Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

ÁC QUỈ 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cách mạng Tân Hợi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á .

Nguyên nhân và diễn biến


Tôn Dật Tiên, người có vai trò quan trọng trong Cách mạng Tân Hợi
Phẫn uất vì thất bại nhục nhã sau các cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 - 18421857 - 1860), Chiến tranh Thanh - Nhật (1894 - 1895), và nhất là việc liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900), mà nhân dân Trung Quốc muốn cải cách thể chế chính trị hoặc phế bỏ nhà Thanh.
Theo suy nghĩ của những người đương thời, thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.
Lúc bấy giờ có Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn) hiểu rõ ý nguyện của dân, năm 1894, ông sáng lập Hưng Trung hội tại Hônôlulu (Hawaii) với cương lĩnh "Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần".
Theo sử liệu, thì Cách mạng Tân Hợi thành công không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý.

Trước Cách mạng Tân Hợi

Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, thì trước khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, Tôn Dật Tiên và đảng cách mạng của ông đã tổ chức 10 cuộc khởi nghĩa chống Thanh nhưng đều bị thất bại. Điểm lược một vài vụ nổi bật:
Năm 1895, nhân lúc nhân dân cả nước căm giận nhà Thanh ký hiệp ước Mã Quan với Nhật Bản, ngày 26 tháng 10, Tôn Dật Tiên định tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu. Nhưng kế hoạch bị lộ, các đồng chí của ông bị giam và bị giết hơn 70 người, ông phải trốn sang Nhật Bản, rồi qua Hônôlulu. Đây là cuộc khởi nghĩa lần đầu của ông.
Tháng 11 năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Tôn Dật Tiên cùng với các đồng chí chạy thoát vội trở về nước, tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Châu lần thứ hai. Ông cử Trịnh Sĩ Lương đi đánh Huệ Châu (Quảng Đông), Sử Kiên Như đi ném tạc đạn giết Tổng đốc Đức Thọ. Nhưng cả hai việc đều thất bại. Sử Kiên Như tuẫn nạn và nhiều chiến sĩ cách mạng khác lại bị bắt giam và bị giết.
Ngày 18 tháng 9 năm 1905 tại Tôkyô (Nhật Bản), Tôn Dật Tiên cùng Hoàng Hưng chủ trì việc hợp nhất Hưng Trung Hội với hai tổ chức cách mạng khác là Quang Phục hộiHoa Trung hội. Kể từ đây, đảng vừa hợp nhất có tên là Trung Quốc Đồng Minh hội (gọi tắt là Đồng Minh hội), do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý. Năm 1906, hai hội viên của Đồng Minh hội là Lưu Đạo Nhất và Thái Thiệu Nam tổ chức khởi nghĩa ở ba nơi là Bình Hương (Giang Tây), Trương Lăng  và Lưu Dương (Hồ Nam), nhưng tất cả đều thất bại.
Mùa thu năm 1907, Đồng Minh hội tổ chức khởi nghĩa ở Khâm Châu thuộc Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây). Chiếm được Phòng Thành, nhưng vì không có tiếp tế, phải rút vào Thập Vạn Đại Sơn. Đến mùa đông năm ấy, quân cách mạng đánh chiếm Trấn Nam Quan, Khâm Châu, Liêm Châu (nay tên là Hợp Phố thuộc Quảng Tây), Thượng Tư (Quảng Tây), nhưng rồi cùng vì không có tiếp tế nên phải rút đi.
Năm 1908, quân cách mạng cùng dân địa phương khởi nghĩa ở Hà Khẩu (Vân Nam). Sau khi đánh thắng một trận lớn, quân và dân cùng tiến lên uy hiếp Mông Tự, nhưng rồi cũng phải rút đi vì không có tiếp tế. Mùa thu năm ấy, chi bộ Đồng Minh hội thành lập ở Hương Cảng (Hồng Kông). Năm 1910, tổ chức này cho người vận động lực lượng tân binh ở Quảng Đông nổi dậy, nhưng bị đàn áp ngay.
Tháng 4 năm 1911, Đồng Minh hội chọn 500 cảm tử quân, hợp với quân địa phương, đánh vào dinh Tổng đốc Quảng Châu. Cuộc đột kích này do Hoàng Hưng và Triệu Thanh chỉ huy, nổ ra ngày 27 tháng 4 năm 1911 (tức ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi). Tuy nhiên, do quân cảm tử và khí giới không đến cùng một lượt, và còn do bị lộ, nên số quân đánh vào dinh Tổng đốc phải tuẫn nạn nhiều. Sau tìm được 72 thi hài đem hợp táng tại Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu, và được người đời gọi là Thất thập nhị liệt sĩ . Đây là lần khởi nghĩa thứ 10 do Đồng Minh hội tổ chức, trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa tự phát ở Vũ Xương.
Cũng trong khoảng thời gian này, việc Thanh đình trao quyền kinh doanh đường sắt Việt-Hán và Xuyên Hán cho Mỹ đã gây thêm một làn sóng căm phẫn trong nhân dân Trung Quốc. Khắp nơi, nổi lên phong trào đòi tẩy chay hàng Mỹ, đòi chính phủ xóa bỏ điều ước đã ký với Mỹ. Thấy người dân chống đối quá, Mỹ đồng ý xóa điều ước với điều kiện Thanh đình phải bồi thường 6. 750.000 đô la. Vừa sợ đế quốc, vừa sợ nhân dân, Thanh đình sai Tổng đốc Lưỡng Hồ là Trương Chi Động vay tiền của Anh để bồi thường cho Mỹ.
Đến ngày 9 tháng 5 năm 1911, Thanh đình ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt" nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh cho bốn nước là Anh, Mỹ, PhápĐức. Lập tức lần lượt ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Châu, Tứ Xuyên...nhân dân nổi lên chống đối vì họ cho rằng Thanh đình đã bán rẻ quyền lợi dân tộc. Thanh đình bèn ra lệnh trấn áp phong trào quyết liệt, cấm báo chí đưa tin, cấm bãi thị, bãi khóa, diễn thuyết và cho giải tán các hội đồng bảo vệ đường sắt...Tuy nhiên, bất chấp lệnh trên, bất chấp cả những lời lẽ can ngăn của phái lập hiến, phong trào chống đối vẫn lên cao, nhất là ở Tứ Xuyên.
Ngày 7 tháng 9 năm 1911, Tổng đốc Tứ Xuyên là Triệu Nhĩ Phong phái người đến mời các thủ lĩnh trong hội bảo vệ đường sắt đến dinh thương lượng, nhưng sau đó cho lính bắt tất cả. Thấy điều bạo ngược, hàng vạn người dân Thành Đô (tỉnh lỵ của tỉnh Tứ Xuyên) kéo đến dinh Tổng đốc đòi thả người, nhưng bị Triệu Nhĩ Phong ra lệnh nổ súng làm chết 32 người và làm bị thương nhiều người khác. Căm phẫn tột độ, phong trào bãi khóa, bãi thị lan rộng ra toàn tỉnh Tứ Xuyên, về sau phát triển mạnh thành cuộc khởi nghĩa Thành Đô, buộc Thanh đình phải đem quân từ Hồ Bắc về trấn áp.

Cách mạng Tân Hợi

Cách mạng Tân Hợi chính thức khởi đầu bằng cuộc khởi nghĩa tự phát ở Vũ Xương.

Khởi nghĩa Vũ Xương

Cuộc khởi nghĩa Vũ Xương thành công một cách nhanh chóng, quá sức tưởng tượng của phái cách mạng. Ngay cả Tôn Dật Tiên lúc này đang ở Mỹ và Hoàng Hưng đang trốn ở Hương Cảng cũng lấy làm ngạc nhiên .
Ngày 11 tháng 10, tức ngay khi làm chủ được Vũ Xương, các thủ lĩnh cách mạng cùng với các đại biểu phái lập hiến  họp thảo luận việc lập chính phủ mới. Hội nghị đã quyết định đổi quốc hiệu nước là Trung Hoa Dân quốc, cử Lê Nguyên Hồng thuộc phái lập hiến chỉ huy quân chính phủ. Đồng thời kêu gọi toàn quân và toàn dân đánh đổ chính phủ Mãn Thanh, tuyên bố với lãnh sự các nước ở Hán Khẩu là chính phủ Dân quốc sẽ tôn trọng mọi quyền lợi của nước ngoài ở Trung Quốc.
Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, các tỉnh khác lần lượt giành lấy chính quyền, hoặc tuyên bố độc lập. Như vậy, quân cách mạng trong một thời gian ngắn đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm tan rã đế quốc Mãn Thanh rộng lớn. Họ chỉ còn khống chế mấy tỉnh miền Bắc mà số phận của nó cũng rất mong manh. Nhưng về phía cách mạng, một đặc điểm nổi bật lúc bấy giờ là chính quyền Dân quốc ở nhiều địa phương đều bị phái lập hiến nắm giữ, vì họ mạnh hơn .
Khi khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương, Thanh đình liền sai một tướng Mãn Châu là Ấm Xương đi đánh dẹp, nhưng rồi triệu hồi về mà bổ Viên Thế Khải (sử có khi gọi tắt là Viên) lúc bấy giờ đang dưỡng bệnh ở Hà Nam (trước đây Viên bị triều đình nhà Thanh nghi kỵ cho nghỉ việc) làm Tổng đốc Hồ-Quảng, dẫn thủy lục quân đi trấn áp.

Thành lập chính phủ Nam Kinh


Quân nhà Thanh đầu hàng quân cách mạng
Đầu tháng 11 năm 1911, hầu hết các tỉnh Trung và Nam Trung Quốc đều do quân cách mạng nắm giữ. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 15 tháng 11, đại biểu các tỉnh về Thượng Hải họp "Hội nghị đại biểu đô đốc phủ các tỉnh". Nhưng cuộc họp đến ngày 24 tháng 11 phải dời về Vũ Xương. Nơi này bị vây, hội nghị phải họp trong tô giới AnhHán Khẩu. Ngày 2 tháng 12, quân cách mạng chiếm được Nam Kinh, hội nghị liền dời về đây để bầu đại Tổng Thống, lập Chính phủ lâm thời.
Ngày 25 tháng 12, Tôn Dật Tiên từ Mỹ về nước. Sau đó (10 tháng 11 năm Tân Hợi, tức là ngày 29 tháng 12 năm 1911), ộng được đại biểu của 17 tỉnh dự họp bầu làm Đại tổng thống lâm thời (Lê Nguyên Hồng làm phó), và lấy ngày 1 tháng 1 năm 1912 làm ngày khai sinh của chính quyền Trung Hoa Dân quốc.
Được tin, Viên Thế Khải liền tìm mọi cách tấn công vào chính quyền mới. Vừa bị Viên uy hiếp, vừa bị các nước đế quốc thu hết thuế quan (họ không công nhận chính phủ của Tôn Dật Tiên), nên chính phủ Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn. Để chấm dứt cuộc nội chiến, Tôn Dật Tiên đã đề xuất hiệp nghị 5 điều, trong đó có điều khoản là nếu Viên Thế Khải lật đổ được Thanh đình thì sẽ được bầu làm Đại tổng thống .
Viên Thế Khải bằng lòng, bèn mật sai Đoàn Kỳ Thụy hiệp với 40 tướng lãnh khác uy hiếp Hoàng đế nhà Thanh thoái vị. Ngày 12 tháng 2 năm 1912 (năm đầu Dân quốc), Hoàng đế Tuyên Thống (tức Ái-tân-đảng-la Phổ-nghi) phải xuống chiếu thoái vị, để hoàng tộc còn được hưởng một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Dân quốc.
Theo thỏa thuận, ngày 15 tháng 2 năm 1912, Tham nghị viện cử Viên lên làm Lâm thời Đại Tổng thống. Ngày 10 tháng 3 năm đó, Viên Thế Khải tuyên bố nhận chức ở Bắc Kinh. Căn cứ vào quy định của Ước pháp, Viên cử người xuống Nam Kinh tổ chức nội các mới, dùng Đường Thiệu Nghi làm Quốc vụ Tổng lý. Ngày 5 tháng 4, Tham nghị viện quyết định dời Chính phủ lâm thời lên Bắc Kinh.

Sau cách mạng Tân Hợi


Thanh Đế Thoái Vị Chiếu Thư (1912) chấm dứt chế độ quân chủ ở Trung Quốc
Sau khi Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống, tuy phái cách mạng không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng những chức vụ chủ chốt trong chính quyền đều vào tay phe của Viên. Theo sử liệu thì đây là chính quyền mà ngoài thì treo chiêu bài "Trung Hoa Dân quốc", nhưng bên trong là phái của Viên cấu kết với đế quốc chống lại phái cách mạng .
Tháng 8 năm đó, với ý định thông qua Quốc hội, sẽ hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải, Đồng Minh hội cải tổ thành Quốc dân đảng. Trước tình trạng Quốc dân đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, để đối phó, Viên Thế Khải bèn gấp rút cho bổ sung quân, đồng thời không đợi Quốc hội thông qua, Viên ký giấy vay Ngân hàng đoàn (đây là ngân hàng 5 nước, gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) một số tiền 25 triệu bảng Anh để tiến hành cuộc đối đầu mới. Số tiền này phải trả trong 47 năm bằng thuế muối.
Quốc dân đảng phản đối kịch liệt. Các tướng lĩnh thuộc đảng này bèn khởi binh chống lại, nhưng đều thất bại vì ít quân và vì Viên Thế Khải đã bố trí lực lượng từ trước. Cuộc xung đột này chỉ kéo dài không đầy hai tháng. Sau đó, Viên Thế Khải bắt Quốc hội thừa nhận ông là Đại tổng thống chính thức (Lê Nguyên Hồng làm phó). Và để bảo đảm địa vị của mình, tháng 11 năm 1913, Viên ra lệnh trục xuất các nghị viên thuộc Quốc dân đảng ra khỏi Quốc hội.
Đầu năm 1914, Viên Thế Khải giải tán luôn Quốc hội. Không lâu sau, ông hủy bỏ luôn Ước pháp lâm thời rồi cho xây dựng một nền thống trị "độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt và đại địa chủ tư bản".

Nhận xét sơ lược

(Chỉ có ý nghĩa tham khảo)
Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).
Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:
  • Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
  • Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
  • Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

Thảm sát Nam Kinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảm sát Nam Kinh
Nanking bodies 1937.jpg
Chiến binh Nhật Bản và xác những nạn nhân bên cạnh bờ sông Dương Tử
tên tiếng Trung
Phồn thể
Giản thể
Tên tiếng Nhật
Kanji
Thảm sát Nam Kinh, cũng thường được gọi là vụ "Cưỡng hiếp Nam Kinh", là một vụ tội ác chiến tranh do quân đội Nhật Bản tiến hành bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc sau khi thành phố này rơi vào tay Quân đội Thiên hoàng Nhật Bản ngày 13 tháng 12 năm 1937. Thời gian diễn ra cuộc thảm sát vẫn chưa được biết rõ, dù bạo lực đã kết thúc trong vòng sáu tuần, cho tới đầu tháng 2 năm 1938.
Trong khi chiếm đóng Nam Kinh, quân đội Nhật Bản đã thực hiện nhiều hành động tàn ác như hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá và hành quyết tù binh chiến tranh cũng như thường dân. Dù những vụ hành quyết diễn ra trong bối cảnh nhiều binh lính Trung Quốc giả dạng làm thường dân, một số lớn dân thường vô tội đã bị quy là các chiến binh địch và bị giết hại, hay đơn giản bị giết ở bất kỳ hoàn cảnh nào có thể. Một số lớn phụ nữ và trẻ em cũng bị giết hại, khi những vụ hãm hiếp và giết người ngày càng lan rộng ở cả những vùng ngoại ô Nam Kinh.
Con số thương vong cụ thể là một chủ đề được bàn cãi hết sức gay gắt giữa các nhà nghiên cứu. Các ước tính từ 40.000 lên đến 300.000 người. Con số 300.000 người lần đầu tiên được Harold Timperly, một nhà báo tại Trung Hoa trong thời gian này đưa ra vào tháng 1 năm 1938. Con số này có lẽ bao gồm cả những người bị thảm sát ở những vùng xung quanh thành phố Nam Kinh trong thời gian chiếm đóng của Nhật Bản.
Các ước tính khác đến từ tuyên bố của Quân đội Thiên hoàng Nhật Bản tại Toà án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông rằng số người chết đều là binh sĩ và rằng những hành động hung bạo như vậy không hề xảy ra, cho tới lời kể của những nhân chứng phương Tây tại Toà án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông, những người đã tận mắt chứng kiến những thường dân bị giết hại và những phụ nữ bị hãm hiếp bởi binh sĩ Nhật Bản, cho tới tuyên bố của Trung Quốc cho rằng số lượng người không phải là binh lính thiệt mạng lên tới 300.000.
Nhiều người thiên về tin con số thương vong cao một phần bởi vì có nhiều bằng chứng phim ảnh về những thân thể phụ nữ, trẻ em bị chém giết, cũng như thành công thương mại của cuốn sách vụ Cưỡng hiếp Nam Kinh của Iris Chang, một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người tới sự kiện.
Ngoài số lượng nạn nhân, một số nhà phê bình Nhật Bản thậm chí đã tranh luận về việc liệu vụ thảm sát có thực sự xảy ra. Trong khi Chính phủ Nhật Bản đã thừa nhận vụ việc thật sự đã xảy ra, những người cực đoan đã trưng ra lý lẽ của mình bắt đầu bằng những tuyên bố của Quân đội Thiên hoàng tại Toà án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông rằng số người chết đều thuộc quân đội và những hành động thù địch với dân thường không hề xảy ra. Tuy nhiên, một số lượng khổng lồ các bằng chứng đã chống lại luận điệu đó. Sự tồn tại của vụ việc đã nhiều lần được khẳng định thông qua những lời tuyên bố của các chứng nhân phương Tây tại Toà án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông cũng như của những người đã tận mắt chứng kiến các thường dân bị thảm sát và phụ nữ bị binh lính Nhật hãm hiếp. Nhiều bộ sưu tập ảnh về các xác chết phụ nữ và trẻ em Trung Quốc hiện cũng đang tồn tại. Những tìm kiếm khảo cổ học gần đây càng ủng hộ lý lẽ về sự thực của vụ thảm sát.
Việc lên án vụ thảm sát là một vấn đề trọng tâm của chủ nghĩa Quốc gia Trung Quốc đang bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, tại Nhật Bản ý kiến công chúng về sự thảm khốc của cuộc thảm sát vẫn còn chia rẽ - điều này được minh chứng qua sự thực rằng trong khi một số nhà bình luận Nhật Bản gọi nó là vụ 'Tàn sát Nam Kinh' (南京大虐殺, Nankin daigyakusatsu), những người khác lại sử dụng một thuật ngữ mềm mại hơn vụ 'Sự kiện Nam Kinh' (南京事件, Nankin jiken). Sự kiện tiếp tục là một trong tâm chú ý và tranh cãi trong quan hệ Trung Hoa - Nhật Bản.

Bối cảnh lịch sử

Cuộc xâm lược Trung Quốc

Tới tháng 8 năm 1937, giữa cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, quân đội Nhật Bản gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ và chịu nhiều tổn thất trong Trận Thượng Hải. Trận đánh diễn ra đẫm máu và cả hai bên đều thiệt hại nặng nề trong những trận đánh giáp lá cà.
Ngày 5 tháng 8 năm 1937, Nhật hoàng Showa đích thân phê chuẩn lời đề nghị từ phía quân đội của ông ngừng tôn trọng luật pháp quốc tế đối với các tù binh chiến tranh Trung Quốc trong tay. Nghị định này cũng hướng dẫn các sĩ quan tham mưu ngừng sử dụng thuật ngữ "tù binh chiến tranh".
Từ Thượng Hải tới Nam Kinh, binh lính Nhật Bản sau đó đã thực hiện nhiều hành vi tàn bạo, nổi tiếng nhất là cuộc thi chặt đầu 100 người. Cũng có nhiều hành động hung bạo khác từ phía người Trung Quốc chống lại những tù binh chiến tranh Nhật Bản.
Tới giữa tháng 11, người Nhật đã chiếm Thượng Hải với sự trợ chiến của hải quân và không quân. Tổng tư lệnh Bộ tham mưu tại Tokyo đã quyết định không mở rộng thêm nữa cuộc chiến, vì số lượng tổn thất to lớn cũng như tinh thần đang suy sụp trong binh lính.

Áp sát Nam Kinh

Khi quân đội Nhật Bản áp sát Nam Kinh, thường dân Trung Quốc lũ lượt bỏ chạy khỏi thành phố, và quân đội Trung Quốc đưa ra thi hành một chiến dịch tiêu thổ kháng chiến, với mục tiêu hủy hoại bất kỳ thứ gì có thể bị sử dụng bởi quân đội xâm lược Nhật Bản. Các mục tiêu bên trong và bên ngoài phạm vi thành phố như các trại lính, nhà cửa, Bộ thông tin Trung Quốc, rừng rú và thậm chí là toàn bộ các ngôi làng bị đốt cháy tận móng, ước tính giá trị của chúng lên tới 20 đến 30 triệu dollar Mỹ (1937).

Yasuhiko Asaka
Ngày 2 tháng 12, Nhật hoàng Showa chỉ định chú của mình là hoàng tử Asaka, làm tư lệnh cuộc xâm lược. Rất khó biết, với tư cách thành viên gia đình hoàng gia, Asaka liệu có quyền uy tối cao đối với Matsui Iwane, người chính thức là tổng tư lệnh, nhưng rõ ràng vì ở trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp nhất, ông có quyền đối với các vị chỉ huy cấp sư đoàn, các trung tướng Nakajima KesagoYanagawa Heisuke.

An toàn khu Nam Kinh

Nhiều người phương Tây đang sống trong thành phố ở thời điểm đó, là các thương nhân hay nhà truyền giáo cho nhiều tôn giáo khác nhau. Khi quân đội Nhật Bản bắt đầu các phi vụ ném bom vào Nam Kinh, đa số người phương Tây và toàn bộ các phóng viên đều quay về nước chỉ trừ 22 người, gồm cả doanh nhân John Rabe của tập đoàn Siemens (có lẽ vì tư cách một nhân vật Phát xít và Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản song phương Nhật-Đức), ông đã ở lại và thành lập ra một ủy ban, gọi là Ủy ban Quốc tế về An toàn khu Nam Kinh. Rabe được bầu làm lãnh đạo ủy ban này. Ủy ban đã lập ra An toàn khu Nam Kinh ở khu vực phía tây thành phố. Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận không tấn công vào những vùng không có quân đội Trung Quốc chiếm giữ của thành phố, và các thành viên Ủy ban Quốc tế về An toàn khu Nam Kinh đã tìm cách thuyết phục chính phủ Trung Quốc rút lui toàn bộ binh sĩ của họ ra khỏi khu vực.
Người Nhật quả thực đã tôn trọng An toàn khu tới một mức độ nào đó; không một quả đạn pháo nào rơi vào khu vực này chỉ trừ vài viên đạn lạc. Trong thời gian hỗn loạn sau cuộc tấn công vào thành phố, một số người đã bị giết hại trong An toàn khu, nhưng những hành động bạo lực xảy ra trong khu vực này thấp hơn rất nhiều so với các nơi khác về mọi phương diện.

Bao vây thành phố

Ngày 7 tháng 12, quân đội Nhật Bản ra một sắc lệnh cho tất cả binh lính, cho rằng hành động chiếm giữ một thủ đô nước ngoài là sự kiện chưa từng có với Quân đội Nhật Bản, vì thế tất cả những binh sĩ "phạm bất kỳ hành vi sai trái nào", "làm mất danh dự quân đội Nhật Bản", "cướp bóc", hay "để hỏa hoạn cháy lan, thậm chí vì lý do bất cẩn" sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Quân đội Nhật Bản tiếp tục tiến về phía trước, chọc thủng những giới tuyến cuối cùng của quân kháng chiến Trung Quốc, và tới sát ranh giới thành phố Nam Kinh ngày 9 tháng 12. Vào buổi trưa, quân đội thả truyền đơn vào thành phố, hối thúc Nam Kinh đầu hàng trong 24 giờ:
Quân đội Nhật Bản, với sức mạnh 1 triệu quân, đã chinh phục Changshu (Thương Châu). Chúng tôi đã bao vây thành phố Nam Kinh... Quân đội Nhật Bản sẽ không khoan dung với những kẻ phản kháng, trừng phạt chúng nghiêm khắc nhất, nhưng sẽ không gây hại tới những thường dân vô tội cũng như những binh sĩ trong quân đội Trung Quốc những người không kháng cự. Mong ước cao nhất của chúng tôi là bảo vệ nền văn hóa Đông Á. Nếu quân đội Trung Quốc tiếp tục kháng cự, chiến tranh tại Nam Kinh là không thể tránh khỏi. Nền văn hóa đã kéo dài hơn một nghìn năm sẽ chỉ còn là tro tàn, và chính phủ đã tồn tại từ hơn một thập kỷ nay sẽ bị đập tan. Bản sắc lệnh này được gửi dưới danh nghĩa Tổng tư lệnh Quân đội Nhật Bản. Hãy mở cửa thành phố Nam Kinh theo cách hòa bình, và tuân theo những huấn lệnh dưới đây.
Quân đội Nhật Bản chờ đợi câu trả lời. Tới 1 giờ chiều ngày hôm sau, khi không thấy phái đoàn Trung Quốc nào, Tướng Matsui Iwane ra lệnh dùng vũ lực chiếm Nam Kinh. Ngày 12 tháng 12, sau hai ngày tấn công của quân đội Nhật Bản, với pháo binh dồn dập và những cuộc ném bom từ trên không, Tướng Tang Sheng-chi ra lệnh quân sĩ rút lui. Diễn biến tiếp theo là sự hỗn loạn. Một số binh lính Trung Quốc vứt bỏ binh phục đóng giả thường dân để trốn tránh, nhiều người khác bị sĩ quan bắn vào lưng khi tìm cách trốn chạy. Những người đã ở bên ngoài thành phố bỏ chạy về phía bắc tới sông Dương Tử, chỉ để thấy rằng không còn một chiếc thuyền nào đợi ở đó để cứu họ. Một số người nhảy xuống làn nước mùa đông và chết đuối.
Ngày 13 tháng 12, người Nhật tiến vào thành phố Nam Kinh, không gặp bất kỳ một sự kháng cự quân sự nào.

Sự tàn bạo bắt đầu

Những lời tường thuật của các nhân chứng tận mắt chứng kiến nói rằng trong thời gian sáu tuần sau khi Nam Kinh sụp đổ, quân đội Nhật Bản đã thực hiện các hành vi hãm hiếp, giết hại, trộm cướp, và đốt phá. Những lời chứng đáng tin cậy nhất là từ phía những người nước ngoài đã chọn lựa ở lại để bảo vệ những thường dân Trung Quốc khỏi những hành động kinh hoàng đó, gồm những cuốn nhật ký của John RabeMinnie Vautrin. Những nguồn tin khác gồm những lời tường thuật từ phía những người sống sót sau vụ thảm sát Nam Kinh. Ngoài ra còn có báo cáo từ phía những nhân chứng tận mắt chứng kiến khác như các nhà báo, cả phương Tây và Nhật Bản, cũng như nhật ký của một số thành viên quân đội. Một nhà truyền giáo Mỹ, John Magee, đã ở lại và quay được một cuốn phim tài liệu 16mm và một số bức ảnh về vụ thảm sát Nam Kinh. Ngoài ra, dù rất ít cựu chiến binh Nhật thừa nhận từng tham gia vào những hành động tàn ác tại Nam Kinh, một số người mà nổi tiếng nhất là Shiro Azuma đã thừa nhận có thực hiện hành vi đó.
Ngay sau khi thành phố sụp đổ, một nhóm người nước ngoài dưới sự chỉ huy của John Rabe đã hình thành nên Ủy ban Quốc tế gồm 15 người ngày 22 tháng 11 và lập ra An toàn khu Nam Kinh để bảo vệ mạng sống của các thường dân trong thành phố, với số lượng khoảng 200.000 tới 250.000 người. Có lẽ con số nạn nhân là dân thường sẽ cao hơn nhiều nếu vùng an toàn này không được lập ra. Rabe và nhà truyền giáo Mỹ Lewis S. C. Smythe, thư ký của Ủy ban Quốc tế, người cũng là một giáo sư xã hội học tại Đại học Nam Kinh, đã ghi lại những hành động tàn ác của quân đội Nhật Bản và gửi nhiều báo cáo phàn nàn tới đại sứ quán Nhật.

Hãm hiếp

Ba mươi cô gái bị bắt từ một trường ngoại ngữ tối qua, và hôm nay tôi đã nghe nhiều câu chuyện đau lòng về những cô gái bị bắt đó -- một trong số họ mới chỉ 12 tuổi....Tối nay một chiếc xe tải chạy qua và trong đó là tám hay mười cô gái khác, và khi nó chạy qua họ gào lên "Ging ming! Ging ming!"--cứu chúng tôi!. (Nhật ký Minnie Vautrin, 16 tháng 12 1937)
Đó là một câu chuyện quá khủng khiếp để tường thuật lại; tôi không biết nên bắt đầu và kết thúc ở đâu. Tôi chưa bao giờ nghe hay đọc về một sự tàn bạo đến như vậy. Hãm hiếp: Chúng tôi ước tính ít nhất 1.000 vụ mỗi đêm và rất nhiều vào ban ngày. Trong trường hợp phản kháng hay bất kỳ điều gì có vẻ là sự bất tuân đó sẽ là một nhát lê đâm hay một viên đạn. (James McCallum, thư gửi về gia đình, 19 tháng 12 1937)
Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông đã cho rằng 20.000 (và có lẽ có thể lên tới 80.000) phụ nữ đã bị hãm hiếp - họ ở trong độ tuổi từ thiếu niên cho tới già lão (tới 80 tuổi). Những vụ hãm hiếp thường diễn ra ở nơi công cộng ngay giữa ban ngày, thỉnh thoảng trước mặt cả người chồng hay gia đình nạn nhân. Một số lớn trong những vụ hãm hiếp đó mang tính hệ thống theo một quy trình với các binh sĩ đi tìm kiếm từng nhà để bắt các cô gái trẻ, rất nhiều phụ nữ bị bắt và bị hiếp dâm tập thể. Những phụ nữ đó bị giết hại ngay sau khi bị hãm hiếp, thường bị cắt xẻo thân mình. Theo một số lời chứng, các phụ nữ khác bị buộc phải vào trại mãi dâm quân đội làm phụ nữ giải trí. Thậm chí còn có những câu chuyện kể rằng quân đội Nhật buộc nhiều gia đình phải thực hiện các hành vi loạn luân. Con trai bị buộc phải hiếp mẹ mình, những người cha bị buộc phải hiếp con gái. Một phụ nữ có thai bị binh lính Nhật hiếp dâm tập thể đã sinh con chỉ vài giờ sau đó; đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh (Robert B. Edgerton, Warriors of the Rising Sun). Những vị sư sãi đã nguyện trọn đời chay tịnh bị buộc phải hiếp các phụ nữ để làm trò vui cho quân Nhật. Đàn ông Trung Quốc bị buộc phải hiếp các xác chết. Bất kỳ sự chống cự nào đều dẫn tới sự hành quyết. Tình trạng hãm hiếp đạt tới đỉnh điểm ngay sau khi thành phố sụp đổ nhưng nó còn tiếp tục kéo dài suốt thời gian chiếm đóng của Nhật Bản.

Giết hại


Các thường dân Trung Quốc bị thảm sát tại Hsuchow
Nhiều người nước ngoài sống tại Nam Kinh vào thời điểm đó đã ghi lại những trải nghiệm của họ về điều đang diễn ra trong thành phố:
Robert Wilson trong bức thư của ông gửi về gia đình: Sự tàn sát thường dân đang diễn ra một cách kinh hoàng. Tôi có thể viết nhiều trang kể lại những vụ hãm hiếp và sự tàn bạo hầu như đã vượt quá sự tưởng tượng. Hai thân hình bị đâm bằng lưỡi lê là những người còn sống sót duy nhất trong số bảy công nhân vệ sinh thành phố, những người đang ở trong trụ sở làm việc của họ khi quân đội Nhật tràn vào không có bất kỳ một sự cảnh báo nào hay một lý do nào họ giết năm người trong số đó và làm bị thương hai người đang tìm cách chạy trốn tới bệnh viện. 
John Magee trong bức thư gửi cho vợ: Chúng không chỉ giết bất kỳ tù nhân nào tìm thấy mà còn giết hại rất nhiều thường dân ở mọi lứa tuổi.... Chỉ ngày hôm kia thôi chúng tôi đã thấy một người nghèo khổ bất hạnh bị giết ngay gần ngôi nhà chúng tôi đang sống.
Robert Wilson trong một bức thư khác gửi về gia đình: Chúng [binh lính Nhật] dùng lưỡi lê đâm một đứa trẻ, giết nó, và tôi đã mất một giờ rưỡi sáng nay để cứu chữa thân thể một đứa trẻ mới lên tám khác với năm vết lê đâm và một phát xuyên tới tận dạ dày nó, nhiều phần ruột đã lòi ra ngoài bụng. 
Ngay sau khi thành phố sụp đổ, quân đội Nhật đã tiến hành một chiến dịch tìm kiếm rộng khắp với những cựu chiến binh đối phương với hàng ngàn thanh niên bị bắt giữ. Nhiều người bị mang tới Sông Dương Tử, bị hành quyết bằng súng máy để xác họ có thể trôi xuống Thượng Hải. Những người khác, theo báo cáo, đã bị sử dụng làm bia sống trong những bài tập lưỡi lê. Chặt đầu đã trở thành biện pháp giết người thông dụng nhất, tuy nhiên những hành động giết người tàn bạo khác như thiêu sống, đóng đinh lên cây, chôn sống, và treo lưỡi cũng được áp dụng. Một số người bị đánh tới chết. Người Nhật cũng có thể đơn giản hành quyết những người đi bộ trên đường phố, thường với lý do họ có thể là binh lính đang cải trang làm dân thường.
Hàng nghìn người bị giải đi và bị hành quyết tập thể tại một chiếc hố được gọi là "Hố mười nghìn xác", một cái rãnh dài khoảng 300 mét và rộng 5 mét. Vì những bản ghi chép không được giữ lại, những con số ước tính về số nạn nhân bị chôn trong hố này trong khoảng từ 4.000 tới 20.000 người. Tuy nhiên, đa số học giả và sử gia coi con số này ở khoảng 12.000 nạn nhân.
Phụ nữ và trẻ em cũng không thoát khỏi sự tàn bạo của cuộc thảm sát. Những nhân chứng kể lại việc các binh sĩ Nhật tung trẻ em lên không và đỡ chúng bằng lưỡi lê. Phụ nữ có thai thường trở thành mục tiêu bị giết hại, họ thường bị đâm lê vào bụng, và thỉnh thoảng bị giết sau khi đã bị hãm hiếp. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp tàn bạo rồi mới bị giết.

Cướp bóc và đốt phá

Ước tính cho rằng hơn một phần ba và có thể lên tới hai phần ba thành phố đã bị phá hủy vì hành động đốt phá. Theo các báo cáo, quân đội Nhật đã đốt những tòa nhà mới xây của chính phủ và cả nhà của nhiều thường dân. Bên ngoài thành phố cũng phải hứng chịu nhiều sự đốt phá. Binh lính đi cướp bóc của cả người giàu lẫn người nghèo. Vì không có sự kháng cự từ phía quân đội cũng như thường dân Trung Quốc tại Nam Kinh nên binh lính Nhật thả sức cướp bóc tất cả những đồ giá trị khi họ thấy chúng. Điều này khiến nạn cướp phá, trộm cắp lan rộng. Tướng Matsui Iwane đã được trao một bộ sưu tập trị giá 2.000.000 dollar ăn cắp của một chủ nhà băng Thượng Hải.[cần dẫn nguồn]

Những con số ước tính số người chết

Có nhiều sự tranh luận về tầm mức của những hành động tàn bạo trong chiến tranh tại Nam Kinh, đặc biệt về con số người chết. Những con số liên quan tới số nạn nhân chủ yếu dựa trên việc định nghĩa của các bên về phạm vi địa lý và thời gian kéo dài của sự kiện, cũng như định nghĩa của họ về từ "nạn nhân".

Tầm mức và thời gian

Quan điểm thận trọng nhất cho rằng diện tích địa lý của vụ thảm sát chỉ nên được giới hạn trong phạm vi vài kilômét vuông của thành phố được gọi là An toàn khu, nơi các thường dân tụ tập sau cuộc xâm chiếm. Nhiều sử gia Nhật Bản đã nắm lấy sự thực rằng trong thời kỳ xâm chiếm của Nhật Bản chỉ có khoảng 200.000–250.000 thường dân tại Nam Kinh như thông báo của John Rabe, để cho rằng con số 300.000 người chết do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra là sự thổi phồng quá mức.
Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cho tầm mức vụ việc diễn ra trên một diện tích rộng bao quanh thành phố. Gồm cả quận Xiaguan (vùng ngoại ô phía bắc thành phố Nam Kinh, kích thước khoảng 31 km vuông) và nhiều khu vực khác bên ngoài thành phố, dân số của cả vùng Nam Kinh trong khoảng 53.500.000 tới 63.500.000 người ngay trước cuộc chiếm đóng của Nhật Bản. Một số nhà sử học cũng gộp sáu huyện khác quanh Nam Kinh vào trong vụ việc này, được gọi là Khu đô thị Đặc biệt Nam Kinh.
Thời gian của vụ việc cũng được định nghĩa theo khu vực địa lý của nó: người Nhật vào khu vực này càng sớm thì thời gian càng kéo dài. Trận Nam Kinh chấm dứt ngày 13 tháng 12, khi các sư đoàn của Quân đội Nhật Bản vượt qua bức tường bao thành phố Nam Kinh. Tòa án Tội phạm Chiến tranh Tokyo đã định nghĩa giai đoạn cuộc thảm sát là sáu tuần kể từ sau sự kiện đó. Những ước tính khác thận trọng hơn nói cuộc thảm sát bắt đầu ngày 14 tháng 12, khi quân đội xâm nhập An toàn khu, và rằng nó chấm dứt sau 6 tuần. Các nhà sử học định nghĩa vụ Thảm sát Nam Kinh bắt đầu từ khi quân đội Nhật tiến vào tỉnh Jiangsu coi vụ thảm sát bắt đầu vào khoảng giữa tháng 11 tới đầu tháng 12 (Suzhou thất thủ ngày 19 tháng 11), và chấm dứt ở cuối tháng 3 năm 1938. Vì thế, số lượng nạn nhân do các nhà sử học này đưa ra cũng lớn hơn nhiều so với ước tính của những nguồn thận trọng hơn.

Xác định các nạn nhân

Một điểm tranh luận khác là vấn đề những ai được coi là nạn nhân của những hành động tàn bạo. Tất cả các nhà sử học đồng ý rằng có nhiều thường dân đã thiệt mạng tại Nam Kinh. Trong suốt cuộc chiến tranh tại Trung Quốc, không bên nào bắt giữ nhiều tù binh chiến tranh. Quân đội Nhật thường đơn giản hành quyết những tù binh hay những binh lính Trung Quốc đầu hàng. Họ cũng hành quyết nhiều người bị họ coi là chiến binh du kích trong trang phục thường dân. Hiện không rõ có bao nhiêu thường dân vô tội đã bị xác nhận và giết hại nhầm theo cách này.
Tuy tất cả các nhà sử học đồng ý rằng thường dân phải được tính vào con số thiệt mạng trong vụ thảm sát, các nhóm khác nhau có những quan điểm khác nhau về tính chính xác của những điều sau: những binh sĩ thiệt mạng trong chiến đấu; những binh sĩ đầu hàng/bị bắt và bị hành quyết sau trận đánh; những chiến binh du kích trong trang phục thường dân; phụ nữ, trẻ em và người già rõ ràng là dân thường nhưng cũng bị giết hại. Không may thay, bằng chứng lưu trữ, như ghi chép về các cuộc chôn cất, thường chỉ đề cập tới số lượng thi thể, chứ không phải về đối tượng xuất thân của họ. Vì thế, chúng không có ý nghĩa trong việc xác định ai đã bị giết "một cách hợp pháp" và "bất hợp pháp". Cuộc tranh cãi vẫn đang tiếp diễn.

Những con số ước tính khác nhau

Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông đã ước tính trong hai bản báo cáo (có vẻ rất mâu thuẫn) rằng "hơn 200.000" và "hơn 100.000" thường dân và tù binh chiến tranh đã bị giết hại trong sáu tuần chiếm đóng đấu tiên. Con số này dựa trên những bản ghi chép về các vụ chôn cất do các tổ chức từ thiện gồm cả Red Swastika SocietyChung Shan Tang (Tsung Shan Tong)-nghiên cứu do tiến hành Smythe- đưa ra, và một số ước tính do những người sống sót tường thuật.
Năm 1947, tại Tòa án Tội phạm Chiến tranh Nam Kinh, lời tuyên án của Trung tướng Tani Hisao—chỉ huy Su đoàn số 6- đưa ra con số hơn 300.000 người chết. Ước tính này được đưa ra dựa trên những bản ghi chép về các vụ chôn cất và lời kể của các nhân chứng. Lời tuyên án kết luận khoảng 190.000 người đã bị giết hại trái phép tại nhiều địa điểm hành quyết và 150.000 người đã bị giết hại từng người (one-by-one). Con số 300.000 người chết là ước tính chính thức được khắc trên bức tường ở lối vào chính của "Đài tưởng niệm những Nạn nhân Yêu nước trong vụ Thảm sát Nam Kinh của Quân đội Nhật Bản" tại Nam Kinh.
Một số nhà sử học Nhật Bản hiện đại, như Kasahara Tokushi tại Đại học Tsuru và Fujiwara Akira, một giáo sư danh dự tại Đại học Hitotsubashi, đã quan tâm tới toàn bộ Khu vực đô thị Đặc biệt Nam Kinh, gồm cả thành phố và sáu quận lân cận, và đã đưa ra con số người chết xấp xỉ 200.000.[cần dẫn nguồn] Các nhà sử học Nhật Bản khác, dựa theo định nghĩa về vùng không gian địa lý và thời gian diễn ra cuộc thảm sát của họ, cho số người chết ở mức độ cao hơn từ 40.000 tới 300.000. Tại Trung Quốc ngày nay đa số những con số ước đoán về số nạn nhân trong vụ Thảm sát Nam Kinh trong khoảng từ 200.000 tới 400.000, và không một nhà sử học có danh tiếng nào đặt con số dưới 100.000 người.[cần dẫn nguồn]
Một tài liệu 42 phần của Cộng hòa Trung Hoa được đưa ra năm 1995 dưới tít "Một Inch Máu cho một Inch lãnh thổ" (一寸河山一寸血), khẳng định rằng 340.000 thường dân Trung Quốc đã thiệt mạng tại thành phố Nam Kinh sau sự chiếm đóng của Nhật Bản, 150.000 người khác vì các trận ném bom và đấu súng trong 5 ngày chiến đấu, và 190.000 người trong vụ thảm sát, dựa trên bằng chứng được đưa ra trong những phiên Tòa tại Tokyo.

Những cuộc xét xử

Sau bằng chứng về những hành động tàn bạo hàng loạt, Tướng Iwane Matsui đã bị phán xử về "những tội ác chống lại loài người" và, vào năm 1948, bị kết án tử hình tại Tòa án Tokyo. Matsui đã tìm cách bảo vệ Hoàng tử Asaka bằng cách chĩa mũi dùi về phía các sĩ quan chỉ huy cấp dưới. Các tướng Hisao TaniRensuke Isogai đều bị Tòa án Nam Kinh tuyên án tử hình.
Theo hiệp ước được ký kết giữa Tướng MacArthurHirohito, chính Hoàng đế và toàn thể các thành viên của gia đình hoàng gia sẽ không bị truy tố. Hoàng tử Asaka, người là sĩ quan cấp cao tại thành phố ở thời điểm xảy ra vụ thảm sát, chỉ phải ra cung khai một lần tại Nhóm Truy tố Quốc tế thuộc Tòa án Tokyo ngày 1 tháng 5 năm 1946. Asaka bác bỏ bất kỳ một cuộc thảm sát nào với thường dân Trung Quốc và tuyên bố chưa bao giờ nhận được những lời phàn nàn về hành vi của binh lính dưới quyền mình.

Tường thuật trong sử sách và sự tranh luận

Hiện tại, cả Trung QuốcNhật Bản đều thừa nhận các hành vi tàn ác có xảy ra trong chiến tranh. Tuy nhiên, những tranh cãi về sự miêu tả những sự kiện đó đã trở thành một vấn đề gây căng thẳng chính trị giữa Trung QuốcNhật Bản.
Những hành động tàn ác ngày càng lan rộng của binh lính Nhật Bản tại Nam Kinh lần đầu tiên đã được thông tin tới Thế giới thông qua các phóng viên phương Tây tại An toàn khu Nam Kinh. Ví dụ, ngày 11 tháng 1 năm 1938, phóng viên tờ Manchester Guardian, Harold Timperley, đã gửi báo cáo về ước tính của mình "không ít hơn 300.000 thường dân Trung Quốc" đã bị giết hại trong những cuộc "tắm máu" tại nam Kinh và những nơi khác. Báo cáo của ông đã được Kōki Hirota truyền từ Thượng Hải tới Tokyo, và được chuyển tới các đại sứ quán Nhật tại Châu Âu cũng như Hoa Kỳ. Những báo cáo về các hành động tàn bạo của người Nhật chống lại thường dân Trung Hoa của các nhà báo Mỹ, cũng như Panay incident, ngay trước việc chiếm đóng Nam Kinh, đã giúp thay đổi hướng ý kiến đại chúng Mỹ chống lại Nhật Bản. Những điều đó, dù chỉ một phần, đã dẫn tới một loạt các sự kiện dẫn tới việc Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản sau vụ tấn công Trân Châu Cảng của họ.

Hai sĩ quan Nhật Bản, Toshiaki Mukai và Tsuyoshi Noda thi xem ai sẽ giết (bằng một thanh kiếm) một trăm người trước. Dòng chữ đậm phía trên, "'Kỷ lục ghê rợn' (trong Cuộc thi) giết 100 người —Mukai 106 – 105 Noda—Cả hai Trung úy hạng nhì vào tới lượt chơi thêm"

Sau đó-1972 sự quan tâm của Nhật

Sự quan tâm tới vụ Thảm sát Nam Kinh đã mất dần và hầu như bị quên lãng cho tới tận năm 1972, năm Trung Quốc và Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Tại Trung Quốc, để nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiện mới được thành lập với Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông bề ngoài có vẻ không muốn đề cập tới vụ Thảm sát Nam Kinh trên các phương tiện truyền thông, vốn bị Đảng cộng sản trực tiếp điều khiển. Vì thế, toàn bộ cuộc tranh cãi về vụ thảm sát Nam Kinh trong thập niên 1970 chỉ diễn ra tại Nhật Bản. Trong lễ kỷ niệm sự kiện bình thường hóa quan hệ, một tờ báo lớn tại Nhật Bản, tờ Asahi Shimbun đã cho đăng một loạt bài báo với tựa đề "Travels in China" (中国の旅 chūgoku no tabi?), do nhà báo Katsuichi Honda viết. Các bài báo đã mô tả chi tiết những hành động tàn bạo của Quân đội Nhật Bản tại Trung Quốc, gồm cả vụ Thảm sát Nam Kinh. Trong loạt bài này, Honda đã đề cập tới một sự kiện khi hai sĩ quan Nhật Bản thi chặt đầu 100 người bằng thanh kiếm của mình. Sự thực về vụ việc vẫn đang bị tranh cãi gay gắt và những người chỉ trích vẫn cố gắng nắm lấy cơ hội để đưa ra ý kiến của mình về sự kiện, cũng như về cả vụ Thảm sát Nam Kinh và toàn bộ các vấn đề liên quan. Đây được coi là sự bắt đầu của cuộc tranh cãi về vụ Thảm sát Nam Kinh tại Nhật Bản.
Cuộc tranh cãi liên quan tới sự xảy ra trên thực tế của những vụ giết hại và hãm hiếp diễn ra chủ yếu trong thập kỷ 1970. Ý kiến của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề này khi ấy đã bị chỉ trích, bởi vì họ dựa quá nhiều vào những lời chứng từ phía các cá nhân và những câu chuyện ít tính tin cậy. Những bản ghi chép về các cuộc chôn cất và các bức hình được đệ trình tại Tòa án Tội phạm Chiến tranh Tokyo cũng bị bác bỏ, với lý lẽ cho rằng chúng là những giả mạo của chính phủ Trung Quốc, những bằng chứng đã bị gán ghép một cách cố ý hay sai lầm cho vụ Thảm sát Nam Kinh.
Mặt khác, những cuộc khai quật và nỗ lực đánh giá lại lịch sử gần đây cho thấy con số thương vong ban đầu có thể còn dưới mức thực tế bởi sự thực rằng một số lớn người tị nạn từ các tỉnh khác và bị giết hại tại Nam Kinh vẫn chưa được xác nhận cho tới gần đây.[cần dẫn nguồn]
Nhà phân phối Nhật của bộ phim Hoàng đế cuối cùng (1987) đã xuất bản phim lưu trữ về vụ Hãm hiếp Nam Kinh của bộ phim này.

Cuộc tranh cãi về sách giáo khoa Ienaga

Tranh cãi một lần nữa lại nổ ra năm 1982, khi Bộ giáo dục Nhật Bản kiểm duyệt tất cả những lời đề cập tới vụ Thảm sát Nam Kinh trong một cuốn sách sử. Lý do được bộ đưa ra là vụ Thảm sát Nam Kinh không phải lạ một sự kiện lịch sử đích thực. Tác giả của cuốn sách, giáo sư Saburō Ienaga, đã kiện Bộ giáo dục trong một vụ kiện kéo dài, và thắng kiện với tư cách nguyên đơn năm 1997.
Một số vị bộ trưởng trong nội các Nhật Bản, cũng như một số nhà chính trị cao cấp, cũng đã đưa ra những lời bình luận bác bỏ những hành động tàn ác do Quân đội Nhật Bản tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau này một số người đã từ chức sau những hành động phản đối từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc. Để đối phó lại việc đó và những sự việc tương tự, một số nhà báo và sử gia Nhật Bản đã thành lập Nhóm Nghiên cứu vụ việc Nam Kinh (Nankin Jiken Chōsa Kenkyūkai). Nhóm nghiên cứu đã thu thập rất nhiều tài liệu lịch sử cũng như lời chứng từ phía những nguồn tin Trung Quốc và Nhật Bản.
Các thành viên bảo thủ hơn bên trong chính phủ cảm thấy sự khám phá những tội ác do quân đội Nhật Bản tiến hành đã tạo ra một phong trào Chủ nghĩa Quốc gia Trung Quốc. Họ bị buộc tội đã cố tình giảm bớt số lượng thương vong bằng cách thao túng sửa đổi dữ liệu.

Đại Cách mạng văn hóa - cuộc thanh trừng và tranh giành quyền lực kinh hoàng của Mao Trạch Đông

Hoa Văn giới thiệu

Đại cách mạng văn hóa giai cấp vô sản (hay còn gọi là Đại cách mạng văn hóa, hay Cách mạng văn hóa) là một giai đoạn thanh trừng và tranh giành quyền lực kinh hoàng diễn ra ở Trung Quốc trong thời gian từ 1966 -1976. Cách mạng văn hóa do lãnh tụ cộng sản TQ Mao Trạch Đông khởi xướng, thực sự là một cơn bão tàn khốc quét qua và ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến đời sống chính trị, văn hóa và kinh tế xã hội ở Trung Quốc - kéo theo biết bao số phận bi thương.

Lịch sử sẽ còn bàn luận và phán xét lâu dài về Đại cách mạng văn hóa, tuy nhiên nhà lãnh đạo TQ Đặng Tiểu Bình đã nhận định: "Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn từ bỏ sai lầm này của Mao - trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật, là không phải mọi sai lầm trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa đều do Mao".

Cách mạng văn hóa được Mao Trạch Đông khởi xướng từ ngày 16-5-1966, với mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do", để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng, cộng sản. Tuy nhiên, ngày nay người TQ thừa nhận rằng đây chính là phương cách để Mao giành lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản TQ, giàn lại quyền điều hành đất nước - sau thất bại của cuộc "Đại nhảy vọt" trước đó - vốn dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ. Cách mạng văn hóa cũng được Mao dùng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến với ông ta, trong đó có những tên tuổi lớn như: Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,...

Năm 1969, mặc dù chính Mao tuyên bố Cách mạng Văn đã kết thúc, nhưng thực tế cuộc "cách mạng" này đã kéo dài đến 1976, khi Mao qua đời và nhóm Tứ nhân bang (gồm Giang Thanh (vợ Mao), Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên) bắt giữ.

Tóm gọn, xuất phát từ một bài báo phê phán vở kịch Hải Thụy bãi quan xuất bản lần đầu năm 1959, Mao Trạch Đông đã phát động và đưa đất nước vào một giai đoạn huynh đệ tương tàn, đấu đá và tranh gành quyền lực ở mức độ tàn khốc.

Đại nhảy vọt thất bại làm suy giảm ảnh hưởng của Mao lãnh tụ

Năm 1958, sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng cộng sản TQ, Mao kêu gọi phát triển một "chủ nghĩa xã hội triệt để", nhằm đưa TQ bước sang một tầm cao mới, xây dựng một xã hội cộng sản theo mô hình tự cung tự cấp. Để thực hiện, Mao khởi xướng kế hoạch có tên gọi là Đại nhảy vọt, thiết lập các "Xã Nhân dân đặc biệt" (thường gọi là Công xã nhân dân) ở nông thôn TQ - thông qua việc sử dụng lao động tập thể và vận động quần chúng. Rất nhiều "Công xã nhân dân đặc biệt" được huy động chỉ để sản xuất một mặt hàng duy nhất là thép.

Với Đại nhảy vọt, Mao tuyên bố sẽ tăng sản lượng nông nghiệp tại TQ lên mức lên gấp đôi so với mức năm 1957. Nhưng trên thực tế, sản lượng nông nghiệp của TQ thời kì này thậm chí còn không bằng so với thời vua Càn Long và thời nhà Tống. Điều đó cho thấy Đại nhảy vọt đã thất bại.

Từ tác động của Đại nhảy vọt, các ngành công nghiệp TQ rơi vào tình trạng bất ổn. Nông dân sản xuất quá nhiều thép nhưng chất lượng thấp, trong khi các ngành khác bị bỏ rơi. Phần lớn lượng thép sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đạt chỉ tiêu do các quan chức địa phương đặt ra - từ áp lực của Đại nhảy vọt. Tồi tệ hơn nữa, để tránh bị phạt, chính quyền các địa phương đã thường xuyên phóng đại các con số và che giấu sự thật (BLA: theo kiểu thành tích ảo, báo cáo giả) khiến cho vấn đề càng thêm trầm trọng.

Nền kinh tế TQ hầu như chưa phục hồi sau chiến tranh thế giới 2 và nội chiến trước lại thêm một lần nữa rơi vào khủng hoảng.

Đến năm 1958, Đảng Cộng sản TQ buộc phải thừa nhận rằng những số liệu thống kê về sản xuất đã bị phóng đại. Phần lớn lượng thép sản xuất ra là kém chất lượng và vô ích. Trong khi đó, do thời tiết xấu và việc xuất khẩu lương thực, đã dẫn đến một trận đói kém cực lớn tại TQ. Thực phẩm trong tình trạng hết sức khan hiếm và sản xuất giảm đáng kể.

Theo nhiều nguồn khác nhau, số người chết do nạn đói này gây ra ước tính khoảng 20-30 triệu người.

Sự thất bại của Đại nhảy vọt đã tác động lớn vào uy tín của Mao trong Đảng. Năm 1959, Mao phải từ chức Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( những vẫn nắm ghế Chủ tịch đảng cộng sản TQ), Lưu Thiếu Kỳ là người lên thay.

Tháng 7/1959, Bộ chính trị TQ họp tại núi Lu để thảo luận về các quyết sách của Đảng, đánh giá các tác động của cuộc Đại nhảy vọt. Tại hội nghị, nguyên soái Bành Đức Hoài, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng, đã chỉ trích chính sách của Mao trong Đại nhảy vọt là quản lý kém và đi ngược lại các quy luật kinh tế.

Hội nghị này đã dẫn đến việc chuyển giao quyền lực vào tay những người thuộc phái ôn hòa, đứng đầu là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình - lúc này đang nắm quyền kiểm soát chính phủ.

Sau Hội nghị, Mao tìm cách tước bỏ các chức vụ chính thức của Bành Đức Hoài và buộc tội ông ta là kẻ "cơ hội cánh hữu". Bành Đức Hoài bị thay bởi Lâm Bưu - một vị tướng khác trong lực lượng quân cách mạng. Lâm Bưu chính là người sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách của Chủ nghĩa Mao Trạch Đông về sau.

Xung đột giữa Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông

Đầu những năm 1960, mặc dù Mao đang giữ chức Chủ tịch Đảng, nhưng trách nhiệm chính trong sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt đã buộc ông ta phải giam mình, rời khỏi những vấn đề thường nhật của nhà nước và chính phủ.

Nhiều chính sách thời kỳ Đại nhảy vọt của Mao bị thay đổi, bãi bỏ. Trong số những cải cách của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, thì việc xóa bỏ phần nào tình trạng sản xuất tập thể được xem là thực dụng và hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Lưu Thiếu Kỳ đã nói một câu nổi tiếng là "Mua tốt hơn tự sản xuất, và cho thuê tốt hơn so với đi mua". Chính điều này đã mở ra một biên giới mới trong kinh tế Trung Quốc và rõ ràng đối lập với lý thuyết "tự cung tự cấp" của Mao Trạch Đông trong Đại nhảy vọt.

Những chính sách kinh tế thành công của Lưu Thiếu Kỳ đã và ngày càng thu hút sự ủng hộ từ bên trong Đảng. Cùng với Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ dường như muốn trục xuất Mao Trạch Đông ra khỏi bộ máy quyền lực, nhưng vẫn giữ ông ta trong vai trò biểu tượng quốc gia.

Đáp trả lại, năm 1962, Mao khởi xướng Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa nhằm khôi phục vai trò chính trị của mình. Mục tiêu chính của phong trào này là khôi phục lòng nhiệt thành cách mạng của các đảng viên và quần chúng. Đáng chú ý hơn, phong trào này còn tập trung vào cải cách hệ thống giáo dục tiểu học và trung học. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của nó là sự kết hợp của đơn vị hành chính xã và lao động nhà máy vào giáo dục. Phong trào đã đạt được kết quả là đưa chủ nghĩa Mao vào giới trẻ Trung Quốc.

Từ năm 1963, Mao Trạch Đông bắt đầu công kích Lưu Thiếu Kỳ công khai hơn. Mao tuyên bố rằng đấu tranh giai cấp vẫn đang được tiến hành tại Trung Quốc và phải được học hỏi và áp dụng "ngày một, tháng một, và năm một". Mao còn bóng gió rằng các thành phần cố hữu của giai cấp tư sản (ám chỉ Lưu Thiếu Kỳ) vẫn còn tồn tại, mặc dù cách mạng đã thành công.

Năm 1964, Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa tiến triển trở thành Phong trào Bốn-dọn-dẹp, một phong trào chính trị - xã hội rộng lớn hơn nhằm mục đích "làm sạch chính trị, kinh tế, tư tưởng, và tổ chức của bọn phản động". Mao Trạch Đông xem chiến dịch này là nhắm vào các thành phần trung lưu vừa được thiết lập nhưng đã trở nên xa rời quần chúng, trong khi Lưu Thiếu Kỳ lại muốn một cách tiếp cận từ dưới lên để loại bỏ những tội phạm nhỏ, tầng lớp địa chủ và thành phần phản động.

Sự bất đồng trong quan điểm về bản chất của phong trào đã tạo ra xung đột giữa Mao Trạch Đông Chủ tịch đảng và Lưu Thiếu Kỳ Chủ tịch nước.

Khẩu chiến chính trị

Quay lại thời điểm cuối năm 1959, khi đó nhà sử học và cũng là Phó Thị trưởng TP. Bắc Kinh Ngô Hàm xuất bản phiên bản đầu tiên của bộ kịch lịch sử tựa đề Hải Thụy bãi quan. Trong vở kịch này, xây dựng một người đầy tớ trung thành tên là Hải Thụy bị sa thải bởi một tên hoàng đế biến chất. Vở kịch này khi đó nhận được sự ca ngợi từ phía Mao.

Nhưng đến năm 1965, vợ Mao Trạch Đông là Giang Thanh và đồng minh của bà này là Diêu Văn Nguyên, biên tập viên một tờ báo ở Thượng Hải, đã viết bài báo công kích vở kịch Hải Thụy bãi quan. Trong bài viết, Diêu gọi vở kịch là "một thứ cỏ độc" nhằm hãm hại Mao chủ tịch - với ngụ ý so sánh Mao như một tên hoàng đế suy đồi. Còn Bành Đức Hoài chính là hình tượng của Hải Thụy - một công chức trung thực.

Bài báo của Diêu Văn Nguyên trên tờ Thượng Hải đã lan truyền khắp đất nước Trung Quốc và được nhiều tờ nhật báo hàng đầu khác đăng lại.

Khi đó, thị trưởng Bắc Kinh là Bành Chân, một người ủng hộ tác giả Ngô Hàm, đã thành lập ra một ủy ban nghiên cứu đánh giá về bài báo này, sau đó tuyên bố rằng những lời chỉ trích của Diêu Văn Nguyên đối với tác giả vở kịch là không chính đáng.

Ngày 12/2/1966, Ủy ban (sau này bị gọi là "Nhóm Năm tên chịu trách nhiệm về cuộc Đại Cách mạng văn hóa") đã công bố một bản báo cáo - mà về sau được biết đến với tên "Đại cương tháng Hai" nhằm tìm cách giới hạn tranh luận về nhân vật Hải Thụy trong khuôn khổ văn chương và lôi kéo sự chú ý của dư luận ra khỏi các hàm ý chính trị.

Tuy nhiên, Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên vẫn tiếp tục tố cáo cả Ngô Hàm và tiếp đó là Bành Chân trên báo chí.

Ngày 16/5/1966, dưới sự chỉ đạo của Mao, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một thông báo chính thức về cuộc Đại Cách mạng văn hóa. Trong tài liệu này, Bành Chân bị chỉ trích gay gắt và nhóm "Năm tên" bị giải tán và được thay thế bởi Nhóm Cách mạng văn hóa.

Ngày 18/5/1966, Lâm Bưu tuyên bố trong một bài phát biểu rằng "Chủ tịch Mao là một thiên tài, và mọi thứ Chủ tịch nói đều thực sự tuyệt vời; những lời nói của Chủ tịch sẽ tạo ra ý nghĩa cuộc sống của hàng trăm ngàn người trong chúng ta". Sự kiện này đã khởi xướng giai đoạn đầu của sự sùng bái nhân cách Mao Trạch Đông do Giang Thanh, Lâm Bưu và những kẻ cùng phe điều hành.

Ngày 25/5/1966, một giảng viên triết học tại Đại học Bắc Kinh tên là Nhiếp Nguyên Tử đã viết một tấm áp phích lớn và dán ở bảng tin công cộng. Nhiếp công kích giới lãnh đạo Đảng trong trường và các quan chức của Đảng ở Bắc Kinh là "bọn côn đồ đen tối chống lại Đảng" - ngụ ý rằng có các thế lực đen tối trong Chính phủ và các trường đại học đang cố gắng ngăn chặn tiến trình cách mạng.

Vài ngày sau đó, Mao ra lệnh phổ biến những lời của Nhiếp ra khắp nước và gọi đó là "tấm áp phích lớn tuyên truyền cho Chủ nghĩa Mác đầu tiên ở Trung Quốc".

Ngày 29/5/1966, tại trường trung học thuộc Đại học Thanh Hoa, đơn vị Hồng vệ binh đầu tiên được thành lập. Mục đích của đơn vị này là trừng phạt và cô lập cả giới trí thức lẫn những kẻ thù chính trị của Mao.

Ngày 1/6/1966, tờ Nhân dân Nhật báo đã phát động một cuộc công kích vào "các lực lượng phản động trong giới trí thức". Sau đó, giới chủ tịch các trường đại học và nhiều trí thức nổi tiếng đã bị truy tố.

Ngày 28/7/1966, đại diện Hồng vệ binh đã viết thư cho Mao nói rằng các cuộc thanh trừng trên diện rộng và tất cả những sự kiện chính trị-xã hội có liên quan đều được thực hiện chính xác và công minh. Mao đáp lại với sự ủng hộ toàn diện của mình bằng tấm áp phích lớn tựa đề "Oanh tạc các trụ sở". Mao viết rằng, bất chấp cuộc Cách mạng vô sản đã được tiến hành, giai cấp thống trị vẫn bị thâu tóm bởi các thành phần tư sản, các nhà tư bản và những người theo chủ nghĩa xét lại, và rằng các thành phần phản cách mạng này vẫn còn tồn tại, thậm chí ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng.

Những lời Mao viết ở trên rõ ràng là một cuộc khẩu chiến chống lại Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và những người cùng phe với họ.

Cuộc Đại Cách mạng văn hóa tiến vào giai đoạn khốc liệt nhất.

Thông cáo 16 điểm năm 1966

Ngày 8/8/1966, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua "quyết định liên quan đến Cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản" (còn gọi là "Thông cáo 16 điểm"). Quyết định này quy định rằng Cuộc Cách mạng văn hóa Vô sản là "một cuộc cách mạng lớn đụng chạm đến tất cả mọi người và thiết lập một giai đoạn mới trong sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong nước, một giai đoạn sâu rộng hơn".

Mặc dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ, chúng vẫn cố gắng sử dụng những tư tưởng và lề thói cũ của giai cấp bóc lột để đầu độc quần chúng nhân dân, nắm bắt tâm chí họ và cố gắng khôi phục giai đoạn tư sản. Giai cấp vô sản phải làm điều ngược lại: Đó là tranh đấu với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội. Hiện tại, mục tiêu của chúng ta là đấu tranh và đè bẹp những kẻ hữu khuynh muốn phá bỏ cấu trúc thượng tầng của chủ nghĩa xã hội... ” -  Trích "Thông cáo 16 điểm"

Vì vậy, quyết định đó lấy phong trào sinh viên sẵn có và phát triển nó lên một cấp độ chiến dịch đại chúng toàn quốc, kêu gọi sự tham gia của không những sinh viên mà còn cả công nhân, nông dân, quân nhân, trí thức cách mạng và các cán bộ cách mạng để tiến hành nhiệm vụ chuyển đổi cấu trúc thượng tầng bằng cách treo các áp phích ký tự lớn và tổ chức các cuộc tranh luận sôi nổi. Theo ý Mao thì Trung Quốc cần "một cuộc cách mạng văn hóa" để đưa Chủ nghĩa xã hội trở lại. Các quyền tự do quy định theo Thông cáo 16 điểm sau đó được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc như là "Bốn quyền tuyệt vời nhất của nền dân chủ vĩ đại": Quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến, quyền được viết các áp phích ký tự lớn và quyền được tổ chức các tranh luận lớn.

Những người mà không có mối liên quan với Đảng Cộng sản sẽ được thử thách và thông thường bị buộc tội tham nhũng và bị bỏ tù. Những quyền tự do này được bổ sung bởi quyền được bãi công, mặc dù quyền này đã bị suy yếu bởi sự dính dáng của quân đội vào nền chính trị dân sự vào tháng 2 năm 1967. (Tất cả những quyền này đã bị xóa bỏ khỏi Hiến pháp sau khi Chính phủ của Đặng Tiểu Bình dập tắt Phong trào Bức tường Dân chủ năm 1979).

Ngày 16/8/1966, hàng triệu Hồng vệ binh từ khắp các nơi trên đất nước được huy động tập trung tại Bắc Kinh để có cơ hội thấy mặt Chủ tịch Mao. Ngay trên đầu cổng Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Lâm Bưu đã xuất hiện và diễn thuyết trước 11 triệu Hồng vệ binh, và nhận được rất nhiều tràng reo hò từ đám đông. Mao ca ngợi hành động của Hồng vệ binh trong các chiến dịch gần đây là "phát triển Chủ nghĩa xã hội và dân chủ".

Trong Chiến dịch tiêu hủy Bốn cái cũ, tất cả những gì liên quan đến các loại tôn giáo đều bị Hồng vệ binh ngược đãi thẳng tay. Nhiều công trình tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, và các nghĩa trang đều bị đóng cửa, đôi khi còn bị cướp phá hoặc bị đập bỏ.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã.

Trong tháng 8 và tháng 9, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 1772 người bị sát hại. Tại Thượng Hải, trong tháng 12 có 704 vụ tự tử và 534 ca tử vong liên quan đến Cách mạng Văn hóa. Trong thời gian này ở Vũ Hán cũng chứng kiến 62 vụ tự sát và 32 vụ giết người.

Chính quyền cũng không dám ngăn chặn hành động của Hồng vệ binh. Xie Fuzhi, cảnh sát trưởng quốc gia, cho biết: "Đừng nói rằng họ sai khi đánh đập những kẻ xấu; nếu trong cơn thịnh nộ mà họ có đánh ai đó đến chết thì cũng có thể hiểu được."

Trong hai năm, đến tận tháng 7 năm 1968 (ở vài nơi, thời gian có thể lâu hơn), các nhóm hoạt động của Hội sinh viên như lực lượng Hồng vệ binh đã mở rộng lĩnh vực quyền lực của mình, và gia tăng các nỗ lực tái thiết Xã hội chủ nghĩa. Họ bắt đầu bằng cách phát tờ rơi giải thích cho hành động phát triển và củng cố Chủ nghĩa xã hội của họ và đưa tên các nhân vật bị khép tội "phản cách mạng" lên trên bảng tin của trường. Họ tập hợp lại thành từng nhóm lớn, tổ chức các buổi tranh luận lớn, và viết các vở kịch mang tính "giáo dục". Họ tổ chức các cuộc họp công cộng để chỉ trích những lời bào chữa của các bị cáo "phản cách mạng".

Thế giới này là của các bạn, cũng như của chung chúng ta, nhưng xét cho cùng thì nó vẫn là của các bạn. Các bạn, những người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết, đang ở độ thăng hoa của cuộc đời giống như mặt trời lúc tám hoặc chín giờ sáng. Chúng tôi hy vọng vào các bạn. Thế giới thuộc về các bạn. Tương lai Trung Quốc thuộc về các bạn. - Trích Hồng bảo thư, ấn bản tiếng Anh

Những cuộc khẩu chiến giữa các nhóm hoạt động thậm chí trở thành bạo lực, nhất là khi họ bắt đầu tước vũ khí của quân đội năm 1967. Những người khởi xướng Chủ nghĩa Mao đã giới hạn hoạt động của Hồng vệ binh trong khuôn khổ hình thức "bất bạo động", nhưng chính điều đó lại dường như khuyến khích bạo lực; và chỉ sau các vụ cướp vũ khí quân đội của Hồng vệ binh, họ mới bắt đầu đàn áp các phong trào quần chúng.

Lưu Thiếu Kỳ bị đưa vào một trại tạm giam và qua đời tại đó năm 1969. (Xem thêm:  Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ đã bị các "đồng chí" của mình hãm hại như thế nào?)

Đặng Tiểu Bình cũng bị đưa đi "cải tạo" ba lần và cuối cùng phải làm việc trong một nhà máy cơ khí cho đến khi Chu Ân Lai đưa ông trở lại vài năm sau đó.

Tuy nhiên, phần lớn những người bị bắt giữ không được may mắn như vậy và nhiều người trong số họ không bao giờ được quay trở lại.

Hành động của Hồng vệ binh được chủ tịch Mao Trạch Đông ca ngợi. Ngày 22 tháng 8 năm 1966, ông ban hành một thông cáo chung, trong đó quy đinh cấm mọi sự can thiệp từ phía cảnh sát vào hoạt động của Hồng vệ binh. Người nào làm trái với Thông cáo đó sẽ bị gán cho tội danh "phản cách mạng".

Ngày 5/9/1966, một thông cáo khác được ban hành khuyến khích tất cả Hồng vệ binh đến Bắc Kinh trong một quãng thời gian xác định. Tất cả chi phí, bao gồm ăn ở và đi lại sẽ được chính quyền chi trả.

Ngày 10/10/1966, một đồng minh của Mao là Lâm Bưu đã công khai chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình là "những kẻ dẫn đường cho Chủ nghĩa Tư bản" và là "mối đe dọa" đến Chủ nghĩa Xã hội. Sau đó, Bành Đức Hoài cũng bị đưa đến Bắc Kinh và bị truy tố trước quần chúng.

Năm 1967

Ngày 3/1/1967, Lâm Bưu và Giang Thanh đã sử dụng truyền thông và cán bộ địa phương để tạo ra cái gọi là "Bão táp tháng Giêng", trong đó nhiều quan chức cấp cao Thượng Hải cũng bị chỉ trích nặng nề và bị đem ra truy tố.

Điều này đã mở đường cho Vương Hồng Văn nắm quyền quản lý thành phố với chức danh người đứng đầu Ủy ban Cách mạng thành phố. Do đó, chính quyền thành phố bị bãi bỏ. Ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình một lần nữa trở thành mục tiêu của sự chỉ trích, nhưng những chỉ trích khác cũng nhắm vào các việc làm sai trái của Phó thủ tướng Trần Vân. Các quan chức chính phủ hay đảng viên địa phương cũng nhân cơ hội này để cáo buộc địch thủ tội "phản cách mạng".

Ngày 8 tháng Giêng, Mao đã ca ngợi những hành động này thông qua tờ báo của Đảng là tờ Nhân dân Nhật báo, khuyến khích các quan chức địa phương phê bình và tự phê bình nếu có dính líu tới hoạt động "phản cách mạng". Điều này dẫn đến các cuộc thanh trừng trên diện rộng và liên tiếp giữa các quan chức địa phương khiến cho chính quyền nhân dân ở nhiều địa phương bị tê liệt hoàn toàn. Tham gia vào các cuộc thanh trừng "phản cách mạng" này là cách duy nhất để tránh bị thanh trừng, nhưng cũng không có gì đảm bảo.

Vào tháng hai, Giang Thanh và Lâm Bưu, dưới sự ủng hộ của Mao, đã nhấn mạnh rằng "đấu tranh giai cấp" cần mở rộng sang ngành quân đội. Nhiều tướng lĩnh chủ chốt trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã tỏ thái độ lo ngại và phản đối Cách mạng văn hóa; họ gọi đó là "một sự sai lầm". Cựu Bộ trưởng Ngoại giao là Trần Nghị đã tỏ ra tức giận ngay trong cuộc họp Bộ Chính trị, và nói rằng sự chia bè kết phái sẽ hủy hoại quân đội hoàn toàn và sau đó là đến Đảng.

Các tướng lĩnh khác, bao gồm Nhiếp Vinh Trăn, Hạ Long và Từ Hướng Tiền cũng bày tỏ sự bất mãn. Họ lần lượt bị tố cáo bởi các phương tiện truyền thông quốc gia dưới sự kiểm soát của Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Cuối cùng thì tất cả bọn họ đều bị thanh trừng bởi Hồng vệ binh. Cùng lúc đó, nhiều đơn vị Hồng vệ binh lớn quay sang đối đầu với nhau do mâu thuẫn về lập trường cách mạng khiến cho tình hình thêm phức tạp và làm đất nước thêm hỗn loạn.

Do vậy, Giang Thanh đã ra thông báo dừng tất các hành động không lành mạnh bên trong lực lượng Hồng vệ binh.

Ngày 6 tháng 4, Lưu Thiếu Kỳ đã bị lên án công khai và rộng rãi bởi nhóm thành viên gồm Giang Thanh, Khang Sinh, thậm chí có cả Mao.

Tiếp theo đó là một kháng nghị và các cuộc tuần hành của quần chúng, đáng chú ý nhất là cuộc tuần hành ở Vũ Hán ngày 20 tháng 7. Trong nơi này, Giang Thanh đã công khai tố cáo bất kỳ "hành động phản cách mạng nào"; sau đó đích thân bà ta bay tới Vũ Hán để chỉ trích Zaidao Chen, tướng phụ trách khu vực Vũ Hán.

Ngày 22 tháng 7, Giang Thanh chỉ đạo Hồng vệ binh thay thế Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa nếu cần thiết, do đó làm cho lực lượng vũ trang hiện tại bị vô hiệu. Sau lần ca ngợi ban đầu của Giang Thanh, Hồng vệ binh bắt đầu cướp phá các doanh trại và các tòa nhà quân đội. Hành động này đã không thể bị ngăn chặn bởi các tướng lĩnh quân đội và kéo dài tới tận mùa thu năm 1968.

Năm 1968

Mùa xuân 1968, một chiến dịch lớn nổ ra nhằm mục đích đẩy mạnh tôn sùng Mao Trạch Đông lên mức ngang thần thánh.

Ngày 27/7/1968, sự lấn quyền quân đội của Hồng vệ binh chính thức kết thúc và chính quyền trung ương gửi các đơn vị quân đội tới để bảo vệ nhiều khu vực là mục tiêu của Hồng vệ binh. Mao ủng hộ và thúc đẩy ý tưởng cho phép quần chúng lắng nghe một trong những chỉ dẫn tối cao của mình. Một năm sau đó, các nhóm Hồng vệ binh hoàn toàn tan rã vì Mao sợ rằng sự hỗn loạn do họ gây ra có thể làm hại nền tảng căn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bất kỳ trường hợp nào thì mục tiêu của Hồng vệ binh đã đạt được và Mao đã củng cố được quyền lực chính trị của mình.

Đầu tháng 10, Mao tiến hành chiến dịch thanh trừng những quan chức không trung thành với ông ta. Họ bị đưa tới vùng nông thôn và làm việc trong các trại lao động. Cũng trong tháng này, tại Đại hội Đảng lần thứ 12-khóa 8, Lưu Thiếu Kỳ bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi Đảng và Lâm Bưu được đưa lên giữ chức Phó Chủ tịch Đảng và được Mao chọn làm người kế tục. Địa vị và danh tiếng của Bưu chỉ xếp sau Mao.[6]

Lâm Bưu, người được Mao chọn kế vị, trở thành nhân vật nổi bật nhất trong cuộc Đại Cách mạng văn hóa sau năm 1968.  Tháng 12/1971, Trung Quốc (và thế giới) bị sốc sau khi một chiếc máy bay bị rơi ở Mông Cổ và Lâm Bưu được cho là một trong những hành khách xấu số. Sự kiện này xảy ra sau một loạt những nỗ lực ám sát Mao bất thành. Từ đó đến nay, chưa thể xác minh được các sự kiện liên quan đến Lâm Bưu trong gian đoạn 1968-1971 với độ thuyết phục và chính xác được vì lý do nhạy cảm chính trị xung quanh sự kiện máy bay rơi đó. Những năm tháng quyền lực của Lâm Bưu và cái chết đầy bí ẩn của ông ta là chủ đề quan tâm của nhiều sử gia khắp thế giới nhưng chưa một ai có thể đưa ra kết luận xác đáng về vấn đề đó.

Tháng 12/1968, Mao triển khai Phong trào Tiến về nông thôn. Phong trào kéo dài từ cuối thập kỷ 1960 đến đầu thập kỷ 1970 đã huy động hàng trăm ngàn trí thức trẻ sống ở các thành phố đi về các vùng nông thôn để sống, lao động và học hỏi kinh nghiệm của những người công nhân và nông dân. Từ "trí thức" lúc đó được dùng với nghĩa rộng nhất là những học sinh mới tốt nghiệp trung học.

Cuối những năm 1970, những "trí thức trẻ" này cuối cùng cũng được phép trở về thành phố quê nhà. Xét khía cạnh nào đó thì phong trào này là một cách thức điều chuyển các thành viên Hồng vệ binh từ thành phố về nông thôn, nơi mà họ ít có khả năng gây loạn nhất.

Năm 1976, Mao qua đời.

Đặng Tiểu Bình đã nhận định như sau: "Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa đều do Mao".

Thay lời kết

BỐN NĂM SAU ĐÓ, trong mùa Đông 1980/81, nhóm Tứ Nhân Bang quyền lực thời kỳ Đại cách mạng văn hóa bị mang ra xét xử. Mười bị cáo bị lên án là đã “truy nã cho tới chết” 34.800 người trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, “phỉ báng” thêm 729.511 người nữa. 

Giang Thanh, người vợ góa của Mao bị tuyên án tử hình, cũng như Trương Xuân Kiều; hai thành viên còn lại của Tứ Nhân Bang nhận án nặng. Sau đấy, người ta chuyển giảm án tử hình thành tù chung thân. Thế nhưng cả bốn người đều được trả tự do trước khi chết. Giang Thanh, đơn độc và cay đắng, tự tử năm 1991. 

Chỉ một năm sau cái chết của Mao, Đặng Tiểu Bình đã được phục hồi nhờ vào sự giúp đỡ của viên chỉ huy quân đội nhiều quyền lực của tỉnh Quảng Đông và trở về Bắc Kinh. Cho tới 1981, Đặng có thể đẩy những người cạnh tranh của ông ấy ra khỏi tất cả các chức vụ quan trọng mà không dẫn đến bắt bớ hay đấu tranh. Hoa Quốc Phong mất chức vụ chủ tịch đảng, thủ tướng và chủ tịch quân ủy, nhưng vẫn được phép giữ chỗ đứng của ông ấy trong Trung ương Đảng. Đại đa số đảng viên đi theo đường lối của Đặng mà không hề càu nhàu, vì họ muốn cắt đứt với cuộc Cách mạng Văn hóa đầy bất hạnh một cách kiên quyết hơn nữa.

Trong 15 năm sau đấy, Đặng bây giờ trở thành người thống trị Trung Quốc. Trong lúc đó, ông ấy đủ khôn ngoan để không thu tóm tất cả các chức vụ quan trọng về cho mình, mà phân bổ những người trung thành vào đó: Triệu Tử Dương trở thành thủ tướng, Hồ Diệu Bang tổng bí thư Đảng. Tuy vậy, viên quan chức nhỏ người, bị lật đổ hai lần Đặng Tiểu Bình thật ra vẫn trở thành người kế nhiệm Mao. 

( Nguồn thông tin: Wikipedia và các tài liệu khác)

Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ đã bị các "đồng chí" của mình hãm hại như thế nào?

Hoa Văn 

BLA: Những câu chuyện có thật như thế này sẽ góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn về những khái niệm như "tình đồng chí", "lý tưởng cộng sản", "đấu tranh cách mạng" ... của cộng sản Trung Quốc.

Lưu Thiếu Kỳ (sinh 24/11/1898 - chết 12/11/1969) là một trong những lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa suốt một thời gian dài (thời kỳ 1959-1968), đồng thời là Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (1956-1966). Thế nhưng đau đớn thay thói trò đời, ông đã bị các "đồng chí cộng sản" của mình dứt đẹp - theo đúng truyền thống "hãi hùng" của giới lãnh đạo cộng sản Tàu - dưới ngọn cờ Đại cách mạng văn hóa, do Mao chủ tịch khởi xướng.

Ảnh: Lưu Thiếu Kỳ 

Nạn nhân cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao khởi xướng

Trong cuộc Đại Cách mạng văn hóa vô sản, ông bị Khang Sinh, Giang Thanh vu cáo "phản bội, nội gian", "tay sai của đế quốc xét lại, Quốc Dân Đảng"

Tại Hội nghị Trung ương 12 khoá 8 họp tại Bắc Kinh từ 13 đến 31-10-1968 do Mao Trạch Đông (lãnh tụ, chủ tịch Đảng cộng sản TQ) chủ trì hội nghị, đã thông qua báo cáo thẩm tra về "tội ác" của Lưu Thiếu Kỳ do Giang Thanh (vợ Mao) đệ trình. Dưới sức ép của nhóm Mao Trạch Đông - Lâm Bưu, bằng hình thức giơ tay biểu quyết, Hội nghị đã "nhất trí thông qua nghị quyết vĩnh viễn khai trừ Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng"!

Ngay nay, người ta được biết nơi cuối cùng giam giữ Lưu Thiếu Kỳ là kho bạc của một ngân hàng có từ trước năm 1949.

Lúc 6 giờ 40 phút sáng ngày 12-11-1969, Lưu Thiếu Kỳ đã qua đời trong tình trạng không được cấp cứu. Thi thể ông được bí mật đưa đi hoả táng, dưới cái tên "Lưu Vệ Hoàng, không nghề nghiệp".

Hơn 10 năm sau, đến năm 1980, khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo tại TQ, vụ Lưu Thiếu Kỳ đã được đảng cộng sản TQ xem xét lại và sau đó đã "khôi phục lại tất cả danh dự" cho ông.

----------------

Tham khảo:


Cái chết của Lưu Thiếu Kỳ

Hơn 9 giờ tối ngày 17/10/1969, sân bay Khai Phong (TQ) đón một chiếc máy bay được xác định là có một sứ mệnh đặc biệt. Trong những năm tháng rối ren lộn xộn khi đó, các nhân viên y tế hộ tống được giao nhận “nhiệm vụ khẩn cấp” - mang một tâm trạng sợ hãi không yên. Họ lên thang máy bay, mà chẳng ai rõ việc gì, họ sẽ nhận một bệnh nhân như thế nào?

Sau khi bước vào khoang máy bay, đập vào mắt mọi người là tình cảnh như thế này: 

Trong khoang phía sau đặt một cái cáng cứu thương, một cụ già tóc bạc trắng nằm trên đó. Mặt cụ gầy đét, xanh xao, hai mắt nhắm nghiền, mũi cắm ống nuôi. Trên người cụ không mặc quần áo, toàn thân đắp một cái chăn. Tất cả dấu vết chứng tỏ cụ đã bị suy nhược đến cực độ, nếu không phải là thở yếu ớt thì mọi người sẽ nghĩ là cái thân hình này đã mất đi sự sống. 

Nhân vật bí hiểm này được máy bay chở đến rốt cuộc là ai? Khi ánh  mắt của nhân viên y tế hộ tống dừng trên nét mặt quen thuộc của cụ, trong lòng họ không giữ được nỗi kinh sợ, dù cho nét mặt đó đã thay đổi rất nhiều, nhiều nốt đồi mồi của người già đã che đi màu da cũ, nhưng họ vẫn nhận ra: Cụ chính là Phó chủ tịch BCHTƯ Đảng Cộng sản TQ, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ.

Những ngày cuối đời

Lưu Thiếu Kỳ nằm bất động trên cáng cứu thương, để mặc họ khênh xuống máy bay, đưa vào xe cứu thương. Đêm tối đen như mực, chiếc xe cứu thương chạy vào thành phố trong gió rét. Nhưng chiếc xe cứu thương không theo lệ thường như đưa bệnh nhân vào bệnh viện, mà theo lệnh của bên hữu quan chạy vào đỗ trong một cái sân lớn của Ủy ban thành phố Khai Phong trước kia, tại phía tây đường phố Bắc Thủ, Khai Phong. 

Đó là một cái sân xung quanh có nhà cao tầng, tựa như giếng trời vậy, trước giải phóng là tòa nhà ngân hàng. Tòa nhà 3 tầng đứng đối mặt cao vút, kiến trúc rất kiên cố, bức tường cao của sân trông rất nghiêm ngặt. Hôm nay lại tăng thêm canh gác, đội quân hùng hậu trấn giữ, làm cho sân bao trùm một bầu không khí u ám.

Sau khi chiếc xe cứu thương chạy vào trong sân, Lưu Thiếu Kỳ bị khiêng vào một phòng tòa nhà lầu phía tây. Hộ lý và đồng chí Lý, nguyên vệ sĩ trưởng, tùy tùng từ Bắc Kinh, theo chiếc cáng vào phòng, thấy trong phòng chỉ có một chiếc giường đơn và một chiếc bàn gỗ nhỏ, ngoài ra chẳng có bày biện gì khác. Ở đây chỉ có thể gọi là phòng giam trong nhà tù, mà phạm nhân không phải là ai khác ngoài Lưu Thiếu Kỳ đã nằm liệt không dậy được.

Thực tế Lưu Thiếu Kỳ lúc đó bệnh đã nặng lắm. Vốn dĩ khi ở Bắc Kinh, vì viêm phổi nặng cộng với sự giày vò về tinh thần nên LTK đã không đứng lên được. Qua thời gian dài trở mình trằn trọc, Lưu Thiếu Kỳ đã thở rất yếu, chốc lại thở hắt ra và kèm theo ho, hình dáng tiều tụy, da bọc xương. Ông cụ ngủ suốt ngày mê mệt, lúc tỉnh dậy chẳng nói một lời, ánh mắt không hồn, mặt không có biểu hiện gì. Do thân thể bị hủy hoại trong thời gian dài, ông cụ đã mất khả năng khống chế đại tiểu tiện, đến trở mình cũng không có sức, hoàn toàn dựa vào việc nuôi qua đường mũi để duy trì sinh mệnh...

Đêm 10/11, Lưu Thiếu Kỳ lại sốt cao, đến 5 tiếng đồng hồ sau mới rút cái đo nhiệt độ ra, nhiệt độ thân thể là 39,7oC, tuy không thể chẩn đoán là viêm phổi, nhưng theo cách chữa trị viêm phổi thì vẫn không được phép chở đến bệnh viện cứu chữa. Đến đêm 11, thì hai môi Lưu Thiếu Kỳ đã tím ngắt, phản ứng hai con ngươi không còn nữa, nhiệt độ thân thể lên đến 40,1oC, nhưng mãi đến 6 giờ 40 phút ngày 12 mới có thông báo bệnh tình nguy kịch. 

5 phút sau, trái tim của Lưu Thiếu Kỳ ngừng đập, vị Chủ tịch nước CHND Trung Hoa đi hết lộ trình của một đời người cô độc, không có một người thân bên cạnh!

Sau khi Lưu Thiếu Kỳ từ trần, nguyên vệ sĩ trưởng, lão Lý đã về Bắc Kinh nay được cử quay trở lại, cắt tóc trắng dài hơn một thước của ông cụ, mặc cho ông cụ bộ quần áo hết sức bình thường. Tiếp đó, thi hài của ông cụ bị khiêng đến ngôi nhà một tầng mái cong tòa nhà lầu phía tây để chụp ảnh, sau đó khiêng đến đặt trong một phòng nhỏ hơn cũng ở trong sân đó.

0 giờ đêm 14, có 6, 7 người đưa thi thể của Lưu Thiếu Kỳ lên một chiếc xe Gaz 69 kiểu xe Jeep được coi là chiếc xe tang, thùng xe hơi ngắn so với chiều dài thân thể ông cụ thành thử hai chân thò cả ra ngoài. Chiếc xe ấy chở thi hài của Lưu Thiếu Kỳ đến nơi hỏa táng nằm ở ngoại ô phía tây TP Khai Phong.

Trước đó, nơi hỏa táng đã sớm nhận được thông báo, nói là có một “người chết mắc bệnh truyền nhiễm nặng” phải hỏa táng vào ban đêm, yêu cầu nơi hỏa táng chỉ để lại 2 công nhân. Sau khi chiếc xe chở thi thể đến nơi hỏa táng, hơn 20 quân nhân đặt nơi hỏa táng nho nhỏ này trong tình trạng giới nghiêm. Còn thủ tục hỏa táng do nhân viên trong tổ chuyên án đến từ Bắc Kinh lo liệu. Trong đơn xin hỏa táng tại nơi hỏa táng TP Khai Phong, họ điền vào nội dung như sau:

Tên chữ: Số 316.
Tên, họ người chết:                   Lưu Vệ Hoàng.
Giới tính: Nam.
Tuổi:     71.
Dân tộc: Hán.
Trú quán: Hồ Nam.
Nghề nghiệp của người chết: Không nghề nghiệp.
Nguyên nhân chết:                    Chết vì bệnh.
Ngày hỏa táng: 0 giờ ngày 14/11/1969.
Xử lý tro cốt:    Để nơi hỏa táng.
Tên họ người xin: Lưu Nguyên.
Quan hệ với người chết: Bố con.
Địa chỉ người xin: Bộ đội 8122.
Ngày đăng ký: 0 giờ ngày 14/11/1969.
Người xin đóng dấu hoặc ký tên: Lưu Nguyên.
Số hộp tro cốt: 123.

Hai công nhân hỏa táng dùng vải trắng quấn chặt đầu và mặt người chết bị coi là mắc bệnh truyền nhiễm nặng rồi đẩy vào lò thiêu, khi đó họ không tài nào biết được đó chính là vị Chủ tịch nước hết lòng tận tụy nhưng lại bị oan khuất lớn lao. Là một người vô sản, người hiến dâng tất cả cho nhân dân mà người yêu quý. Người đem tất cả hiến dâng cho đảng cộng sản lãnh đạo nước Trung Hoa mới. Song Người đã bị chụp cho 3 cái mũ: “Kẻ phản bội, nội gian (gián điệp), công tặc”, bị khai trừ Đảng vĩnh viễn. Người bị mang tội danh “Phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa lớn nhất toàn quốc” để rồi chết oan uổng. Từng làn khói trắng đã cuốn đi thân thể của Người.

Tro cốt của Lưu Thiếu Kỳ được đựng trong một chiếc hộp gỗ bình thường mua từ cửa hàng bán hộp đựng tro cốt, đồng thời được đặt trong phòng chứa hộp tro cốt của nơi hỏa táng Khai Phong. Nơi hỏa táng không ai biết được hộp tro số 123 là tro cốt của ai, mà những người thân của Lưu Thiếu Kỳ càng không thể biết được LTK sống chết thế nào. Không những thế, chính ngay những người dân của TQ cũng không biết LTK đã đi hết con đường nhân sinh gập ghềnh của Người, bởi lẽ Đại Cách mạng văn hóa “chưa hề có trong lịch sử” vẫn tiến hành đấu tranh phê phán Lưu Thiếu Kỳ.

Trong những năm tháng sau ngày Lưu Thiếu Kỳ mất, sự thực đanh thép đã bào đi từng lớp da vẽ cách mạng của một số tập đoàn phản cách mạng. Tháng 9/1971, tập đoàn Lâm Bưu diệt vong. Tháng 10/1976, tập đoàn do Giang Thanh cầm đầu bị tiêu diệt. Cuộc nổi loạn 10 năm của Đại Cách mạng văn hóa do Mao chủ tịch khởi xướng đến đây kết thúc.

Nguồn: Nguyên tác: Du Địch (Lê Khánh Trường - Nguyễn Kim Lân dịch, trong cuốn "Vinh quang sau khi chết" - Nhà sách Đất Việt - NXB Tổng hợp - TP HCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét