Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Câu chuyện khoa học 4

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ

Đó là những loài động vật vẫn "ngọ nguậy hoạt động" sau khi bị mất đầu...

Thế giới động vật vô cùng phong phú. Và bạn có biết, trên thế giới tồn tại những loài động vật sống dai dẳng đến mức dù đã "đầu lìa khỏi cổ" vẫn hoạt động như bình thường. Cùng điểm lại một vài loài vật như thế qua nghiên cứu dưới đây:

1. Rắn

Trong trường hợp đối mặt với những con rắn độc, ba phản ứng tự nhiên của con người sẽ là la toán lên và bỏ chạy, bị “đứng hình” tại chỗ hoặc kẻ dũng cảm sẽ chặt đầu con rắn nếu có thể. Trong trường hợp thứ ba, đừng nghĩ bạn đã thoát nạn hoàn toàn, bởi cái đầu rắn vẫn có thể cắn bạn như thường.

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 1
Thật ra con rắn vẫn chưa chết hẳn. Khoa học đã giải thích được rằng, trong các rãnh sâu nằm giữa mắt và mũi của rắn thường có các thụ thể cảm biến nhiệt (đặc biệt ở rắn chuông) cho phép chúng bắt được bức xạ nhiệt từ những con mồi máu nóng. 

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 2

Các thụ thể đó vẫn còn hoạt động một lúc sau khi đầu bị tách lìa khỏi thân nhờ sự kéo dài phản xạ thần kinh. Khi động vật máu nóng lại gần, các thụ thể hoạt động kéo theo phản ứng tức thời của các cơ ở đầu rắn và thực hiện một cú đớp đầy nguy hiểm. Vậy nên, chúng ta vẫn có thể bị giết bởi chính kẻ chúng ta đã giết nếu bất cẩn và thiếu hiểu biết.

2. Bạch tuộc

Bạn có biết món bạch tuộc sống – sannakji - rất nổi tiếng của Hàn Quốc? Đây là một món ăn đặc biệt của xứ kimchi, nó rất ngon và bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để ăn chúng. Khi thực khách gọi món ăn này, đầu bếp sẽ đem con bạch tuộc còn sống đặt lên bàn và chặt nhỏ, rồi tẩm gia vị. Vài phút sau, món bạch tuộc sống sẽ được bày biện ra với các tua vẫn còn đang "uốn éo". Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi chúng đã bị chặt nhỏ rồi mà vẫn ngọ nguậy.

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 3
Nhưng ít ai biết rằng, bạch tuộc là loài động vật đặc biệt, có hệ thần kinh khá phức tạp. Có đến 2/3 nơron thần kinh ở các tua, điều đó khiến chúng có sự phản xạ rất phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ hệ thần kinh. 

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 4

Bình thường, các tua tự mình hoạt động dưới sự kiểm soát chung của thần kinh trung ương, nên khi mất đầu, các tua vẫn có thể ngọ nguậy được trong khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên, khi bị mất đầu, chú bạch tuộc đã chết rồi, chỉ là các tua "ngọ nguậy" do còn thừa năng lượng thôi. Chỉ khi hoàn toàn cạn kiệt năng lượng, chúng mới chịu "chết đứ đừ".

Nếu được thưởng thức món sannakji, hãy nhai thật kỹ nếu bạn không muốn hoảng sợ tột độ bởi những cái tua của nó có thể dính chặt lấy miệng, cổ họng.


3. Ếch

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe kể: con ếch khi bị chặt đầu sẽ có hành động giống như đang “van lạy”. Thật ra, nó có thể làm nhiều hơn thế sau khi đầu lìa khỏi cổ.

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 5
Điều này đã sớm được phát hiện từ thế kỉ XIX bởi nhà thần kinh học người Scottland - David Ferrier. Trong quá trình nghiên cứu về các chức năng của bộ não, ông đã thực hiện các thí nghiện với ếch và khám phá ra một điều đáng ngạc nhiên. 

Đó là con ếch dù không có não vẫn có thể hoạt động giống như một con ếch bình thường. Nếu lật ngửa ra, nó sẽ lật lại; nếu kéo chân, ếch sẽ co lại hoặc nhảy. Nếu thả vào nước, nó sẽ bơi và nhảy ra. Đương nhiên, con ếch phải được duy trì sự sống bằng cách cung cấp đầy đủ năng lượng nhân tạo.

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 6
Sở dĩ con ếch “sống dai” như vậy là nhờ những phản xạ vô điều kiện mạnh mẽ của cơ thể, khi kích thích, các xung điện sẽ được phát ra, truyền đến cơ yêu cầu co cơ. Những phản ứng này vẫn có thể bỏ qua sự điều khiển của thần kinh trung ương bởi hệ thần kinh của ếch không phụ thuộc hoàn toàn vào bộ não. 


4. Ruồi giấm

Ruồi giấm được biết đến qua những phép lai kinh điển của Morgan, nhưng ít ai biết nó có một sức sống dai… hơn đỉa. Sự thật là nếu chúng ta có chặt bỏ đầu ruồi giấm đi thì… cũng không có gì thay đổi nhiều ngoài việc thể xác không đầu trông hơi khó coi.

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 7
Điều đó đã được chứng minh từ những nghiên cứu thực nghiệm. Sau khi mất đầu, ruồi giấm không chỉ tiếp tục sống một thời gian khá dài mà chúng còn có thể thực hiện những hoạt động phức tạp như khi được bộ não chỉ huy, ví dụ bay, đậu, bò đi và cả… “yêu”. 

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 8

Ruồi giấm làm những việc không tưởng đó một cách khá dễ dàng nhờ vào một bộ phận giống như “bộ não phụ” nằm trong ngực. Bộ phận này tiếp quản gần như tất cả công việc của bộ não chính bỏ lại sau khi “ra đi” như cử động, tuần hoàn, hô hấp… 

Không chỉ vậy, ngay cả khi mắt cũng đi theo đầu thì những con ruồi giấm vẫn phản ứng với ánh sáng như thường nhờ các tế bào nhạy sáng nằm khắp nơi trên cơ thể. 

5. Gián

Đây là loài vật không còn xa lạ với chúng ta, và cũng là nhà vô địch sống lâu sau khi “mất đầu”. Nếu bị chặt đầu thì con người cũng như những động vật khác gần như sẽ chết ngay tức khắc vì mất máu và đứt gần như tất cả các mạch chủ điều khiển, nuôi sống cơ thể.

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 9
Nhưng gián lại khác, chất dịch mang sự sống của nó có áp suất rất thấp, không bị trào ra ngoài, thêm vào đó, gián không cần thở bằng đầu, máu của chúng cũng không có nhiệm vụ tuần hoàn oxy.  Đặc biệt, gián không chỉ có một não bộ, các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài động vật này bay nhảy và phản ứng với các tác động bên ngoài như thường.

Những động vật "sống nhăn răng" khi đầu lìa khỏi cổ 10

Nó chỉ chịu chết vì… nhiễm trùng hoặc đói khát (chính xác là nó có thể sống 1 tháng không ăn hoặc 2 tuần không uống). Các nhà khoa học đã thí nghiệm và chứng minh thêm được rằng: riêng cái đầu còn sống “dai” hơn nếu để đông lạnh và được truyền dưỡng chất.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Cracked, Animals, Wikipedia...

Chó bị đứt đầu vẫn sống , thí nghiệm khoa học có thật !!!

caoduyso1 Binh nhất

Đây không phải là phim khoa học viễn tưởng. Đây là câu chuyện có thật về những chú chó bị cắt đứt đầu mà vẫn... sống.
Bác sĩ Bryukhonenko là một nhà khoa học Soviet dưới thời Stalin. Ông được cho là người đầu tiên thiết kế ra chiếc máy tim-phổi tự động. Chính chiếc máy này đã giúp các bác sĩ Soviet thực hiện ca mổ tim đầu tiên trên thế giới.
Ông cũng là người đi đầu ở Viện nghiên cứ phẫu thuật thí nghiệm thời đó. Những thí nghiệm khiến người ta phải nghe qua cũng đủ rùng mình.
Chiếc máy tim-phổi của vị bác sĩ này được hiểu là một công cụ duy trì sự sống của sinh vật một cách nhân tạo, không cần tim phổi gốc của sinh vật đó nữa. Cách kiểm tra tốt nhất là tách rời một phần cơ thể sống ra xem chiếc máy này có thể duy trì sự sống cho nó không. Lập tức thí nghiệm được thực hiện. Nhưng đồng nghĩa với nó là hàng loạt con chó bị giết (với mục đích phục vụ khoa học).
Một loạt những con chó "nổi tiếng" như Lassies, Old Yellers, Rin Tin Tins... được "vinh dự" lên bàn mổ để trở thành đối tượng thí nghiệm.
Bryukhoenko đã nghĩ ra một thí nghiệm hết sức "quái". Ông cắt đứt đầu của từng con chó thí nghiệm một khỏi thân của chúng. Điều này đồng nghĩa với việc tách não bộ khỏi tim và phổi, sinh vật coi như đã chết. Sau đó ông dùng chiếc máy của mình nối vào đầu của những con chó. Chiếc máy này có nhiệm vụ duy trì hô hấp và truyền máu cho con chó, giúp nó sống mà... chỉ có mỗi cái đầu.
Thí nghiệm này khiến những người nuôi chó phải xanh mặt. Nhưng đối với giới khoa học nó lại là một điều kỳ diệu. Đoạn phim thí nghiệm của vị bác sĩ Soviet quả thực là điều không tưởng. Chiếc đầu của những con chó sau cắt đứt và nối vào máy, lại sống lại bình thường.
Tuy nhiên đoạn phim này cũng được khuyến cáo là không dành cho những người yếu tim và "quá yêu" động vật. Rất có thể nó sẽ khiến bạn bị sốc.
Quay lại sự thành công của thí nghiệm, phải nói thí nghiệm trên đã đạt được những kết quả tuyệt vời. Chiếc đầu chó sau khi sống lại đã hoàn toàn phục hồi các chức năng cơ bản. Nó có thể nhìn được, nghe được, nhận biết được mùi vị, hiểu được người ta đang trêu đùa với nó.

Sống không cần não?
Có những trường hợp con người mất đi một phần bộ não mà vẫn sống bình thường. Thậm chí có những trường hợp cơ thể đã mất đầu mà vẫn có thể hoạt động một cách có ý thức trong một thời gian nhất định. Mọi lý giải đều tỏ ra chưa thỏa đáng...
Mất não vẫn sống
Năm 1888, tạp chí Y khoa New York (Mỹ) mô tả trường hợp sống sót kỳ lạ của một thủy thủ trên một chiếc tàu vận tải đường sông. Mải kiểm tra dây néo hàng hóa được chất đống trên boong, anh không biết rằng tàu sắp phải chui qua một cây cầu thấp. Kết quả là cạnh sắc của dầm cầu “gọt” phăng phần trên của sọ não và tước đi khoảng 1/4 dung tích não. Vài giờ sau, khi được đưa đến bệnh viện, người thủy thủ nọ vẫn còn sống như một phép lạ. Các bác sĩ bắt tay xử lý vết thương nhưng không hy vọng sẽ cứu sống được nạn nhân. Nhưng bỗng anh mở mắt và hỏi chuyện gì đã xảy ra. Phép lạ chưa dừng ở đó! Khi các bác sĩ băng bó xong cái đầu đã bị mất 1/4, nạn nhân đột nhiên ngồi dậy, tụt xuống khỏi bàn mổ, yêu cầu trả áo khoác để đi về nhà. Tất nhiên các bác sĩ phải giữ anh lại để theo dõi. Tình hình tiến triển tốt và chỉ 2 tháng sau, chàng thủy thủ nọ đã có thể trở lại làm việc trên tàu. Vết thương rõ ràng là không ảnh hưởng gì lắm đến cuộc sống và sức khỏe. Thỉnh thoảng, khổ chủ có kêu chóng mặt, nhưng không đến nỗi nghiêm trọng. Mãi cho đến 26 năm sau kể từ ngày xảy ra tai nạn, anh mới bị liệt hai chi bên trái. Cuối cùng, thủy thủ này qua đời như một người già bình thường.
Về sau, các thầy thuốc ghi nhận được rất nhiều trường hợp đáng ngạc nhiên tương tự. Năm 1935, tại Bệnh viện St. Vincent ở New York, một em bé sinh ra không có bộ não. Tuy nhiên, trong 27 ngày, đứa trẻ sống, ăn và khóc không khác gì trẻ sơ sinh bình thường. Thế rồi đứa trẻ bỗng đột tử. Khi giải phẫu tử thi, các bác sĩ vô cùng sửng sốt: hộp sọ của đứa trẻ gần như hoàn toàn trống rỗng! Năm 1957, tiến sĩ John Bruel và bác sĩ George Albee đã có một báo cáo giật gân trước Hiệp hội Tâm lý Mỹ. Họ đã thành công trong ca phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn bán cầu não phải của một bệnh nhân 39 tuổi. Điều đáng kinh ngạc là bệnh nhân không chỉ nhanh chóng hồi phục mà còn không bị mất đi năng lực trí tuệ trước đây của mình, vốn trên mức trung bình.

Trong năm 1940, phòng khám của bác sĩ N. Ortiz tiếp nhận một cậu bé 14 tuổi bị khốn khổ vì những cơn đau đầu khủng khiếp. Hai tuần sau, cậu bé qua đời trong khi vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Khi thực hiện khám nghiệm tử thi, các bác sĩ vô cùng kinh ngạc: một khối u ác tính rất lớn chiếm gần như toàn bộ hộp sọ và đã tiêu hủy gần như hoàn toàn các mô não; như vậy, suốt một thời gian dài, cậu bé đã sống mà không có não!

Anh Phineas Gage, người Mỹ, 25 tuổi, là nạn nhân của một vụ tai nạn lao động mà kết quả của nó đã trở thành một trong những bí ẩn khó hiểu nhất trong y học. Khi nổ mìn phá núi đá, anh bị một thanh xà beng dài 109cm, đường kính 3cm lao xuyên vào má, làm gãy răng hàm, xuyên thủng hộp sọ qua 2 điểm, chui ra ngoài và còn bay tiếp vài mét nữa rồi mới rơi xuống đất. Điều đáng ngạc nhiên nhất là Gage không bị chết ngay tại chỗ như trong những trường hợp tương tự và tổn thất cũng không lớn lắm: chỉ mất một con mắt cùng 2 chiếc răng. Chẳng bao lâu sau, sức khỏe của anh gần như hoàn toàn phục hồi, trí năng, trí nhớ, năng lực ngôn ngữ và khả năng kiểm soát cơ thể vẫn nguyên vẹn, không hề giảm sút.

Trong tất cả các trường hợp kể trên, mô não bị loại bỏ hoặc bị vô hiệu hóa bởi thương tích hoặc bệnh tật đến cái mức mà “bộ chỉ huy tối cao” của chúng ta không thể thực hiện chức năng tư duy hay điều chỉnh các quá trình sống trong cơ thể. Như vậy, các nạn nhân đã “sống mà không cần có óc”!

Không đầu vẫn chưa chết hẳn
Rất nhiều trường hợp con người vẫn còn sống một thời gian nhất định dù không còn đầu. Thời Chiến tranh Vệ quốc, trong một chuyến luồn sâu vào hậu tuyến quân Đức, trung úy Boris Luchkin, chỉ huy một tiểu đội trinh sát của Hồng quân Liên Xô, vướng phải một quả mìn cóc. Quả mìn nhảy lên và phát nổ ở độ cao 1,5m, phạt đứt đầu Boris. Tuy nhiên, ông không ngã xuống mà vẫn đứng vững. Thế rồi tay phải của ông thận trọng mở khuy áo khoác, lấy từ túi áo trong ra tấm bản đồ chiến dịch đã ướt đẫm máu, trao cho chiến sĩ ở gần mình nhất. Chỉ sau khi thực hiện hành động này, cái xác không đầu mới đổ vật xuống.

Biên niên sử thời trung cổ cũng ghi nhận nhiều trường hợp kỳ lạ. Năm 1636, vua Ludwig của xứ Bavaria kết án tử hình viên quan Shaunburga Dietz cùng bốn thuộc hạ của ông ta vì tội nổi loạn. Khi hành quyết, theo truyền thống hào hiệp, Ludwig cho phép Dietz thể hiện ước muốn cuối cùng. Dietz chỉ xin được sắp cả 5 người thành một hàng ngang (bản thân sẽ đứng ở đầu hàng), mỗi người cách nhau 8 bước chân và ông ta sẽ bị chặt đầu trước, sau đó (khi không còn đầu), ông ta sẽ chạy dọc theo hàng tử tội và chạy qua bao nhiêu người thì bấy nhiêu người được tha bổng. Ludvig cười nhạt, gật đầu. Sắp hàng xong, Dietz quỳ xuống, kê đầu vào thớt chém. Nhưng ngay sau khi bị nhát rìu của đao phủ chặt đứt đầu, Dietz bỗng vùng đứng dậy và chạy qua hàng tử tội đang chết lặng. Chỉ đến khi chạy qua người cuối cùng, ông mới gục xuống chết. Dù cho rằng chuyện ma quỷ chi đây, nhưng Ludwig vẫn giữ lời hứa và tha chết cho bốn người còn lại.

Trong kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng Anh hiện vẫn lưu giữ tài liệu về cái chết của đại úy T. Mulvaney, đại đội trưởng thuộc trung đoàn số 1, quân đoàn Yorkshire, trong cuộc chinh phục Ấn Độ hồi đầu thế kỷ 19. Trong một trận cận chiến ở chiến dịch tấn công pháo đài Amara, viên đại úy này đã chém bay đầu một người lính Ấn Độ. Nhưng cơ thể không đầu của người lính nọ không đổ xuống mà vẫn giương súng lên bắn thẳng vào ngực viên sĩ quan người Anh rồi sau đó mới gục ngã. Thậm chí một trường hợp còn khó tin hơn đã được phóng viên Igor Kaufman của Liên Xô ghi nhận. Ngay sau khi Chiến tranh Vệ quốc vừa kết thúc, trong khu rừng gần Petergorsk, một người hái nấm tìm thấy một trái phá. Ông ta nhặt lên xem và trái phá phát nổ. Dù đầu bị thổi bay hoàn toàn, nhưng ông vẫn đi được một quãng đường khoảng 200m, trong đó có 3m là một cây cầu hẹp bắc qua suối, rồi mới chết. Bài báo này hiện vẫn còn trong kho lưu trữ của cơ quan điều tra hình sự địa phương.

Một vài lý giải
Rõ ràng là việc mất não, dù từ từ hay đột ngột, có thể không gây tử vong tức thời. Nhưng sau đó cái gì điều khiển cơ thể để thực hiện những hành động hợp lý? Sau đây là giả thuyết của tiến sĩ sinh học Igor Blatov. Ông tin rằng, ngoài não và ý thức phát sinh từ não, con người còn có linh hồn - một dạng kho lưu trữ các chương trình để đảm bảo duy trì các chức năng của cơ thể ở tất cả các cấp độ, từ hoạt động thần kinh cao cấp cho đến các quá trình khác nhau trong tế bào. Ý thức cũng là kết quả của một chương trình như vậy, đó là công việc của tâm hồn. Các thông tin của chương trình được “cài đặt” trong các phân tử ADN.

Như vậy, con người có không chỉ một mà là hai “hệ thống quản trị”. Hệ thống thứ nhất là não và hệ thần kinh, sử dụng các xung điện từ để gửi lệnh hoạt động đến các cơ quan khác. Hệ thống thứ hai bao gồm các kích thích tố trong hệ nội tiết, tồn tại trong các hormone.
Đấng Tạo hóa đã quan tâm đến việc đảm bảo quyền tự chủ của hệ thống nội tiết. Cho đến gần đây người ta vẫn nghĩ rằng nó chỉ bao gồm các tuyến nội tiết. Tuy nhiên, theo tiến sĩ y khoa A. Belkin, ở tuần thứ tám đến tuần thứ chín của thai kỳ, các tế bào não trong phôi thai tách ra và di chuyển khắp cơ thể để tìm nơi cư ngụ mới ở tất cả các cơ quan tim, phổi, gan, lá lách, đường tiêu hóa, thậm chí cả trong da. Cơ quan nào quan trọng hơn thì chúng có mặt ở đó nhiều hơn. Vì vậy, nếu vì một lý do nào đó, “chỉ huy trưởng” là bộ não bị mất chức năng hoạt động, hệ thống nội tiết cũng có thể “tạm quyền” trong một thời gian nhất định. Các phân tử ADN có thể cung cấp chương trình cho các hoạt động quan trọng và hành vi có ý thức. Bằng cách đó chúng ta có thể hình dung cơ chế của sự sống sau khi cái chết đã diễn ra.
(Theo Zagadki)
Duy Anh

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét