Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 28 (Trung Quốc cộng sản 6)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tại sao Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công?
Tại sao
Giang Trạch Dân
đàn áp
Pháp Luân Công?
Mặc dù Pháp Luân Công là một nhóm tình nguyện và hoà bình, vốn đã hoạt động tốt từ năm 1992, nhưng Giang Trạch Dân đã cấm Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào ngày 20 tháng Bảy 1999. Trong ba năm vừa qua, toàn thế giới đã chứng kiến một cuộc đàn áp đẫm máu của Giang Trạch Dân đối với chính những người dân lương thiện của mình. Tại sao?
KHÁI QUÁTTHÔNG TIN CHI TIẾT
Có ba lý do cho cuộc đàn áp phi lý Pháp Luân Công mà hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia về Trung Quốc đều đưa ra:1. Tính phổ biến của môn Pháp: học viên Pháp Luân Công đông hơn thành viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Pháp Luân Công được công bố cho công chúng lần đầu tiên vào ngày 13 tháng Năm, 1992. Vào cuối năm 1998, theo ước tính của chính chính phủ Trung Quốc, có 70-100 triệu người đã chọn theo tập môn Pháp này. Pháp Luân Công đã trở thành “một tổ chức tình nguyện lớn nhất Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả chính Đảng Cộng Sản.” (U.S. News and World Report, số tháng Hai 1999)
2. Các viên chức trong Đảng dùng Pháp Luân Công làm con dê tế thần nhằm trục lợi chính trị
Khi phát triển kinh tế và kỹ nghệ trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Trung Quốc trên phương diện một quốc gia, nhiều viên chức trong chính quyền chuyên môn trong việc tuyên truyền chính trị và đấu tranh tư tưởng sẽ tạo ra xáo động chính trị để nhằm đem lại cho họ một “nguyên nhân” nắm lấy quyền lực chính trị. Pháp Luân Công đã bị làm thành con dê tế thần cho mục đích này. Luận điểm tuyên truyền được các cơ quan truyền thông nhà nước phát khởi từ tháng Sáu 1996, và leo thang lên thành việc huy động lực lượng cảnh sát và sử dụng bạo lực ở Tianjin vào ngày 23 tháng Tư, 1999. Sự phát triển và leo thang của việc đàn áp Pháp Luân Công thật ra đã bắt đầu qua một giai đoạn 3-4 năm.
3. Nỗi hoang tưởng chuyên chính: nghi ngờ đằng sau Pháp Luân Công có khả năng có “người đạo diễn” dấu mặt, Chủ Tịch Trung Quốc dùng cuộc đàn áp để ra gân chính trị
Vào ngày 25 tháng Tư, 1999, hơn mươi ngàn học viên Pháp Luân Công đến tụ hợp ôn hoà tại Văn Phòng Hội Đồng Kháng Cáo Quốc Gia Trung Quốc để kháng cáo lên chính quyền trung ương đòi thả tự do cho những công dân đã bị công an giam giữ tùy tiện ở Tianjin trong hai ngày trước. Thủ Tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đích thân ra gặp gỡ các học viên và tình hình đã được giải quyết êm thắm. Mặc dù như vậy, Chủ Tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tự viết và cho lưu hành đến các viên chức khác trong chính quyền các tài liệu nói rõ ông ta tin rằng có đối thủ chính trị hay “người đạo diễn” bên trong các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản đứng đằng sau Pháp Luân Công. Vì vậy, họ Giang đã cân bằng khả năng “nhổ tận gốc Pháp Luân Công” với khả năng duy trì quyền lực, và đã khởi xuất cuộc đàn áp. Như Willy Lam, CNN, tường thuật một Đảng viên Đảng Cộng Sản lão thành phân tích như sau: “Qua việc đưa ra một chiến dịch theo kiểu của Mao (Trạch Đông) [chống Pháp Luân Công], họ Giang đã ép các cán bộ cao cấp cam kết trung thành theo đường của ông ta. Điều này sẽ đẩy mạnh quyền hành của họ Giang-và có thể cho ông ta đủ thế mạnh để bức chế các sự kiện tại Đại Hội Đảng Cộng Sản (Trung Quốc) lần thứ 16 năm tới.”
Tại sao đàn áp Pháp Luân Công?Tiến Sĩ Shiyu Zhou
Ngày 25 tháng tư, 1999, hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đã tập hợp trong trật tự ôn hoà trên đại lộ Fuyou ở Bắc Kinh để kháng cáo lên Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương Trung Quốc, yêu cầu trả tự do cho 45 học viên Pháp Luân Công đã bị Cảnh sát bắt một cách độc đoán trong biến cố Tianjin (Thiên Tân) xảy ra hai ngày trước đó.
Biến cố này lại một lần nữa đã làm cho thế giới chú ý, vì con đường Fuyou nằm ngay cạnh Trung Nam Hải, thủ phủ của ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản [Trung Quốc] và biến cố cũng được mọi người mô tả là cuộc “bao vây” tổng hành dinh của Cấp Lảnh Đạo Trung Quốc. Về sau, biến cố này đã được chính quyền Trung Quốc sử dụng như sự buộc tội chính để biện minh cho việc họ đàn áp học viên Pháp Luân Công, và biến cố cũng đã bị nhiều người hiểu lầm là nguyên do trực tiếp của sự đàn áp Pháp Luân Công.
Tại sao có biến cố 25 tháng Tư? Và tại sao có cuộc đàn áp? Bài này cố gắng tìm ra một số câu trả lời khả dĩ giãi đáp những câu hỏi quan trọng này. Nó cũng dẫn chứng các lời bình luận quan trọng của Chủ Tịch Giang Trạch Dân qua hai tài liệu được xếp loại mật (căn cứ trên các dữ kiện được tiết lộ bởi các giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc) mà Ông Giang đã công bố khi ông quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Đồng thời nó cũng được sử dụng để làm tài liệu tham chiếu cho những ai muốn thấu hiểu tường tận câu hỏi thường được đưa ra nhiều nhất về Pháp Luân Công: “Tại sao Chính Phủ Trung quốc làm như vậy?”
►►►
Phân tích những lý do lịch sử, xã hội và chính trị đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung QuốcTheo các công bố trên Nhật báo Nhân Dân (Trung Quốc) số ra ngày 27 tháng Bảy năm 1999, và những ghi nhận của các nhân vật trong chính quyền, dưới mắt các nhà lãnh đạo Đảng (Cộng Sản Trung Quốc) sự xung khắc giữa Pháp Luân Công và chủ nghĩa Cộng Sản được xem như là một cuộc đấu tranh giữa thuyết hữu thần và chủ nghĩa vô thần, giữa khoa học và mê tín, giữa duy tâm và duy vật. Kỳ thật, sự đối lập này hết sức sai lệch. Cho dù như vậy, các vấn đề về ý thức hệ này không phải là lý do thật sự của việc bài trừ Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không bàn về mê tín hay duy tâm, và nó tuyệt đối không chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản. Giả sử nếu Pháp Luân Công “chống lại” Chủ Nghĩa Cộng Sản hay Chính Phủ, thì đó có nghĩa là hàng triệu học viên sẽ tự chống lại bản thân: hàng triệu học viên là thành viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi bị cấm, và trong đó bao gồm nhiều viên chức cao cấp. Toàn bộ vấn đề này đã được giải thích cặn kẻ trong “bức thư 10,000 chữ” của các học viên gởi cho Chính Quyền Trung ương. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lý do đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Chính Phủ Trung Quốc.
Các vấn đề lịch sử
Việc phân loại Pháp Luân Công như một “tà giáo” chỉ là một lối tự biện hộ nhằm để có thể tiêu trừ môn Pháp này. Nhiều thân nhân của nhiều nhân vật cao cấp trong Đảng Cộng Sản là đệ tử Pháp Luân Công. Ông Lý đã truyền giảng Pháp cho công chúng trong vài năm, và công chúng đã nhìn thấy rằng Pháp Luân Công có những tác động rất khả quan đến xã hội. Bộ Công An đã điều tra nghiên cứu Pháp Luân Công trong nhiều năm. Các nhân viên của Bộ Công An đều tuyên bố rõ ràng trong các bản báo cáo công tác rằng họ không nhìn thấy một sự nguy hiểm hoặc vi phạm nào nơi Pháp Luân Công (theo bản A6 đính kèm). Một số người trong họ thậm chí còn quyết định bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công sau khi nhận ra mức độ hiểu biết của các học viên qua các điều tra. Làm sao Bộ (Công An) và các văn phòng khác không biết rằng Pháp Luân Công là một môn tập luyện chân chính? Làm sao họ không biết rằng Ông Lý luôn dạy người ta làm công dân tốt với đạo đức cao hơn? Làm sao họ có thể quên rằng Ông Lý đã nhắc đi nhắc lại rằng các học viên không được xen vào các sự vụ chính trị của đất nước hay vi phạm bất cứ luật pháp nào? Hội chứng mất trí nhớ chung của các viên chức xem chừng rất mưu lược.
►►►
‘Kiến trúc sư’ của cuộc khủng bốMột cuộc điều tra về những chỉ thị và hoạt động không hợp lệ của chủ tịch Giang Trạch Dân
Tiến sĩ Michael Pearson-Smith
Với những người Tây phương, Trung Quốc thường được coi là một thực thể nguyên khối dao động theo sự vẫy gọi của giới cầm quyền; và hình ảnh này thông thường không phải là không hợp lý căn cứ vào việc Trung Quốc là một quốc gia chuyên chính hơn là dân chủ. Theo đúng như thế, có thể được tha thứ khi nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc đồng lòng trong vấn đề đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sự thật là, theo Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông (Far East Economic Review) (số ra ngày 6 tháng Mười Một năm 200), trong lúc chủ tịch Giang Trạch Dân đích thân hạ lệnh đàn áp, người ta tin rằng những người khác trong ban lãnh đạo thiên về một “đường lối nhẹ nhàng” hơn và không cảm thấy rằng cuộc đàn áp nằm trong quyền lợi của quốc gia (Trung Quốc). Qua vấn đề Pháp Luân Công, chúng ta hiện đã trông thấy những dấu hiệu bất đồng quan điểm rõ ràng trong giới chức trong một vài tháng qua.
Chủ tịch Giang Trạch Dân cảm nhận Pháp Luân Công là một “mối đe dọa.”
Qua lịch sử, chúng ta thấy rằng những nhà lãnh đạo không do bầu chọn và không được trực tiếp ủy nhiệm từ quần chúng thường lo lắng trước bất kỳ sự cảm nhận đe dọa nào đến vị trí quyền lực của họ. Một khảo sát do Đảng Cộng Sản thực hiện vào đầu năm 1999 phát hiện ra rằng số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc tăng đến khoảng giữa bảy mươi và một trăm triệu người (1). Việc có quá nhiều người tham gia vào một điều gì đó vượt quá hạn định thuộc ý thức hệ của chính quyền — điều mà cổ vũ cách tư duy độc lập và được nhắm vào việc nâng cao tâm hồn của từng cá nhân — đã là lời nguyền cho chủ tịch Trung Quốc, Giang Trạch Dân. Và như vậy, sau một vài tháng chuẩn bị, ông ta đã bắt đầu chiến dịch khủng bố và tuyên truyền chống Pháp Luân Công vào mùa xuân năm 1999.
►►►
Vào ngày 22 tháng Bảy năm 1999, Ông Lý Hồng Chí,người sáng lập ra Pháp Luân Đại Pháp, đã có lời tuyên bố đáp lại thông báo về quyết định đàn áp Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc. Toàn văn lời tuyên bố như sau:

Một lời tuyên bố ngắn của tôi

Pháp Luân Công chỉ là một hoạt động khí công của quần chúng. Nó không có một tổ chức gì đặc biệt, cũng chẳng có mục đích chính trị nào cả. Chúng tôi chưa hề dính líu trong bất cứ hoạt động chống chính phủ nào. Chính tôi cũng là người trong giới tu, và tôi không hề có sứ mệnh liên quan tới quyền lực chính trị. Tôi chỉ dạy cho người ta cách tu luyện. Nếu một người muốn tu luyện tốt, họ cần phải làm một con người có tiêu chuẩn đạo đức cao. Trên thực tế, tôi đã đạt được điều này—hơn 100 triệu người đã trở nên những con người tốt, hoặc càng tốt hơn nữa. Sự thật, tôi không có ý làm điều đó, nhưng khi đạo đức của những người tu luyện được thăng tiến, nó thật sự mang đến lợi ích cho xã hội.
Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ giải thích sự liên hệ giữa tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khỏe. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật. Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắc bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp Luân Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh, điều đó phải chăng có nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?
Có người phao tin đồn rằng tôi sửa đổi ngày tháng sinh của tôi, điều này có thật. Trong thời Cách mạng Văn hóa, chính quyền đã in sai ngày tháng sinh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi. Còn về điều mà Thích Ca Mâu Ni cũng cùng ngày tháng sinh đó, nó có liên quan gì với tôi? Nhiều người khác cũng sinh vào ngày tháng đó. Hơn nữa, tôi không bao giờ tuyên bố rằng tôi là Thích Ca Mâu Ni.
Còn về vấn đề những người tu đã tập họp nơi Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để trình bày các sự kiện, tôi lúc bấy giờ đang trên đường đi Úc và đổi máy bay ở Bắc Kinh. Tôi rời Bắc Kinh và hoàn toàn không biết điều gì xảy ra ở đấy. Tôi luôn du hành một mình để tránh bất tiện. Tôi không liên lạc với những người tu luyện sở địa những nơi mà tôi đi qua vì sẽ có nhiều người họ mong được nhìn thấy tôi. Do đó mà tôi hoàn toàn không hay biết về những gì đang xảy ra ở Bắc Kinh.
Chúng tôi không chống chính phủ bây giờ cũng như trong tương lai. Những người khác có thể đối xử tệ với chúng tôi, nhưng chúng tôi không đối xử tệ với người khác, chúng tôi cũng không đối xử với người khác như kẻ thù.
Chúng tôi kêu gọi mọi chính phủ, mọi tổ chức quốc tế, mọi người dân có lòng tốt trên thế giới, hãy ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc. Hiện nay, mẹ và em gái tôi vẫn còn ở Bắc Kinh, và họ đang trong tình trạng khó khăn. Nghe nói rằng cảnh sát muốn bắt họ. Có tin cho rằng các nhân viên cảnh sát đã đánh đập nhiều người tại Thẩm Dương (Shenyang), Đại Liên (Dalian), và những vùng khác. Tôi đề nghị chính phủ Trung Quốc đừng đối xử với họ như vậy. Hy vọng của tôi là chính phủ Trung Quốc và các cấp lãnh đạo sẽ đừng đối xử với những người tu Pháp Luân Công như là những kẻ thù. Dân chúng Trung Quốc khắp nước có một sự hiểu biết rất sâu sắc về Pháp Luân Công, và kết quả có thể là làm cho dân chúng mất lòng tin nơi chính quyền và cấp lãnh đạo, và bị thất vọng nơi chính phủ Trung Quốc.
Lý Hồng Chí
Ngày 22 tháng 7, 1999
Từ Trụ Vương chặt xương xem tủy đến Trung Cộng mổ cướp nội tạng

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[Chanhkien.org] Mọi người đều biết, Trụ Vương nhà Thương thi hành bạo chính, thực hành dâm loạn, diệt tuyệt nhân tính, sát hại sinh linh, khắp nơi ai thán, cuối cùng dẫn tới vương triều diệt vong. Tình tiết chặt xương xem tủy thì nhà nhà đều biết, đủ thấy mức độ vô nhân tính của Trụ Vương:
Một ngày, Trụ Vương và Đát Kỷ lại đang tìm trò tiêu khiển. Lúc này, một người già một người trẻ đang lội qua dòng sông băng. Cụ già đã vượt qua sông, đeo đôi giày tiếp tục lên đường, còn người trẻ lại vẫn đang run rẩy trong băng. Đát Kỷ thấy vậy nói với Trụ Vương: “Xương tủy của cụ già nhất định là đầy, còn của người trẻ là không đầy, không tin có thể nghiệm chứng”. Trụ Vương lệnh binh sĩ bắt người già và người trẻ lại, chặt đùi của hai người, thấy quả như lời Đát Kỷ nói.
Để hành lạc, Trụ Vương có thể giết người như ngóe, khiến người ta phẫn nộ. Nhìn lại Trung Cộng hôm nay, thấy cũng chẳng kém gì. Nó phản truyền thống, phản văn hóa chính thống, làm bại hoại đạo đức nhân luân. Non sông tươi đẹp bị phá hoại, đến đâu cũng là ô nhiễm. Sắc tình, bạo lực ngước mắt lên là thấy, thực phẩm nhiễm độc tràn ngập thị trường, vì kiếm tiền mà điều gì cũng dám làm. Lòng người ly tán, quan chức tham nhũng. Ghê gớm nhất chính là nó vẫn đang bức hại các học viên Pháp Luân Công nhất tâm hướng thiện, tàn nhẫn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công đem bán, sự bạo ngược còn gấp cả nghìn vạn lần Trụ Vương. Sự khát máu của Trung Cộng có chặt hết tre làm sách cũng không ghi chép hết tội lỗi.
Tục ngữ có câu: “Trời muốn nó chết thì trước hết làm nó cuồng“. Sự bạo ngược của Trung Cộng đã lên tới tột cùng, người và Thần cũng căm phẫn, định trước phải bị Trời diệt. Chẳng phải mọi người đều biết về “tàng tự thạch”—tảng đá 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong”? Tai họa khắp nơi trước mắt liệu có phải ngẫu nhiên chăng? Đó chính là cảnh tỉnh của thiên thượng đối với con người. Hỡi những người Trung Quốc lương thiện, xin các bạn đừng vì chút lợi nhỏ trước mắt, đừng trở thành tòng phạm của Trung Cộng, đừng trở thành vật tuẫn táng của ác ma Trung Cộng, hãy thoái xuất tổ chức tà đảng, các bạn mới có hạnh phúc mãi mãi!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/117130

Ai đã biến những người thực thi pháp luật Trung Quốc thành đao phủ?

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
[Chanhkien.org] Một cuộc tấn công vào ký túc xá đã xảy ra tại huyện chúng tôi vào năm 2000. Phải mất một thời gian dài thì kẻ giết người mới bị bắt. Cái ngày hung thủ bị bắt giam, các trường học trong huyện được yêu cầu đình chỉ các lớp học và đứng bên đường để chào đón cảnh sát trong trang phục như những người hùng.
Năm 2001, tôi đã bị bắt cóc bởi Phòng 610 của huyện (một tổ chức bất hợp pháp trong hệ thống an ninh với mục đích duy nhất là bức hại Pháp Luân Công) phối hợp với Đội Bảo vệ Quốc gia chỉ bởi vì tôi nói sự thật với mọi người về vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” được dàn dựng. Trong trung tâm giam giữ, một kẻ hay bắt nạt người khác đã nói với tôi: “Kẻ sát nhân đã tấn công ký túc xá đang ở phòng giam bên cạnh và kẻ đó gào thét mỗi ngày rằng mình bị oan”. Tại thời điểm đó, tôi nghĩ đó không thể nào là sự thật được. Ai dám làm giả một vấn đề nghiêm trọng như vậy? Tôi chỉ không tin rằng trường hợp này bị xử oan.
Năm 2008, hai ngày trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tà ác tổ chức Thế Vận Hội, Phòng 610 một lần nữa phối hợp với Đội Bảo vệ Quốc gia của huyện để giam giữ tôi với lý do là bảo vệ ổn định chính trị. Trong trung tâm giam giữ, khi tôi đang nói về việc lừa dối của ĐCSTQ, một người có người quen bên trong Cục Công an đã chính thức cho tôi biết sự thật về vụ tấn công ký túc xá năm 2000. Khẩu súng của kẻ sát nhân không trùng khớp với khẩu súng được sử dụng tại hiện trường và người bị bắt trong phòng giam kế bên tôi đã có bằng chứng không có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, cục trưởng Cục Công an muốn giành danh dự và đã ra lệnh cho đội phó phải từ chức nếu không phá được vụ án này. Để không bị sa thải, viên đội phó đã phá hủy những bằng chứng gốc, ngụy tạo những bằng chứng giả và buộc người vô tội phải thừa nhận những gì đã được thêu dệt. Mỗi khi không thừa nhận những lời bịa đặt trước tòa án, anh ta bị đánh đập đến mức sống dở chết dở. Cuối cùng, anh ta bị xử bắn.
Thông qua sự việc này, tôi đã nhận ra tại sao có quá nhiều án oan tại Trung Quốc: Tất cả mọi người đang làm những việc vô đạo đức chỉ vì những lợi ích nhỏ nhoi hiện tại. Và ngày nay, trong tâm trí người dân Trung Quốc không còn có cảm giác của chính nghĩa nữa.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân lạm dụng quyền lực của mình đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công xuất phát từ sự đố kỵ và lợi ích cá nhân. Ông ta đã sử dụng sức mạnh của cả một quốc gia để lan truyền sự dối trá về “1.400 cái chết”, và sau đó là “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” cũng như tin đồn rằng Sư phụ của Đại Pháp có quan hệ chính trị với nước ngoài; các tuyên truyền phỉ báng ngày trở nên khốc liệt. Nhiều học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, bị thương tích, bị tàn phế, hoặc thậm chí nội tạng của họ bị mổ lấy ra trong khi họ vẫn còn sống để đem bán kiếm lời. Khi đối mặt với sự lựa chọn giữa chính nghĩa và tà ác, ai đã khiến những kẻ đàn áp trở nên mất hết lý trí và hành động như những đao phủ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công?
Để bảo vệ niềm tin của mình và chứng minh sự trong sạch của Sư phụ và Đại Pháp, nhiều đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đã phải rời bỏ nhà cửa và từ bỏ công việc của mình để giảng rõ sự thật, đối diện với nguy cơ bị bắt, bị đánh đập, hoặc bị giết hại. Những người liên lạc hay tiếp xúc nhiều nhất với các đệ tử Đại Pháp Trung Quốc là những nhân viên từ Cục Công an và tòa án, cũng như cai ngục của các nhà tù và trại lao động. Nhiều người trong số họ đã đọc sách Đại Pháp và họ hiểu ra các đệ tử Đại Pháp—những người luôn hành động theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn—rốt cuộc là như thế nào. Nhưng tại sao họ vẫn sẵn sàng trở thành những tên đao phủ và kẻ đồng lõa?
ĐCSTQ tà ác là thủ phạm chính và chính nó đã biến những người này thành đao phủ! Cơ sở lý thuyết của ĐCSTQ tà ác là chủ nghĩa vô thần và triết học đấu tranh. Niềm tin của con người hàng ngàn năm qua vào các vị Thần đã bị loại bỏ thông qua các phong trào chính trị của ĐCSTQ, các quan niệm làm lẫn lộn đúng-sai đã khiến người ta đi theo ĐCSTQ một cách mù quáng, giống như những gì các cai ngục đã từng nói với tôi: “Nếu ĐCSTQ nói rằng than có màu trắng, các vị nên đồng ý, nếu không các vị sẽ bị trừng trị!” Cổ súy triết học đấu tranh đã biến tình yêu thương và hòa thuận giữa con người thành đấu tranh sống-chết như những kẻ thù. Bên cạnh đó, như một hệ quả của sự cám dỗ về lợi ích và chức vị của ĐCSTQ tà ác, những người thực thi pháp luật ở các cấp đã trở thành đao phủ. Có thể họ vẫn còn một lối suy nghĩ ngây thơ rằng họ chỉ làm theo mệnh lệnh, và nếu bầu trời sập xuống, tất cả mọi người sẽ chết. Chẳng phải Vương Lập Quân đã thực hiện một mệnh lệnh nào đó? Bây giờ ông ta ra sao? Chẳng phải ông ta đã bị kết án bởi pháp luật tà ác của ĐCSTQ? Loại bỏ một người ngay khi người đó hoàn thành công việc là một thủ đoạn quen thuộc của ĐCSTQ. Khi ngày mà sự thật hiển lộ đến, tất cả những người đã tham gia bức hại các đệ tử Đại Pháp nhưng vẫn chưa thức tỉnh và hối cải sẽ trở thành đối tượng hy sinh của ĐCSTQ tà ác!
Không có kẻ thù trong mắt các đệ tử Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp sẽ làm rõ sự thật cho bất cứ ai ngoại trừ một số người thực sự xấu đã đi quá xa trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong suy nghĩ của đệ tử Đại Pháp, tất cả các quan chức thực thi pháp luật bị dẫn dắt để tham dự trong cuộc đàn áp là những người đáng thương nhất. Theo nguyên lý của vũ trụ là “không mất, không được” và “thiện ác hữu báo”, những người này sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt khủng khiếp nhất và tương lai của họ sẽ hoàn toàn bị mất hết. Điều này có phải đáng sợ không?
Cuộc đàn áp vẫn chưa kết thúc và các đệ tử Đại Pháp vẫn tiếp tục làm sáng tỏ sự thật. Tôi thành thật hy vọng tất cả những người từng tham gia bức hại có thể bình tĩnh lắng nghe sự thật và đọc Cửu Bình để thấy rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, và sau đó hãy dừng lại, chấm dứt bức hại đệ tử Đại Pháp, và thay vào đó là đối xử tốt, tin tưởng và nói cho mọi người biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Chỉ có cách này, họ mới có thể chuộc lại cho mình một tương lai tốt đẹp!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/118889
http://pureinsight.org/node/6528

Tẩy não là gì, hoạt động ra sao và cách chống lại nó

Tác giả: Một học viên lâu năm người Tây phương
[Chanhkien.org] Kỹ thuật tẩy não và các phương pháp áp dụng của nó đã được người ta biết đến từ nhiều thế kỷ nay. Tẩy não có thể định nghĩa như là một sự tái giáo dục cưỡng bức các niềm tin và giá trị. Trong ý nghĩa đó, thực ra chúng ta đều luôn đang bị tái giáo dục. Trong tẩy não, điều đầu tiên bị tấn công là sự sáng suốt của tư tưởng. Nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng tại các quốc gia khác nhau.
Nhất là tại Mỹ, sự tẩy não không rõ rệt như tại một quốc gia độc tài toàn trị. Tại Mỹ, những người tiêu thụ tin tức, hàng hóa và dịch vụ là hằng ngày luôn bị tấn công để tẩy não, dù chúng ít rõ rệt như cách những học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc bị ngược đãi trong các trại giam, trại lao động, nhà tù và các bệnh viện tâm thần.
Tại Mỹ, hình thức của nó rất tế nhị, kín đáo và đến dần dần qua những tờ thông tin quảng cáo nhắm vào tiềm thức sâu kín của chúng ta. Nó rất có hiệu quả trên nhiều người, vì bộ óc của chúng ta tiếp nhận các kích thích theo một cách thức đặc biệt. Phần đông chúng ta không ý thức là đang bị điều động hướng dẫn như vậy. Một người thường mà không nắm vững những giá trị của họ dễ trở thành con mồi cho những người khác đang cố gắng làm thay đổi những giá trị đó. Nói cách khác, một người mà tinh thần không đủ tập trung, không tự hỏi về những điều người ta tuyên truyền và xúi giục, từ đó đi theo chúng một cách mù quáng, chắc chắn họ sẽ bị lung lay. Điều này bao gồm cả cách thức chúng ta đi bầu cử, cách thức chúng ta đi mua sắm, cách thức chúng ta nhận thức về lối sống và liên hệ với người khác. Nhưng lựa chọn cách suy nghĩ là quyền của chúng ta!
Chúng ta tại Mỹ hằng ngày bị đầu độc, bị lên chương trình và điều động trong cách chúng ta suy tư. Nhưng những ảnh hưởng đó phần đông đều bị che đậy – chúng ta không ý thức được chúng. Chúng đến từ những tờ thông tin in trên giấy, nói qua truyền hình, từ những cuộc thăm dò công luận, từ mọi cách quảng cáo cũng như từ chiếc radio. Các tín hiệu đó, lúc lộ liễu, lúc kín đáo, nhắm vào lòng sợ hãi của chúng ta, tính tự tôn, những hy vọng và ước mơ thầm kín của chúng ta. Chúng cố ảnh hưởng, chương trình hóa và truyền bá các ý tưởng và ước muốn sâu thẳm của chúng ta, tạo nên sự rối loạn hoặc tâm lý về tội lỗi, và khuyến khích sự ham muốn.
Tất cả các tín hiệu đó che dấu qua vô số phương cách thông tin –bằng lời nói, bằng hình vẽ hoặc viết – có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của chúng ta một cách ghê gớm. Chúng ta có thể gọi chúng là sự ‘điều động tâm lý’, hoặc ‘tâm lý đám đông’, vì chúng ảnh hưởng sâu xa vào tâm thức con người ta, khiến họ chạy theo những kiểu mẩu người về cách chi tiêu, ăn mặc, lối sống, mua sắm, và các thứ phụ thuộc khác.
Vậy làm sao để có thể tránh xa những ảnh hưởng đó? HÃY CHỌN LỰA không để bị khuyến dụ và hãy tự hỏi những gì những người kia làm có hợp lý hay không, có ý nghĩa hay không, và không để bị ảnh hưởng máy móc về thế giới quan của chúng ta. Đừng trở thành nạn nhân của các nhà sản xuất, những người gây quỹ, các chính trị gia và những người làm công tác quần chúng; họ đang tận lực để hướng sự suy nghĩ của chúng ta theo họ, biến đổi tư tưởng của chúng ta thành một khối bột nhồi khiến cho chúng ta mua sắm, chi tiền hoặc bỏ phiếu theo lệnh của họ, theo cách mà họ muốn, hoặc tin những gì họ đề nghị. Một số đề nghị tinh tế, có cái phiền phức, có cái buồn cười, nhưng tất cả đều ảnh hưởng vào tư tưởng của chúng ta. HÃY TỰ QUYẾT ĐỊNH CHO MÌNH VÀ ĐI THEO LƯƠNG TRI CỦA CHÍNH MÌNH.
Các kênh truyền thông chủ đạo ở Mỹ có chiều hướng chung là muốn chúng ta nhìn nước Mỹ như một ngọn đèn pha của sự tiến bộ. Sự thật có phải vậy không? Các học viên Pháp Luân Công chúng ta rất bối rối vì các nguồn tin xuất phát từ Trung Quốc: các viên chức chính phủ bị hướng dẫn sai lầm để đi bức hại các học viên tại nơi đó, họ thường bị đặt dưới sự kiểm soát đủ loại. Nhưng chính nước Mỹ đã bán kỹ thuật kiểm soát cho các nước có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử, trực tiếp ảnh hưởng đến các học viên Pháp Luân Công lương thiện của chúng ta. Hơn nữa, Mỹ cùng với Iran đã thách thức quyết định của Tòa Án Quốc tế 1986 về Nicaragua — tức 133 quốc gia, gồm gần hết tất cả các nước liên minh của Mỹ, đã ký một hiệp ước cấm mìn trên đất — nhưng Mỹ vẫn tiếp tục sản xuất ra chúng; Mỹ giờ đây có con số tử vong của những tù nhân của họ cao nhất thế giới là 3.300.
Những thí dụ kể trên là để dẫn chứng rằng ngay cả trong một nền dân chủ thì cũng có những khía cạnh gai góc của nó, và chúng ta là người tu luyện, không nên hão huyền cho rằng những gì chúng ta làm nơi đây trong cố gắng để cứu giúp các học viên tại Trung Quốc sẽ luôn được thành công. Có một mục đích kín – lợi nhuận! Nếu không tại sao Mỹ lại bán kỹ thuật kiểm soát cho các nước mà nhân quyền bị coi thường và nhân phẩm của con người bị chà đạp?
Ngày nay, sự tẩy não tại Trung Quốc có một hình thức khác. Kỹ thuật tẩy não của Trung Quốc rõ rệt hơn, lộ liễu thô thiển hơn và càng độc ác hơn. Chúng theo khuôn mẫu của những phương pháp Liên Xô từng sử dụng trước kia. Các mục tiêu để ảnh hưởng vào tư tưởng con người ta là giống nhau như trong ví dụ Mỹ nói trên, nhưng cách mà các nạn nhân bị đối đãi là khác nhau rất nhiều.
Các cuộc nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng phần đông nhiều người sẽ cảm giác một sự xung đột ở bên trong họ khi xuất hiện một nguồn tin tức mới không phù hợp với sự tin tưởng hoăc sự hiểu biết trước đây của họ, nhưng một người mà có tư tưởng ngay chính thì không sợ gì trước một nguồn tin tức, là vì người đó có thể phân biệt rằng nó có ý nghĩa hoặc phù hợp hay không với hệ thống giá trị của họ.
Trong một môi trường chuyên tẩy não, một trung tâm giam giữ ở Trung Quốc chẳng hạn, SAU KHI khả năng phán đoán phân tích của họ đã bị gạt bỏ đi một phần lớn, nguồn tin mới sẽ được cưỡng ép lên người tù nhân dưới những điều kiện có kiểm soát. Để làm được như vậy, những người hành hung sẽ dùng nhiều loại phương pháp. Một trong những kỹ thuật này nhắm thẳng vào sự tiêu hủy cá tính của một con người qua sự gây rối loạn không ngừng, làm mất định hướng, bằng cách lúc thì dỗ ngọt, lúc thì tra tấn, lúc thì hăm dọa, và những phương pháp khác, như cấm ngủ và không cho ăn uống. Những cách sau này là những động cơ rất mạnh, thúc đẩy con người ta chịu thua trước những kẻ hành hung, như tôi đã từng trải nghiệm tại Đức thời chế độ Quốc Xã. Tinh thần đã bị lụn bại của những tù nhân sau đó là đã sẵn sàng nhận chịu nguồn tin mới. Nhưng, không phải tất cả mọi người sau khi trải qua sự kiềm chế tinh thần đó đều chịu đầu hàng.
Mỗi người phản ứng lại sự kiềm chế tinh thần theo một cách khác nhau, và những người chịu thua nó thường kinh nghiệm một vài đặc điểm được quan sát như sau:
  1. Cá nhân đó lúc đầu trở nên ý thức được những sự thay đổi trong chính hành vi của họ.
  2. Cá nhân đó thấy rằng họ hoàn toàn lệ thuộc nơi hệ thống mới.
  3. Ý thức bị lệ thuộc và bị kiểm soát đó bắt đầu tạo ra sự đối nghịch trong nội tâm họ và họ trải qua những sự thay đổi cảm xúc sâu xa, nhưng điều này không phải luôn xảy ra với tất cả mọi người.
  4. Nạn nhân khám phá ra rằng có một giải pháp cho sự vằn vặt nội tâm sâu xa ấy, đó là chịu thua trước kẻ hành hung là đường lối duy nhất để thoát ra khỏi sự vằn vặt tình cảm sâu xa đó. (Các nạn nhân của sự tẩy não đều nói lại rằng đến giai đoạn này họ cảm giác một sự giải thoát lớn lao, rất hài lòng ra khỏi được sự gớm ghiếc đó và đã sẵn sàng chấp nhận nguồn tin mới. Họ đã mất khả năng phán xét để phân biệt giữa thật và giả.)
  5. Đây là giai đoạn cuối cùng trong sự hòa nhập vào hệ thống mới để kiểm soát tư tưởng, mà kể từ đó sẽ làm chủ tư tưởng của người này. Cho mọi mục đích, cá nhân đó có một cái nhìn mới về cách sắp xếp và đo lường ý nghĩa đối trước mọi tình thế và nó hoàn toàn đối nghịch với hệ thống giá trị trước đây của họ. Đến thời điểm này, người đó không còn có thể suy nghĩ hoặc nói ra bằng những quan niệm nào khác hơn những điều mà những người hành hung họ đã làm cho họ tiếp nhận. Một số cá nhân còn phát biểu cả sự biết ơn của họ đối với những người hành hung họ vì đã ‘làm cho họ thấy được ánh sáng.’
Để biết cách nó hoạt động ra sao, chúng tôi xin trình bày hai kỹ thuật kiểm soát thường được cộng sản sử dụng. Một trong nó là thẩm vấn. Cái kia là cực hình tra tấn và hăm dọa dùng cực hình tra tấn. Như đã nói bên trên, kiểm soát tinh thần là nhắm vào sự sợ hãi của chúng ta.
Thẩm vấn là được sử dụng tối thiểu bằng hai cách, một là mớm cung. Phương cách đầu tiên này nhằm làm cho nạn nhân đầu hàng đưa ra những tin tức mật, như là khai ra tên họ địa chỉ của những người tập Pháp Luân Công, nơi chốn và nguồn gốc các địa điểm sản xuất tư liệu Đại Pháp. Dù mục đích là đạt đến việc tẩy não, nhưng trong lúc sử dụng đến phương thức mớm cung này, người cung cấp tin phải còn giữ được lý trí trong giai đoạn đầu này để các tin tức có được có thể đáng tin cậy.
Giai đoạn thứ hai là thẩm vấn, nó có mục đích trực tiếp là tẩy não, bao gồm tra hỏi, lập luận, truyền bá, đe dọa, dụ dỗ, tâng bốc, hăm dọa luân phiên và một số các áp lực khác, như là hăm dọa làm hại đến thân nhân, hủy bỏ thẻ hội viên, và những lời cảnh báo ghê gớm khác.
Tra tấn cực hìnhhăm dọa tra tấn cực hình khác nhau về mặt hiệu năng trên tâm lý con người ta nhiều hơn là về mức độ tàn ác khi tạo ra sự đau đớn cho nạn nhân. Nó đặt nạn nhân trong một sự đối nghịch duy nhất, làm cho họ phải chịu đựng một sự vằn vặt tinh thần ghê gớm.
Trong lúc bị đánh đập, nạn nhân giữ một vai trò thụ động – người khác đánh và họ chịu đựng – sự mâu thuẫn xuất hiện từ sự lựa chọn giữa chịu thua trước kẻ hành hung và tiết lộ nguồn tin được chờ đợi để tránh bị đau đớn hơn nữa, hoặc chống lại và chịu đựng hơn nữa. Các nhà nghiên cứu kỹ lưỡng về loại hình tra tấn này đều nhận thấy rằng vũ lực đơn thuần loại này không đạt được các kết quả mong muốn; điều hữu hiệu hơn nhiều là sự hăm dọa tra tấn, vì tâm lý sợ bị đau khổ sẽ tạo cho cá nhân ấy một sự đối nghịch trong tinh thần lớn hơn là cái đau thật.
Một loại tra tấn càng tàn ác hơn nữa là đòi hỏi các cá nhân phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong nhiều giờ hoặc giữ một tư thế nào khác mà sẽ tạo ra sự đau đớn, như là ghế cọp, dù cách này không được phát triển tại Liên Xô. Nó được Trung Quốc ‘sáng tạo’ ra. Phương pháp này ban đầu khiến cho nạn nhân phát sinh sự cương quyết rằng sẽ ‘vượt qua hết’, sẽ ‘chịu đến cùng’ và không chịu thua. Hành vi tinh thần chống trả đó ban đầu khiến cho cá nhân đó có một cảm giác là tinh thần của họ cao hơn những kẻ hành hung họ, nhưng khi cái đau càng lúc càng gia tăng với thời gian, thì tinh thần bị bẻ gãy xuống và liền xuất hiện cái cảm giác rằng chính sự cương quyết đầu tiên của họ để ‘chịu đến cùng’ là đã tạo nên cái đau trường kỳ như vậy. Điều này đưa đến sự đối nghịch tinh thần xa hơn nữa – sự cương quyết đầu tiên “không-chịu-thua” cho sự đòi hỏi giờ đây mâu thuẫn với ước muốn chấm dứt cơn đau. Những kẻ hành hung thấy rất rõ rệt sự tiến triển trong tinh thần của nạn nhân và biết rằng phương pháp tra tấn này là rất hữu hiệu trong việc đập tan lòng cương quyết của nạn nhân.
Những phương pháp khác được sử dụng để làm cho tù nhân trở nên dễ tẩy não là sự cô lập (cách ly) – vì thiếu sự khuyến khích sẽ tạo nên bệnh tâm thần ở một số người; sự phơi bày trước mắt họ cái dơ bẩn, cái hôi hám và các côn trùng; tạo nên một bầu không khí tuyệt vọng bằng cách kiểm soát và loại bỏ sự giao tiếp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp này là điểm chính yếu của một hệ thống kiểm soát tẩy não, khi họ hiểu được rằng giao tiếp là một nhu cầu căn bản của con người. Chiến dịch đàn áp hiện nay của Trung Quốc vận dụng nó một cách thực tế qua sự cấm đoán tuyệt đối mọi thông tin, tài liệu in ấn, tuyên truyền và theo dõi một số liên lạc xã hội, như là cấm tụ họp giữa những người tập Pháp Luân Công.
Tạo ra sự mệt mỏi là một phương pháp ác độc khác để bẻ gãy ý chí và sức mạnh phán đoán của một người. Một ví dụ điển hình nhất là sự cấm ngủ. Những phương pháp khác được thêm vào như thẩm vấn không ngừng, cho ngủ vài giờ rồi lại thẩm vấn trong khi nạn nhân vô cùng dễ bị tổn thương; tiêm thuốc hoặc bắt uống những loại thuốc làm thay đổi hệ thần kinh để làm rối loạn tư tưởng của nạn nhân và tạo nên sự sợ hãi, đồng thời làm nhụt ý chí chống lại sự truyền bá; và những khóa tự kiểm điểm.
Các yêu cầu nhỏ nhặt, chẳng hạn không cho dùng nhà cầu, bắt đọc thuộc lòng những luật nhà tù hoặc đứng yên một chỗ theo kiểu quân đội cũng được sử dụng để làm nhụt ý chí của một người khi muốn chống lại những kẻ tra tấn.
Tất cả những phương pháp và ý định nói trên mà những kẻ hành hung áp đặt lên nạn nhân của họ nghe qua như không có cách gì để tự vệ, không có hy vọng, không có cách gì thoát khỏi được. Nhưng có thật vậy không? Điều đầu tiên để tự vệ là sắp đặt cho những nạn nhân “có-thể-trở-thành” đó có được một sự hiểu biết thật rõ rệt, ví dụ về những phương pháp mà kẻ hành hung sẽ dùng, như đã nói ở trên. Chúng ta càng biết nhiều về những phương pháp của họ, chúng ta càng có thể hành động chống trả lại tốt hơn.
Vậy đối với những học viên Pháp Luân Công mà đã ở trong các khóa tẩy não:
  1. Quyết định đầu tiên phải làm là nhìn ra những mục tiêu thực tế về việc trì hoãn càng lâu càng tốt mọi hợp tác với kẻ hành hung/tra tấn/khủng bố.
  2. Lý tưởng nhất là các học viên ở Trung Quốc mà đang phải đối diện với sự tẩy não có thể xảy ra, cần phải họp nhau lại và thử đóng cảnh tẩy não giữa họ với nhau, trước khi họ có thể bị gửi đi một trung tâm tẩy não, để làm quen với những gì có thể xảy ra và chuẩn bị tinh thần cho việc đó. Luyện tập thử làm một nạn nhân! Các bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn để sống sót qua một cuộc thẩm vấn. Thống kê cho thấy rằng những người đã sống sót qua cuộc thẩm vấn đầu tiên là không thể bị lung lay.
  3. Mỗi học viên phải tìm hiểu sức mạnh và những điểm yếu của mình để hành động dựa trên đó.
  4. Mặc dù những người thẩm vấn/chỉ đạo hoặc người hiệp trợ trong những khóa tẩy não đó không hành động từ nơi ý muốn của họ, nhưng họ bị ra lệnh bởi những người khác làm những công việc tà ác đó; họ cũng có yếu điểm mà các nạn nhân có thể khai thác; hãy tìm những yếu điểm đó.
  5. Giữ tâm trí sáng suốt đến mức tối đa và tự an ủi rằng tất cả học viên trên khắp thế giới mà biết được khổ nạn của những người đang bị sắp tẩy não, đang phát chính niệm cao thượng và mạnh mẽ nhất của họ hướng về phía bạn, tin chắc rằng Pháp sẽ giải quyết mọi điều một cách tốt đẹp nhất. Tăng cường sức mạnh cho mình tới mức tối đa bằng cách học Pháp và bạn sẽ thoát khỏi những động quỉ này với một tinh thần nguyên vẹn.
Tôi xin hoan nghênh những lời nhận xét và phản hồi. Cám ơn.
Nguồn:
“The Hidden Persuaders,” của Vance Packard
“Brainwashing,” của Lorenzo St. Dubois
“Derailing Democracy,” của David McGowan
“20th Century Brainwashing and what’s hidden in the Microsoft Logo,” của Tiến sĩ Lechnar
“Subliminal Advertising,” của Tiến sĩ Wilson Bryan Keys
Các nguồn khác, chẳng hạn “Phúc trình của chính phủ Hoa Kỳ về tẩy não trong thời Chiến tranh Lạnh.”
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/1953


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét