Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 61

(ĐC sưu tầm trên NET)

                   Cây đại thụ của làng báo Pháp bác bỏ luận điệu: "Miền Bắc xâm lược miền Nam"

Cần vạch mặt những kẻ thù địch xuyên tạc bản chất và ý nghĩa của Chiến thắng 30-4-1975
 
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Đây là chiến thắng của tinh thần yêu nước, ý chí, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, mang tầm vóc thời đại. Song, một số người vì sự thù hận cá nhân đã không chịu thừa nhận, hơn thế còn tuyên truyền, xuyên tạc hạ thấp giá trị sự kiện lịch sử trọng đại này.
Nhân dân Sài Gòn xuống đường mừng chiến thắng.  (Ảnh Tư liệu)
Chiến thắng 30-4-1974 là chiến công lẫy lừng của quân và dân ta, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và là yếu tố quyết định hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thu giang sơn về một mối. Thắng lợi đó là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với đất nước ta - kỷ nguyên độc lập, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một trong những tiền đề quan trọng và là động lực to lớn để nhân dân ta xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nó không những có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam, mà còn mang tầm vóc thời đại, góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khắp năm châu. Sự thật lịch sử đó rất rõ ràng, là không thể phủ nhận. Cả thế giới hân hoan, chia sẻ niềm vui chiến thắng với dân tộc Việt Nam và từ đáy lòng luôn coi đó là chiến thắng của chính mình. Vậy mà, vẫn có những kẻ không thấy hoặc cố tình không thấy sự thật hiển nhiên mà ai cũng thấy đó. Hơn thế, một số người được sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực thù địch còn ra sức xuyên tạc, phủ nhận và cho rằng chiến thắng đó là vô nghĩa. Thật lố bịch, nực cười! Họ biện minh một cách vụng về và kệch cỡm cho cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ tiến hành tại Việt Nam và xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. Họ còn ngụy biện trắng trợn rằng: đó là cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”, “không có kẻ thua, người thắng, chỉ nhân dân là chịu thiệt thòi”, rằng: cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta là “hoàn toàn vô nghĩa, lẽ ra dân tộc Việt nam đã có thể tránh được cuộc chiến tranh này”, v.v. và v.v.
Sự thật lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 là điều không phải bàn cãi. Có chăng chúng ta làm rõ vấn đề này để thêm tự hào về Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta; đồng thời, vạch mặt những kẻ thù địch, những kẻ bán nước cầu vinh, phản bội Tổ quốc, cố tình phá hoại sự phát triển của đất nước, của cách mạng Việt Nam. Trở lại lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Song, với bản chất của kẻ xâm lược, được sự hậu thuẫn của các nước đế quốc, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã làm hết sức mình để ngăn chặn chiến tranh. Thế nhưng, “chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới”, nên ta buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (tháng 10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi bắt buộc phải kháng cự lại lũ xâm lăng ấy để bảo vệ gia đình, Tổ quốc chúng tôi”[1]. Chín năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc ta với chiến thắng Điện Biên Phủ, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh bại thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Lẽ ra, với chiến thắng đó, nhân dân ta đã có hòa bình, Tổ quốc ta đã độc lập, thống nhất.
Nhưng với âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và khu vực, đế quốc Mỹ đã hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm chiếm nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, phục vụ cho mưu đồ sen đầm khu vực. Mỹ đã đưa vào đây hơn nửa triệu quân và sử dụng tất cả các loại vũ khí, kỹ thuật hiện đại nhất, kể cả vũ khí hóa học với mưu toan đè bẹp ý chí chiến đấu của dân tộc ta, buộc chúng ta phải khuất phục. Điển hình của sự thảm khốc, tàn bạo đó là quân đội Mỹ đã dùng pháo đài bay B.52, ném bom hủy diệt Hà Nội và một số thành phố khác, hòng “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. “Cây muốn lặng, mà gió chẳng muốn ngừng”, như thế, thử hỏi cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống quân xâm lược Mỹ liệu có thể tránh được?
Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Việt Nam không muốn chiến tranh, luôn thiết tha hòa bình, khát vọng hạnh phúc, nhưng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự tồn vong của dân tộc buộc chúng ta phải cầm súng chiến đấu chống quân xâm lược. Những hành động chà đạp lên độc lập, chủ quyền lãnh thổ, can thiệp, áp đặt,… là điều trái với luân thường, đạo lý và luật pháp quốc tế. Ở đâu có tình trạng đó, tất yếu nhân dân sẽ đứng lên chống lại. Điều đó, càng không thể được đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, có truyền thống quật cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Cần nhắc lại cho ai đó, do không nhớ, hay cố tình quên rằng: đế quốc Mỹ đã rắp tâm phá hoại cuộc Tổng tuyển cử tháng 7 năm 1956 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21-7-1954) về lập lại hòa bình ở Đông Dương; ở miền Nam Việt Nam, Mỹ lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với “Luật 10-59” tàn ác, lê máy chém khắp miền Nam; đó còn là sự tạo cớ của Hải quân Mỹ ở Vịnh Bắc bộ năm 1964 để leo thang đánh phá miền Bắc, v.v. Chính vì thế, nhân dân ta đã buộc phải cầm súng đứng lên bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong cuộc chiến này, chỉ có người Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước, chứ không có chuyện miền Bắc xâm lược miền Nam, hay một cuộc “nội chiến”, một cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Một cuộc chiến đấu vì những điều cao quí nhất: độc lập, tự do, dân sinh, dân chủ, nhân quyền và vì đạo lý, nhân phẩm, sao có thể coi là cuộc chiến đấu vô nghĩa?
Với chân lý “không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “Nam Bắc một nhà”, “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”[2], “sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”[3], dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta ở cả hai miền Nam, Bắc đã đồng tâm, hiệp lực, không ngại hi sinh, gian khổ, đoàn kết chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai giành thắng lợi với mốc son chói lọi là Đại thắng Mùa xuân 30-4-1975. Năm, tháng qua đi, nhưng đối với mỗi người dân đất Việt, những kí ức sâu lắng, hào hùng về một thời oanh liệt đó vẫn còn nguyên vẹn. Ai cũng biết chiến tranh là phải hi sinh, vô cùng gian khổ, vô cùng quyết liệt, nhưng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, toàn dân ta đã ra trận. Có những câu hát, bài thơ của ngày ấy cho đến bây giờ vẫn như đang thôi thúc chúng ta: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, “Có những ngày vui sao, cả nước lên đường/Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục/Xóm dưới làng trên, con trai con gái/Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau/Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội/Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu”, v.v. Sự ác liệt của chiến tranh không thể ngăn nổi lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và lòng quả cảm của quân và dân ta, mà ngược lại, càng tôi thêm chất thép cho những tấm lòng và hành động cao đẹp, luyện thành bản lĩnh và khí phách Việt Nam. Cả một thời chống Mỹ, thử hỏi ở mỗi làng, mỗi xã, mỗi thị trấn, thành phố trên đất nước ta, có gia đình nào là không có đóng góp, không có sự hy sinh. Với vai trò là “hậu phương lớn” cho chiến trường miền Nam, khắp các địa phương của miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua: “Vì miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, v.v. Thực hiện mục tiêu duy nhất “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ở tiền tuyến lớn miền Nam, với tinh thần “giặc tới nhà đàn bà cũng đánh”, “bám thắt lưng địch mà đánh”, hàng triệu triệu người đã tham gia Quân giải phóng, dân quân, du kích hay “đội quân tóc dài”. Có biết bao chàng trai, cô gái đã hy sinh tình riêng vì nghĩa lớn. Biết bao bà mẹ phải hy sinh đứa con độc nhất hoặc cả chồng con của mình. Có bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tiễn chồng và 9 người con mình ra trận, mà họ mãi mãi không về. Hàng triệu chiến sĩ và đồng bào đã anh dũng hy sinh hoặc mất đi một phần thân thể, v.v. Tất cả để chiến thắng kẻ thù xâm lược, để giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Ngày Chiến thắng của dân tộc ta được bè bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 30-4-1975, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã gửi điện chúc mừng: “Thắng lợi của nhân dân Việt Nam một lần nữa chứng minh hùng hồn rằng, nhân dân một nước, dù là nhân dân một nước nhỏ, miễn là dám vùng dậy đấu tranh, dám cầm vũ khí, lấy chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa, thì nhất định có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào”[4]. Điện mừng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cu-ba khẳng định: “Trong hơn 20 năm qua, toàn thể nhân dân Việt Nam ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, với chủ nghĩa anh hùng tuyệt vời đã chiến đấu chống lại những hình thức xâm lược đế quốc tàn bạo nhất… Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở ra một giai đoạn mới cho nhân dân Việt Nam”[5]. Ngay cả những người ở phía bên kia cũng không thể phủ nhận ý nghĩa chiến thắng đó: trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, Robert S.McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không chỉ thừa nhận thất bại, coi đó là “một thảm kịch”, mà còn coi đây là cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ gây ra do những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống[6]. Trong những sai lầm đó, có những sai lầm về “Đánh giá sai những chủ đích địa chính trị của các đối thủ, đã phóng đại những mối nguy hại của họ đối với nước Mỹ”, hoặc “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh tinh thần dân tộc của họ” và “Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hóa và chính trị của nhân dân Việt Nam”[7]. Còn theo ông Trần Chung Ngọc, nguyên Giáo sư Trường Đại học Wisconsin (Mỹ), từng giảng dạy tại Trường Võ bị Quốc gia Đà lạt, thì ngày chiến thắng đó “không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào”. Chiến thắng đó, “đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không Quốc gia, không Cộng sản, không Nam, không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh, khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc”[8], v.v. Đó là sự thật hiển nhiên. Vậy mà “các vị” lại nhẫn tâm lãng quên sự hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc trên Đất nước hình chữ S. “Các vị” còn cố tình biện minh cho kẻ xâm lược và bè lũ tai sai bán nước. “Các vị” hãy sờ tay lên trán, tự vấn lương tâm, xem liệu còn xứng là con dân Đất Việt?
Đại thắng Mùa xuân 1975 là mốc son chói lọi mở ra một trang sử mới, vị thế mới cho dân tộc Việt Nam, đưa lại độc lập, thống nhất của Tổ quốc, bảo đảm cho nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc, tự do lựa chọn tương lai tươi sáng của mình - đó là tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, thế và lực của nước ta đã nâng lên ở tầm cao mới. Việt Nam không chỉ là “lương tâm và trí tuệ của loài người”, biểu tượng của “chủ nghĩa Anh hùng cách mạng” mà còn là tấm gương “xóa đói, giảm nghèo”, là điểm sáng thu hút bạn bè đến đầu tư, thăm quan, du lịch. Công cuộc đổi mới đất nước của nhân dân ta đã và đang đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, v.v. Vị thế và uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ vào đời sống chính trị thế giới. Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó quan hệ đối tác Chiến lược và đối tác Toàn diện với 13 nước. Việt Nam, là: thành viên chính thức của WTO; Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009; Ủy viên Hội đồng Nhân quyền tại Đại hội đồng LHQ (khóa 68); Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017; Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh Nghị viện IPU-132, v.v. Trước tác động của suy thoái kinh tế, nhiều nước trên thế giới và khu vực không giữ được ổn định thì tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn là một điểm sáng. Năm 2014, hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại vẫn đạt được những kết quả tích cực: tăng trưởng 5,98%; xuất khẩu tăng 13,6% với kim ngạch đạt hơn 150 tỷ USD; tổng thu ngân sách nhà nước vượt 4%. Việt Nam đã đạt được năm trong số tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) ban đầu và đang trên đường hoàn thành hai mục tiêu nữa trong năm 2015. Đặc biệt, quý 1 năm 2015, khi các nước khu vực Đông Nam Á phải chật vật chống đỡ với giá dầu giảm, giá đô-la tăng thì tăng trưởng của Việt Nam vẫn đạt 6,03%; niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng cao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 3,05 tỷ USD, tăng 7% so cùng kỳ năm 2014, v.v.
 Những thành tựu của ngày hôm nay không thể có được nếu đất nước không được độc lập, không thống nhất, người dân không làm chủ được vận mệnh của mình. Thử hỏi, mốc son chói lọi Đại thắng Mùa xuân 1975 đã đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong dòng chảy của lịch sử thế giới, tại sao lại là vô nghĩa, trong khi gần 90 triệu người dân Việt Nam và những lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn tự hào về chiến thắng này! Bởi, ý nghĩa và tầm vóc lịch sử vô cùng to lớn mà không một ai, một thế lực nào có thể phủ nhận được. Nó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”[9]./.
 
VINH HIỂN
 
 

[1] - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 67.
[2]- Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 627.
[3] - Sđd - Tập 4, tr. 280.
[4] - Thế giới ca ngợi thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. Nxb Sự thật, H.1977, tr. 31.
[5] - Sđd, tr. 72.
[6] - 5 đời tổng thống Mỹ, kéo dài 222 tháng và 4 lần thay đổi “Chiến lược chiến tranh”.
[7] - Robert McNamara - 11 sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Dẫn theo Dân trí, 22-4-2005.
[8] - Theo Chuyên đề An ninh thế giới, Số 132, ngày 30-4-2011.
[9] - ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, Nxb CTQG, H. 2004, tr. 471.
 

“Dân Làm Báo” và Nguyễn Bá Chổi ngày càng trơ tráo

(Chính trị) - Dân Làm Báo ngày càng trơ tráo với việc đăng tải những tin bài mang luận điệu xuyên tạc không thể chấp nhận được. Đọc bài “Gọi cho đúng tên một cuộc chiến” của Nguyễn Bá Chổi đăng trên Dân Làm Báo ta thấy rõ được sự vu khống tới trắng trợn về một sự thật hiển nhiên trong lịch sử- cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Miền Nam (1954-1975).
Chẳng hiểu nổi tại sao lại có những con người ấu trĩ như Nguyễn Bá Chổi với suy nghĩ ngu ngốc tới mức có thể viết nên bài báo này- một bài báo đầy những lỗ hổng về kiến thức, ngu muội về tư duy và mù quáng trong việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bịp bợm!
Như chúng ta đều biết, sau những thắng lợi to lớn trong chín năm kháng chiến của dân ta và kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ- “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương đã chính thức tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hiệp định cũng quy định sau hai năm sẽ có tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
Liệu rằng những bài báo như thế này có nên tiếp tục tồn tại???
Thế nhưng, trái ngược với những gì đã thỏa thuận, đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp, chiếm lấy miền Nam nước ta, phá hoại nghiêm trọng Hiệp định Giơnevơ và đã gây ra một cuộc chiến tranh to lớn, dai dẳng và đẫm máu. Chúng biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của mình nhằm thực hiện âm mưu xâm lược ở Đông Nam Á. Chúng dựng lên chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm và các chính quyền tay sai khác, thông qua đó giết hại, tra tấn, gây ra thương tật và tù đày hàng chục vạn người dân vô tội ở miền Nam Việt Nam. Chúng đưa quân đội, vũ khí, lập ra Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn và tiến hành cuộc chiến tranh không tuyên bố vô cùng tàn khốc ở miền Nam Việt Nam, lấy miền Nam của Tổ quốc chúng ta làm nơi thí điểm cho loại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Tàn bạo hơn cả, chúng dùng chất độc hoá học làm phương tiện chiến tranh để lại cho nhân dân ta những sự mất mát không hề nhỏ cả về người lẫn tài sản. Trong thời gian này, ở Miền Nam Việt Nam đã có khoảng trên nửa triệu héc-ta ruộng đất bị hoang hóa, hàng triệu héc-ta rừng bị hủy diệt, nhiều thị trấn, làng mạc bị cày ủi, san bằng. Hàng chục vạn người chết, 93 vạn người bị thương tật, 7 triệu người trở thành tị nạn chiến tranh, 4 triệu người bị cưỡng ép vào các trại tập trung, nảy sinh hàng chục vạn lưu manh, gái điếm, hàng chục vạn thương phế binh và trẻ mồ côi, hơn một triệu ngụy quân ngụy quyền phải cải tạo.
Trớ trêu thay, để che giấu những hành động vô nhân đạo của mình, đế quốc Mỹ đã cố tung ra những luận điệu vu cáo là chính miền Bắc đã “xâm lược”, còn đế quốc Mỹ thì chỉ vì phải “giữ lời cam kết”, chỉ vì mục đích “bảo vệ hòa bình” nên phải đưa quân can thiệp vào miền Nam Việt Nam mà thôi. Và chính những kẻ như Nguyễn Bá Chổi- tác giả của bài viết “Gọi cho đúng tên một cuộc chiến” đăng trên Dân Làm Báo đấy đã bị nhồi sọ bởi những luận điệu ngu ngốc kia! Đế quốc Mỹ vu khống miền Bắc xâm lược miền Nam Việt Nam? Chính Thượng nghị sĩ Mỹ Morse đã trả lời điều vu khống đó như sau: “lính Mỹ là quân đội nước ngoài độc nhất ở miền Nam Việt Nam”, “Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh thực dân ở miền Nam Việt Nam”. Báo Người chiến sĩ Mỹ số ra ngày 10-2-1964 cũng viết: “Nói rằng miền Bắc Việt Nam có liên quan với cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam là một sự vu cáo thô bạo và trắng trợn”.
Thử hỏi, nếu đế quốc Mỹ không xâm lược thì vì sao Mỹ lại liên tiếp phá hoại Hiệp định Giơnevơ và không để cho nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử thống nhất nước? Vì sao đế quốc Mỹ lại chiếm miền Nam Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ? Vì sao đế quốc Mỹ lại trực tiếp chỉ huy quân đội của chính quyền tay sai liên tiếp mở nhiều chiến dịch để giết hại hàng chục vạn người dân vô tội, và báo thù những người kháng chiến cũ ở miền Nam? Nếu không vì mục đích xâm lược thì vì sao đế quốc Mỹ lại tuyên bố chọn “miền Nam Việt Nam làm thí điểm” cho loại “chiến tranh đặc biệt”, nhằm lấy đó rút ra những kinh nghiệm để đi xâm lược nhiều nước khác trên thế giới?
Vậy nên, những gì mà tác giả Nguyễn Bá Chổi của Dân Làm Báo nêu ra “Đất nước Việt Nam từ thời lập quốc đến nay đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng có một cuộc chiến mà thực chất của nó hoàn toàn không đúng với tên gọi của phe thắng trận. Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam tức Quốc gia Việt Nam Cộng hòa do Miền bắc tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, kéo dài 20 năm (1954-1975), được phe khởi xướng ngụy trang bằng danh xưng “Giải phóng Miền Nam” ban đầu, sau thành “Chống Mỹ cứu nước”; ngày nay thường được họ gọi là “Chiến tranh chống Mỹ cứu nước” là tư duy của một kẻ thiếu hiểu biết mà lại thích phát ngôn càn.
Những năm 1954-1975 là quãng thời gian nhân dân Miền Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược cùng với sự chi viện cả về sức người, sức của của hậu phương miền Bắc. Chính sự đồng lòng của nhân dân hai miền Nam Bắc đã đánh bại được đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà, vậy mà lại dám bảo đây là cuộc chiến “miền Bắc xâm lược Miền Nam” hả ông Chổi? Chắc cả đời ông chỉ hợp với nghề cầm chổi quét rác thôi, Nguyễn Bá Chổi à!
Nắng Hạ

Nguồn gốc thật sự của chế độ VNCH dưới cái nhìn của các sử gia thế giơí

Trong giai đoạn 30/4, trên các diễn đàn mạng phản động ra rả luận điệu nội chiến Bắc – Nam, bọn chúng luôn miệng nói miền Bắc xâm lược miền Nam nhưng rốt cuộc “miền Nam” của bọn chúng là cái gì ?
Nhiều người có đầu mà ko có óc đã bị lừa bịp bởi cái luận điệu dỏm ấy. Nhưng có mấy ai biết về nguồn gốc của chính quyền Miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa ? Tiền thân của VNCH là Quốc Gia Việt Nam (thuộc khối liên hiệp Pháp) được thành lập năm 1948 do Bảo Đại đứng đầu. Trước đó , năm 1945, Việt Minh do có công kháng Pháp , chống Nhật nên được nhân dân Việt Nam ủng hộ, đã thành lập nước VNDCCH, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, vua Bảo Đại thoái vị. Đến năm 1946, khi thực dân Pháp tìm cách xâm lược VN một lần nữa, bọn chúng tìm cách tạo ra một chính quyền để chống đối Việt Minh và thế là “giải pháp Bảo Đại” ra đời. Ông Bảo Đại vốn là vua bù nhìn, nay lại tiếp tục vai trò bù nhìn của mình trong một cái chính quyền do ngoại xâm lập nên để chống lại phong trào yêu nước của nhân dân VN.Vậy là gốc gác của VNCH là ngụy quyền do Pháp dựng lên. Năm 1954, sau khi hiệp định Geneva được kí kết với một điều khoản quan trọng: Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Tháng 7/1956 sẽ tổ chức Tổng tuyển cử trên cả nước thống nhất đất nước. Khoản a, điều 14 ghi rõ : "Trong khi chờ một một cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, mỗi bên sẽ quản lý phần lãnh thổ Hiệp định chia cho mình." Bản Tuyên bố chung ghi rõ ở Việt Nam: “Đường ranh giới về quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi như là một biên giới về chính trị hoặc lãnh thổ”. Đứng đầu chính quyền VNCH lúc này là Ngô Đình Diệm – kẻ chống cộng điên cuồng và công giáo cuồng nhiệt – người vừa phế truất Bảo Đại trong một màn hài kịch mang tên “bầu cử” đã được Mỹ hậu thuẫn để không thi hành tổng tuyển cử thống nhất hai miền vì sợ thua, thật vậy , tổng thống Mỹ Eisenhower đã nhận định “80% Hồ Chí Minh sẽ thắng”, lời nhận định hoàn toàn hợp lí khi hào quang của trận Điên Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu vẫn còn chói lòa sau 2 năm. Hồ sơ mật của lầu 5 góc cũng bóc trận bản chất ngụy của chế độ Diệm: “Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam (…) Không có sự hăm doạ can thiệp của Mỹ,Nam Việt Nam không thể nào từchối hiệp thương tổng tuyển cử 1956do Hiệp định Genève quy định mà
không bị tràn ngập tức khắc bởi quânđội Việt Minh (…) Không có viện trợcủa Hoa Kỳ những năm sau đó, chếđộ Diệm không thể nào sống sót được(…) Nam Việt Nam về bản chất là một
sáng tạo của Hoa Kỳ”(The Pentagon Papers, tr. 25).Sau khi chế độ Diệm ko thể trụ vữngtrước Mặt Trận Giải Phóng Miền Namthì Mỹ đã bật đèn xanh cho một cuộcđảo chính, lật đổ Diệm.Rõ ràng , chế độ Diệm hoàn con chócủa Mỹ, được Mỹ thu nạp từ bé, nuôinấng chăm bẵm nhưng đến khi khôngdùng được nữa thì ruồng bỏ một cáchlạnh lùng. Câu nói của phó tổngthống Mỹ Johnson tuy ngắn nhưngrất xúc tích “Xì! Diệm là đứa duy nhấtmà ta có ở đó” (shit? Diem’s the onlyboy were got out there)VNCH thời đệ nhị nằm dưới tayNguyễn Văn Thiệu – cũng là một conrối của Mỹ nốt, ông này đã kêu gàothảm thiết nhưng Mỹ vẫn kí hiệpđịnh Paris với VNDCCH. Bản chất bùnhìn của đệ nhị Cộng Hòa cũng đượcbộc lộ qua các câu nói hớ của Thiệu
Sử liệu "Vietnam, the ten thousandday war", NXB Thames Methuan,London, xuất bản năm 1982 đã ghi
nhận một số câu nói của Nguyễn Văn Thiệu: "Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợcho chúng ta nữa thì không phải làmột ngày, một tháng hay một năm màchỉ sau 3 giờ, chúng ta sẽ rời khỏiDinh Độc Lập!", "Mỹ còn viện trợ, thìchúng ta còn chống cộng".Những đoạn video clips tài liệu nàyđược nhóm làm phim "Cuộc chiến10.000 ngày" của Canada mua lại vàphát lên trong phim tài liệu của họ.
Trong đó cho thấy khi trả lời phỏngvấn bằng tiếng Anh, Nguyễn VănThiệu đã nói: "Tôi là một kẻ ba phải,
nếu không phải là một con rối”. (I'ma yes-man, if not a puppet.).
Bản chất ngụy nô của chế độ “cờvàng” rõ như thế nhưng bọn phảnđộng lại lờ đi khi nhắc đến chiếntranh Việt Nam vì bọn chúng sợ lộ tẩycái gọi là “miền Nam” của chúng.Bọn chúng chống chế miền Bắc cũngđược Liên Xô và Trung Quốc viện trợnhưng lại ko dám đưa ra các con sốso sánh vì các khoản đó chả là gì nếu
so với số tiền mà VNCH nhận được từMỹ.Bọn chúng ngụy biện rằng miền Bắccũng có lính TQ và Liên Xô qua nhưnglại ko dám nói ra các con số và chứcnăng của họ. 200 ngàn lính TQ quaVN nhưng là công binh làm đường,khoảng 10 ngàn chuyên gia Liên Xôđóng vai trò chuyên gia cố vấn và kĩthuật, còn số ngoại bangtrực tiếpchiến đấu ko đáng kể. Trong khi đó,đối với “miền Nam”, Mỹ đóng vai trò
chủ đạo trong cuộc chiến, từ kĩ thuật,chiến thuật, chiến lược đến trực tiếpchiến đấu với hơn nửa triệu lính vàcả trăm ngàn quân đồng minh đánh thuê.
Rốt cuộc, con chó ko được sử dụng
nữa thì bị chủ nó vứt đi không chút
thương tiếc. Nó GATO khi nhìn những
người chiến thắng mừng ngày vui nên
rú mõm tru tréo sủa bậy. Thế nhưng
chó vẫn mãi là chó, chó cứ sủa đoàn
người cứ đi !
-----++++++++-+
Lửa truyền thống sưu tầm

Không thể bác bỏ giá trị của chiến thắng lịch sử 30/4/1975

Cập nhật: 10h42 | 26/04/2016

Ngày toàn thắng 30/4/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử nước ta, mang tầm quốc tế và thời đại. Chiến thắng đó đã mở ra kỷ nguyên mới đối với dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên CNXH. Đó là một thực tế lịch sử không ai có thể bác bỏ.
Nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh mừng chiến thắng 30/4/1975 (Ảnh: tư liệu).
            Thực hiện chủ trương của Đảng, mùa Xuân năm 1975, với sức mạnh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, quân và dân ta bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã thừa thắng xông tới, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến thắng này đã khép lại cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta ròng rã gần 1/3 thế kỷ (1945 - 1975) kể từ khi thực dân Pháp nổ súng gây hấn trở lại Nam Bộ; trong đó, hơn 1/5 thế kỷ (1954 - 1975) chống đế quốc Mỹ can thiệp và xâm lược miền Nam. Đó là mốc son đánh dấu cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng đã hoàn thành, thực hiện được những mục tiêu vĩ đại: dân tộc độc lập, Tổ quốc thống nhất, nhân dân ta có cuộc sống trong hòa bình, tự do và làm chủ. Cũng từ đây, một trang sử mới đã mở ra, một nước Việt Nam của người Việt Nam, sạch bóng quân xâm lược, đi vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng cuộc đời mới.            
            Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là đại thắng của toàn dân tộc; của đức hy sinh, lòng dũng cảm và trí tuệ Việt Nam kết tinh bởi mưu lược sáng suốt, tầm nhìn chiến lược của Đảng và ý chí anh hùng, bất khuất của nhân dân ta. Với niềm tin “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” và hành động muôn người như một, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”, chúng ta đã làm nên chiến thắng. Sự sống mạnh hơn cái chết. Chính nghĩa đẩy lùi phi nghĩa. Đó là chiến thắng của cái thiện lớn nhất đối với cái ác lớn nhất trong thời đại ngày nay. Dân tộc Việt Nam với chiến công của mình đã đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới chống Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chiến đấu cho sự tồn tại của mình mà cũng vì sự tồn tại của các dân tộc khác; vì độc lập - tự do - hạnh phúc, xứng đáng với quyền sống, quyền tự quyết để khẳng định và bảo vệ phẩm giá làm người. Chứng kiến sự kiện có một không hai này trong lịch sử anh hùng và bi tráng của Việt Nam trong thế kỷ XX, cả loài người tiến bộ và bạn bè của chúng ta ở khắp năm châu bốn biển đều thấy rõ, chiến thắng này không chỉ đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất cho Việt Nam mà còn có sức mạnh cổ vũ các dân tộc đấu tranh cho tự do và công lý, thức tỉnh lương tri của nhân loại
            Sức mạnh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả của sự phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc được tạo ra bởi đại đoàn kết toàn dân tộc, được nuôi dưỡng bởi ngọn nguồn văn hóa Việt Nam, lịch sử anh hùng, bất khuất trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Sức mạnh ấy được tiếp nối, phát huy cao độ và thăng hoa trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Ở thời khắc lịch sử đó, ngày 30/4/1975, tự đáy lòng của mỗi người dân Việt Nam yêu nước và tự hào dân tộc đã cất lên tiếng hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” để cùng tưởng nhớ công lao to lớn của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc đã nhận định đúng đắn, chính xác: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua nhiều gian khổ, hy sinh nhưng nhất định chúng ta sẽ đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Việt Nam nhất định thắng. Đế quốc Mỹ xâm lược nhất định thua; “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Dự báo, trù tính và niềm tin đó của Người đã truyền cảm, là chỉ dẫn cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hành động và đã thành hiện thực. Để hôm nay đất nước vững bước trên con đường lớn của lịch sử: độc lập dân tộc và CNXH.
            Rõ ràng là, chiến thắng lịch sử 30/4/1975 như một kỳ tích, một huyền thoại mang tầm vóc thời đại ở thế kỷ XX. Đó là sự thật không gì có thể bác bỏ và phủ nhận được! Đúng như Đại hội IV của Đảng nhận định: “…thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”1.
            Gần 40 năm đã trôi qua, kể từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, thời gian càng lùi xa, thì Chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam càng nổi bật tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của nó. Các thế hệ người Việt Nam càng cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hơn giá trị và bài học của chiến công chói lọi này. Hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, nhân dân Việt Nam luôn thiết tha với hòa bình, khát vọng tự do và hạnh phúc, không bao giờ mong muốn chiến tranh. Nhưng, vì sinh mệnh và sự tồn vong của dân tộc, cũng vì nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng đối với quốc tế mà nhân dân ta, cả hai miền Nam - Bắc, tiền tuyến và hậu phương buộc phải cầm súng quyết chiến đấu và quyết chiến thắng. Để hôm nay mọi người Việt Nam được sống trong hòa bình, tự do mưu cầu hạnh phúc, phát triển, bạn bè quốc tế đến làm ăn, sinh sống, thăm thú trong thanh bình, điều đó chẳng quý lắm sao? Có được hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã phải trả bằng máu và nước mắt, nên chúng ta rất thấm thía giá trị này. Ai đó, vì bất cứ lý do gì, gây mất ổn định, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là có tội với đất nước, với anh linh của hàng triệu đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
            Khẳng định giá trị, ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chúng ta cũng đồng thời phê phán những sự xuyên tạc lịch sử về Chiến thắng này với những thiên kiến lệch lạc, những ác ý thâm độc của các thế lực thù địch và cả những ngộ nhận, mơ hồ trong sự nhìn nhận, đánh giá sự thật lịch sử. Không ít người trong chính giới Mỹ, nhất là những người đã trực tiếp tham gia trong bộ máy quyền lực, hoạch định chiến lược và chính sách của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam hồi đó vẫn thường biện minh cho hành động của họ, coi đó là cần thiết để ngăn chặn sự bành trướng của CNCS ở châu Á và Đông Nam Á. Họ còn cho rằng, Mỹ hành động ở miền Nam là để giúp cho Việt Nam tiếp cận được văn minh và văn hóa phương Tây như một mẫu hình của dân chủ và tự do. Họ cũng xuyên tạc sự thật lịch sử khi cố sức tạo ấn tượng về một miền Bắc cộng sản xâm lược, thôn tính miền Nam và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ đồng minh của mình (ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa do chính Mỹ tạo ra bằng sức mạnh của đồng đô la và quân sự), chứ không phải Mỹ xâm lược Việt Nam. Song, sự thật lịch sử vốn khách quan và tường minh, nó không phải như vậy!
            Để thực hiện mục tiêu thôn tính miền Nam Việt Nam, biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của mình, đế quốc Mỹ đã đưa vào đây hơn nửa triệu quân để tham chiến và sử dụng tất cả các loại vũ khí, kỹ thuật hiện đại nhất với xe tăng, máy bay, đại bác và vũ khí hóa học hủy diệt sự sống trên mặt đất, mưu toan đè bẹp ý chí chiến đấu của dân tộc ta, buộc chúng ta phải khuất phục. Và, nhất là, khi liên tiếp sa lầy, thất bại trên chiến trường miền Nam, thì quân đội Hoa Kỳ đã mạo hiểm, phiêu lưu dùng ván bài cuối cùng hết sức vô nhân tính - ném bom hủy diệt Thủ đô Hà Nội bằng siêu pháo đài bay B.52, liên tục 12 ngày đêm vào cuối năm 1972, với lời hăm dọa “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời đồ đá”.
            Miền Nam là một bộ phận không tách rời của Việt Nam; nói như Hồ Chí Minh, đó là thịt của thịt Việt Nam, máu của máu Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi. Quyền sống, quyền tự quyết dân tộc, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Những hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, can thiệp, áp đặt,… là điều trái đạo lý và pháp lý, thủ đoạn thường thấy ở các thế lực thực dân đế quốc. Ở đâu có những hành động ấy, ở đó tất yếu có sự đáp trả của nhân dân và dân tộc đã từng gắn kết bên nhau vì sự sống còn, vì số phận lịch sử, vì tự do và nhân phẩm. Đáp lại đòi hỏi ấy, quân - dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc đã coi chống thực dân, đế quốc và những thế lực đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc là một sứ mệnh thiêng liêng. Ở đâu có kẻ thù xâm lược Việt Nam, ở đó có người Việt Nam chống xâm lược. Đó là mệnh lệnh của ý thức dân tộc và lòng yêu nước. Chỉ có người Việt Nam chống kẻ thù xâm lược chứ không có chuyện miền Bắc xâm lược miền Nam như sự tuyên truyền từ những thế lực thù địch hiếu chiến và những kẻ phản động tự tách mình khỏi dân tộc vẫn thường rêu rao. Với mục tiêu, tính chất, lực lượng, phương tiện mà họ đã sử dụng trong cuộc chiến thì phải khẳng định: đây là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Đó là điều thứ nhất mà sự thật cần lên tiếng.
            Chiến thắng 30/4/1975 là sự tôn vinh sức mạnh và niềm tự hào của mỗi người Việt Nam, của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhưng đâu đó, vẫn cất lên tiếng nói từ những người mang ý thức hệ xa lạ với nhân dân và dân tộc mình, coi đó là ngày “quốc hận” - một cái nhìn sai lạc và xuyên tạc sự thật lịch sử, đi ngược lại tinh thần khoan dung, đồng thuận, đoàn kết của toàn dân ta; tự reo rắc hận thù, chia rẽ, ngược với trào lưu lịch sử. Song, sự thật những gì diễn ra ở miền Nam suốt hai thập kỷ đã tự nó nói lên tất cả về cái tồn tại trong quá khứ của chính thể Việt Nam Cộng hòa do Mỹ dựng lên. Đã không có độc lập, tự chủ thì chỉ là lệ thuộc. Giải phóng miền Nam, xóa bỏ một trật tự lỗi thời, một sản phẩm trái mùa của lịch sử là một thắng lợi của chính nghĩa, đem lại độc lập, tự do thật sự cho nhân dân. Nuối tiếc cái đã lùi vào dĩ vãng để gieo rắc ý thức “quốc hận” là xa lạ với chính đồng bào, dân tộc mình. Tư tưởng, quan điểm đó nếu không phải là sự nuôi dưỡng, kích động sự thù địch, chia rẽ dân tộc một cách có chủ đích thì cũng là một nhận thức mơ hồ về sự thật lịch sử, đều tiếp tay cho kẻ thù, có hại cho tinh thần hòa hợp, đoàn kết dân tộc, cần phải phê phán. Đó là điều thứ hai cần nói tới trong tư duy phê phán của chúng ta.
            Lại có cách nhìn lệch lạc khác, cho rằng, Chiến thắng 30/4/1975 và sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta ròng rã mấy thập kỷ là cái giá phải trả quá đắt, là một sai lầm, làm cho dân tộc đau thương, chậm phát triển, trách nhiệm ấy họ quy cho Đảng ta, cho con đường mà Hồ Chí Minh lựa chọn. Đây cũng lại là một nhận thức phi lịch sử, muốn phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, đồng thời là phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà chúng ta đã lựa chọn, kiên trì theo đuổi. Cách nhìn ấy muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, tính chất, bản chất của sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự sụp đổ không sao tránh khỏi của chế độ ngụy quyền Sài Gòn với hình thức chính thể “Việt Nam Cộng hòa” trong cơn bão táp cách mạng giải phóng miền Nam 30/4/1975 là bằng chứng không thể chối cãi về sự phá sản, thất bại của chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Đó là sự phá sản, thất bại của các thế lực xâm lược bên ngoài, hòng áp đặt ách thống trị, nô dịch, áp bức và bóc lột nhân dân ta ở miền Nam, được ngụy trang và biện minh bằng những lời lẽ tốt đẹp, những “học thuyết” và “chính sách” tô vẽ cho dân chủ, tự do, cho tiến bộ và phát triển đầy giả dối theo hệ giá trị của Mỹ.
            Chiến thắng 30/4/1975 là kết quả tiệm tiến và nhảy vọt của biết bao tích lũy, trải nghiệm, hy sinh của cả dân tộc, của các thế hệ, của sức mạnh tổng hợp và tổng lực của toàn dân, toàn quân. Đó là một tất yếu, sự lựa chọn của lịch sử dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam, vì đã có đường lối cách mạng đúng đắn. Sẽ không có thành công nào, khi mà đường lối, chính sách đi ngược lại nguyên vọng, lợi ích của nhân dân. Đó là thực tế. Tỏa sáng từ Chiến thắng đó ta thấy, không có sự lãnh đạo của Đảng, được dẫn dắt bởi thiên tài tư tưởng Hồ Chí Minh, không thể có thành quả chiến thắng và cơ đồ sự nghiệp như ngày nay. Đó là điều thứ ba cần phải nhấn mạnh trên tinh thần trọng sự thật và lẽ phải.
            Dù khép lại quá khứ nhưng không được quên quá khứ, càng không thể phủ nhận và phỉ báng lịch sử. Sự tàn bạo, phi nhân, tội ác mà thực dân, đế quốc và những thế lực do chúng nuôi dưỡng, thành công cụ của chúng để đàn áp cách mạng và nhân dân là sự thật lịch sử không thể nào quên, cho dù, trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới, đối thủ thù địch trong quá khứ có thể trở thành đối tác cùng hợp tác, cùng tồn tại. Vì vậy, chúng ta không cho phép bất cứ ai, dù với cương vị gì, “nhà văn”, “nhà nghiên cứu”, “nhà biên khảo”,… được bóp méo, xuyên tạc giá trị của Chiến thắng lịch sử này.
            Nói tới Chiến thắng 30/4/1975 là để khêu gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc chân chính chứ không hề làm đau đớn thêm vết thương do cuộc chiến tàn bạo của đế quốc Mỹ gây ra, không phải làm phân ly thêm khối cộng đồng dân tộc bởi một sự cực đoan ý thức hệ như có người lầm tưởng do thiếu hiểu biết. Dân tộc Việt Nam nổi bật các đức tính anh hùng, bất khuất, bao dung, nhân ái, trọng sự hòa hiếu, đoàn kết đồng thuận. Chính những đức tính mang giá trị nhân văn và sâu sắc này cũng đã tạo nên sức mạnh của chiến đấu và chiến thắng.
            Ngày nay, đất nước ta đã đi qua chặng đường đổi mới gần 30 năm. Chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc cũng đã gần 40 năm. Các thế hệ sinh thành trong bối cảnh ấy đã tận hưởng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc mà các thế hệ cha anh đã phải hy sinh bằng máu của mình. Thế và lực của Việt Nam đang ở vào thời kỳ sung sức đầy triển vọng. Đổi mới nhằm đạt tới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như tâm nguyện của Bác Hồ. Để thực hiện được mục tiêu cao cả đó, hơn lúc nào hết dân chủ - đoàn kết - đồng thuận là động lực cho sự phát triển của nước ta, cho dân tộc Việt Nam vươn tới trình độ một dân tộc thông thái, xã hội Việt Nam là một xã hội văn hóa cao. Cán bộ, đảng viên tích cực học tập, rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) để Đảng luôn xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo.
            Chiến thắng 30/4/1975 sẽ mãi mãi tiếp thêm năng lượng, tinh thần, phát huy các giá trị sáng tạo, cổ vũ nhân dân và dân tộc ta đi tới, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại hóa trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
GS, TS. HOÀNG CHÍ BẢO
(Nguồn: tapchiqptd.vn)

“TƯỞNG NIỆM 40 NĂM QUỐC HẬN”: TRÒ HỀ CỦA PHẢN ĐỘNG LƯU VONG

Nhãn: ,
Hôm qua ngày 25/4/2015, một đám người đã tổ chức buổi “tưởng niệm 40 năm quốc hận” tại thành phố Garden Grove, bang California, Hoa Kỳ. Đây là thành phố có khá đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, trong đó có nhiều người Việt lưu vong sau sự kiện 30/4/1975. Trong buổi lễ chào cờ, chúng đã giương lên hai ngọn cờ, đó là Cờ Ba Sọc của chế độ Ngụy và Cờ của Hoa Kỳ, điều này hoàn toàn dẽ hiểu bới đứng ở sau chế độ Ngụy quyền là một đế quốc Mỹ hùng mạnh luôn viện trợ quân sự và tài chính cho cuộc chiến ở Việt Nam.
Đám phản động lưu vong đang muốn kích động, gợi nhớ lại hận thù của cuộc chiến 40 năm về trước, qua đó tìm cách quyên góp, ủng hộ, tài trợ về kinh tế để tiến hành các hoạt động phá hoại, chống đối ở Việt Nam với mục đích lật đổ hệ thống chính trị ở nước ta. Đây là thủ đoạn thường thấy ở những đám phản động lưu vong, đặc biệt là vào những ngày lễ lớn của cả nước.
“TƯỞNG NIỆM 40 NĂM QUỐC HẬN”: TRÒ HỀ CỦA PHẢN ĐỘNG LƯU VONG
Lễ chào cớ trong buổi tưởng niệm với hai là cờ: Cờ ba sọc của Ngụy và cờ của Hoa Kỳ
Sau đại thắng 30/4/1975 của quân đội nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam được thống nhất toàn diện, hai miền Nam Bắc chung một nhà và đều được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, rất nhiều con em, cán bộ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (chế độ đã thất bại trong cuộc chiến đó) đã ôm mối hận thù chạy sang các nước khác để tị nạn chính trị. Rất nhiều người trong số họ đã hiểu ra được bản chất, được sự đúng đắn của cuộc chiến năm đó. Nếu không có cuộc chiến này thì Việt Nam mãi mãi bị chia cắt hai miền, không thể phát triển vượt bậc như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, cũng có một số thành phần ích kỷ, hẹp hòi và một số lợi dụng sự hận thù đó để vụ lợi cá nhân. Những đối tượng này đã không ngừng xuyên tạc, bịa đặt sự thật về cuộc chiến trước năm 1975 và đặc biệt, không ngừng phủ nhận vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản. Chúng coi ngày 30/4 hàng năm là ngày quốc hận của bọn chúng nhưng chính bọn chúng cũng không hiểu và không chịu hiểu về sự kiện lịch sử quan trọng này. Tuy lợi ích của số nhỏ người dân (chủ yếu là Ngụy quân, Ngụy quyền cũ) bị mất đi nhưng đổi lại là lợi ích của toàn dân tộc, lợi ích của đại đa số người dân miền Nam được bù đắp. Nếu cứ sống mãi với cái tư tưởng ích ký cá nhân như vậy thì sẽ không bao giờ tiến bộ được.
Mỹ là một trong số những nước hậu thuẫn rất lớn cho người Việt tị nạn chính trị lưu vong, điều này đã được thể hiện ở số lượng người gốc Việt lưu vong bên Mỹ là lớn nhất. Buổi kỷ niệm này, ngoài là cờ ba sọc của chế độ Ngụy cũ thì bọn chúng cũng không quên treo thêm cờ của Hoa Kỳ. Điều này đã thế hiện trong tâm trí bọn chúng làm gì có đất nước Việt Nam, quốc gia nuôi dưỡng bọn chúng là đế quốc Mỹ, dòng máu trong người chúng tuy là dòng máu Lạc Hồng nhưng đã bị đế quốc Mỹ tẩy rửa từ lâu rồi.
Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận năm thứ 40, tổ chức tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove. Buổi lễ tuy được tổ chức như một buổi khai mạc trận bóng đã cấp trường nhưng mục đích của chúng là quá lớn. Đa số những người Việt tị nạn sau sự kiện 1975 nay đã già, còn lại là số trẻ em lai Mỹ - Việt được gia đình đưa sang, trong đó có Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) được chính quyền Mỹ khởi động trước khi rút quân khỏi miền Nam Việt Nam từ ngày 02/4 đến 26/4/1975 đã đưa gần 3.300 trẻ em Việt Nam sang làm con nuôi của các gia đình khắp nơi trên thế giới gia như Pháp, Canada, Ustraylia và châu Âu. Số người này không có hiểu biết thật sự về lịch sử, khi được đào tạo bên nước ngoài đã được các thế lực thù địch tiêm nhiễm những nội dung sai sự thật, biến họ thành công cụ thể thực hiện âm mưu chống phá đất nước ta.
Những buổi tưởng niệm trong suốt 40 năm qua của bọn chúng đã dẫn thưa thớt người đến dự. Là cờ ba sọc (biểu tượng của chế độ Ngụy) không được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận thì luôn được số ít người Việt ấu trí gìn giữ, ôm ấp và tưởng nhớ về một sự thất bại trong lịch sử của họ. Những con người này cần phải hiểu rằng, bất cứ ai lên nắm quyền điều hành đất nước thì mục tiêu cuối cùng, cốt lõi nhất vẫn là phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn nữa, chứ không phải là cạnh tranh lợi ích cá nhân để phá hoại đất nước.
Công Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét