Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 25

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí ẩn nhiều thành phố chìm dưới đáy biển: Cái nhìn mới về tổ tiên chúng ta




Ảnh minh họa thành phố huyền thoại Atlantis. (Ảnh: BigStockPhoto)
Ảnh minh họa thành phố huyền thoại Atlantis. (Ảnh: BigStockPhoto)

Họ nhận ra rằng con người đã nổi loạn nên đã quyết định tiêu diệt họ. Hàng nghìn con báo sư tử đã rời khỏi hang động và ngấu nghiến những ai cầu xin con quỷ cứu giúp. Nhưng con quỷ không thèm ngó ngàng gì đến những lời cầu xin của họ. Nhìn thấy điều này, Inti, vị thần Mặt Trời đã rớt nước mắt. Nước mắt của Thần nhiều đến nỗi chỉ trong vòng 40 ngày toàn bộ thung lũng đã bị chìm trong biển nước”.—Truyền thuyết về hồ Titicaca của người Inca.
Hãy xem xét một giả thuyết trong ngành nhân chủng học, rằng từng tồn tại một nền văn minh thời tiền sử sở hữu một trình độ phát triển công nghệ cao. Một số bằng chứng cho thấy con người cổ đại dường như đã tạo ra được một nền công nghệ tiên tiến hơn rất nhiều những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Hầu hết bằng chứng cho ý tưởng này đến từ việc đã phát hiện ra hàng chục thành phố cổ đại ngầm dưới các đại dương trên khắp thế giới.
Các trường hợp đáng kinh ngạc như của quần thể kiến trúc Yonaguni ở ngoài khơi Nhật Bản, hay “siêu đô thị” tình cờ được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Cuba, vẫn tiếp tục cung cấp cho các nhà nghiên cứu các manh mối cho cái từng được đơn thuần nhìn nhận là truyền thuyết địa lý—những câu chuyện như của lục địa thất lạc Atlantis, MU, hay vùng đất Thule. Cứ sau khoảng vài năm một phát hiện mới dưới đáy biển lại cung cấp sự ủng hộ cho giả thuyết về sự tồn tại của các đế chế thời tiền sử này.



Reconstructed Image taken from the sonar scan of the sea floor off the coast of Cuba. Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.
Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.

Xem thêm:

Kiến trúc đô thị từ một thời kỳ không tưởng

Một ví dụ điển hình của các di tích khảo cổ như được miêu tả bên trên là một thành phố ngầm hơn 35 m dưới mực nước biển trong Vịnh Khambhat, nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây Ấn Độ. Người ta ước tính rằng thành phố rộng lớn này, được tình cờ phát hiện trong một cuộc khảo sát ô nhiễm, có thể có niên đại khoảng tầm 9.000 năm.
Sử dụng một hệ thống định vị sonar, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định được các cấu trúc hình học xác định tại độ sâu hơn 35 m. Tại khu vực này, họ đã tìm thấy được các vật liệu xây dựng, đồ gốm, một phần bức tường, các lòng chảo, đồ điêu khắc, xương, và răng người. Kết quả định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy những mảnh hiện vật này đã có niên đại lên đến 9.500 năm tuổi.
Trước phát hiện này, các nhà nhân chủng họ cho rằng khu vực này chưa từng xuất hiện một nền văn minh mãi cho đến giai đoạn 2.500 TCN. Do đó, thành phố cổ đại này thậm chí còn cổ xưa hơn nền văn minh lưu vực sông Ấn (văn minh Harappa), vốn từng được cho là cổ xưa nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ.



Painting by Grindlay's (1826-1830) of ‘The sacred town and temples of Dwarka.’ (Public Domain) Bức tranh ‘thị trấn và đền thờ thiêng liêng của Dwarka’ của họa sĩ Grindlay's. (Ảnh: Wikipedia)
Bức tranh ‘thị trấn và đền thờ thiêng liêng của Dwarka’ của họa sĩ Grindlay’s. (Ảnh: Wikipedia)

Một trường hợp thú vị khác đã xuất hiện vào năm 1967, khi Aluminaut—một tàu ngầm thám hiểm có khả năng lặn xuống sâu nhất vào thời đó—đã tình cờ phát hiện được một “con đường đá” ngầm dưới biển ngoài khơi thành phố Florida, bang Georgia, và bang South Carolina, Mỹ. Được phát hiện tại độ sâu khoảng 900 m, con đường này đã vạch một đường thẳng dài hơn 24 km.
Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn khi con đường này được lát bằng một loại xi-măng tinh vi cấu thành từ nhôm, silicon, canxi, sắt và magiê. Bất chấp niên đại của nó, con đường này đã được phát hiện trong tình trạng không tạp lẫn các mảnh vụn đổ nát do có một luồng hải lưu lưu thông qua đây.
Con đường bị lãng quên này vẫn xứng đáng là một con đường thứ thiệt sau khi các bánh xe đặc biệt của con tàu Aluminaut đã thực sự lăn bánh trên con đường bí ẩn. Về sau, các nhà khoa học khám phá khu vực này đã phát hiện được hàng loạt công trình cự thạch tại một đầu cuối của con đường. Phải dùng đến công nghệ như thế nào thì mới có thể xây dựng một con đường lát đá dài vẫn duy trì được một tình trạng tốt như vậy sau 10.000 năm?
Xem thêm:
Một phát hiện gần đây hơn thuộc loại này đã xuất hiện vào năm 2004, khi trận sóng thần tàn phá vùng duyên hải Đông Nam Á cũng đã dịch chuyển hàng tấn cát tại vùng duyên hải bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Cơn bão đã dọn sạch nhiều lớp đất đá, dẫn tới việc phát hiện thành phố huyền thoại Mahabalipuram.
Theo truyền thuyết địa phương, thành phố Mahabalipuram đã hứng chịu một trận đại hồng thủy vào 1.000 năm trước, nhấn chìm nó chỉ trong vòng một ngày, khi các vị thần đố kỵ với vẻ đẹp của nó. Người dân địa phương kể lại rằng sáu ngôi đền đã bị nhấn chìm dưới nước, nhưng một bộ phận của ngôi đền thứ bảy vẫn còn đang nằm trên bờ. Một nhóm gồm 25 thợ lặn từ Cục Khảo cổ Ấn Độ đã khám phá khu vực rộng lớn với đầy các công trình nhân tạo, tại các mức độ sâu trong khoảng từ 4,5 – 7,5 m bên dưới mực nước biển.
Quy mô của các di tích ngầm dưới biển này trải dài khoảng vài kilomet vuông, cách bờ biển lên đến nhiều nhất khoảng 1,5 km. Theo một ước tính dè dặt, các công trình này có niên đại trong khoảng từ 1500 đến 1200 năm trước, tuy rằng một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể xuất hiện từ 6000 năm trước.



Submerged Temple at Mahabalipuram (public domain) Ngôi đền bị nhấn chìm dưới nước ở Mahabalipuram. (Ảnh: Wikimedia)
Ngôi đền bị nhấn chìm dưới nước ở Mahabalipuram. (Ảnh: Wikimedia)

Xem thêm:

Quần thể kiến trúc Yonaguni

Được một số nhà khoa học gọi là phát hiện khảo cổ thế kỷ, quần thể kiến trúc được tình cờ phát hiện ngoài khơi hòn đảo Yonaguni của Nhật Bản này đã phô diễn nền kiến trúc cổ đại với các cột trụ, hình lục giác, cầu thang, con đường, hành lang mái vòm, và thậm chí một kim tự tháp bậc thang.
Tuy rằng theo giả thuyết thận trọng nhất, quần thể kiến trúc Yonaguni là kết quả của hoạt động địa chấn rõ rệt trong khu vực, nhưng góc cạnh chính xác của những tảng đá và bố cục của chúng trong mối liên hệ với nhau cho thấy đây có thể là tàn tích của một thành phố ngầm dưới biển.
Bằng chứng ủng hộ quan điểm này bao gồm cấu trúc hóa học của đá phấn (vốn không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực), hai khe hở rộng khoảng 2 m ngay sát quần thể kiến trúc—mà không một nhà khảo cổ nào dám xếp vào loại cấu trúc tự nhiên—và một tảng đá hình bầu dục dường như không thuộc về quần thể này, nhưng rõ ràng cho thấy một điểm hướng về phía bắc. Toàn bộ thành phố ngầm dưới biển Yonaguni đã được ước tính niên đại lên đến ít nhất 10.000 năm tuổi.



Underwater structures at Yonaguni, Japan Quần thể kiến trúc dưới đáy biển tại Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Internet)
Quần thể kiến trúc dưới đáy biển tại Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Ngành khảo cổ học đại dương mới chỉ trở thành một ngành học thuật chính thức trong vòng 50 năm trở lại đây theo sau sự xuất hiện của bình lặn. Theo nhà khảo cổ học đại dương, TS Nick Flemming, có ít nhất 500 di chỉ ngầm dưới nước có chứa tàn tích của một vài dạng thức kiến trúc hay cổ vật nhân tạo nào đó đã được phát hiện trên khắp thế giới. Một số tính toán cho thấy gần 1/5 trong số các di chỉ này có niên đại hơn 3.000 năm tuổi.
Chắc chắn rằng, một số các di chỉ này đã bị các cơn lũ cuốn trôi đi, nhưng số khác đã kết thúc số phận của mình dưới đáy biển thông qua sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo. Vì rất nhiều những công trình này đều được xây dựng nguyên gốc trên vùng đất khô ráo, cứng chắc, nên Trái Đất có thể có một tính chất địa lý khá khác biệt trong từng thời kỳ so với những gì chúng ta biết ngày nay. Tương tự, những người này có thể đã đến từ một thời kỳ xa xôi hơn so với buổi đầu của nền văn minh như chúng ta vẫn nhìn nhận.
Vậy, phải chăng nền văn minh hiện tại của chúng ta là nền văn minh vĩ đại nhất nhân loại từng chứng kiến, hay chỉ đơn thuần là một đỉnh cao nhỏ bé trong số rất nhiều đỉnh cao như vậy trong một vòng tuần hoàn trải dài về thời quá khứ xa xôi? Câu trả lời này có thể được tìm thấy tại đáy các đại dương.
Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Giả thuyết mới về nguồn gốc của thành phố 700m dưới đáy biển ở Cuba




Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.
Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.

Trong cuốn “Thành phố ngầm: Các nguồn gốc bí ẩn của nền văn minh (Underworld: The Mysterious Origins of Civilization)”, tác giả Graham Hancock đã nghiên cứu vô số cấu trúc dưới đáy biển được phát hiện trên thế giới.
Hầu hết các di tích ông Hancock thảo luận đều nằm ít hơn 120 m bên dưới mực nước biển, vốn không có gì là lạ vì mực nước biển chưa từng hạ thấp xuống sâu hơn mức đó vào thời kỳ con người bước đi trên mặt đất. Nằm sâu hơn 700 m dưới mặt nước, thành phố Cuba được Paulina Zelitsky và Paul Weinzweig phát hiện trong một chuyến hợp tác thám hiểm giữa Cuba và Canada lại là một ngoại lệ.

Lật đổ các lý thuyết cũ

Làm sao sự tồn tại của thành phố dưới đáy biển tại độ sâu lớn đến vậy lại có thể tương thích với quan điểm đã được thống nhất rằng mực nước biển chưa từng hạ thấp xuống đến mức đó? Theo cách nói của ông Hancock: “Điều một người sẽ không kỳ vọng tìm thấy được trong lòng biển ở bất kỳ nơi đâu [trên thế giới] tại mức độ sâu gần 700 m là một thành phố bị nhấn chìm – trừ phi nó đã bị nhấn chìm bởi một vài hoạt động kiến tạo địa chất khổng lồ thay vì do mực nước biển gia tăng”.



Map showing location of supposed ancient city discovered by Paul Weinzweig and Pauline Zalitzki. Image source. Bản đồ cho thấy vị trí của thành phố cổ đại được phát hiện bởi Paul Weinzweig và Pauline Zalitzki. (Ảnh: Internet)
Bản đồ cho thấy vị trí của thành phố cổ đại được phát hiện bởi Paul Weinzweig và Pauline Zalitzki. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, giả thuyết cho rằng lúc ban đầu thành phố này đã được xây dựng tại một độ cao cao hơn và sau đó bị chìm xuống độ sâu hiện tại thông qua hoạt động kiến tạo địa chất đã không thể đứng vững trước sự xem xét kỹ lưỡng của các chuyên gia. Giáo sư ngành địa chất học Grenville Draper từ Đại học Quốc tế Florida cho rằng có rất ít khả năng một sự kiện như vậy có thể đã xảy ra: “Chưa có thứ gì với tầm quan trọng như vậy từng được báo cáo, ngay cả tại Địa Trung Hải…”
Nếu các nhận định loại trừ khả năng tồn tại một thành phố từng bị nhấn chìm xuống đáy biển của GS Draper là đáng tin cậy, thì chúng ta sẽ phải công nhận rằng thành phố này đã được xây dựng tại một độ sâu lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với vị trí hiện tại của nó.

Nói cách khác, chúng ta đang đối mặt với một kết luận rõ ràng phi lý rằng các cấu trúc này đã được xây dựng dưới đáy biển!

Dẫu rằng những người ủng hộ thuyết vượn nước có thể có ý kiến khác, nhưng rõ ràng chúng ta đang đi vào ngõ cụt. Liệu có tồn tại một lý thuyết khác để giải thích cho những cấu trúc ngầm dưới nước tại một độ sâu như vậy?

Các vùng biển rộng lớn và sâu thẳm

Nằm đối diện vùng biển Caribê ở bờ bên kia của Đại Tây Dương là vùng biển Địa Trung Hải. Đóng vai trò phân cách Châu Âu và Châu Phi, biển Địa Trung Hải là một vùng biển rộng lớn với diện tích hơn 2,5 triệu km2, và vẫn luôn tồn tại ở đó, ít nhất trong mốc thời gian của con người hiện đại.
Trong hàng thiên niên kỷ, các con thuyền của những quốc gia và đế chế lớn đã lần lượt dong buồm qua vùng biển Địa Trung Hải; người Phoenicia, người Hy Lạp, người Carthaginian, cùng người La Mã, v.v… Năm 146 TCN, nhờ những thắng lợi trong các cuộc chiến Punic chống lại người Carthage, người La Mã đã làm được điều mà không một nền văn minh nào từng đạt được trước đây; trở thành thế lực duy nhất đầu tiên kiểm soát toàn bộ khu vực Địa Trung Hải.



Map of the Mediterranean Sea with subdivisions, straits, islands and countries (CC BY-SA 4.0) Bản đồ vùng biển Địa Trung hải với các phân nhánh, eo biển, đảo và quốc gia. (Ảnh: Wikimedia)
Bản đồ vùng biển Địa Trung hải với các phân nhánh, eo biển, đảo và quốc gia. (Ảnh: Wikimedia)

Người La Mã đã gọi vùng biển họ sở hữu là mare nostrum, có nghĩa là “vùng biển của chúng ta”.Liệu người La Mã có thể tưởng tượng được rằng vùng biển “của họ”, rất lâu trước buổi bình minh của nhân loại, đã từng là một vùng lòng chảo khô cằn và được bao quanh bởi đất liền? Thật vậy, rất có thể chúng đã từng là như vậy trước đây. Trên tạp chí Lịch sử Tự nhiên (Natural History), nhà sử học Pliny đã đề cập đến việc lưu truyền một truyền thuyết của những người từng cư trú gần eo biển Gibraltar: “họ cũng tin rằng [eo biển Gibraltar] đã đào thông qua bởi ông; và nhờ vào đó biển cả, vốn bị phân cách trước đây, có thể tiến vào, từ đó thay đổi bộ mặt thiên nhiên nơi đây”.



Historic map of the Strait of Gibraltar by Piri Reis. (Public Domain) Bản đồ lịch sử Eo biển Gibraltar, một phần trong tấm bản đồ Piri Reis. (Ảnh: Wikimedia)
Bản đồ lịch sử Eo biển Gibraltar, một phần trong tấm bản đồ Piri Reis. (Ảnh: Wikimedia)

Liệu có khả năng vùng biển Caribê có một lịch sử địa chất tương tự như của vùng biển Địa Trung Hải? Nghĩa là, liệu có khả năng vùng biển Caribê từng là một vùng lòng chảo khô cằn vào lúc con người hiện đại đã xuất hiện?
Sau khi tiến hành một cuộc tìm kiếm kỹ lưỡng về chủ đề này, tôi đã không thể tìm thấy được dù chỉ một nguồn trong số các tư liệu thay thế, chứ chưa nói đến một bài báo nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt đưa ra một giả thuyết như vậy.
Bất kể giả thuyết này phi lý đến đâu, thì nếu đúng, nó sẽ cung cấp một cách giải thích đơn giản và thanh lịch cho vấn đề được nêu lên ở đây, rằng làm cách nào một thành phố có thể được xây dựng tại độ sâu gần 700 m dưới mặt nước biển ngày nay, hay 580 m dưới mặt nước biển ngay cả trong thời kỳ nước rút tối đa trên các đại dương trên thế giới.
Nếu vùng biển Caribê đơn giản không tồn tại trong một khoảng thời gian dài trong lịch sử, thì một nền văn minh tương đối tiên tiến tại khu vực này có thể đã xây dựng các thành phố trên vùng đất khô ráo sâu hàng trăm mét, hoặc thậm chí hơn hàng nghìn mét dưới mực nước biển.



Map of the Caribbean Sea and Basin (Public Domain) Bản đồ vùng biển và vùng lòng chảo Caribê. (Ảnh: Internet)
Bản đồ vùng biển và vùng lòng chảo Caribê. (Ảnh: Internet)

Khi vùng biển Caribê được hình thành, những thành phố này sẽ bị nhấn chìm xuống một độ sâu tương ứng với độ sâu dưới mực nước biển khi chúng được xây dựng lúc ban đầu. Thành phố dưới đáy biển của Cuba có thể chỉ đơn thuần là một trong những thành phố theo giả thuyết này; vì thế, chúng ta đã có một cách giải thích khá hợp lý cho sự tồn tại của thành phố tại một mức độ sâu như vậy, mà không phải dựa vào hai giả thuyết như trước đây, rằng thành phố này đã đổ sập xuống độ sâu hiện tại hay nó đã được xây dựng ngầm dưới nước.

Đất liền và biển cả

Những điều kiện cần thiết để lòng chảo Caribê cạn nước và khô cằn là gì?
Đầu tiên, quần đảo Tây Ấn phải là một dải đất nằm hoàn toàn trên mực nước biển dọc theo toàn bộ chiều dài của nó, thay vì là một chuỗi các đảo (nằm bên trên mực nước biển) bị chia cách bởi rất nhiều đường thủy (nằm bên dưới mực nước biển), như hiện nay. Nói cách khác, bán đảo Yucatan phải được nối liền với Cuba thông qua một cây cầu đất, thay vì bị chia cách bởi eo biển Yucatán, và Cuba phải nối liền với Haiti, Haiti phải nối liền với Puerto Rico, v.v., cho tới cuối cùng, khi đảo Grenada được nối liền với đại lục Nam Mỹ bằng một cây cầu đất, thay vì bị chia cách với nó bởi một eo biển như hiện nay.



Perspective view of the sea floor of the Atlantic Ocean and the Caribbean Sea. (Public Domain) Quang cảnh đáy biển của Đại Tây Dương và khu vực Caribê. (Ảnh: Wikimedia)
Địa hình đáy biển của Đại Tây Dương và vùng biển Caribê. (Ảnh: Wikimedia)

Thật vậy, nếu quần đảo Tây Ấn cũng giống như eo đất Trung Mỹ ngày nay, trải dài một mạch (không bị chia cắt ở giữa) và toàn bộ nằm trên mực nước biển, thì lòng chảo Caribê sẽ trở thành cái đưọc các nhà địa chất học gọi là một lòng chảo nội lục, một loại địa hình dạng trũng cách biệt với đại dương thế giới (không thông ra đại dương). Tuy nhiên, sự cách biệt của lòng chảo Caribê với đại dương thế giới, tuy rằng là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để nó trở nên khô cạn.
Để vùng biển Caribê trở nên khô cằn, sẽ cần phải đáp ứng được một điều kiện cần thiết nữa; ấy là lượng nước bay hơi phải vượt quá lượng giáng thủy (mưa, dòng chảy ngầm, dòng chảy từ sông, v.v…) tại lưu vực lòng chảo. Ngày nay, đúng là lượng nước bay hơi đang vượt quá lượng giáng thủy tại khu vực Caribê, nhưng liệu điều đó có đúng trong suốt khoảng thời gian con người hiện đại từng cư trú ở nơi đây hay không, một khoảng thời gian đã trải qua nhiều hoàn cảnh thời tiết đa dạng? Rất có thể, câu trả lời là có, vì vùng biển Caribê nằm ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, và những khu vực này chỉ trải qua các sự biến đổi khí hậu nhỏ, không đáng kể ngay cả trong giai đoạn náo động của các kỷ băng hà và thời kỳ gian băng xuất hiện trong thế Canh Tân. Do đó, sẽ là hợp lý khi nói rằng vùng Caribê từng có lượng nước bay hơi vượt quá lượng giáng thủy trên hầu hết, nếu không phải tất cả, khu vực trong lịch sử, cũng giống như ngày nay.



Underwater ruins, representational image. (Saramarielin/CC BY 2.0) Tàn tích dưới đáy biển. Ảnh minh họa. (Ảnh: Saramarielin/Flickr)
Tàn tích dưới đáy biển. Ảnh minh họa. (Ảnh: Saramarielin/Flickr)

Kết hợp lại với nhau, hai hoàn cảnh này, vốn đều là điều cần thiết để Lưu vực Caribê trở nên khô cằn, là đủ để điều này xảy ra. Tức là, nếu lưu vực Caribê từng bị phân cách với Đại Tây Dương và lượng nước bốc hơi vượt quá lượng giáng thủy tại lưu vực của nó, thì khu vực này chắc chắn sẽ trở nên khô ráo.
Điều kiện thứ hai (lượng nước bốc hơi vượt quá lượng giáng thủy) đã được nhìn nhận là rất khả thi trong khoảng thời gian con người đã xuất hiện, nên nếu điều kiện thứ nhất cũng đúng, thì có thể đi đến kết luận rằng Lòng chảo Caribê đã từng trải qua giai đoạn khô ráo trong lịch sử. Do đó, chúng ta sẽ có thể đi đến kết luận rằng lòng chảo Caribê thật sự có thể đã từng khá khô ráo và do đó có thể được định cư nếu nó được phân cách với biển Đại Tây Dương. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu có khả năng lòng chảo Caribê đã từng bị phân cách với biển Đại Tây Dương? Nói cách khác, liệu có khả năng quần đảo Tây Ấn, vốn hiện là một chuỗi đảo vòng cung được xen kẽ bởi rất nhiều đường thủy sâu, từng là một vùng đất liền mạch đồng đều nằm bên trên mực nước biển giống với eo đất Trung Mỹ?
Tác giả: Brad Yoon, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Google Earth: Phát hiện ‘đĩa bay UFO bị rơi’ tại vùng núi ở Mỹ




google earth ufo dia bay

Các camera của Google Earth đã ghi nhận được một vật thể trông rất giống với “UFO hình đĩa bay bị rơi” tại một vùng núi ở bang Arizona, Mỹ, theo một video được đăng tải gần đây trên YouTube. Video này đã thu hút được sự chú ý của khá nhiều người.
Khi phóng to để nhìn kỹ hơn, chiếc ‘UFO’ này hiện lên dưới dạng thức một vật thể hình tròn khổng lồ, với một chiếc SUV màu trắng đỗ ngay cạnh.
Được đăng tải lên YouTube bởi nhóm nghiên cứu UFO Secure Team, Tyler, người tường thuật, tuyên bố rằng phi thuyền này thậm chí nằm trong một khu vực ‘cấm bay’.



ufo dia bay google earth
Nhóm Secure Team tuyên bố đã phát hiện được một ‘đĩa bay bị rơi’ trong cảnh chụp của Google Earth tại bang Arizona, Mỹ. (Ảnh chụp màn hình/YouTube)

Theo Tyler:
“Như tôi đã nói, đây có thể là vị trí rơi của vật thể, hoặc một khu vực thử nghiệm.
“Điều khiến tôi thực sự cảm thấy thú vị là, khu vực này không chỉ thuộc một vùng, mà đến tận hai vùng cấm bay (một vùng thiết lập cho một phạm vi rộng lớn hơn, và một vùng nhỏ tại chính vị trí tọa lạc của vật thể này)”.
ufoVật thể này nằm trong hai vùng cấm bay, một vùng cấm bay lớn (màu xanh nước biển), và một vùng cấm bay nhỏ hơn (hình tròn màu đỏ – có lẽ được thiết lập cho chính vật thể này). (Ảnh chụp màn hình / YouTube)
“Đó quả là có quá nhiều vùng giới hạn [bay] mang cấp độ quân đội cho vật thể này, bất kể nó là gì”.
Tính đến nay, video này đã có hơn 300.000 lượt xem kể từ khi được đăng tải vào tháng trước. Tuy nhiên, phần bình luận bên dưới cho thấy hầu hết khán giả không thực sự bị thuyết phục.
Tuy nhiên khi lướt qua phần bình luận bên dưới, có vẻ như hầu hết các khán giả không cảm thấy bị thuyết phục.



(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Người dùng Joshua Youngblood bình luận:
“Tôi đã thử tìm nó trên Google Earth, và quan sát nó kỹ hơn. Có một số cấu trúc rời rạc cũ kỹ ở khu vực lân cận và cái giống như một tấm pin năng lượng Mặt Trời. Tôi cho rằng đây là một bể chứa nước.
“Nó cũng nằm ngay chính giữa Swaggart Spring. Và đây không phải là một vùng cấm bay”.
Bên cạnh đó, Andrew Hennessey đã viết:
“Nó trông giống như một chiếc lều được bơm hơi một nửa, hoặc ngay cả một cái xuồng bơm hơi bị lật ngửa để sử dụng như một cái lều”.
Nếu bạn muốn tự mình quan sát vật thể này trên Google Maps (hoặc Google Earths, thì hãy nhập mã tọa độ sau đây: 31°26’43.0″N 109°04’30.0″W vào Google Earth, hoặc nhấp trực tiếp vào đây.
Xem video của nhóm nghiên cứu UFO Secure Team:
Theo Elite Readers
Quý Khải biên dịch

Google Earth: 2 ngọn tháp bí ẩn đối diện kim tự tháp Giza ở bên kia Trái đất




(Ảnh: Google Earth)
(Ảnh: Google Earth)

Rất ít người biết đến công trình bí ẩn này. Dù vậy, đây là một trong những kiến trúc bí ẩn nhất được phát hiện trong những năm gần đây. Khám phá này là thành quả của Google Earth, một trong những phần mềm quan trọng nhất trong việc khám phá những di chỉ không giải thích được trên hành tinh của chúng ta.
Tuy nhiên, những “ngọn tháp” đó là gì? Chúng chỉ là công trình được hình thành tự nhiên dưới đáy đại dương? Nhưng nếu là sản phẩm của tự nhiên, thì tại sao chúng lại cao vút đột ngột so với mặt bằng chung của thềm đại dương như thế?
Có rất nhiều cách lý giải cho những kiến trúc bí ẩn này!
Đây có phải là một lối vào Trái đất? Theo các nhà lý luận phi hành gia cổ đại, Trái đất là rỗng, các bằng chứng khoa học cũng ủng hộ lý thuyết này và cho rằng Trái đất không hề “đặc rắn” từ bề mặt trở xuống mà có tồn tại khoảng trống giữa các lớp địa chất khác nhau.
Khi chúng ta nhìn vào hai ngọn tháp ngầm dưới đáy biển này chúng ta sẽ tự hỏi liệu có khả năng vị trí này đánh dấu cửa vào một tầng hầm hay một khu vực bên dưới đáy đại dương?
Một số người cho rằng có một vài “lối vào” khắp nơi trên thế giới giúp bạn đi vào lòng đất. Những người nhìn thấy vị trí của ngọn tháp này trên Google Earth tin rằng đó là một “cửa ngõ” rõ ràng trên Mặt đất, ẩn chứa đầy bí ẩn.
Screen Shot 2015-04-17 at 12.41.44
(Ảnh: Google Earth)
Có phải lý thuyết Trái đất rỗng là đúng?
Người ta tin rằng nhiều nơi trên Trái đất, giống như các kim tự tháp cổ đại, các tảng cự thạch và những ngọn tháp đều là các thiết bị năng lượng thực sự vẫn còn đang hoạt động nhờ vào cấu trúc tinh thể đặc trưng của chúng, cùng với vị trí có mối liên hệ sâu sắc với Trái đất. Các tinh thể nhận năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Mặt trời, trường năng lượng Trái đất, và những cấu trúc này có khả năng truyền dẫn năng lượng từ nơi này đến nơi khác.
Screen Shot 2015-04-17 at 12.39.59
(Ảnh: Google Earth)
Theo các nhà lý luận, tất cả mọi thứ phụ thuộc vào độ nghiêng của Trái đất tại thời điểm bất kì trong năm. Với góc nghiêng chính xác, một cấu trúc sẽ hoạt động để khuếch đại và truyền dẫn năng lượng đến các cấu trúc khác đóng vai trò tiếp nhận và phân tán năng lượng thông qua mạng năng lượng hay mạng lưới Trái đất.
Một số lập luận rằng có tồn tại mối liên hệ thiết yếu giữa hiện tượng UFO và xoáy trọng lực trên Trái đất, theo đó tất cả mọi thứ trên hành tinh được kết nối thông qua một mạng lưới năng lượng toàn cầu.
Bạn có nhớ ý tưởng của nhà bác học Tesla về năng lượng tự do và truyền dẫn năng lượng trong không khí qua một khoảng cách lớn? Theo nhiều nhà nghiên cứu và các nhà lý thuyết phi hành gia cổ đại, các nền văn minh như Ai Cập và Sumer từng sở hữu khả năng khai thác năng lượng của Trái đất.
Tesla xác nhận rằng đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra chứ không phải là một ý tưởng điên rồ. Nhưng ngày nay chúng ta không có ý tưởng về cách thức Tesla đã thực hiện, từ đó lại chế giễu những ai cho rằng nền văn minh cổ đại như của Ai Cập có thể nắm giữ những kiến thức tương tự.
Xem thêm:
Các giả thuyết về những công trình dưới nước và UFO rất nổi cộm trong những năm gần đây, có vô số báo cáo về UFO đi vào đại dương rồi mất tăm. Theo đó, những người tin theo thuyết phi hành gia cổ đại cho rằng các công trình dưới nước cũng có một mối liên hệ nhất định với những công trình trên mặt đất. Và chúng ta mới chỉ thám hiểm gần 5% đại dương, vốn bao phủ đến 70% bề mặt hành tinh! Vô số bí ẩn vẫn bị che khuất dưới đại dương, và việc khám phá ra những ngọn tháp huyền bí đó chỉ là một phần nhỏ của những bí mật dưới đáy biển.
Nếu bạn tò mò về những công trình này, thì hãy tải về chương trình Google Earth và nhập các các tọa độ sau đây: 32,50215 S, 149,879586 W (tương đương với 32 ° 30’07 0,74 “S 149 ° 52’46 0,51″ W). Kiểm tra các kết cấu lạ thường nằm ở dưới đáy đại dương. Lưu ý rằng khu vực này chẳng thể là cái gì khác ngoài “hai ngọn tháp”. Chúng hiện lên rõ nét trước quang cảnh bên cạnh, thật khó có thể kết luận rằng chúng chỉ là các công trình hình thành trong tự nhiên.
Lưu ý:
  • Cần tải chương trình Google  Earth (vì ảnh trực tuyến không hiển thị cận cảnh tại khu vực này).
  • Nhập mã tọa độ dưới dạng số thập phân thay vì dưới dạng độ, góc, phút.
  • Link tải ở đây: http://www.google.com/earth/download/ge/agree.html
Phần bí ẩn thú vị nhất là theo các nhà nghiên cứu, những công trình đó nằm chính xác ở vị trí phía đối diện thẳng với đại Kim tự tháp Giza, nếu chúng ta có thể xuyên qua lòng đất.



Great Pyramids of Giza
Đại kim tự tháp Giza (Ảnh: famouswonders.com)

Video hướng dẫn cách phát hiện 2 ngọn tháp dưới đại dương này:
Ivan Petricevic, Ancient-Code
Sử dụng bản dịch của TinhHoa.net
Xem thêm: 

Bí ẩn kim tự tháp (P1): Các công trình giống nhau khắp nơi trong thế giới cổ đại




(Ảnh: deviantart.com)
(Ảnh: deviantart.com)

Kim tự tháp, những kiến trúc bí ẩn có trên khắp hành tinh của chúng ta, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất của thế giới. Chúng là những công trình khổng lồ thậm chí có khả năng thách thức trình độ kỹ thuật hiện đại ngày nay. Những khối đá lớn có trọng lượng vài tấn đã tạo nên những công trình phi thường, gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, kỹ sư và nhà khảo cổ.
Từ cấu trúc của Babylon cổ đại cho đến các ngôi chùa của Vương quốc Kush, những kim tự tháp có niên đại khoảng 3000 năm TCN tồn tại khắp nơi trên thế giới với cấu trúc lạ thường đủ hình dạng và kích cỡ. Tại Mexico, bạn có thể thấy những kim tự tháp tròn hay kim tự tháp với góc bo tròn, và kim tự tháp bậc thang rất cao có thể thấy ở Ấn Độ. Tất cả những kim tự tháp này lại có hình dáng tương tự như một số kim tự tháp ở Trung Mỹ. Cơ bản là các kim tự tháp trên khắp thế giới có hình dạng tương đồng, nếu không nói là giống hệt nhau.
Guachimontones_Jalisco_-_Esteban_TucciKim tự tháp hình tròn ở di chỉ khảo cổ Guachimontones, Mexico. (Wikimedia)

Kim tự tháp bậc thang rất cao ở Ấn Độ. (Indtravel)
Thú vị thay, nếu hiện nay bạn muốn xây dựng một kiến trúc cao lớn và vững chắc, thì kiến trúc “kim tự tháp” là một sự lựa chọn hoàn hảo, vì nó có cấu trúc vững chắc khi xây dựng lên cao.
Ở châu Á, chúng ta có thể tìm thấy hơn 250 kim tự tháp ở tỉnh Thiểm Tây nằm ở vùng trung tâm Trung Quốc. Chúng ta có thể tìm thấy hơn 150 kim tự tháp ở Ai Cập, và nếu bạn đi đến đảo Mauritius, quần đảo Carany, bắc Sudan, bạn cũng sẽ thấy loại kiến trúc hình chóp tứ diện này. Trong khi đó, tại Peru người ta phát hiện ra khoảng 300 kim tự tháp, rồi một vài kim tự tháp ở Bolivia; tức là trên tổng thể chúng ta có thể tìm thấy hơn 10.000 kim tự tháp chỉ tính riêng trong lục địa châu Mỹ.
Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi, động lực nào đã khiến các nền văn minh cổ đại xây dựng những cấu trúc đáng kinh ngạc này từ Trung Mỹ, châu Phi cho đến châu Á? Và làm thế nào chúng lại rất tương đồng về cấu trúc và kích cỡ, nếu những nền văn minh này không thể giao tiếp với nhau vào thời điểm đó?
mayaKim tự tháp của người Maya
Vậy chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào? Những nền văn minh đã trải dài trên khắp hành tinh chúng ta, vậy kiến thức toán học và kỹ thuật đến từ đâu? Bởi vì để xây dựng những công trình như vậy đòi hỏi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực thiên văn học, địa lý, toán học, cơ khí, địa chất…
cau truc tuong dongSự tương đồng kì lạ
Một trong những câu hỏi làm đau đầu các chuyên gia trong lĩnh vực này là: nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy? Làm thế nào mà đền Candi Sukuh ở Indonesia lại có một số điểm tương đồng với những kim tự tháp tại Chichen Itza ở Mexico, dù hai địa điểm cách xa nhau cả nửa vòng Trái Đất. Và những tòa kim tự tháp này không phải là trường hợp duy nhất có chung lối kiến trúc xây dựng.

Nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy?

Khi chúng ta nhìn lại đền thờ thần ShivaCampuchia, Châu Á và sau đó so sánh với ngôi đền của người Maya ở Tikal, Guatemala, Châu Mỹ bạn có thể thấy RÕ RÀNG sự giống nhau trong cấu trúc xây dựng của chúng. Làm sao điều này có thể xảy ra? Phải chăng đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi có đến vài đền thờ và công trình trên khắp thế giới với cấu trúc tương đồng nhưng lại cách xa nhau cả nghìn km?
campuchia va guatemalaSự tương đồng kì lạ
Khi chúng ta so sánh hai đền thờ này, chúng ta không chỉ đề cập đến một hoặc hai yếu tố tương đồng, mà đang nói đến sự giống nhau của toàn bộ công trình từ hình dạng, yếu tố thiết kế, chiều cao và diện tích. Hai đền thờ này đều có cầu thang ở chính giữa, cửa vào bên trong ở trên đỉnh tháp, và các khối đá được xây chồng dần lên cao. Điều này thật sự rất đáng kinh ngạc và không thể nào chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tất cả những nền văn minh này hẳn phải học phương pháp xây dựng từ cùng một “giáo viên”, một nguồn kiến thức chung đã được truyền xuống cho con ngưởi ở Guatemala và ở Campuchia.
Hiện tượng kim tự tháp này có vẻ như có mặt ở mọi nơi và tất cả chúng đều có cùng thiết kế, cấu trúc hình học, và thậm chí thường có cùng hệ thống đo lường.

Tất cả những nền văn minh này hẳn phải học phương pháp xây dựng từ cùng một “giáo viên”, một nguồn kiến thức chung đã được truyền xuống cho con ngưởi ở Guatemala và ở Campuchia.

Có lẽ một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất trên thế giới nằm ở Ai Cập. Tọa lạc ngay bên ngoài thành phố Cairo là Đại kim tự tháp Giza, có niên đại, 4.500 năm tuổi, và đây là công trình nhân tạo cao nhất và ấn tượng nhất trên Trái Đất, nhưng cách thức và lý do xây dựng kim tự tháp này vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay.
Đây là công trình với chiều cao 146 m, trải dài một vùng diện tích 52609 m2 . Kim tự tháp này cấu thành từ hai triệu rưỡi khối đá, và những khối nặng nhất lên đến 70 tấn. Chúng ta đã biết rằng những người nhân công đã khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá granit từ cách nơi xây dựng hơn 800 km.
Đây là một công trình đáng kinh ngạc và điều làm các nhà khảo cổ và kỹ sư cảm thấy hứng thú nhất chính là quy mô của dự án này: Tại sao cần sử dụng đến 2,5 triệu khối đá với tổng khối lượng lên đến hơn 6 triệu tấn?
Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi.
kim tu thap 8 canhGóc chụp tại đúng thời điểm với độ sáng phù hợp cho thấy kim tự tháp này là những khối 8 mặt chứ không phải 4 mặt như thường nhìn thấy. (Ancient Code)
Cả người Mayangười Ai Cập đều có truyền thuyết nói rằng, các vị thần đã hạ thế và hướng dẫn họ xây dựng những công trình kim tự tháp hùng vĩ này. Với người Ai Cập cổ đại, Thần Thoth nổi danh là Kiến trúc sư Vũ trụ, và ông được cho là người thiết kế nên toàn bộ quần thể phức hợp Đại Kim tự tháp Giza. Imhotep, người chịu trách nhiệm xây dựng Kim tự tháp đầu tiên, thực sự từng nói rằng ông đã nhận được chỉ dẫn của các vị thần.

Cả người Maya và người Ai Cập đều có truyền thuyết nói rằng, các vị thần đã hạ thế và hướng dẫn họ xây dựng những công trình kim tự tháp hùng vĩ này.

Năm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Bức ảnh cho thấy kim tự tháp thực sự có tám mặt chứ không phải bốn. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống, và hiện tượng này chỉ có thể được phát hiện từ trên không: bạn sẽ không thể nhận ra tính chất này của Đại kim tự tháp Giza từ dưới mặt đất. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học.
Theo các nhà khảo cổ, Đại Kim tự tháp được xây dựng ở trên nơi được coi là trung tâm của tất cả các lục địa trên Trái đất. Quần thể kiến trúc khổng lồ này cũng được sắp gần như thẳng hàng với cực bắc. Chúng ta biết rằng bên trong kim tự tháp, có những đường hầm nhỏ đươc sắp thẳng hàng với hai chòm sao đặc biệt là Orion và sao Sirius. Bốn đường hầm này không chỉ được sắp thẳng hàng trên trục bắc nam, mà một đường hầm còn trực tiếp chỉ thẳng đến hướng Đai lưng của chòm sao Orion.
Star alignment Great Pyramid
Ngoài ra chúng ta còn có hai khu phức hợp Kim tự tháp ấn tượng và thực sự thú vị khác, là Teotihuacan và Giza. Khu phức hợp Teotihuacan có bố cục được thiết kế đặc thù nhằm phản ảnh hệ Mặt trời, bao gồm Kim tự tháp Mặt Trời, Đền Mặt Trăng, và Kim tự tháp Thần Rắn Quetzalcoatl.
Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng 3 kim tự tháp này vừa hay lại cũng có vị trí tương thích với đai lưng của chòm sao Orion. Ba kim tự tháp trên cao nguyên Giza cũng có cách bố trí tương tự. Tại sao dù cách xa nhau về vị trí địa lý, nhưng hai khu phức hợp này lại có cùng ý tưởng về việc bố trí các công trình đền tháp tương tự nhau đến vậy?

Cách bố trí các quần thể kiến trúc trên Trái Đất được cho là tương hợp với các vị trí của các ngôi sao trong Đai lưng Orion.
Nền văn minh Maya cũng không ngoại lệ, họ xây dựng hàng trăm nghìn Kim tự tháp khắp Trung Mỹ, và nhiều cái được bố trí để phản chiếu một số chòm sao trên bầu trời, nổi tiếng nhất là chòm sao Orion, nhưng cũng có rất nhiều chòm sao khác được “phản chiếu”, giống như câu nói “Trên sao, dưới vậy”.
Điều này khiến người ta nghĩ đến việc các kim tự tháp được thiết kế từ trên cao, bởi vì nếu chỉ nhìn từ mặt đất, con người rất khó để xác định vị trí chính xác và tương ứng hoàn hảo đến vậy.
Quá nhiều bí ẩn xoay quanh các kim tự tháp này, và chúng ta cần phải tiếp cận chúng bằng một góc nhìn khác biệt để có thể hiểu điều gì đang thật sự diễn ra. Với rất nhiều các gợi ý mà những nền văn minh cổ đại đã lưu lại cho chúng ta, chúng ta cần phải bỏ đi các phương pháp truyền thống, và cởi mở tiếp nhận các thông tin mới và các phương pháp mới. Chúng ta không cần ai đó giải thích về ý nghĩa của các kim tự tháp theo khảo cổ và khoa học, mà chỉ cần quan sát các bằng chứng và diễn giải nó theo cách hiểu của chúng ta, vậy là đủ rồi.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Tham khảo bản dịch từ Tinh Hoa net.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét