Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

Tích xưa 17

 
Số Trời - Tập 1 | Cổ Tích Việt Nam - Chuyện Xưa Tích Cũ

CỔ HỌC TINH HOA (St)

64. Thế Nào Là Trung Thần
Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không?”

Mặc Tử nói: Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Làm quan mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn được ích gì? - Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có nhầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện, khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài, trên thì thành thực một lòng, một dạ với vua, dưới thì không a dua vào bè, kết đảng với ai, những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình cam chịu, Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần".

MẶC TỬ

Lời Bàn
Người nào mà ngôn ngữ, hành vi đã theo mình như cái bóng, như tiếng vang, một là người ngu xuẩn, hai là người xiểm nịnh. Người ngu xuẩn là kém mình làm không nên việc, người xiểm nịnh là có ý chiều mình để làm lợi, hai hạng người ấy chẳng những mình không mong cậy gi được mà thường khi lại nguy hại đến mình nữa. Cho nên đạo làm vua, mà nói rộng cả đạo dụng người phải biết kén những người dám can ngăn điều dở của mình, bày tỏ điều hay của họ, quên thân mà hết lòng với mình, thì mới là những kẻ có ích, giúp mình được việc vậy.

Chú thích
- Trung thần: người bầy tôi hết lòng với vua.
- Thiện: điều lành, điều phải.
- Lộ ra ngoài: không giữ kín đáo, đem nói cho người ngoài biết, một là có ý khoe tài của mình, hai là có bụng bêu xấu nhà vua.
- A dua, vào bè, kết đảng: người trung thần không phải là không bè bạn với ai, nhưng không đua theo phái nọ, đảng kia để tìm vây cánh cho mạnh, cầu lợi cho mình, người trung thần chỉ một lòng với vua mà thôi.

65. Báo Thù
Nước Ngô, nước Việt đánh nhau.

Vua Ngô là Hạp Lư thua trận, phải quân Việt đâm chết. Con Hạp Lư là Phù Sai nối ngôi làm vua, thề thế nào cũng phục thù được cho cha mới nghe. Phù Sai bèn cho người đứng ở sân, mỗi khi mình ra vào, người ây phải nói to lên rằng:

"Phù Sai kia! Nước Việt có giết cha mày mà mày quên ư?"

Phù Sai thưa rằng:

"Dạ! Không dám quên".

Ba năm sau, quả nhiên Phù Sai đánh được nước Việt, báo được thù cho cha.

Lúc nước Việt thua, vua Việt là Câu Tiễn sai sứ sang cầu hoà. Tuy rằng được hoà, nhưng đêm ngày âu sầu, lo nghĩ nát gan, nát ruột. Chất củi làm giường nằm, treo cái mật trước chỗ ngồi. Khi nằm, thì trông cái mật; khi ăn, thì nếm cái mật. Chính mình thì cày cuốc, vợ mình thì dệt vải, làm ãn khó nhọc như thường dân. Ai là bực hiền tài, thì trọng dụng, ai là kẻ khốn khó thì cứu giúp. Hơn hai mươi năm giời, lúc nào cũng như vậy. Sau Câu Tiễn xem chừng lòng dân đã khiến được, bấy giờ mới đem quân đánh Ngô, quả nhiên Ngô lại thua mà Việt được.

CHU THƯ

Lời Bàn
Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đội giời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được mới nghe, thực là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải bái phục. Nếu Phù Sai, Câu Tiễn gặp cái cảnh đau đớn như thế, mà cứ điềm nhiên toạ thị, cho là nhàn sung sướng, thì chẳng là đất đá, không biết nhục là cái gì ư. Tuy vậy, cứ lấy tấm lòng từ bi đại độ mà xét, thì sự báo thù là cái gốc sinh ra hoạ;hoạn, vi cứ báo đi báo lại, oan oan tương báo, cái mối báo thù cứ dắt dây mãi, thì biết bao giờ cho yên!

Chú thích
- Phục Thù: báo lại được cái ác, cái nhục mà người cừu địch đã xử với mình hay với người can hệ của mình.
- Quả nhiên: thật được y như thế.
- Hiền tài: người có đức hạnh giỏi giang hơn chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét