Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

ÁC QUỈ 2

(ĐC sưu tầm trên NET)


“Thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình không phải là thuốc chữa bách bệnh

bo1“Thuyết con mèo” được coi là sáng tạo của nhà chính trị Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Nó rộ lên ở khu vực Bắc và Nam Á một giai đoạn. Trên thực tế không ai phủ nhận những giá trị tốt của thuyết này, nhưng như một nhà báo BBC từng nói đại để: trong một số lĩnh vực, châu Á cứ tưởng mình sáng tạo ra một cái gì đấy, nhưng thực ra người châu Âu đã làm từ lâu rồi. Tại Việt Nam, không ít người coi thuyết mèo như một biệt dược chữa bách bệnh và tôn sùng nó tới mức mê tín.
“Thuyết con mèo” từ copi đến sáng tạo
Thuyết “con mèo”  nổi tiếng, nhưng không phải  Đặng Tiểu Bình là người phát kiến ra. Nó có xuất xứ từ bộ tiểu thuyết Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh tác giả nổi tiếng trong văn học cổ đại Trung Hoa ( Đây là bộ truyện ngắn, nhưng TQ coi mỗi truyện là 1 tiểu thuyết, khái niệm này khác Việt Nam). Tại quyển 3, cuối thiên Khu quái (Trừ tà) có câu: “Dị sử thị viết: hoàng li hắc li, đắc thử giả hùng.” (Mèo vàng mèo đen, chỉ cần bắt được chuột thì đều là mèo tốt). Liêu trai chí dị bao gồm 16 quyển chia làm 431 tập truyện chính và 17 truyện phụ, tổng 448 tập về những truyện kỳ quái mà Bồ Tùng Linh sưu tập được. Đây cũng được coi là một đỉnh cao trong thể loại truyện ngắn cổ điển Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình, có một đặc điểm là rất mê đọc Liêu trai chí dị. Trác Lâm , vợ của Đặng cho biết, Ông thường mang Liêu trai chí dị theo đọc trong mỗi chuyến công cán. Tờ Văn vựng báo của Hongkong có đăng bài cho biết, Đặng Tiểu Bình từng yêu cầu nhân viên tháo cuốn Liêu trai chí dị ra thành các trang rời, khi ra ngoài thì mang theo vài thiên, lúc rỗi thì đọc..
Chính nhờ nghiền ngẫm tập truyện cổ nổi tiếng này mà Đặng đã đúc rút được chân lý trên, và gắn nó vào thực tiễn cuộc sống Trung Quốc thời điểm lịch sử bấy giờ, thành một quan điểm lãnh đạo đường lối phát triển nông nghiệp. Nhưng rất tiếc, quan điểm ấy bị vùi dập.
Vào tháng 7/1962, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu "Thuyết con mèo" của mình tới 2 lần, lần thứ nhất trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 khóa 3 Đoàn Thanh niên Đảng cộng sản Trung Quốc; lần thứ hai, trong bài phát biểu tại Hội nghị Ban bí thư Trung ương Đảng thảo luận về vấn đề làm thế nào để khôi phục nền nông nghiệp. Nội dung này được diễn đạt đầy đủ như sau: "Bất kể mèo vàng hay mèo đen, phương pháp nào có lợi cho khôi phục sản xuất thì áp dụng phương pháp đó. Tôi tán thành việc nghiêm túc nghiên cứu khoán sản lượng đến từng hộ gia đình". (Đặng Tiểu Bình văn tuyển - Làm thế nào để khôi phục sản xuất nông nghiệp)
bo2Thời điểm ấy, nền kinh tế Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng. Tại một số địa phương đã xuất hiện  hình thức như khoán sản lượng đến từng hộ gia đình, giống khoán 10 Việt Nam. Những hình thức này mặc dù giúp phần nào khôi phục sản xuất, được nhân dân ủng hộ, nhưng trong cơ chế quản lý kinh tế quan liêu  khi đó  bị coi là “bất hợp pháp”. Đặng Tiểu Bình dùng so sánh “mèo vàng mèo đen” này, chủ yếu là để nói một cách hình ảnh rằng: Trong quan hệ sản xuất, không thể hoàn toàn áp dụng một hình thức cố định bất biến, mà hình thức nào tại địa phương nào có thể khôi phục và phát triển sản xuất một cách dễ dàng và nhanh chóng thì áp dụng hình thức đó.
Tháng 8/1962, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Mao Trạch Đông tại hội nghị Bắc Đới Hà, coi tư tưởng này là “gió nghịch chiều”,  dẫn đường đến chủ nghĩa tư bản. Trong Đại cách mạng văn hóa, thuyết này cũng bị phê phán kịch liệt, bị gọi là “thuyết duy lực lượng sản xuất”.
Tuy nhiên sau này, ở thời kỳ mở cửa và hội đủ quyền lực, Thuyết của Đặng Tiểu Bình đã chứng minh được sự ưu việt của nó đặc biệt áp dụng trong cải cách quan hệ sản xuất cải tạo được hình ảnh Trung quốc “như người kéo xe ba gác kiếm tiền, đi đánh nhau hết sạch rồi lại trở về với chiếc xe ba gác kiếm tiền” theo cách nói của Tôn Dật Tiên – thành một Trung Quốc phát triển.
  Biệt dược không phải chữa được bách bệnh.
Sự thành công “thuyết mèo” của Đặng Tiểu Bình có nhiều ý nghĩa. Nó dạy con người biết học cổ nhân tiếp thu và sáng tạo văn hóa tinh hoa. Nhưng cho rằng nó chữa bách bệnh thì quyết là sai lầm.
bo3Trên thực tế hình ảnh gợi ra trong Liêu trai chí dị là một hình tượng văn học mở, bản chất là một ẩn dụ tinh túy uyên thâm phổ quát, nhưng không phải vì thế mà áp dụng cho tất cả. Ý nghĩa cụ thể có thể gợi ra các liên tưởng về con người, hành động, vật thể… Ý nghĩa trừu tượng có thể liên tưởng về đường lối, tư tưởng chỉ đạo, ý nghĩ… tất cả những cái đó dù là gì cũng không câu lệ nó là ai, là gì, như thế nào? Miễn là đạt hiệu quả, mục tiêu...
Nếu xét theo chiều hướng này thì thực chất không có “mèo đen” hoặc “mèo vàng” mà chỉ có “mèo bắt được chuột”, còn lại là mèo ngố hoặc mèo nhựa, mèo gỗ…là những loại mèo không bắt được chuột. Giả thiết có cách làm 1 và cách làm 2 thực hiện cùng phát triển nền nông nghiệp thành công; thì trên thực tế đó không phải là “2 mèo” mà là 1 mèo có nhiều cách làm mà thôi.
Tuy nhiên đó không phải là vấn đề chính, nếu chỉ vì mục tiêu mà bất chấp cách làm, bất chấp hình thức thể hiện thì mới là nguy hại. Ví dụ cách trị nước, hoặc mở rộng bờ cõi thời trung cổ người Trung quốc dùng Bá đạo (sức mạnh khuất phục) hoặc Vương đạo (Nhân nghĩa chinh phục). “2 con mèo” này cùng  bắt được chuột. Nhưng một đằng là máu chảy, một đằng là hòa bình. Thực tế lịch sử quan hệ với Việt Nam Đặng đã đục bỏ 16 chữ vàng chọn cách tạo chiến tranh biên giới 1979 để …bắt chuột? Và rồi để lại một vết nhơ trong sự nghiệp chính trị huy hoàng của ông ta.
Khi viết thuyết mèo, chủ ý của Đặng muốn nói đến sự năng động không có gì bất biến. Do vậy chính thuyết mèo cũng không phải là bền vững. Bản thân Ông khi hành xử trong giai đoạn cầm quyền từng có những tuyên bố “không có bạn vĩnh viễn và không có kẻ thù vĩnh viễn”. Ngay cả Đức Khổng Tử cũng bị coi là “Tên tướng phản động nhất Trung Quốc”! Bàn điều này để nói một vấn đề, thuyết mèo có những sự hạn chế của nó. Người sử dụng thuyết mèo phải có bản lãnh cao cường nhìn nhận được những giá trị  ở tầm chiến lược, lâu dài, biết được làm lúc nào , cho đối tượng nào và khắc chế được “những tác dụng phụ” của nó thì mới áp dụng.
Do vậy nhiều vấn đề cứ đặt mục đích “bắt được chuột” mà dùng mèo có thể gây ra những hậu họa khôn lường về sau. Người dùng thuyết mèo, nếu coi đó là cục nhân sâm ngàn năm tuổi, thì hãy nhớ nhân sâm không chữa trị được bệnh đau bụng.

Từ “Giấc mơ Trung Hoa” đến “Bá quyền Đại Hán”

Thứ Năm, ngày 03 tháng 7 năm 2014
Bản đồ 10 đoạn thể hiện tư tưởng bá quyền của Trung Quốc
                                                    Kiều Linh
          Giấc mơ hay còn gọi là giấc mộng, một “hiện tượng” thường xảy ra khi ngủ, có khi ta mơ thấy những điều tốt đẹp mà trong cuộc sống hàng ngày ta mong muốn để đạt được nó, hoặc cũng có khi là một giấc mơ đầy ác mộng để khi tỉnh dậy ta cảm thấy lo lắng, làm cho ta suy nghĩ bất an. Nhưng tựu chung lại thì giấc mơ cũng chỉ là một ảo mộng không có trong đời thực.
          Tuy nhiên, đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc họ không nghĩ như vậy, họ cho rằng mọi “giấc mơ”, nếu cố thực hiện bằng mọi giá, trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh có thể, dù bằng cách gì đi chăng nữa, bất chấp tất cả, sẽ biến giấc mơ đó, những ảo mộng đó thành hiện thực. Đó là “giấc mơ Trung Hoa” mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng tiến hành. Phải chăng họ muốn thống trị thế giới bằng những “ảo mộng”?
Trong bài diễn văn đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia, tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phấn đấu hết mình để tiếp tục thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa và “giấc mơ Trung Quốc”. Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tuyên bố: "Chúng ta hãy đưa vào thực tiễn đời sống giấc mơ Trung Hoa… Chúng ta cần tự tin vào bản thân và tràn đầy lòng dũng cảm tiến về phía trước theo con đường đã chọn. Giấc mơ Trung Hoa – giấc mơ của nhân dân…”. Những lời có cánh của tân chủ tịch Trung Quốc sau khi nhậm chức đã lòe bịp, che tai, che mắt nhân dân Trung Quốc.
        Để chứng minh cho những tuyên bố của mình, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có một loạt sách lược để “biến từ không thành có” mà cụ thể nhất là việc biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, kết hợp các biện pháp khẳng định chủ quyền vô lý, trắng trợn bằng việc đưa giàn khoan di động khổng lồ vào thềm lục địa của Việt Nam; đưa hàng trăm tàu quân sự, tàu hộ vệ cùng máy bay trinh sát, máy bay quân sự, hàng ngày làm mưa làm gió trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, diễu võ, dương oai, hung hãn, khiêu khích, đâm, va vào lực lượng CSB, Kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp thuộc phạm vi chủ quyền của mình; đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá hết sức phi lý đối với các quốc gia trong khu vực; cậy mạnh, “lấy thịt đè người”; đe dọa sử dụng vũ lực…Âm mưu chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà đối với các nước khác như Philippin, Nhật Bản, Hàn Quốc, họ hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Mới đây nhất, Trung Quốc lại cho phát hành bản đồ dọc gồm 10 đoạn phi lý, bao trọn gần như toàn bộ biển đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngoạm cả vào một bang thuộc phần lãnh thổ của Ấn Độ. Hành vi đó cho thấy họ đã bộc lộ rõ sự bành trướng, bản chất ngang ngược, hung hăng, tráo trở và lật lọng của mình.
Ông Tập luôn rao giảng rằng “Trung Quốc không có gen xâm lược, rằng Trung Quốc không bao giờ bắt nạt nước nhỏ hơn mình”. Vậy những hành động ngang ngược, hung hăng, vô nhân đạo đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là gì? là hành động bất chấp tất cả để Trung Quốc thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”; Không! đây chính là minh chứng hùng hồn nhất cho cả thế giới biết “tư tưởng bá quyền đại Hán bao đời nay của Trung Quốc.
Chúng ta hãy chờ và kiểm chứng xem “Giấc mơ Trung Hoa” có “hoàn toàn hòa bình” và “có lợi cho toàn thế giới” như ông Tập Cận Bình từng tuyên bố hay không?.
(Chính trị) - Khi vinh danh Đặng Tiểu Bình trong tuần này – cha đẻ của chính sách mở cửa cách đây 35 năm – bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đã đặc biệt nhấn mạnh đến những tương đồng với đương kim chủ tịch Tập Cận Bình, vốn tự cho là người kế thừa của ông Đặng Tiểu Bình.

Lễ kỷ niệm 110 năm sinh nhật Đặng Tiểu Bình diễn ra vào ngày mai được tổ chức rất tưng bừng : một bộ tiểu sử chính thức dày cộm được xuất bản, và một bộ phim truyền hình dài đến 48 tập chiếu vào giờ vàng được dành riêng để nói về ông Đặng.
Bộ phim dài lê thê này chỉ vẽ lại tám năm trong cuộc sống của Đặng Tiểu Bình cho đến năm 1984, tức là trước khi xảy ra vụ đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989, nhưng đủ sớm để cho thấy đà tiến của các cải cách đã giúp cất cánh về kinh tế.

Chuyên gia Delury nói với AFP: « Đặng Tiểu Bình, qua đời năm 1997, được coi là một lãnh đạo mạnh mẽ, một nhà cải cách, có khả năng thanh lọc hàng ngũ đồng thời duy trì sự trung thành với Đảng »
Tuy vậy trên báo chí nhà nước, các bài báo lại cho người ta cảm giác là đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng được ca tụng không kém ông Đặng. Một bản tin của Tân Hoa Xã chạy tựa đề: “Để lại làm bừng sáng đất nước, chủ tịch Tập giương cao ngọn đuốc nhận được từ ông Đặng“.
Bản thân Tập Cận Bình cũng không tiếc lời ca ngợi “đồng chí Đặng Tiểu Bình” trong một bài diễn văn đọc hôm qua, khẳng định “sự đóng góp của ông Đặng đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại”.
Joseph Cheng, nhà nghiên cứu Trung Quốc của City University ở Hồng Kông nhấn mạnh : “Rõ ràng Tập Cận Bình muốn được coi là truyền nhân của Đặng, thay vì chỉ đơn giản là người kế tục Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào” – những người tiền nhiệm không nổi tiếng bằng và “không được xem là những nhà lãnh đạo tầm cỡ”.
Tham gia đảng Cộng sản ngay từ đầu, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền sau khi trừ khử được phái thân Mao và các cuộc bạo động của Cách mạng văn hóa (1966 – 1976) đã kết thúc. Vào cuối thập niên 70, con người nổi tiếng với vóc dáng thấp lùn và tính kiên trì, đã tung ra các cải cách rộng lớn mang màu sắc tự do, mở cửa ra quốc tế, tự do hóa lực lượng sản xuất…khởi đầu cho ba thập kỷ tăng trưởng như vũ bão.
Vốn đã phải chịu đựng những biến thái của chủ nghĩa Mao, Đặng Tiểu Bình kịch liệt phản đối mọi hình thức sùng bái cá nhân. Nhưng mô hình của Đặng – trộn lẫn độc tài chính trị với thực dụng kinh tế, giữa quyền hành độc đảng và chủ nghĩa tư bản buông thả – vẫn là chủ trương của chính quyền cộng sản, và khẩu hiệu “Làm giàu là vinh quang” của ông ta vẫn thường xuyên được nêu ra.

Nhiều chuyên gia đánh giá Tập Cận Bình có những quan điểm hành động như bản sao của Đặng Tiểu Bình
Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, “chủ yếu muốn viện dẫn tinh thần của Đặng, khi đưa ra các cải cách (kinh tế) nhưng vẫn bảo thủ về mặt chính trị”. John Delury, chuyên gia của trường đại học Hàn Quốc Yonsei nhận xét như trên.
“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình nhắm vào “đi sâu về cơ bản các cải cách”, nhưng ông ta cũng tung ra chiến dịch chống tham nhũng, mà theo các nhà phân tích là nhằm giúp Tập bóp nghẹt mọi đối lập chính trị. Việc đàn áp các tiếng nói ly khai, từ các blogger, các phong trào công dân cho đến báo chí được tăng cường.
Bóng ma Mao Trạch Đông
Chuyên gia Delury nói với AFP: “Đặng Tiểu Bình, qua đời năm 1997, được coi là một lãnh đạo mạnh mẽ, một nhà cải cách, có khả năng thanh lọc hàng ngũ đồng thời duy trì sự trung thành với Đảng“.
Sự tương đồng trong các hình ảnh tuyên truyền là rất ấn tượng : Đặng nổi tiếng với thái độ thực tế và cách nói thẳng, tương tự, Tập cố gắng chứng tỏ là một lãnh đạo “gần gũi với quần chúng” khi xuất hiện trong tiệm bán bánh bao bình dân hay tại các làng quê.

Đặng tiến hành một trò chơi nguy hiểm : ông ta muốn diệt trừ chủ nghĩa Mao nhưng vẫn để nguyên hình ảnh của Mao.
Hơn nữa, Tập Cận Bình còn có thể tự cho là có liên hệ trực tiếp với Đặng Tiểu Bình, vì người cha, Tập Trọng Huân là một người trợ thủ trung thành của Đặng, phụ trách giám sát cải cách ở Quảng Đông, thí điểm mở cửa kinh tế của Trung Quốc.
John Delury giải thích : “Đặng tiến hành một trò chơi nguy hiểm : ông ta muốn diệt trừ chủ nghĩa Mao nhưng vẫn để nguyên hình ảnh của Mao. Và chắc chắn rằng bản thân Đặng Tiểu Bình không muốn là một Mao Trạch Đông mới. Ông ta không muốn dẹp bỏ những truyền thuyết được tô vẽ xung quanh Mao, vì sợ gây ảnh hưởng xấu đến lịch sử và quyền uy của đảng Cộng sản“.
Đặng Tiểu Bình chỉ đơn thuần chấp nhận cách đánh giá chính thức, theo đó Mao đúng đến 70% và sai 30%. Trong khi Tập Cận Bình cũng đánh giá về Mao “tương tự như Đặng” – theo khẳng định của Nhân dân Nhật báo vào tháng trước, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Đối với Joseph Cheng, chủ tịch Tập “có tham vọng được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo tầm cỡ (của lịch sử đương đại), theo kiểu từ nay người ta sẽ nói đến bộ ba Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và…Tập Cận Bình”.
(Theo RFI)


Trích đoạn: “Mao Trạch Đông, ngàn năm công tội”


Vị lãnh đạo thiên tài nhất, người anh hùng kiệt xuất nhất của chủ nghĩa Mác Lênin chính là Mao Trạch Đông.
Vị thánh sống ấy người tỉnh Hồ Nam, mặt tròn, da vàng như nghệ, và đặc biệt cái dương vật của ngài đỏ như máu.
Theo thống kê của Tân Tử Lăng, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông, ngàn năm công tội” xuất bản tháng 7/2007 thì họ Mao đã giết chết tổng cộng 57 triệu 550 ngàn người Trung Quốc. Tân Tử Lăng nguyên là một đại tá, cán bộ giảng dạy trường đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Cái con số năm mươi bảy triệu năm trăm năm mươi ngàn người ấy được chia ra như sau: cuộc Cách Mạng Đại Nhảy Vọt năm 1959-1962… làm chết đói 37.550.000. Hai mươi triệu nạn nhân còn lại đã bỏ mạng trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản.
Xin trích một đoạn trong chương 18 và 19 mang tên Địa Ngục Trần Gian trong tác phẩm MAO TRẠCH ĐÔNG NGÀN NĂM CÔNG TỘI như sau:
“Số người chết đói ở Trung Quốc trong thời gian 1959-1962 chiếm 5,11% dân số cả nước. Sáu tỉnh nặng nhất là An Huy 18,37%, Tứ Xuyên 13,07%, Quý Châu 10,23%. Hồ Nam 6,81%, Cam Túc 6,45%, Hà Nam 6,12%.
Sáu tỉnh nhẹ nhất là Hà Bắc (gồm Bắc Kinh, Thiên Tân), Giang Tây, Thiểm Tây, Cát Lâm, Chiết Giang. Sơn Tây. Sự chênh lệch này liên quan rất lớn tới tố chất của các bí thư tỉnh ủy: nơi nào bám sát đường lối cách mạng của Mao thì tỉ lệ người chết đói càng nhiều.
Nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác: khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối đến bới lên xẻo lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng. Tàn nhẫn hơn là nạn ăn thịt trẻ con, điển hình là chuyện xảy ra ở Đội sản xuất số 1. Đại đội 5, Công xã Đông Dương huyện Sùng Khánh, Khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên.
Theo lời Trịnh Đại Quân nguyên cán bộ Ban công tác nông thôn huyện Sùng Khánh, Đội sản xuất trên có 82 hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong một năm từ tháng 12 năm 1959 đến tháng 11-1960 đã có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi ở nơi này.
83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người. Chuyện đau lòng đó diễn ra trong bối cảnh lương thực hết sạch, mọi người từ nhiều ngày đã phải ăn giun dế, côn trùng, lá cây vỏ cây, cỏ dại và cả đất thó.
Kế toán Vương Giải Phóng là người đầu tiên phát hiện vụ ăn thịt trẻ con. Hồi đó tuy nhà ăn tập thể thực tế đã ngừng hoạt động vì không còn lương thực nữa nhưng lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp. Đêm ấy, đến lượt Vương cùng hai người khác đi tuần. Các mái nhà phủ trắng tuyết đầu mùa, sáng hẳn lên khi vầng trăng nhô ra khỏi đám mây. Nhóm tuần tra phát hiện một dải khói mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa. Họ chia nhau bao vây vu hồi, rồi đồng loạt bấm đèn pin nhảy vào nhà, nổ một phát súng cảnh báo: “Tất cả ngồi im!”
Đèn dầu được châm lên, nhà Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2 còn lại 6 người nhưng lúc này chỉ thấy có 5.
Thành viên thứ 6 là bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết hại, xẻ ra lấy thịt, đang luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm dây trói can phạm, Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài ăn ngấu nghiến. Khi cả năm người lớn bé bị trói thành một xâu đưa về trụ sở đại đội sản xuất thì trời đã sáng bạch. Cán bộ lãnh đạo địa phương sau khi nghiên cứu cân nhắc, đã quyết định yểm vụ này đi vì sợ kỷ luật. Sau một ngày bị giam giữ, cả nhà Mạc Nhị Oa lại được tha. Dân làng bàn tán cho rằng chính phủ ngầm cho phép ăn thịt trẻ con. Thế là nạn ăn thịt trẻ con lan tràn. Do “trọng nam khinh nữ” họ chỉ ăn bé gái, giữ lại bé trai. Không những ăn thịt mà còn nghiền vụn xương đầu, tay, chân ăn cho bằng hết. Kẻ nhẫn tâm thì làm thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì “gạt nước mắt đánh đổi với hàng xóm”, trao con mình cho người khác ăn, mang con người khác về làm thịt.
Một số xã viên “nhìn xa trông rộng” đã đi bắt cóc trẻ con vùng lân cận về ăn, hoặc gài bẫy trẻ con như bẫy thú, kể cả sử dụng một loại thuốc nổ xưa kia dùng để bẫy sói: trẻ nhỏ nhặt được chiếc “kẹo” mùi vị thơm ngon, cho vào miệng nhai liền phát nổ. Đầu, mặt tan tành, khi gia đình hay tin tìm đến thì chỉ còn lại vũng máu.” (Hết trích.)
Sau đây là trích đoạn những scènes “hot” nhất trong cuộc Đại Cách Mạng Văn hóa Vô sản năm 1966-1967 tại Trung Quốc do Mao chủ tịch cùng vợ là Giang Thanh vừa là tác giả kịch bản vừa là đạo diễn, đã giết chết 20 triệu người:
“Bí thư chi bộ bắt đầu đọc tên, lần lượt giết từng người một. Lối hành hình của chúng mang “đặc sắc bản địa”, bắt nạn nhân quỳ bên miệng hang, dùng xà beng quật vào sau não cho gục xuống rồi đạp xuống hang.
Người thứ ba là Tưởng Hán Chính, anh sợ hãi không lê nổi đôi chân, bị dân quân lôi đến cửa hang. Mấy đứa trẻ sợ quá, vừa khóc vừa la hét. Người thứ tư là thầy thuốc đông y Tưởng Văn Phàm, ông ung dung xin ngụm nước để đi vào cõi chết. Dân quân quát: “Làm gì có nước cho mày uống!”. Ông nói: “Trước khi chết tôi xin ngụm nước có gì quá đáng đâu, ngày xưa khi chặt đầu còn cho 3 chiếc bánh bao nóng!” Vừa nói xong đã bị đạp xuống hang sâu.
Người thứ 8 là Chu Quần. Ba đứa trẻ nhìn mẹ bị hại, khóc lóc thảm thiết. Không biết ngất đi trong bao lâu, Chu Quần bỗng nghe tiếng gọi mẹ văng vẳng bên tai. Tỉnh lại, chị thấy đứa con 8 tuổi nằm bên, thì ra mấy cháu cũng bị ném xuống hang theo mẹ. Nhờ đống xác người bị giết trước, hai mẹ con chị sống sót. Chị bảo con cởi trói cho mình.
Hôm sau, những kẻ giết người phát hiện dưới hang còn người sống sót liền ném đá xuống. Hai mẹ con từ tầng trên rơi xuống tầng dưới, nơi có những ngóc ngách. Chị phát hiện chồng và hai đứa con trai nằm ở đó. Cả nhà may mắn thoát chết. Một cuộc đoàn tụ hiếm hoi và thảm thương trên đống xác người dưới hang sâu tối tăm lạnh lẽo.
Anh Tưởng đã hoảng loạn, sợi dây thép trói chặt quá không làm sao cởi ra nổi, anh đi đi lại lại trên đống xác người, miệng lảm nhảm như mê sảng.
Chẳng biết mấy ngày đêm qua đi, cả ba đứa trẻ lịm dần rồi tắt thở. Anh Tưởng khát, chị Chu lấy áo thấm vào vũng nước trộn máu, vắt ra cho chồng uống, song anh không uống nổi, gục đầu xuống, lìa đời!
Sau nhờ hai học sinh đến cứu, chị thoát chết. Và vụ giết người rùng rợn này mới có ngày được phơi trần.”
*
Với kỷ lục giết 57.550.000 người, Mao Trạch Đông qua mặt Stalin và Hitler đoạt huy chương vàng Olympic Bắc Kinh năm 1960 môn “giết người hàng loạt”
Khi tư tưởng Stalin và Mao Trạch Đông vào đến Kampuchia thì số người bị thảm sát có giảm xuống do Kampuchia dân số ít ỏi nhưng mức độ tàn khốc trong nhà tù Toul Sleng của Khmer Đỏ cũng không hề giảm sút. Tên trùm Pol Pot của Khmer Đỏ bắt chước nhóm Hồng vệ binh của Mao Trạch Đông dùng cuốc đập vào gáy dân Kampuchia rồi đạp xuống hố. Rõ ràng là cái đám đệ tử chỉ học mót chủ nghĩa Mao được vài chục trang mà đã biến thành ma quỷ, thử hỏi những kẻ học thuộc lòng thứ tư tưởng điên dại ấy thì chúng sẽ biến thành gì?
*
Ngày nay, chủ nghĩa ấy không còn trực tiếp giết người hàng loạt như xưa nữa nhưng nó lại phát triển thành một chủ nghĩa nô lệ hiện đại, tạo ra một thảm họa thâm căn cố đế nhất, dai dẳng nhất, toàn diện nhất, bao trùm lên nhiều thế hệ của bốn dân tộc bất hạnh là Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam: đó là sự sợ hãi, sự hèn mạt trước quyền lực và sự vô cảm trước áp bức bất công và khổ đau của đồng loại.
HÀ MINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét