Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

BÍ ẨN KHOA HỌC 54

(ĐC sưu tầm trên NET)

Các bức ảnh hé lộ biểu tượng bí ẩn trên tượng đá đảo Phục Sinh

Các chi tiết chạm khắc phức tạp được ghi nhận vào năm 2012. Các nhà khảo cổ học tin rằng các hình trang trí là các hình xăm. (Ảnh: Dự án Tượng đá Đảo Phục Sinh)
Các chi tiết chạm khắc phức tạp được ghi nhận vào năm 2012. Các nhà khảo cổ học tin rằng các hình trang trí là các hình xăm. (Ảnh: Dự án Tượng đá Đảo Phục Sinh)
Tọa lạc ngoài khơi bờ biển phía Tây Chile vào khoảng 3.700 km, Đảo Phục Sinh hay còn gọi là đảo Rapa Nui có một lịch sử độc đáo hiện vẫn còn là điều bí ẩn đối với thế giới.
Vào ngày lễ Phục Sinh năm 1722, nhà thám hiểm người Hà Lan, đô đốc hải quân Jacob Roggeveen đã đặt chân lên một hòn đảo lạ nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, từ đó đã khám phá ra một trong những địa danh huyền bí và biệt lập bậc nhất trên thế giới. Đảo Phục Sinh được ra đời sau sự kiện đó, và đến nay đã trở thành điểm đến nổi tiếng của đất nước Chile.
Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, cái tên đảo Phục Sinh vẫn luôn là đề tài nóng hổi trong giới khoa học bởi nó sở hữu những điều huyền bí, những lời đồn đại về một nền văn minh đã thất lạc.
Những bức ảnh từ cuộc khai quật các bức tượng biểu tượng của đảo Phục Sinh vào năm 2012 đã tiết lộ mối liên hệ giữa những chiếc đầu nổi tiếng với các thân thể khổng lồ. Không những vậy, các thân thể này còn ẩn chứa những ký hiệu và một số biểu tượng bí ẩn.
Trang web News.com.au đã đưa tin về một loạt các bức ảnh trước đây chưa từng được công bố, trong đó cho thấy nhiều chi tiết hấp dẫn về các bức tượng đá hình người  kỳ lạ được khai quật. Các nhà khảo cổ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy những thân thể đá, vốn ngăn cách với sự tàn phá của môi trường khi được vùi sâu trong đất, có trạm khắc các chi tiết cổ, những vòng xoáy tròn và hình lưỡi liềm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hình lưỡi liềm có thể tượng trưng cho những chiếc xuồng của người dân Polynesia địa phương, mặc dù đây chỉ là một trong những giả thuyết.
Detailed markings are visible.
Những dấu vết chi tiết rõ nét được trạm khắc trên thân tượng đá. (Ảnh: Dự án tượng Đảo Phục Sinh)
Rapa Nui là những người đầu tiên định cư trên hòn đảo này từ nhiều thế kỷ trước, họ đã dựng lên 887 bức tượng đá khổng lồ đáng kinh ngạc gọi là “Moai”. Tượng đá Moai đã chứng tỏ là một bí ẩn lâu dài với rất nhiều nghi vấn chưa có lời giải: Chúng được xây dựng như thế nào và với mục đích gì? Chúng được được chôn dưới bùn là do chủ định hay do thời gian? Tại sao một số quay mặt ra xa phía biển và hướng vào hòn đảo? Những viên đá nặng như thế được di chuyển xung quanh hòn đảo như thế nào? Vì sao một số bức tượng đội những chiếc mũ đá nặng màu đỏ? Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể trả lời những câu hỏi trên và nhiều hơn nữa thông qua các cuộc điều tra.
Moais (stone statues) on Ahu Nau, Anakena Beach, Easter Island.
Những tượng đá Moai tại Ahu Nau, Bãi biển Anakena, Đảo Phục Sinh. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Giám đốc dự án Tượng đá Đảo Phục Sinh, Tiến sĩ Jo Anne Van Tilburg nhận định: “Lý do mọi người nghĩ rằng những bức tượng này chỉ bao gồm những chiếc đầu đá bởi vì có khoảng 150 bức tượng ở đây bị vùi lấp lên đến vai trên sườn dốc của một ngọn núi lửa. Và đây là những bức tượng nổi tiếng nhất, đẹp nhất và được chụp hình nhiều nhất trong tất cả những bức tượng ở đảo Phục Sinh. Điều này khiến cho mọi người nhầm tưởng rằng chúng chỉ có phần đầu vì họ không thấy được các bức ảnh chụp những bức tượng được khai quật khác”.
Những cuộc khai quật đầu tiên vào năm 1914 đã hé lộ một vài cơ thể của hai pho tượng đá núi lửa khổng lồ, có thể nặng tới 88 tấn và cao đến 10 mét. Hai tay của một số pho tượng đang trong tư thế ôm vòng quanh vùng rốn.
Các học giả phỏng đoán rằng những hình tượng này biểu thị cho tổ tiên hay các nhân vật có vai vế trong bộ lạc. Họ giả thuyết rằng những tảng đá này được khai thác trên đảo, sau đó được chạm khắc và trang trí tại các mỏ đá, rồi cuối cùng được “đi bộ” chầm chậm đến vị trí đặt tượng cuối cùng và đóng vai trò những người bảo vệ con người trước thảm họa.

Quá trình khai quật những bức tượng đá tại Đảo Phục Sinh. (Ảnh: Dự án Tượng đá Đảo Phục Sinh)
Nhà thám hiểm và tác giả David Hatcher Childress đã viết trong một bài báo năm 2013 như sau:
Jean-Michel Schwartz phát biểu trong cuốn sách “Bí ẩn đảo Phục Sinh” năm 1975 của ông rằng những bức tượng không được di chuyển bằng xe lăn gỗ hoặc xe trượt mà bằng cách sử dụng dây thừng quấn quanh tượng, sau đó làm chúng ”đi bộ” bằng cách kéo một bên bức tượng về phía trước và đặt nó xuống, rồi luân phiên kéo bên kia bức tượng về phía trước. Bằng cách này, các bức tượng sẽ có thể bước đi xung quanh đảo.
Sau đó, một kỹ sư cơ khí người Cộng hòa Séc tên là Pavel đã tái tạo phương pháp này cùng với Thor Heyerdahl. Với 20 người đàn ông khác, họ buộc dây thừng xung quanh một bức tượng và nghiêng nó từ bên này sang bên kia trong khi kéo nó về phía trước với sợi dây thừng, một sự thay đổi nhỏ so với phương pháp của Schwartz. Phương pháp này có hiệu quả, nhưng lại cực kỳ chậm chạp. Đây là một giả thuyết thông minh trong đó có đề cập đến truyền thuyết về những bức tượng đi bộ […]


Cơ chế “đi bộ” của bức tượng. (Ảnh: Lipo et al )
Cơ chế “đi bộ” của bức tượng. (Ảnh: Lipo et al )

Video về cách di chuyển bức tượng bằng sức người:
Đảo Phục Sinh đã được người Polynesia định cư vào khoảng giữa giai đoạn năm 300 và 1200 TCN, sau này họ biết đến là người Rapa Nui. Trong giai đoạn giữa thế kỷ thứ 10 và 16, cộng đồng dân cư của đảo đã phát triển rộng khắp, với các khu định cư được thiết lập gần như dọc theo toàn bộ bờ biển. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, dân số sụt giảm một cách nhanh chóng từ 15.000 người xuống còn khoảng 2.000 người.
Những giả thuyết trước đây lý giải cho sự suy giảm của họ là do kết quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội do suy thoái môi trường: phá rừng dẫn đến xói mòn đất. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy sự xuất hiện của người châu Âu trong những năm 1700, chế độ nô lệ và bệnh đậu mùa, là những yếu tố có lẽ đã hủy hoại dân số của người Rapa Nui.
Các dự án nghiên cứu vẫn đang được triển khai trên hòn đảo thông qua nghiên cứu dẫn đầu bởi các trường Đại học, và Dự án Tượng đảo Phục sinh, cùng với sự hỗ trợ của những người Rapa Nui. Thư viện hình ảnh về những khám phá trên đảo Phục Sinh có thể được tìm thấy tại trang web EISP.org,  cùng với trên trang mạng xã hội Imgur.
The famous moai of Easter Island.
Tượng đá Moai nổi tiếng của đảo Phục Sinh (Ảnh: BigStockPhoto)
Tác giả: Liz Leafloor, Ancient Origins
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch của Tinh Hoa net.

Kim tự tháp ở Nam Cực có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại

(Ảnh: getty images)
(Ảnh: getty images)
“Kim tự tháp” ở Nam Cực đã được phát hiện khá lâu. Tin tức về kiến trúc bí ẩn này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người tin học thuyết UFO, vô số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích sự kì lạ của những “kiến trúc” này.
Các giả thuyết được đưa ra gồm: công trình xây dựng của người ngoài hành tinh, căn cứ quân sự bí mật của những nền văn minh cổ đại tiên tiến, trong khi lại có những người khác tin rằng kim tự tháp này chỉ là cấu trúc hình thành trong tự nhiên. Đáng tiếc giả thuyết này vẫn chưa được xác nhận hay bác bỏ vì không có những nguồn dữ liệu chính thức nhằm xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.

Những bức ảnh chụp kim tự tháp tại Nam Cực. (Ảnh: ianchadwick.com)
Một vài bức ảnh đã được lưu truyền trên mạng Internet cho thấy tồn tại một kiến trúc hình kim tự tháp trong môi trường băng giá ở Nam Cực, một vài bức trong số đó là được thu thập trong Chương trình Khoan Đại dương tích hợp (Integrated Ocean Drilling Program-IODP), một dự án quốc tế nhằm thăm dò đại dương.
Việc phát hiện ra kim tự tháp ở Nam Cực đã dẫn đến những suy đoán về hình thái của Châu Nam Cực trong quá khứ xa xôi. Một số người cho rằng nó không luôn luôn lạnh lẽo như ngày nay, và các nghiên cứu khoa học dường như cũng xác nhận giả thuyết này.
Năm 2009, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và thu thập mẫu vật, đã phát hiện thấy các hạt phấn hoa ở Châu Nam Cực, từ đó cho thấy hệ sinh thái của Châu Nam Cực trong quá khứ là vô cùng khác biệt. Vào một thời điểm nhất định trong mùa hè nhiệt độ tại đây có thể lên đến 20 độ C.
Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được 32 loài vi khuẩn, trong đó có một loài vi khuẩn ưa mặn 2800 tuổi được lấy từ các mẫu nước ở hồ Vida tại phía đông Nam Cực. Lớp băng vĩnh cửu trên mặt hồ là loại băng dày nhất trên Trái đất.

Có thể châu Nam Cực trong quá khứ không lạnh như hiện nay? (Ảnh: thedailyjournalist.com)
Nếu chúng ta giả định rằng Nam Cực không lạnh giá trường kỳ như ngày nay, điều này có thể mở ra những khả năng vô tận. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Trong quá khứ châu Nam Cực có đủ ấm để một nền văn minh cổ đại có thể tồn tại ở đây hay không? Và nếu một nền văn minh cổ đại đã phát triển ở Nam Cực trong thời quá khứ xa xôi, tại sao hôm nay chúng ta không tìm thấy dấu vết về cuộc sống của họ ở đó?
Theo nhiều nhà nghiên cứu, có những kiến trúc ở Nam Cực, cả những kim tự tháp và các bằng chứng đủ để củng cố giả thuyết về nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại ở Nam Cực trong quá khứ. Việc giới khảo cổ có thừa nhận phát hiện này hay không thì lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: Gettyimages)

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.forocoches.com)

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.egaliteetreconciliation.fr)
Quay trở lại châu Phi, chúng ta biết rằng các học giả và nhà Ai Cập học từ lâu đã nghi ngờ rằng tượng Nhân Sư có tuổi thọ lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta, thậm chí có thể lên đến hơn 10.000 năm tuổi. Những giả thuyết này được củng cố bởi việc phát hiện các dấu hiệu xói mòn nước trên tượng Nhân Sư khổng lồ, và theo các học giả điều này cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu cực đại trong quá khứ.
Ngoài ra, tấm bản đồ nổi tiếng Piri Reis cũng mô tả đường bờ biển của Nam Cực trong một thời kỳ vô cùng xa xôi trước đây, trước khi bị băng bao phủ.

Vì vậy nếu khí hậu ở châu Phi và các nơi khác trên thế giới đã biến đổi mạnh mẽ, thì liệu những điều tương tự có thể xảy ra ở Nam Cực hay không? Và nếu nhà nghiên cứu có thể chứng minh được các Kim tự tháp ở Nam Cực là những kiến trúc nhân tạo, thì những phát hiện đó có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại.
Liệu các nhà nghiên cứu và khảo cổ học ngày nay có chấp nhận những phát hiện này hay không? Vâng, có lẽ là không, bởi vì nó đi ngược lại tất cả những thứ mà họ biết và tin tưởng, nhưng đây không phải là một cuộc tranh luận về niềm tin, đây là việc tìm kiếm sự thật về vô số những nền văn minh cổ xưa nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, mà rất nhiều trong số chúng vẫn còn là một bí ẩn.
Bạn tin tưởng điều gì? Liệu có khả năng thực sự tồn tại những quần thể kiến trúc bên dưới lớp băng dày tại Nam Cực hay không? Liệu có khả năng tồn tại một nền văn minh cổ xưa đã phát triển hàng ngàn năm về trước, khi mà Nam Cực có một khí hậu hoàn toàn khác hay không? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở comment bên dưới những suy nghĩ của bạn.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây
Quý Khải biên tập, sử dụng bản dịch từ Tinh Hoa net

Bức ảnh về Nam Cực cách đây 100 năm khiến cả thế giới kinh ngạc!

Đã từ rất lâu rồi các quốc gia bắt đầu khảo sát Nam Cực. 100 năm trở lại đây, con người không ngừng thám hiểm mảnh đất màu trắng này, và đã phát hiện ra nhiều điều kỳ thú. Vậy trong con mắt của những người thám hiểm đầu tiên thì Nam Cực là mảnh đất như thế nào?
Trong thời gian đội khảo sát từ New Zealand tiến hành khảo sát Nam Cực, khi họ dựng lều, họ phát hiện ra một chiếc hộp bằng thiếc đã bị đóng băng từ lâu, bên trong có rất nhiều bức ảnh. Có vẻ chúng đã rất cũ, đội khảo sát cho rằng đây hẳn là những cổ vật có lịch sử lâu đời, và họ đem giao cho các chuyên gia nghiên cứu.
ThI ra đây là những hình ảnh của con người 100 năm trước đây khi đặt chân đến Nam Cực, bao gồm cả những bức ảnh trong suốt quá trình thám hiểm. Đây cũng là một tài liệu quan trọng minh chứng rằng từ xa xưa con người đã có khát vọng thám hiểm những miền đất mới.
Những nhà thám hiểm khi đó chắc cũng không thể tưởng tượng được rằng, thế hệ trẻ ngày nay có thể tìm thấy dấu tích của họ.
Quả là thú vị phải không, bạn nghĩ gì về những bức ảnh này? Hãy chia sẻ qua phần bình luận!

Độc đáo những cây cầu tết từ… rễ cây sống ở Ấn Độ

Những cây cầu có kiến trúc sống bền vững. (Ảnh: Flickr/Rajkumar1220)
Những cây cầu có kiến trúc sống bền vững. (Ảnh: Flickr/Rajkumar1220)
Bạn có biết nhiều thế hệ người Ấn Độ đã sử dụng hệ thống cầu treo được bện bằng rễ cây sống chưa?
Những cây cầu bằng rễ cây này có thể được tìm thấy ở Cherrapunji, Laitkynsew, và Nongriat, tại bang Meghalaya ngày nay, một bang thuộc miền đông bắc Ấn Độ.
Meghalaya là một trong những nơi ẩm ướt nhất trên trái đất. Lưu lượng nước rất lớn của các con sông làm cho chúng chảy như thác lũ trong mùa mưa, do đó băng qua sông rất nguy hiểm.

“Nền văn hóa cổ xưa đã quyết định hợp tác với thiên nhiên, thay vì chống lại nó.”

Và vì thế, họ uốn cây ở hai bên bờ sông thành những chiếc cầu treo, những chiếc cầu được bện bằng tay từ các rễ cây đa còn đang sống.
Quá trình này phải mất tới 15 năm để hoàn thành, và tôi chắc chắn rằng người dân địa phương hẳn đã tinh rèn sự kiên nhẫn của mình. Các cây cầu tồn tại đã 500 đến 600 năm, và một số có chiều dài hơn 30 mét.
Qua nhiều năm, rễ cây tiếp tục tự tái tạo và tự củng cố thành bộ rễ dầy hơn. Những cây cầu có thể chịu được 50 người cùng một lúc. Không giống như các cây cầu sắt yếu đi theo thời gian, các cây cầu tự nhiên này phát triển và bền chặt hơn theo thời gian
Những người Khasi là người bản xứ ở khu vực này và họ không thể khẳng định truyền thống này bắt nguồn từ bao giờ, nhưng bản ghi chép đầu tiên là vào năm 1844. Truyền thống này vẫn tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.
Công trình từ thiên nhiên bền vững này ở trong tình trạng tốt nhất như thế nào?
cau treo re cay song an do 1
Cầu treo đôi làm từ rễ cây đa. (Ảnh chụp/Youtube)
cau treo re cay song an do 3
Rễ cây được bện thành hình để giữ cấu trúc. (Ảnh chụp/ Youtube)
cau treo re cay song an do 5
Một ví dụ về độ khỏe của cây cầu dùng cho đi bộ. (Ảnh chụp/ Youtube)
cau treo re cay song an do 2
Toàn cảnh một cây cầu. (Ảnh chụp/ Youtube)
cau treo re cay song an do 4
Một cây cầu có thể chịu được 50 người. (Ảnh chụp/ Youtube)
cau treo re cay song an do1Kiến trúc sống bền vững. (Ảnh: Flickr/Rajkumar1220)
cau treo re cay song an doTruyền lại cách chăm sóc rễ cây để xây cầu cho các thế hệ mai sau (Ảnh chụp/ Youtube)
Đoạn phim tài liệu về những cây cầu độc đáo này (tuy thuyết minh tiếng Anh nhưng bạn có thể chọn dịch phụ đề sang tiếng Việt cũng khá rõ)
Jessica Kneipp, Visiontimes
Thu Hiền biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét