Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

Tích xưa 22

 
Đúc Người - Phim Cổ Tích Việt Nam [Full HD]

CỔ HỌC TINH HOA (St)

74. Tình Mẹ Con Con Vượn
Ở đất Vũ Bình có giống vượn lông đỏ như vang, nõn như tơ, trông xa nhấp nhánh rất là ngoạn mục. Có hai mẹ con con vượn, mẹ thì khôn ngoan, tai quái, con thì ngây ngô, nhẹ dạ, nhưng lúc nào cũng đi liền bên vượn mẹ. Người đi săn không thể nào dử mồi, đánh bẫy được, mới lấy thuốc độc xát đầu mũi tên, rình lúc vượn mẹ vô ý, đem bắn vào. Vượn mẹ bị bắn, biết mình không thể sống được, vắt sữa ra rừng cho con uổng. Xong rồi lăn ra chết. Người đi săn quay về phía vượn con, cầm roi quật vào cái xác vượn mẹ. Vượn con thấy thế, kêu gào thương xót, chạy ngay lại gần, người đi săn bắt sống được. Lúc về nhà, cứ đêm đêm, vượn con nằm phục bên xác mẹ, thì mới yên; một đôi khi lại ôm lây kêu gào, vật vã rất thảm thiết. Không được mây hôm vượn con cũng chết.

Than ôi! Vượn là giống vật còn biết thương mẹ, liều chết với mẹ, huống chi là giống người lại nỡ nhẫn tâm quên mẹ, phụ lòng mẹ ư!

TỐNG LIÊM

Lời Bàn
Vượn mẹ đến chết vẫn còn thương con thực là “người mẹ sinh ra chỉ để thương con". Vượn con thương mẹ đến nỗi phải chết, thực là "suốt đời mến mẹ". Hai mẹ con con vượn thực là đáng khen và đáng làm gương cho những mẹ bất từ, những con bất hiếu, ở vào các thời đại phong hoá suy đồi.

Chú thích
- Vũ Bình: tên đất ở vào địa phận phủ Định Châu tỉnh Phúc Kiến bây giờ
- Ngoạn mục: trông vui mắt, thích mắt.
- Nhẫn tâm: nỡ lòng làm điều trái với tình, lý,
- Tống Liêm: người đời nhà Minh học giỏi, nhớ nhiều, từ lúc trẻ đến lúc già, không có hôm nào dời quyển sách, văn chương dồi dào, làm sử nhà Nguyên 240 quyển.

----------------------------------------

75. Học Trò Biết Học
Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử. Qua nhà thầy đã ba năm mà không mấy khi đọc sách.

Thầy Tăng Tử hỏi: "Ngươi đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý ngươi không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao?

- Công Minh Tuyên nói: Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào cũng hiếu thuận, hoà nhã, cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quở mắng bao giờ; - thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục; - thầy ở Triều đình, đồi với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ỷ hại ai bao giờ cả. Ba điều ấy, con lấy làm vui lòng học mãi mà chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy".

Thầy Tăng Tử nghe đoạn, tạ lại Công Minh Tuyên và nói rằng: "Ta nay không bằng nhà ngươi”.

THUYẾT UYỂN

Lời Bàn
Học trò như Công Minh Tuyên, thầy dạy như Tăng Tử, mới thực là học trò biết học, ông thầy biết dạy, xứng đáng thầy trò vậy. Làm ông thầy, không những lấy tri thức mà truyền thụ, lại cần lấy đức tính mà làm gương giáo hoá cho kẻ đi học nữa. Sách có cầu: "Dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo“, cũng là lấy nghĩa ấy. - Làm học trò không những bo bo của việc tụng tập văn bài, lại phải cả động, tĩnh, ngữ, mặc, thái độ, hình dung của thầy để bắt chước cho được như thầy nữa. Học như thế mới là học được cái tinh hoa, Công Minh Tuyên chỉ học ba điều kể trong bài này, mà tức là học được đủ bổn phận của một người đối với gia tộc và xã hội vậy.

Chú thích
- Công Minh Tuyên: người nước Lỗ về đời Xuân Thu, học trò thầy Tăng Tử.
- Tăng Tử: (xem bài số 12).
- Song thân: hai đứng thân, hai cha mẹ.
- Thiếp phục: vui lòng chịu theo.
- Tạ: tự nhận lỗi mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét