự nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894)...
Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 5 tháng 8 năm 1895 Engels qua đời. Trước lúc mất, ông yêu cầu sau này để tang ông chỉ nên tiến hành trong một số ít người, thi hài được hỏa táng và tro được ném xuống biển. Vào hồi 14 giờ Thứ bảy ngày 10 tháng 8 năm 1895, chiếc quan tài để thi hài Engels đã đặt tại nhà thiêu ở Yoking cách Luân Đôn gần 30 dặm, phủ đầy hoa tang từ các nước Đức, Áo, Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Nga, Ba Lan, Bulgaria... Những người đại diện cho tất cả các dân tộc lớn đã tập hợp bên cạnh linh cữu ông để tiễn biệt.

Các tác phẩm chính

Trong suốc cuộc đời của mình, Engels đã viết nhiều tác phẩm kinh điển. Trong hoàn cảnh lịch sử mới hiện nay, những tác phẩm của Engels không hề mất đi tính thời sự. Người đọc vẫn tìm thấy chân giá trị vĩnh hằng trong những tư tưởng của ông đối với khoa học hiện đại ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống: về bản chất con người, về quan hệ giữa người và người, giữa con người và thiên nhiên, về tự do của con người, về ý nghĩa của cuộc sống Những tác phẩm của ông có thể kể đến là:

Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị (1843)

Kiệt tác thời trẻ này của Engels không chỉ phê phán đúng đắn Adam Smith, Ricardo và Malthus mà còn tạo tiền đề để chúng ta tiếp tục phê phán SamuelssonMankiw.
Một năm sau khi đến nước Anh, tức là khoảng cuối năm 1843, Engels đã viết cuốn tác phẩm này, trong đó ông phê phán kinh tế chính trị học tư sản rằng: "kinh tế chính trị học cũng không nghĩ đến việc đặt vấn đề về tính chất chính đáng của chế độ tư hữu" và nhấn mạnh "chỉ có chứng giải và thực hiện chế độ tự do thương mại thì mới làm cho chúng ta có thể vượt ra khỏi những giới hạn của khoa kinh tế chính trị của chế độ tư hữu”.
Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị thể hiện những kinh nghiệm đầu tiên khi Engels tiếp nhận và vận dụng phép biện chứng để nghiên cứu kinh tế chính trị học. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, các phạm trù mặt đối lập và mâu thuẫn được Engels sử dụng để phân tích các phạm trù kinh tế. Đối lập với các nhà kinh tế học tư sản xem xét các phạm trù kinh tế như những gì vĩnh viễn, ông coi các phạm trù đó là những phạm trù lịch sử được chế định bởi sở hữu tư nhân và như vậy, sự xuất hiện của chúng mang tính lịch sử nhất thời.
Tác phẩm này thể hiện khá rõ những ảnh hưởng của Fuerbach đối với Engels. Tuy nhiên, về phương diện triết học, ông đã đi xa hơn Feuerbach. Chẳng hạn, khi xem xét tính tất yếu của cách mạng xã hội, Engels đã không coi nguyên nhân của cách mạng xã hội bắt nguồn từ những cơ sở đạo đức như Feuerbach quan niệm, mà từ sự phát triển của các mâu thuẫn khách quan do sở hữu tư nhân tạo nên. Như vậy, về phương diện này, quan điểm của Engels đã khác hẳn so với quan điểm của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng cũng như các nhà duy vật tiền bối. Để làm rõ cơ sở duy vật trong Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị, cần phải xem xét nội dung của tác phẩm trong bối cảnh bao quát hơn, phải chú ý đến tổng thể các công trình của Engels trong thời kỳ ông sống ở Manchester, từ đó mới có thể thấy được mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện kinh tế, sự đối lập giai cấp, đấu tranh chính trị.
Trước Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị, trong các bài báo đầu tiên của Engels ở Anh, mới chỉ thấy những dự đoán của ông về vai trò của lợi ích kinh tế trong đời sống xã hội. Đến Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị, Engels đã nhận thấy giai cấp vô sản và giai cấp tư sản như những giai cấp xã hội xét về phương diện kinh tế. Thật ra, điều này đã được các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh chỉ rõ và Engels lấy đó làm điểm xuất phát cho nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, khác với các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh, Engels cho rằng, sở hữu tư nhân chính là cơ sở lịch sử của sự tồn tại giai cấp trong xã hội tư sản.

Gia đình Thần thánh (1844)


Bìa cuốn gia đình thần thánh
"Gia đình thần thánh" là tác phẩm lý luận viết chung đầu tiên của Engels và Marx, đây là tác phẩm có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình hình thành các quan điểm triết học và chính trị xã hội của học thuyết Marx.
Tên đầy đủ của tác phẩm này là "Gia đình thần thánh hay phê phán sự phê phán có tính phê phán. Chống Bruno Bauer và đồng bọn" được viết vào năm 1884. "Gia đình thần thánh" là tên gọi hài hước đặt cho anh em Bauer và bọn theo đuôi họ tụ tập quanh tờ "Allgemeine Literatur - Zeitung" ("Báo văn học phổ thông"). Trong cuốn sách này, Marx và Engels đã bác bỏ anh em Bauer và những người khác thuộc phái Hegel trẻ (hoặc phái Hegel tả) đồng thời cũng phê phán cả triết học duy tâm của chính Hegel. Tác phẩm này được viết vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười một 1844 và xuất bản vào tháng Hai 1845 ở Frankfurt trên sông Main. Tác phẩm này gồm tất cả 9 chương, trong đó có gi chú rõ ràng những chương, mục do hai người viết.
Trong tác phẩm này, hai ông đã đề ra những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, như vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với tiến trình phát triển của xã hội loài người, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân lao động. Cũng trong tác phẩm này, Enggel đã cùng với Marx một lần nữa khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản và chỉ ra rằng, chính địa vị của giai cấp vô sản trong xã hội tư sản hiện đại đã quy định vai trò, sứ mệnh đó. Cũng trong tác phẩm này, hai ông đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh năm 1844 (1844)

Đây là bài báo của Engels gửi cho Nhật báo song Rhine từ nước Anh. Đây được xem là tư tưởng về vai trò xác định của cách mạng công nghiệp trong lịch sử nước Anh. Trong bài báo đó, ông khẳng định: "Tác dụng cách mạng hoá ấy của nền công nghiệp Anh là cơ sở của tất cả mọi quan hệ ở nước Anh ngày nay, là động lực của toàn bộ sự phát triển xã hội. Hậu quả đầu tiên của nó là việc đề cao lợi ích... lên thành sự thống trị đối với con người... Nói một cách khác, ở hữu, vật đã trở thành kẻ thống trị thế giới. Kết quả quan trọng nhất của thế kỷ XVIII đối với nước Anh là sự hình thành giai cấp vô sản do có cuộc cách mạng công nghiệp... Kết quả của toàn bộ sự phát triển là giờ đây, nước Anh chia thành ba phái: phái quý tộc ruộng đất, phái quý tộc kim tiền và phái dân chủ công nhân".
Cũng thông qua tác phẩm này, Engels đã phân tích các quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp trong xã hội lúc đó và chỉ ra mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở phân tích này, Ph. Ăng-ghen lần đầu tiên đã đưa ra tư tưởng về tính tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; tính quốc tế của cuộc cách mạng này.

Tình cảnh nước Anh

Dự định của Enggels quay trở lại phân tích tình cảnh nước Anh đã phải thực hiện theo hình thức khác một chút so với mong muốn, vì tờ Niên giám Pháp - Đức bị ngừng xuất bản do bị kiểm duyệt. Từ cuối tháng 8 đến tháng 10 năm 1844, trên các trang tiếng Đức của tờ báo Tiên lên xuất bản ở Phổ đã có sự tham gia của Marx vào Ban biên tập. Do vậy, Enggels có điều kiện đăng tiếp tục hai bài báo có nhan đề Tình cảnh nước Anh thế kỷ 18 và Tình cảnh nước Anh.
Trong tác phẩm Tình cảnh nước Anh, Enggels đã thể hiện thái độ phê phán quan điểm của Hegel về lịch sử và khẳng định: "Lịch sử được chúng ta đánh giá cao hơn là bất kỳ một học thuyết triết học nào khác trước đây, thậm chí còn cao hơn cả Hegel, mà lịch sử chung quy chỉ được ông ta dùng để kiểm nghiệm cái kết cấu logic của ông ta thôi".
Theo ông, "tình cảnh nước Anh có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử và đối với tất cả các nước khác, bởi vì về mặt xã hội, rõ ràng là nước Anh đã vượt xa tất cả những nước khác". Đây là kết luận vô cùng quan trọng mà Engels đã rút ra từ sự phân tích lịch sử xã hội Anh. ở đây, ông phát hiện ra rằng, thực trạng xã hội Anh dưới chế độ tư bản chủ nghĩa biểu hiện không chỉ đặc điểm xã hội của bản thân nước Anh tư bản chủ nghĩa mà trong chừng mực nào đó, còn có ý nghĩa to lớn, toàn diện cho các quốc gia khác.
Đó cũng chính là điều mà Marx đã kết luận trong lời tựa của tập I, bộ Tư bản trong lần xuất bản thứ nhất: "Nước phát triển hơn về công nghiệp chỉ nêu lên cho nước kém phát triển cái hình ảnh tương lai của bản thân nước này mà thôi".

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848)

Đây là tác phẩm viết chung của Marx và Engels, đây được xem là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx. Lê-nin đã cho rằng "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách".

Tiểu luận về chiến tranh (1870 - 1871)

"Tiểu luận về chiến tranh" là một trong những tác phẩm quân sự lớn của F. Engels, trong đó ông đứng trên lập trường của chù nghĩa duy vật lịch sử để phân lích các sự kiện của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ năm 1870-1871. Tác phẩm gồm một loạt 59 bài gắn liền với nhau viết dưới hình thức điểm tình hình chiến sự. Trong số này có 40 bài nhan đề "Tiểu luận về chiến tranh" kèm theo số thứ tự tương ứng, còn những bài kia thì lấy đầu đề khác nhau.
Lý do trực tiếp để viết những bài về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ là Ti-blin (Ta- ran). Một trong những phóng viên quân sự của tờ "Pall Mall Gazetle". Đã nghị với Marx gửi những bản tin quân sự cho tờ báo này. Mác chuyển đề nghị ấy cho Ăng-ghen. Ba bài đầu Engels gửi cho Marx, xem xong Marx chuyển cho ban biên tập. Những bài sau Engels gửi thẳng cho ban biên tập tờ "Pall Mall Gazette"để đăng được nhanh hơn.
Những bài của Engels về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ được viết cập nhật liên tục theo các sự kiện xảy ra. Engels nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những tài liệu mà ông có được về tình hình chiến sự: những bản tin của các tờ báo Anh, Đức, Pháp, những bức điên mới nhất từ Pháp và Đức gửi đi. Mặc dầu những bản tin đó không đầy đủ và mâu thuẫn nhau, nhưng với tất cả những thiếu sót trong một số chi tiết không sao tránh khỏi trong điều kiện ấy, Engels đã dựng lại được tiến trình thực sự của chiến cuộc trong những bài báo của mình.
Khi bắt tay vào viết "tiểu luận về chiến tranh". Engels dự định viết một tuần 2 bài; sau khi đăng 3 bài đầu gây được sự quan tâm sâu sắc của độc giả và thu hut sự chú ý của toàn bộ báo chí, biên tập viên của tờ "Pall Mall Gazette" là Grin-vút đề nghị Engels gửi bài cho báo với sổ lượng không hạn chế, vào thời kỳ chiến sự diễn ra sôi nổi nhất, Engels viết môi tuần 3 thậm chí 4 bài.
Grin-vút đã nhiều lần sửa chữa hài viết của Engels mà không có sự đồng ý của tác giả. Như Engels đã nhận xét trong thư của mình trong bài "'Tiểu luận về chiến lranh.- lIl" người ta đã tùy tiện sửa đổi những thuật ngữ quân sự, hơn nữa nhứng sửa đổi đó chứng tỏ Grin-vút không hiểu hiết những thuậl ngữ quân sự ấy. Trong bài "Tiểu luận về chiến tranh.- XIII", người ta đã thêm vào đoạn cuối một số nội dung.[25]
Những bài "Tiểu luận về chiến tranh" được đãng trên tờ "Pall Mall Gazette" từ ngày 29 tháng Bảy 1870 đến 18 tháng Hai 1871, trừ ba bài đầu ký tên "Z.", những bài khác đều đăng không ký lên, hơn nữa chỉ có một số ít người biết tác giả của những bài ấy là Engels. Những bài viết của Engels về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ dã thành công lớn. Hàng loạt tờ báo đã lặp lại nội dung của những bài ấy trong các bài điểm tình hình. Bạn bè của Engels đặt cho ông biệt hiệu "Tướng quân".
Khi Engels còn sống. Những bài viết của ông về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ đã không được tái bản. Những bài báo cắt từ tờ "Pall Mall Gazette" có mang chữ ký của chính tay Engels ở góc phải hoặc trái mỗi bài do V.Át-le, một trong những nhà lãnh đạo Đảng dân chủ xã hội Áo, gửi trong nhiều năm đã không được đông đảo độc giả biết đến. Chỉ mấy năm sau khi Át-le chết, vào năm 1923, những bài viết của Engels mới được xuất bản thành tập sách riêng bằng tiếng Anh in li-tô dưới nhan đề chung "Tiểu luận về chiến tranh". "Tiểu luận về chiến tranh" được xuất bản lần đầu bằng tiếng Nga vào năm 1924.

Chống Duhring (1878)

Tên nguyên bản của tác phẩm này là "Ông Duhring đảo lộn khoa học" là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa Marx. Tác phẩm này gồm có ba phần: phần thứ nhất có tựa đề: Triết học, phần thứ hai có tựa đề là kinh tế chính trị học và phần thứ ba là xã hội chủ nghĩa.
Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Engels trình bày một cách hoàn chỉnh thế giới quan Marxist: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khoa kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Ông chỉ ra mối liên hệ không thể tách rời và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Marx.
Ông cũng chỉ rõ chúng gắn bó với nhau và tác động lẫn nhau như thế nào và chúng tạo nên toàn bộ một hệ thống lý luận mà các bộ phận cấu thành riêng rẽ thì tương đối độc lập nhưng đồng thời lại chỉ có thể hiểu được một cách đúng đắn trong mối liên hệ bên trong giữa chúng với tổng thể. Đồng thời Engels cũng tiếp tục phát triển triết học Marxist trong những vấn đề cơ bản, ở đây ông đã sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cũng như những kinh nghiệm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Với tác phẩm của mình, Engels trực tiếp tham gia vào các cuộc tranh luận trong phong trào công nhân Đức xung quanh các vấn đề cơ bản về thế giới quan và chính trị. Với việc đó, ông ủng hộ cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản mà đại biểu trước hết là Eugen Duhring. Tác phẩm "Chống Duhring" góp phần quyết định vào thắng lợi của chủ nghĩa Marx trong phong trào công nhân.
Engels viết tác phẩm này từ mùa thu năm 1876 đến giữa năm 1878. Chương X của phần thứ hai là do Marx biên soạn. Tác phẩm này được đăng lần đầu tiên dưới hình thức một loạt bài trên tờ "Vorwarts" từ ngày 3 tháng giêng năm 1877 đến tháng bảy năm 1878. Tháng bảy 1877, phần thứ nhất của tác phẩm được xuất bản ở Leizig thành một tập riêng, tiếp theo đó vào tháng bảy 1878 là phần thứ hai và phần thứ ba, cũng được in dưới hình thức một tập riêng. Đồng thời, tháng bảy 1878 ở Leipzig cũng ra đời bản in đầu tiên toàn bộ tác phẩm với lời nói đầu của Engels. Lần xuất bản cuối cùng (thứ ba) được Engels xem lại và bổ sung, đã ra đời vào năm 1894.
Trong "Chống Duhring", Engels đấu tranh chống những tác phẩm sau đây của Duhring: "Giáo trình triết học với tư cách là một thế giới quan khoa học chặt chẽ và sự hình thành cuộc sống", Leipzig 1875, "Giáo trình kinh tế chính trị và kinh tế xã hội gồm các điểm chủ yếu của chính sách tài chính", lần xuất bản thứ hai có biên soạn lại một phần, Leipzig 1876, "Lịch sử phê phán của khoa kinh tế chính trị và của chủ nghĩa xã hội", lần xuất bản thứ hai có biên soạn lại một phần, Berling,1875.

Biện chứng của tự nhiên (1873 - 1882)

Đây là tác phẩm chưa hoàn thành của Engels, lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Nga và tiếng Đức tại Liên Xô năm 1925. Tác phẩm này bao gồm những bài bút kí viết từ 1873 đến 1886, chủ yếu là từ 1873 đến 1882.
Tư tưởng trung tâm của tác phẩm là tư tưởng về các hình thái vận động của vật chất. Chính dựa trên tư tưởng này, Engels dự định xây dựng một tác phẩm – về con đường phát triển biện chứng khách quan của tự nhiên tiến đến sự phát triển kinh tế của xã hội loài người – tiếp nối bộ "Tư bản" của K. Marx để cùng với "Tư bản" tạo nên một công trình hoàn chỉnh về học thuyết Marxist, chứ không có ý định viết một cuốn sách phổ thông về phép biện chứng và cũng không chỉ dừng lại ở sự khái quát lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên.
Xuất phát từ các hình thái vận động của vật chất, Engels xác định đối tượng của các khoa học, lấy sự phụ thuộc lẫn nhau của các khoa học làm nguyên tắc chung để phân loại chúng. Theo Engels, vật chất vận động từ thấp lên cao, từ vận động cơ học đến vận động hoá học, sinh học và cao hơn cả là sự vận động của xã hội loài người. Tương ứng với các hình thức vận động đó của vật chất – trong quá trình lịch sử – là các khoa học: cơ học, vật lí học, hoá học, sinh học, khoa học xã hội. Nhận thức phải đi từ các hình thái vận động thấp đến các hình thái vận động cao hơn. Sự chuyển hoá từ một hình thái vận động này sang một hình thái vận động khác cao hơn bao giờ cũng là một bước nhảy vọt, một quá trình biện chứng. Vì vậy các khoa học nghiên cứu về chúng cũng phải phản ánh được phép biện chứng đó.
Engels chỉ rõ rằng quan điểm máy móc, siêu hình về giới tự nhiên đang sụp đổ do sự phát triển của khoa học tự nhiên và buộc phải nhường chỗ cho quan điểm biện chứng. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với các nhà khoa học tự nhiên là cần chuyển từ tư duy siêu hình sang tư duy biện chứng, phải tự giác nắm lấy phép biện chứng. Engels còn đề cập đến hàng loạt các vấn đề triết học khác như các quy luật cơ bản và các phạm trù của phép biện chứng được rút ra từ trong tự nhiên, vấn đề lí thuyết tiến hoá C. Darwin, vấn đề vai trò của lao động trong sự hình thành con người.
Do sự phát triển của khoa học hơn một trăm năm qua, dĩ nhiên, không ít những vấn đề chuyên sâu được Engels đề cập trong Biện chứng của tự nhiên cần được bổ sung, phát triển. Mặc dù vậy, nhiều tư tưởng của Engels vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn trong việc tiếp cận với sự phát triển mới trên mọi lĩnh vực triết học, khoa học và đời sống xã hội của thời đại ngày nay.

Nguồn gốc của Gia đình, Sở hữu tư nhân, và Nhà nước (1884)

Tên đầu đủ của tác phẩm là "Nguồn gốc của Gia đình, Sở hữu tư nhân, và Nhà nước. Nhân có những công trình nghiên cứu của Lewis H. Morgan". Tác phẩm gồm có tất cả chín chương, được viết vào năm 1884. Đây là một tác phẩm cơ bản của chủ nghĩa Marx.
Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan, Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung.
Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn "Xã hội Cổ đại" của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx.
Sau khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx. Khi viết cuốn này, Engels đã đưa vào nhiều tài liệu bổ sung, lấy từ các nghiên cứu của bản thân mình về lịch sử Hi Lạp - La Mã, lịch sử Ireland thời cổ, lịch sử người Germania thời cổ, v.v.
Năm 1890, với việc những tài liệu về lịch sử xã hội nguyên thủy đã phong phú hơn, Engels bắt đầu chuẩn bị cho bản in mới, cũng là bản in thứ 4 của cuốn này. Người đã nghiên cứu các sách báo mới nhất, đặc biệt là các tác phẩm của M.M. Kovalevsky, nhà khoa học người Nga và đã thêm vào nhiều điểm sửa chữa, bổ sung. Bản in này được xuất bản năm 1891, và sau đó không còn sửa đổi gì nữa.
Đây là một kiệt tác về lịch sử của Engels mà nhiều nhà nghiên cứu đã cố tình bỏ qua hay bóp méo nó.
Trong tác phẩm này, ông trình bày cặn kẽ sự phát sinh các nhà nước ở Hy lạp, La mã, CeltGerman. Đồng thời ông cũng vạch trần sự lẫn lộn của nhiều nhà sử học hiện nay khi lẫn lộn thời đại dã man với thời kỳ hình thành các quốc gia cổ đại. Do đó, biến các thủ lĩnh quân sự của bộ lạc thành vua, lẫn các Pharaoh, vua Thương, Hùng Vương thành người cai trị tối cao. Do đó, cũng lẫn lộn rằng các thể chế thời Thương, vương quốc của các Pharaoh, Văn Lang...là các nhà nước(thực ra đây chỉ là các tổ chức thị tộc phát triển ở mức độ cao).

Một số câu nói

  • Ta không nên quá ảo tưởng vào những chiến thắng của mình đối với thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ trả thù ta cho mỗi một "chiến thắng" ấy.
  • Một dân tộc không thể được tự do nếu dân tộc ấy uy hiếp các dân tộc khác. Sức mạnh mà dân tộc này cần có để đè nén dân tộc khác cuối cùng sẽ luôn chống lại chính dân tộc ấy.
  • Khi con người thôi không là nô lệ của con người nữa thì con người lại trở thành nô lệ của đồ vật.
  • Nếu cuộc hôn nhân vì tình yêu được coi là chuẩn mực đạo đức thì cuộc hôn nhân ấy chỉ được coi là đạo đức nếu như sau đó, tình yêu vẫn còn tiếp tục tồn tại.
  • Không thể chạy trốn khỏi số phận - hay nói cách khác, không thể trốn chạy khỏi những hậu quả tất yếu từ các hành động của mình.
  • Nếu ta muốn cống hiến cho một sự nghiệp, một công việc nào đó thì trước tiên công việc ấy, sự nghiệp ấy phải trở thành sự nghiệp ích kỷ của riêng ta.
  • Những ý tưởng nhen nhóm, nuôi dưỡng lẫn nhau, giống như những tia lửa điện vậy.
  • Đứa trẻ ít bị xúc phạm thì lớn lên sẽ trở thành người biết tự trọng nhiều hơn.
  • Những quyết định nông nổi thường rất cao thượng, hào hiệp, và anh hùng nữa, nhưng thông thường chúng dẫn đến những điều ngu ngốc.
  • Một cá nhân được khắc họa tính cách không chỉ bằng những việc anh ta làm mà còn bằng cách anh ta làm việc ấy nữa.
  • Sự hèn nhát làm mất đi trí tuệ.
Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại
—Engels

Đánh giá về ông

Sau bạn ông là Karl Marx, Engels là nhà bác học và là người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền với Karl Marx và Engels thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên, muốn hiểu Friedrich Engels đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Marx đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại.
—Vladimir Ilyich Lenin
Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Marx và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Marx, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Engels.
—Vladimir Ilyich Lenin
Với công trình này (Chỉnh lý, biên tập và cho xuất bản Quyển II và Quyển III bộ Tư bản luận sau khi Marx mất mà chưa kịp hoàn thành), F. Engels đã dựng cho người bạn thiên tài của ông một đài kỷ niệm trang nghiêm, trên đó F. Engels cũng không ngờ đã khắc luôn cả tên mình bằng những chữ không bao giờ phai mờ được.
—Vladimir Ilyich Lenin
  • Sinh thời, Friedrich Engels thường không hề đề cao bản thân, đánh giá ông như "cây vĩ cầm thứ hai" bên cạnh Karl Marx, và cho rằng Karl Marx mới chính là người cha của chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, Friedrich Engels có những cống hiến không nhỏ và khó quên đối với chủ nghĩa Marx trong những năm đầu. Do đó, Friedrich Engels xứng đáng là một trong những gương mặt vĩ đại nhất trong suốt chiều dài lịch sử của Chủ nghĩa xã hội hiện đại.
  • Friedrich Engels là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người đã cùng C. Mác xây dựng nên lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học và đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
  • Tạp chí Cộng sản của Đảng cộng sản Việt Nam cũng có nhận đĩnh về ông là "Nhà lý luận lỗi lạc và chiến sỹ cách mạng vĩ đại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế".

Hình ảnh về ông

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:51, ngày 11 tháng 2 năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét