KHẮC KHOẢI

 
Thư Tình Em Gái - Ngọc Diệu Official

Bài thơ Ngày Phụ nữ 20/10

KHẮC  KHOẢI
 
Nàng thơ chán nản cười trừ 
Tình thơ đã cạn, ý thơ chẳng còn
Quấn tóc giả râu quanh mồm
Rồi vờ đi ngủ cho lòng đỡ cay 
Lời thơ thành gió...đã bay!
Không còn cảm xúc mà lay tâm hồn! 
Nàng thơ khắc khoải đau buồn
Trách trời mắng đất tắt nguồn yêu thương!
Cho lòng em nặng sầu vương
Mà em vẫn tỏ dửng dưng trong đời
Em giờ chán lắm anh ơi!...
Đi ăn sợ béo, đi chơi sợ gầy!
Đi ngủ thí sợ... chảy thây
Cứ ngồi mà nhớ sợ...lầy trái tim!
 
Tràn Hạnh Thu  

 
Thư Về Em Gái Thành Đô (Duy Khánh) - Phương Ý (Quán Quân Thần Tượng Bolero 2019

Tìm hiểu về Mỹ thuật Phục hưng

Vài nét khái quát về Phục Hưng

Thời kỳ Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp – Renaissance (nghĩa là sự tái sinh), còn gọi là Rinascimento (tiếng Ý), là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Phong trào Phục Hưng bắt đầu từ khoảng thế kỉ 14 tại Ý và thế kỉ 16 tại Bắc Âu. Nó đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ tư bản.

Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,…và hơn cả đó là hội hoạ). Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật – “thời kì của hội hoạ”.

Nét độc đáo trong hội họa Phục hưng

Các tác phẩm Phục Hưng mang tư tưởng nhân văn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh con người. Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hóa hình thức hoành tráng. Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật cổ đại Hy lạp – La mã. Tranh thời kì Phục Hưng là tranh của sự mẫu mực. Tả chất vô cùng độc đáo với làn da mềm mại của người phụ nữ và cơ bắp chắc khỏe của người đàn ông… Tạo hình khốc liệt, có sức mạnh về chiều sâu không gian. Các hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn giáo, các thiên thần, thánh thần…

Hội  hoạ  thời  Phục  Hưng  là  đỉnh  cao  của  hội  hoạ,  là  bước  ngoặt  của  nền  mĩ thuật thế giới, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nhiều lĩnh vực như: tìm ra chất liệu sơn dầu, phát triển bộ môn giải phẫu tạo hình, luật xa gần, phối cảnh, hình hoạ, nhiếp ảnh… Là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài nghệ thuật, nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, nhiều tác phẩm để đời cho cả thế giới. Phục hưng có nghĩa là “làm sống lại”. Đã vậy, chỉ nhìn vào những tác phẩm hội hoạ của thời Phục Hưng chúng ta có thể nhận ra về mặt tôn giáo và lịch sử mà không cần phải qua sách vở. Đó là những tác phấm sống mãi với thời gian.những hoạ sĩ bậc thầy lớn để các ngòi bút không ngừng tranh cãi mặc dù đã cách xa hàng trăm năm. 

Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thời kì Phục Hưng

Giotto di Bondone (1267 – 1337)

Giotto là một thiên tài đã phá vỡ vòng kim tỏa của nghệ thuật Byzantine và thoát ra, mạo hiểm dấn thân vào một thế giới mới, đã chuyển dịch những hình tượng sống động của nghệ thuật Gothic vào trong hội họa. Người Ý tin rằng một kỉ nguyên nghệ thuật hoàn toàn mới đã bắt đầu mới sự xuất hiện của họa sĩ vĩ đại ấy. Ông nổi tiếng với các bức bích họa trong Nhà Nguyện Arena (Arena Chapel), hoàn thành khoảng năm 1305, mô tả cuộc đời Đức mẹ Đồng Trinh và Chúa Jesu. Đây được coi là một trong những kiệt tác của thời kì đầu Phục Hưng.

my-thuat-phuc-hung-01
Các bức bích họa bên trong Nhà Nguyện Arena
my-thuat-phuc-hung-02
Nụ hôn của Dudas

my-thuat-phuc-hung-03
Vào thành Jerusalem ( Entry into Jerusalem)

my-thuat-phuc-hung-04
Phán xét cuối cùng

my-thuat-phuc-hung-05
Trích đoạn bức bích họa Phán xét cuối cùng

Leonardo Da Vinci (1452 – 1519)   

Leonardo da Vinci là một họa sĩ, đồng thời cũng là nhà bác học am hiểu nhiều bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: điêu khắc, kiến trúc, toán học, cơ khí học, sinh học,… Sự hiểu biết của ông mang dấu vết liên tục trong lịch sử khoa học và nghệ thuật Châu Âu qua nhiều thế kỉ. Ông được xem là một trong những nhà nghiên cứu và sáng tạo cái mới xuất sắc. Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ông chỉ để lại khoảng 30 tác phẩm. Song mỗi tác phẩm của ông lại là một cuộc tìm tòi để tạo ra cái mới cho nhiều thế hệ sau học tập. Những tác phẩm của ông còn giữ tới ngày nay là những mẫu mực về nhiều mặt cho nền hội họa thế giới.

Trong thời gian ở Milan giữa những năm 1495- 1498, Leonardo vẽ bức tranh tường cho nhà thờ Thánh Maria denhla – Hraxi ( gần Milan ) “Buổi họp kín” hay còn gọi là bữa tiệc cuối cùng (1495 – 1498) – Tranh tường. Tác phẩm không chỉ có giá trị về  mặt thẩm mỹ mà còn có giá trị to lớn về tính khoa học trong nghệ thuật. Điều mà Leonardo vẫn tâm đắc và tự hào.

my-thuat-phuc-hung-05
Bữa tiệc cuối cùng (1495 – 1498)

Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc tới Leonardo mà không nhắc tới tác phẩm Monalisa hay còn gọi là La Gioconda. Bức tranh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của họa sĩ.

my-thuat-phuc-hung-06
Nàng Monalisa

Đây là bức chân dung miêu tả tâm lý rất thành công. Nhân vật trong tranh được tác giả chăm chút cả về vẻ đẹp ngoại hình lẫn nội tâm. Điểm đặc biệt trong bức tranh là nụ cười bí hiểm của nàng Monalisa, nụ cười vừa phảng phất niềm vui và nỗi buồn khiến người xem cứ vương vấn mãi. Vẻ đẹp của nàng là một vẻ đẹp lý tưởng không chỉ của thế kỉ XVI mà còn là vẻ đẹp lý tưởng của mọi thời đại.

Không chỉ thành công ở thể loại chân dung, đề tài về Chúa và thần thoại cũng được Leonardo thể hiện rất thành công với những tác phẩm nổi tiếng như: Đức Mẹ Litta, Leda… Từ năm 1500 – 1516 Leonardo dành nhiều thời gian để nghiên cứu khoa học. Ông muốn sáng tác một bộ Bách khoa toàn thư về “sự vật trong thiên nhiên”. Ngoài ra ông vẫn sáng tác cho đến cuối đời.

my-thuat-phuc-hung-07
Lady and an ermine

my-thuat-phuc-hung-08
Truyền tin


my-thuat-phuc-hung-09
Đức mẹ Madona trong hang đá

my-thuat-phuc-hung-10
Bella Principessa

my-thuat-phuc-hung-11
Đức mẹ Đồng Trinh và Chúa hài đồng

my-thuat-phuc-hung-12
Đức mẹ Litta

Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 – 1564) 

Michelangelo không chỉ là nhà điêu khắc nổi tiếng của thời kỳ phục hưng mà còn là một kiến trúc sư, một hoạ sĩ và là một nhà thơ. Ở bất kì lĩnh vực nào ông cũng để lại những tác phẩm tiêu biểu được lưu giữ mãi tới mai sau.

Ông là một hoạ sĩ kỳ  tài với tác phẩm nổi tiếng nhất là quần thể tranh trong nhà thờ Sistine. Tuy vậy niềm đam mê thật sự của ông lại là tạc nên những pho tượng và tác phẩm đầu tiên đưa tên tuổi và uy tín của ông đến với mọi người là: Pietta (theo  tiếng  Pháp  có  nghĩa  là  “tình  thương”).  Tác  phẩm  được  ông  hoàn  thành trong 5 năm. Với tác phẩm này ông đã rất thành công khi miêu tả nỗi xót thương, đau  đớn  của  đức  mẹ  trước  đứa  con  đã  mất  trên  tay. Chân dung chúa Jesu cũng được tác giả miêu tả vô cùng sống động. Ở đó ta nhìn thấy rõ nỗi đau đớn mà chúa phải chịu đựng trước khi mất nhưng ta cũng nhìn thấy ở chân dung đó niềm kiêu hãnh của một vị anh hùng, một đấng cứu thế. Ngoài ra tác phẩm còn thành công trong việc thể hiện những nét gấp trang phục, chất da thịt mền mại. Bằng thủ pháp đối lập giữa nét mền mại của các nếp áo váy phong phú và đa dạng với mảng phẳng nhẵn của cơ thể chúa Jesu. Sự đối lập đó tạo nên sự nổi bật khác nhau của nhân vật, của sự sống và cái chết.

my-thuat-phuc-hung-13
Pietta

Từ năm 1501 – 1504, Michelangelo dành thời gian để tạo nên kiệt tác cho nhân loại, đó là bức tượng người anh hùng David của người dân Hebreuca đã chiến thắng người khổng lồ Goliat.  Bức  tượng được xem là một sự hoàn thiện mẫu mực về vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tinh thần của con người. Pho tượng cao 5,5m này được đặt ở trước trụ sở hành chính của thành Phlorangxo. Đây là niềm tự hào của người dân thành phố, họ coi David là một “người khổng  lồ” là biểu tượng sức mạnh của con người.

my-thuat-phuc-hung-14
Tượng David

Những năm cuối đời là những năm sáng tác đẹp đẽ của ông. Tác phẩm tiêu biểu nhất là bức “Sự  phán  xét  cuối  cùng” và cảnh Chúa giáng thế trên trần nhà Nguyện Sistine.

my-thuat-phuc-hung-15
Các bức bích họa trong nhà nguyện Sistine

my-thuat-phuc-hung-16
Bức bích họa trên trần nhà nguyện

my-thuat-phuc-hung-17
Phán xét cuối cùng

my-thuat-phuc-hung-18
Sự sáng tạo ra con người

Raphael Santi (1483 – 1520) 

Khác với Leonardo, Raphael không phải là nhà sáng tạo ra cái mới. Vì nghệ thuật của ông có ý nghĩa không phải ở chỗ khám phá ra con đường mới mà là ở chỗ đã tổng hợp thành tựu của những người đi trước. Ông cùng với Leonardo, Michelangelo tạo nên chuẩn mực, định hình cho sự phát triển phong cách nghệ thuật phuc hưng.

Thành phố Phlorangxo đã khiến Raphael thành công và được nhiều nhà bảo trợ hào phóng giúp đỡ. Đây cũng là thời kì ông vẽ nhiều tranh về đề tài Đức Mẹ. Trong đó nổi tiếng là tác phẩm “ Đức mẹ của Đại công tước” được ông vẽ theo yêu cầu của Đại công tước. Vị này coi tác phẩm là vô giá và luôn giữ bên mình. Ở bức tranh này ta vẫn còn thấy phảng phất nét của Peruganh, nhưng nó đã đạt đến sự mẫu mực, hoàn hảo về đề tài dạng này. Raphael đã tạo được một Madona có thực trên đời, một Madona thơ mộng, dịu dàng như trăm nghìn phụ nữ Ý khác.

my-thuat-phuc-hung-19
Madonna of the Pinks

my-thuat-phuc-hung-20
Đức mẹ Đồng Trinh và Chúa hài đồng – Nhà nguyện Sistine

my-thuat-phuc-hung-21
The virgin of the rose


my-thuat-phuc-hung-22
Nàng  La Donna Velata

my-thuat-phuc-hung-23
Madonna della seggiola

Năm 1508, Raphael từ dã Phlorangxo đến Roma. Suốt từ đấy đến lúc mất ông sống ở đó và được sự bảo trợ của hai đời Giáo hoàng là Duyn II và Leon X. Nhiều tác phẩm danh tiếng của ông đã vẽ trong thời kí này. Trong đó có một bứ vẽ treo trong phòng “Chữ kí” – phòng quan trọng nhất trong tòa thánh Vatican vô cùng thành công là bức “Trường học Athens”. Nội dung tác phẩm ca ngợi triết học Hy Lạp cổ đại. Nhân vật chính của bức tranh là Platon và Aristotle. Hai người đang tranh luận về quan điểm triết học của mình, Platon chỉ tay lên trời Aristotle chỉ tay xuống đất. Điều này thể hiện tư tưởng triết học duy tâm khách quan của Platon và sự dung hợp giữa triết học duy vật và duy tâm của Aristotle. Bức tranh có khoảng 50 nhân vật bao gồm những nhà tiết học, các học giả…

my-thuat-phuc-hung-24
Trường học Athens

my-thuat-phuc-hung-25
Cuộc tranh luận của các vị Thánh

Hoạ sĩ Botticelli 1445-1510

Botticelli là hoạ sĩ kết thúc thời kì Phục Hưng.  Trong sự nghiệp sáng tác của Botticelli có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có tác phẩm: Mùa xuân, Ngày sinh của thần vệ nữ, Lễ truyền  tin,…

Ông là hoạ sĩ kì tài, tranh ông nổi tiếng về mặt dụng công ,đề tài tôn giáo truyên ngụ ngôn và tương huyền nhiệm. Hoạ phẩm của ông còn dễ nhận thấy ở đường nét “trong ngọc, trắng ngà” rất uyển chuyển hoà điệu. Ông tài hoa ở chỗ tinh tế lạ thường, pha thêm không khí sầu tư hóm hỉnh. Vào tuổi già tranh ông vẽ như chìm vào sự lo buồn, nét mặt người trong tranh hốc hác, có lúc lộ vẻ nhăn nhó. Có lẽ ông chịu tác động của tôn giáo và xã hội đương thời.

my-thuat-phuc-hung-26
Bức tranh Mùa xuân
my-thuat-phuc-hung-27
Sự ra đời của Thần Vệ nữ

my-thuat-phuc-hung-28
Đức mẹ và Chúa hài đồng

my-thuat-phuc-hung-29
Đức mẹ và tám thiên thần

Năm 1498, Botticelli nhận trang trí nhà nguyện của gia đình Francesco Guardi. Ở đó ông vẽ bức “Truyền tin”. Tranh được vẽ kĩ ,tả tỉ mỉ, tất cả đều rõ ràng rành mạch. Tuy vậy vẫn có sự tương phản giữa những đường thẳng, sắc cạnh trong những chi tiết tường nhà, nền gạch với những đường cong nếp gấp mềm mại trong sự diễn tả trang phục của hai nhân vật chính. Trong tranh, hoạ sĩ còn tạo sự tương phản về nóng lạnh của màu sắc để diễn tả xa gần. Vẻ mặt Đức Mẹ thanh tú được diễn tả khéo léo về ánh sáng đang cúi xuống được kết hợp với hai bàn tay đưa lên, vừa như muốn ngăn thiên sứ, vừa như chấp nhận sứ mệnh của Chúa  trời trao cho.

my-thuat-phuc-hung-30
Truyền tin

Botticeli là tài năng lớn của thời kì Phục Hưng. Một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Nga đã viết về ông như sau: ”nếu không biết đến sáng tác của ông, thì khái niệm của chúng ta về hội hoạ Phục Hưng sẽ không đầy đủ”. Do tài năng, uy tín của ông trong nghệ thuật, năm 1504 Botticelli được mời tham gia uỷ ban quyết định vị trí đặt tượng David của Michelangelo. Botticelli mất ngày 17 tháng 5 năm 1510. Mặc dù ông qua đời dã gần 500 năm song với những bức tranh với vẻ đẹp chuẩn mực của ông vẫn được công chúng nghệ thuật thế giới nhiều thời đại yêu thích và các thế hệ nghệ sĩ thời đại sau ông học tập.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH