Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các Nghị sỹ Hoa Kỳ

VOV.VN -Tổng Bí thư đánh giá cao việc Quốc hội Hoa Kỳ thể hiện sự quan tâm, đóng góp xây dựng và có trách nhiệm đối với tình hình Biển Đông.

Sáng 8/7 (theo giờ Hoa Kỳ), tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp gỡ với các Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ.
Cuộc gặp do nguyên Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leahy, thủ lĩnh phe Dân chủ tại Thượng viện chủ trì.
Thay mặt các nghị sĩ hai Viện, ông Patrick Leahy hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ.
tong bi thu nguyen phu trong gap mat cac nghi sy hoa ky hinh 0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt Thượng Nghị sĩ John McCain (Ảnh: AFP)
Chuyến thăm lần này diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, đánh dấu thời kỳ phát triển mới trong quan hệ song phương.
Các Nghị sĩ Hoa Kỳ có mặt đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, chia sẻ nhiều ấn tượng tốt đẹp từ các chuyến thăm Việt Nam, mong muốn đẩy mạnh hợp tác giữa Hoa Kỳ và các bang của Hoa Kỳ với Việt Nam trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề thương mại và an ninh.
Các nghị sĩ Hoa Kỳ thể hiện sự quan tâm cao độ đối với tình hình Biển Đông gần đây.
Phát biểu với các nghị sĩ hai Viện lập pháp Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, trong suốt chặng đường 20 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những bước tiến dài trong một giai đoạn ngắn của lịch sử.
Quan hệ hai nước phát triển tích cực trong 20 năm qua là dựa trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, đó là hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau và hợp tác cùng có lợi; sẵn sàng đối thoại cởi mở để đạt được nhận thức chung trong các vấn đề còn tồn tại khác biệt giữa hai nước.
Tổng Bí thư cảm ơn và đánh giá cao sự nhiệt tình ủng hộ và nỗ lực đóng góp thiết thực của các tổ chức và cá nhân của cả Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó đặc biệt là các nghị sĩ của cả hai Viện lập pháp Hoa Kỳ, đối với quá tiến trình thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong 20 năm qua, nhất là việc Quốc hội Hoa Kỳ đã dành ngân sách hàng năm cho các chương trình hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.
Trao đổi với các nghị sĩ hai viện lập pháp Hoa Kỳ về một số vấn đề quốc tế và khu vực, Tổng Bí thư đánh giá cao việc Quốc hội Hoa Kỳ thể hiện sự quan tâm, đóng góp xây dựng và có trách nhiệm đối với tình hình Biển Đông; khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.Việt Nam cũng kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước quốc tế về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đại biểu hai Viện lập pháp Hoa Kỳ bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ hai nước nói chung và quan hệ giữa các cơ quan lập pháp của hai nước nói riêng, đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua; và tin tưởng rằng chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy nội hàm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục phát triển thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Cũng trong sáng 8/7 (tức đêm ngày 8/7 theo giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp với Thượng Nghị sỹ John McCain tại Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Cùng dự có Thượng Nghị sĩ Sulivan.
Thượng Nghị sỹ John McCain bày tỏ vui mừng được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ vào thời điểm quan trọng kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Thượng Nghị sĩ cho rằng, chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước; nhấn mạnh Hoa Kỳ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam; và khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Thượng Nghị sĩ John McCain và Thượng Nghị sĩ Sulivan đều bày tỏ ấn tượng sâu sắc sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Thượng Nghị sĩ John McCain về sự đón tiếp nồng nhiệt, thân tình, đánh giá cao sự ủng hộ tích cực và đóng góp quan trọng của Thượng Nghĩ sỹ John McCain đối với việc thúc đẩy xóa bỏ cấm vận, bình thường hóa cũng như đối với sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ; cho rằng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện đang phát triển đúng hướng và tích cực trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, đáp ứng được lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tình hình khu vực diễn biến nhanh, phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường.
Trao đổi về quan hệ hai nước, Thượng Nghị sĩ John McCain khẳng định về sự phát triển của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, tự hào về những thành tựu hợp tác mà hai bên đã đạt được trong 20 năm qua; cho rằng quan hệ hai nước còn nhiều dư địa để phát triển, đòi hỏi hai bên cần tiếp tục nỗ lực, hợp tác để khai thác, phát huy các dư địa đó.
Phía Hoa Kỳ sẵn sàng tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh.
Tổng Bí thư cho rằng kinh tế-thương mại là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo và coi đây là một lĩnh vực hợp tác rất có tiềm năng.
Tổng Bí thư cho rằng quan hệ an ninh-quốc phòng giữa hai nước thời gian qua đã tiến triển thực chất, có kết quả cụ thể đáng khích lệ, góp phần từng bước xây dựng lòng tin chính trị.
Thời gian tới, hợp tác quốc phòng cần tiếp tục được thúc đẩy trên cơ sở Tuyên bố về tầm nhìn chung giữa hai Bộ Quốc phòng mới được ký tại Hà Nội và Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2011.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao việc Quốc hội Hoa Kỳ và cá nhân Thượng Nghị sĩ John McCain đã ủng hộ gia tăng hỗ trợ cho việc giải quyết các hậu quả chiến tranh để lại ở Việt Nam; đề nghị phía Hoa Kỳ cần làm nhiều, thực chất hơn trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin đối với con người và môi trường của Việt nam, rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích.
Thượng Nghị sĩ John McCain đã trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về một số vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có tình hình Biển Đông và an ninh mạng.
Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam kiên trì giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp quốc, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nỗ lực cùng các bên sớm tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Trước đó, ngày 7/7, Thượng nghị sỹ John McCain cũng đã ra tuyên bố chào mừng chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng./.
Vũ Duy- Nhật Quỳnh- Huy Hoàng/VOV

Bí thư Huyện ủy chết cùng cô gái: Không phải do ngộ độc khí gas

Theo thông tin mới nhất, công an tỉnh Bình Định đã kết luận, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Nguyễn Thanh Bình và nạn nhân N.T.K không phải do ngộ độc khí gas.
    Tờ Pháp luật TP.HCM dẫn lời công an tỉnh Bình Định khẳng định, nguyên nhân tử vong được xác định là do ngộ độc khí CO.
    Theo đó, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy phổi của nạn nhân Nguyễn Thanh Bình và N.T.K đều bị tổn thương do ngạt khí CO.
    "Chiếc xe đó là xe riêng của anh Bình đã quá cũ. Kết quả khám nghiệm của Công an tỉnh cho thấy hệ thống khí của ô tô bị hỏng nhưng chắc anh Bình không biết.
    Trên đường, khí tràn vào xe khiến hai người lịm luôn. Kết quả khám nghiệm cũng không phát hiện thương tích nào trên hai người", tờ Pháp luật TP.HCM viết.
    Báo giới trong nước trưa nay cũng khẳng định thông tin hai nạn nhân trên tử vong do ngộ độc khí CO.
    Trong một diễn biến khác, công an tỉnh Bình Định đã gửi mẫu đến Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) để tiếp tục làm rõ nguyên nhân khiến hai nạn nhân Bình và K tử vong.
    Như đã thông tin, vụ tử vong thương tâm xảy ra vào sáng 7/7, ở gần đập Lại Giang (thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Ông Nguyễn Thanh Bình khi đó đang giữ chức Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn.
    Nạn nhân N.T.K (21 tuổi, ở khối Trung Lương, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn) làm phục vụ ở một nhà hàng ăn uống. Tối 6/7, ông Bình có đưa K về thì xảy ra vụ việc.
    "Chiếc xe ông Bình sử dụng có thương hiệu Daewoo Nubira II, được sản xuất trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2000", tờ Giao thông đưa tin.


    Tông xe máy, xe cấp cứu bốc cháy khủng khiếp, hai người chết

    08/07/2015 17:51 GMT+7
      TTO - Chiều 8-7, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra dưới chân cầu Cổ Chiên (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) giữa xe cấp cứu và xe máy làm 2 người chết tại chỗ, 4 người bị thương được đưa đi cấp cứu.
      Xe cấp cứu lăn nhiều vòng rồi bốc cháy. Ảnh: Thanh Hà 
      Xe cấp cứu lăn nhiều vòng rồi bốc cháy. Ảnh: Thanh Hà 
      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Thanh Hà
      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Thanh Hà
      Xe cấp cứu cháy rụi. Ảnh: Thanh Hà
      Xe cấp cứu cháy rụi. Ảnh: Thanh Hà
      Phong tỏa hiện trường. Ảnh: Thanh Hà
      Phong tỏa hiện trường. Ảnh: Thanh Hà
      Xe cấp cứu cháy rụi. Ảnh: Thanh Hà
      Xe cấp cứu cháy rụi. Ảnh: Thanh Hà
      Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, khoảng 16g cùng ngày, một xe cấp cứu của Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Trà Vinh chở em Đặng Trung Kiên (7 tuổi, bị ung thư máu, ngụ huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh)  lên Bệnh viện Nhi Đồng (TP.HCM) để tiếp tục điều trị.
      Cùng đi trên xe cấp cứu có điều dưỡng Trần Thị Mỹ Nhân, cha và bà nội bệnh nhi.
      Khi xe vừa qua cầu Cổ Chiên (địa phận huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) thì va chạm với một xe máy do ông Nguyễn Văn Út (48 tuổi, ngụ huyện Mỏ Cày Nam) điều khiển. Vụ tai nạn làm xe cấp cứu lăn nhiều vòng, nổ và cháy bên đường.
      Vụ tai nạn làm ông Út cùng bệnh nhi chết tại chỗ. Tài xế, điều dưỡng và hai người thân của bệnh nhi bị thương nặng được người dân đưa đến Bệnh viện Cù Lao Minh (Bến Tre) cấp cứu. Sau đó, tài xế Nguyễn Trung Triển cùng điều dưỡng Trần Thị Mỹ Nhân được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
      Đại tá Nguyễn Văn Nhựt, Phó giám đốc Công an tỉnh Bến Tre, nhận định xe cứu thương khi đổ dốc qua cầu Cổ Chiên với vận tốc khoảng 100km/g đã va chạm với xe máy của ông Út đang chạy ngang đường từ khe hở của dải phân cách. Trong quá trình va chạm, xe cứu thương thắng gấp, va đập vào biển báo tại khe hở của dải phân cách, xe lăn nhiều vòng.
      Nhiều người dân phát hiện đã đến hiện trường đưa mọi người trong xe cứu thương ra ngoài thì xe mới bốc cháy dữ dội sau đó. Khám nghiệm hiện trường cho thấy, hai bình oxi trên xe cứu thương còn nguyên nên nguyên nhân xe phát cháy đang tiếp tục điều tra.

      Theo đại tá Nhựt, việc bệnh nhi chết trên xe cứu thương bị tại nạn giao thông cần phải làm rõ từ khâu bệnh án của bệnh nhi, tình trạng sức khỏe khi đang di chuyển cấp cứu và kết luận điều tra vụ tai nạn mới có thể xác định trách nhiệm thuộc về ai.
      Bà Cao Mỹ Phượng, giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, cũng cho biết bệnh nhi Đặng Trung Kiên nhập viện Bệnh viện Sản - Nhi từ ngày 6-7, được chẩn đoán bị ung thư máu. Do sức khỏe bệnh nhi có chiều hướng không tốt nên phía bệnh viện mới chuyển lên tuyến trên.
      SƠN BÌNH - THANH TÚ

      Thái Bình: Thép xây tượng Phật bị sập đổ chỉ nhỉnh hơn... chiếc đũa

      Trung tâm Tin tức VTV24Cập nhật 20:02 ngày 08/07/2015

      VTV.vn - Một pho tượng Phật tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm ở xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình đang trong giai đoạn thi công đã bất ngờ đổ sập hoàn toàn.

      Tại thời điểm xảy ra sự việc có khoảng 10 người đang làm việc tại công trình, rất may là không có ai bị thương.
      Theo người dân địa phương, vụ việc xảy ra vào chiều tối ngày hôm qua 7/7. Điều đáng chú ý trong vụ việc là sau khi tượng đổ sập mới phát hiện ra những thanh sắt xây dựng khung tượng chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa, còn thân tượng được xây hoàn toàn bằng gạch. Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

      Trung Quốc: Người chơi chứng khoán lâm cảnh cùng cực

      Khánh Ly (Trung tâm tin tức VTV24)Cập nhật 23:12 ngày 08/07/2015

      VTV.vn - Trong những phiên vừa qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã liên tục lao dốc không phanh, khiến nhà đầu tư phải tìm cách bán tống bán tháo cổ phiếu.

      Tại Trung Quốc, các chuyên gia đang hết sức lo ngại trước diễn biến đang ngày càng xấu đi của thị trường chứng khoán và những tác động tiêu cực của nó lên thị trường tài chính thế giới.
      Nỗi sợ hãi "bong bóng" vỡ đã biến thành cơn hoảng loạt thực sự trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/7, thị trường chứng khoán đã giảm mạnh thêm 6%. Sự lao dốc không phanh của thị trường cũng khiến sắc đỏ bao phủ toàn bộ thị trường chứng khoán châu Á. Tại Nhật Bản, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 đã giảm tới 3,1%, đà giảm này cũng lan rộng sang các thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và Việt Nam.
      Chỉ trong vòng 3 tuần qua, chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm tới hơn 30%, hơn 3.200 tỷ USD đã "bốc hơi" - số tiền này nhiều tương tương GDP của Đức năm 2014. Trước đà giảm không có dấu hiệu dừng lại, hơn 1.430 công ty niêm yết - chiếm 40% vốn hóa thị trường - đã tuyên bố ngừng giao dịch, khiến các nhà đầu tư, dù thua lỗ cũng không thể bán cổ phiếu.
      Phần lớn những đầu tư nhỏ lẻ, từ sinh viên đến những nông dân không chỉ sử dụng hết số tiền dành dụm mà còn vay nợ hàng trăm tỷ USD để mua chứng khoán giờ đang thực sự lâm vào cảnh cùng cực.

      Trung Quốc muốn tăng cường máy bay chiến lược tầm xa

      (TNO) Trung Quốc cho biết nước này cần máy bay chiến lược tầm xa nhằm tăng khả năng tấn công đối phương trên biển trong trường hợp có xung đột, hãng tin AFP cho biết.

      Trung Quốc muốn tăng cường máy bay chiến lược tầm xa - ảnh 1Một máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc - Ảnh: AFP
      Trong cuộc họp quân sự gần đây, quan chức Trung Quốc xác định không quân là một "lực lượng chiến lược", AFP ngày 7.7 dẫn thông tin từ chuyên san quốc phòng Kanwa Defense Review.
      Cuộc họp cũng nhất trí rằng cần thiết tăng cường máy bay ném bom chiến lược tầm xa nhằm đáp ứng khả năng tấn công xa hơn nữa ở khu vực Thái Bình Dương. Cụ thể, theo Kanwa Defense Review, các máy bay này phải tấn công được các mục tiêu ở "chuỗi đảo thứ hai".
      Tờ China Daily (Trung Quốc) dẫn tin từ chuyên san công nghệ quốc phòng Trung Quốc Aerospace Knowledge cho rằng Trung Quốc cần một loại máy bay ném bom tầm xa tàng hình, theo AFP. "Một máy bay ném bom tầm trung không thể sửa chữa những thiếu sót cơ bản trong lực lượng không quân của quân đội Trung Quốc về khả năng tấn công và răn đe chiến lược. Vì vậy, không quân rất cần một máy bay ném bom chiến lược liên lục địa có khả năng thâm nhập hệ thống phòng không của đối phương", AFP trích loạt bài nhận xét.
      Quân đội Trung Quốc định nghĩa một máy bay ném bom chiến lược tầm xa phải có khả năng chở hơn 10 tấn vũ khí không đối đất, tấn công với phạm vi bay tối thiểu 8.000 km không cần tiếp nhiên liệu, AFP dẫn tin từ China Daily.
      Trong khi đó, "chuỗi đảo thứ hai" được nhắc tới được hiểu là những hòn đảo nằm xa hơn về phía đông của Thái Bình Dương bao gồm các quần đảo Mariana, Caroline, vùng Guam nơi có căn cứ không quân Andersen của Mỹ, theo AFP. "Chuỗi đảo đầu tiên" là một vòng cung kéo dài từ Nhật Bản tới Đài Loan, trong đó bao gồm nhiều căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản.
      Tuy vậy, chi tiết về chuỗi đảo như trên chưa bao giờ có định nghĩa chính thức, theo hãng tin Sputnik (Nga).
      Nhật Đăng

      Philippines thắng kiện Trung Quốc sẽ có lợi cho Việt Nam

      “Nếu phán quyết của Tòa có lợi cho Philippines, Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền.”

      LTS: Nhân sự kiện Philippines khởi kiện Trung Quốc ra ra Tòa trọng tài quốc tế (PCA) theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) từ 7/7-13/7, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi nhanh với Phó Giáo sư Richard Javad Heydarian của Đại học De La Salle (Philippines) về kết quả dự kiến, và ảnh hưởng của nó.
      PGS. Richard Javad Heydarian. (Ảnh:
      PGS. Richard Javad Heydarian. (Ảnh: Huỳnh Phan)
      Theo ông đánh giá, Philippines có cơ hội bao nhiêu ở phiên toà này? Những trở ngại nào ngăn Philippines đạt được kết quả có lợi?
      Tôi cho rằng cơ hội để Philippines thắng vụ kiện là 50/50.
      Rõ ràng rằng Philipines khẳng định quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình và đang bảo vệ quyền lợi đó theo quy định của Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
      Trong khi đó, Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế bằng cách theo đuổi chiến dịch tăng cường tuần tra trên Biển Đông, và các hoạt động liên quan đến yêu sách phần lớn Biển Đông, thông qua các hình thức đe doạ bán quân sự và quân sự. Đó là các yêu sách chủ quyền dồn dập dựa trên học thuyết đầy tính khả nghi “quyền lịch sử”.
      Tóm lại, Trung Quốc đã tung át chủ bài để khước từ yêu sách chủ quyền của Philippines dựa trên những thuật ngữ chuyên môn. Mặc dù Trung Quốc đã chính thức tẩy chay toà án quốc tế trong vụ kiện, nước này vẫn hy vọng rằng vụ kiện này sẽ bị bác bỏ về tính hợp pháp. Tháng 12/2014, Trung Quốc tuyên bố những tranh chấp lãnh hải của mình với Phillipines là về chủ quyền biển đảo, chứ không phải về hàng hải đơn thuần. Do đó, Trung Quốc không thừa nhận tính pháp lý của PCA trong xử lý vụ kiện này.
      Nếu như phán quyết của phiên toà diễn ra thuận lợi cho Philippines, điều này sẽ mang lại những gì cho Philippines, Trung Quốc, và các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông?
      Nếu Philippines có thể khẳng định với các trọng tài về vấn đề thẩm quyền và khả năng chấp nhận vấn đề sơ bộ, là cơ sở để trọng tài quyết định rằng họ có thẩm quyền phán quyết những yêu cầu của Philippines, khi đó Trung Quốc sẽ phải bắt buộc nhận lấy phán quyết bất lợi cho họ - đó là câu hỏi về tính pháp lý của đường chín đoạn đầy tranh cãi, cũng như bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng các đảo và bãi đá trên biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (?).
      Trong trường hợp này, Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền.  
      Trung Quốc đã tẩy chay phiên toà, và như vậy có thể hiểu rằng họ sẽ không thể dùng thế lực để tác động lên phán quyết của toà nhằm có lợi cho họ. Nhưng với tư cách là thành viên P5 (5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ), Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng điều này để phớt lờ phán quyết của toà, như vậy Philippines sẽ phải làm gì tiếp theo?
      Vâng, Trung Quốc đã kiên quyết phớt lờ mọi kết quả có thể gây tổn hại cho họ bằng cách tẩy chay mọi tiến trình của toà án và đặt ra sự nghi ngờ tính hợp pháp của toàn án. Và vì vậy, sẽ không có cơ chế thực hiện phán quyết của các trọng tài từ hai phía.
      Nhưng, dù sao, phán quyết bất lợi đối với Trung Quốc, nếu xảy ra sẽ là một sự bẽ mặt rất lớn đối với Trung Quốc, chứng tỏ rằng Trung Quốc không phải là nước đáng tự hào trong việc thuyết giáo về thiện chí trong việc tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế. Điều này cũng gây bất lợi cho sáng kiến ngoại giao mới của Tập Cận Bình (như sáng kiến Một vành đai, một con đường - 1B1R và Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB - HP), do Trung Quốc sẽ bị các nước châu Á và thế giới coi là kẻ hành động ngoài vòng pháp luật.
      Nếu như kết quả phiên toà như phía Philippines mong đợi, và phía Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của phiên toà, như chúng ta giả sử, ông nghĩ các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào liên quan đến khẳng định chủ quyền? Mỹ và Nhật Bản sẽ có thái độ ra sao với phiên tòa?
      Nếu trọng tài của cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc nghi ngờ tính hợp pháp của các hành động khẳng định chủ quyền một cách ồ ạt của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều khả năng Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) sẽ là cơ chế được ASEAN và Trung Quốc theo đuổi. Bởi khi đó, COC sẽ là cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng, để Trung Quốc thể hiện thiện chí và có những hành động bồi thường cho uy tín đã giảm sút, và ASEAN thì có cơ hội tái khẳng định khả năng làm trung tâm.
      Đối với Mỹ và Nhật  Bản, hai nước này rất ủng hộ phiên toà, bởi vì họ chống lại các nỗ lực của Trung Quốc muốn kiểm soát phần lớn các tuyến giao thông đường biển, như Biển Đông, nơi mà Hải quân Mỹ và các nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản có quyền lợi rất lớn trong tự do hàng hải.
      Xin cảm ơn ông.
      Theo Huỳnh Phan
      Vietnamnet

      Bắt đối tượng truy nã quốc tế trong vụ Vinashin 

      Dân trí Ngày 8/8, nguồn tin từ Bộ CA cho hay, các đơn vị chức năng thuộc Bộ CA đã bắt giữ được đối tượng Giang Kim Đạt – đối tượng truy nã quốc tế trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines).

      Đối tượng Giang Kim Đạt (SN 1977, quê quán huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nguyên Quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Vinashinlines, là đối tượng chính trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản; Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Che giấu tội phạm” xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin.
      Trước đó, vụ án được Cơ quan An ninh điều tra (Bộ CA) khởi tố ngày 23/8/2010. Trước khi khởi tố vụ án, Giang Kim Đạt đã bỏ trốn ra nước ngoài. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt. Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với Interpol và cơ quan thực thi pháp luật các nước liên quan để truy bắt nhưng chưa có kết quả.
      Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cùng với sự quyết tâm, mưu trí, dũng cảm vượt qua khó khăn, kiên trì tổ chức xác minh truy tìm cả trong và ngoài nước, đến ngày 7/7, các cán bộ chiến sỹ các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã bắt được Giang Kim Đạt.
      Kết quả điều tra, bước đầu đối tượng đã khai nhận về hành vi phạm tội tham ô, chiếm đoạt số tiền lên tới gần 19 triệu USD.
      Ngay sau khi bắt được đối tượng Giang Kim Đạt, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trực tiếp làm việc với Ban Chuyên án, biểu dương chiến công đặc biệt xuất sắc của các lực lượng tham gia chuyên án; đồng thời nhấn mạnh, việc truy bắt được Giang Kim Đạt, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tinh thần kiên quyết, kiên trì trong đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân.
      Chiến công này còn thể hiện sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, có hiệu quả của các lực lượng chức năng trong và ngoài nước, là bài học kinh nghiệm về sự kết hợp tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.
      Theo đó, Bộ trưởng Trần Đại Quang yêu cầu Cơ quan An ninh điều tra khẩn trương điều tra, mở rộng vụ án, sớm đưa đối tượng ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
      Với chiến công xuất sắc, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã quyết định thưởng “nóng” cho mỗi đơn vị tham gia chuyên án 10 triệu đồng.
      Tuấn Hợp

      Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản khiến Trung Quốc lo ngại

      VOV.VN -Trong Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản có nội dung chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thời gian qua.
      Trong cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức tại Bắc Kinh chiều 8/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại trước khả năng Nhật Bản sẽ đề cập vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông trong Sách trắng Quốc phòng năm 2015.
      Đây là lần thứ 2 trong tuần, phía Trung Quốc bày tỏ lo ngại trước việc Nhật Bản sắp thông qua Sách trắng Quốc phòng trong đó có nội dung chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thời gian qua.
      sach trang quoc phong cua nhat ban khien trung quoc lo ngai hinh 0
      Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
      Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản đánh giá chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 41 lần so với mức của năm 1989, và chỉ trích Trung Quốc tiến hành hoạt động san lấp quy mô lớn và xây dựng với tốc độ nhanh chóng các công trình ở Biển Đông.
      Phản ứng trước trích yếu Sách trắng Quốc phòng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nhắc lại quan điểm cho rằng, hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông là “hợp pháp, hợp tình, hợp lý”.
      Bà Hoa Xuân Doanh cũng đổ lỗi cho Nhật Bản đang tìm cách sử dụng vấn đề Biển Đông để “bôi nhọ” Trung Quốc, cố ý tạo ra tình hình căng thẳng trong khu vực để có lý do phục vụ việc thông qua Dự luật An ninh mới.
      Theo báo chí Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xây dựng dự thảo Sách trắng quốc phòng năm 2015 và sẽ công bố vào thời gian tới.
      Tuy nhiên, trong nội bộ Đảng Dân chủ tự do cầm quyền vẫn còn nhiều ý kiến chưa nhất trí với dự thảo "Sách trắng" nói trên, đề nghị trong "Sách trắng" cần bổ sung thông tin và hình ảnh về hoạt động khai thác dầu khí của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và các bức ảnh thể hiện hoạt động san lấp và xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua./.
      PV/VOV-Bắc Kinh

      Pháp quyết định hủy hợp đồng tàu Mistral với Nga

      (Tấm Gương)- Pháp đã quyết định không bàn giao hai tàu hỗ trợ đổ bộ trực thăng Mistral cho Nga và chấp nhận mức phạt do phá hợp đồng.

      Hãng RIA Novosti chiều 7/7 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tại một cuộc họp báo ở Washington, cho biết: Chính phủ Pháp đã đưa ra quyết định cuối cùng không bàn giao các tàu Mistral cho Nga.
      Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, việc hủy hợp đồng với Nga sẽ khiến Pháp thiệt hại 1,2 tỷ USD.
      Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tái khẳng định quan điểm của Paris, rằng việc Pháp phá vỡ hợp đồng tàu Mistral với đối tác Nga xuất phát từ sự can dự của Moscow trong cuộc xung đột ở Ukraine.
      Để hạn chế thiệt hại, Pháp dự kiến tìm quốc gia mua lại các tàu Mistral vốn được thiết kế theo tiêu chuẩn của Nga.
      “Pháp sẽ lấy làm hài lòng nếu Mỹ đồng ý mua lại các tàu này”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói.
      Năm 2011, Nga đặt Pháp đóng hai tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral. Theo dự kiến, Hải quân Nga sẽ nhận chiếc tàu đầu tiên vào mùa thu 2014.
      Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị hoãn do tình hình ở Ukraine và việc chuyển giao con tàu thứ hai dự kiến vào năm 2015 cũng đã bị đóng băng.
      Moscow nhấn mạnh rằng họ có thể chấp nhận cả hai điều kiện - hoặc nhận tàu hoặc nhận tiền.
      Giới chức Nga khẳng định khả năng phòng thủ đất nước không bị ảnh hưởng bởi hợp đồng đổ vỡ này.
      Tùng Dương
      TPO/RIA Novosti

      Lục quân Hoa Kỳ giảm thêm 40,000 lính, nhiều cộng đồng lo sợ
      Wednesday, July 8, 2015 2:01:47 PM



      WASHINGTON (USA Today) - Lục quân Hoa Kỳ dự trù sẽ giảm thêm khoảng 40,000 lính trong hai năm tới, một quyết định sẽ ảnh hưởng tới hầu như tất cả các căn cứ ở trong cũng như ngoài nước.
      Việc cắt giảm quân số xảy ra trong lúc Chính Phủ Obama đang bàn định kế hoạch đối phó với thành phần phiến quân Hồi Giáo quá khích ISIS ở Iraq và Syria. Tổng Thống Obama hôm Thứ Hai nói rằng ông và các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ chưa thảo luận về việc gửi thêm quân sang Iraq để giúp cuộc chiến chống ISIS. Hiện có khoảng 3,500 quân nhân Hoa Kỳ ở Iraq.
      “Đây sẽ không là điều nhanh chóng - đây là cuộc chiến lâu dài,” ông Obama cho hay ở Ngũ Giác Đài sau khi gặp gỡ các giới chức quân sự cao cấp trong lúc có các lời kêu gọi phải có thêm phản ứng mạnh mẽ để đáp lại một loạt các thất bại trên chiến trường của quân chính phủ Iraq.
      Ngoài 40,000 lính bộ binh còn có khoảng 17,000 nhân viên dân sự cũng sẽ bị cho nghỉ việc theo kế hoạch mà giới hữu trách dự trù sẽ công bố tuần này.
      Theo kế hoạch dự trù, Lục Quân Hoa Kỳ sẽ còn khoảng 450,000 người vào thời điểm 30 Tháng Chín năm 2017, tức là vào cuối tài khóa quốc phòng của năm 2017. Việc giảm quân và nhân viên dân sự này phải thi hành vì lý do ngân sách eo hẹp, theo các tài liệu mà USA Today có được.
      Ngân sách của Ngũ Giác Đài, công bố hồi Tháng Hai năm nay, đưa ra kế hoạch giảm quân còn 450,000 vào ngày 30 Tháng Chín năm 2018, một điều cho thấy là phải thực hiện sớm hơn vì không còn tiền.
      Một số sự cắt giảm cũng là điều đã được tiên đoán từ trước. Ở lúc cao điểm cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, Lục Quân Hoa Kỳ tăng lên tới 570,000 người, để bảo đảm rằng có người thay thế các quân nhân gửi ra ngoại quốc chiến đấu để họ chỉ phải xa nhà tối đa là một năm. Sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi hai chiến trường này, Lục Quân bắt đầu soạn kế hoạch giảm người.
      Trong số các đề nghị thay đổi, các lữ đoàn hiện đóng tại căn cứ Fort Benning, tiểu bang Georgia, và căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska sẽ bị giảm xuống từ đơn vị có khoảng 5,000 quân còn là các đơn vị cấp tiểu đoàn với khoảng 1,050 người.
      Nhiều cộng đồng đã từng nhanh chóng phát triển, không chỉ vì có thêm quân nhân mà còn cả gia đình thân nhân của họ đến ở, nay chưa biết sẽ tìm đâu ra tiền để tiếp tục duy trì hệ thống hạ tầng cơ sở, nhà thương, trường học... để phục vụ cho số người có trước đó. (V.Giang)

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét